SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1 ở trường TH Xuân Thắng - Thường Xuân

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1 ở trường TH Xuân Thắng - Thường Xuân

Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tốt hơn ở bậc trung học cơ sở.

Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy và học đúng thực chất là một yêu cầu vô cùng cần thiết mà các nhà quản lý giáo dục cần có những biện pháp chỉ đạo, quản lý tốt để đảm bảo chất lượng dạy và học.

Song thực tế cũng không ít những khó khăn vì trường Tiểu học Xuân Thắng - Thường Xuân thuộc vùng “kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn” của huyện, là nơi có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạ tầng cơ sở kém, đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển trình độ dân trí thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ giáo viên không đồng đều, nên ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp phát triển giáo dục.

Trong 4 năm học vừa qua nhà trường thuộc 1 trong 6 trường tham gia chương trình “ Đảm bảo chất lượng trường học SEQAP” và được tổ chức dạy học chương trình Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục trong 2 năm học gần đây. Nhận thấy rằng tuy đa số là học sinh dân tộc thiểu số, nhưng các em cũng đã từng bước tiếp cận được với nội dung chương trình, hình thức tổ chức dạy học và đạt kết quả cao, cuối năm, học sinh lớp 1 đã đọc thông viết thạo, giao tiếp tốt.

Xuất phát từ những vấn đề trên, là người cán bộ quản lí trường học, bản thân tôi muốn phát huy hơn nữa về vai trò, nhiệm vụ của mình làm đòn bẩy thúc đẩy đồng bộ các hoạt động giáo dục trong nhà trường mà trọng tâm là dạy học môn Tiếng việt Công nghệ giáo dục lớp 1. Đồng thời phải có trách nhiệm hạn chế những tồn tại, làm cho thực trạng dạy học môn Công nghệ giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng.

 

doc 28 trang thuychi01 12552
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1 ở trường TH Xuân Thắng - Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tốt hơn ở bậc trung học cơ sở.
Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy và học đúng thực chất là một yêu cầu vô cùng cần thiết mà các nhà quản lý giáo dục cần có những biện pháp chỉ đạo, quản lý tốt để đảm bảo chất lượng dạy và học. 
Song thực tế cũng không ít những khó khăn vì trường Tiểu học Xuân Thắng - Thường Xuân thuộc vùng “kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn” của huyện, là nơi có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạ tầng cơ sở kém, đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển trình độ dân trí thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ giáo viên không đồng đều, nên ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp phát triển giáo dục.
Trong 4 năm học vừa qua nhà trường thuộc 1 trong 6 trường tham gia chương trình “ Đảm bảo chất lượng trường học SEQAP” và được tổ chức dạy học chương trình Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục trong 2 năm học gần đây. Nhận thấy rằng tuy đa số là học sinh dân tộc thiểu số, nhưng các em cũng đã từng bước tiếp cận được với nội dung chương trình, hình thức tổ chức dạy học và đạt kết quả cao, cuối năm, học sinh lớp 1 đã đọc thông viết thạo, giao tiếp tốt.
Xuất phát từ những vấn đề trên, là người cán bộ quản lí trường học, bản thân tôi muốn phát huy hơn nữa về vai trò, nhiệm vụ của mình làm đòn bẩy thúc đẩy đồng bộ các hoạt động giáo dục trong nhà trường mà trọng tâm là dạy học môn Tiếng việt Công nghệ giáo dục lớp 1. Đồng thời phải có trách nhiệm hạn chế những tồn tại, làm cho thực trạng dạy học môn Công nghệ giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng. 
Do đó, tôi chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp1 ở trường TH Xuân Thắng - Thường Xuân " nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đúng thực chất ở bậc tiểu học của chúng ta hiện nay.
Lễ khai giảng năm học 2016 - 2017. Trường TH Xuân Thắng - Thường Xuân
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra những biện pháp giúp cho công tác quản lý dạy và học của nhà trường đạt hiệu quả cao hơn.
- Đưa ra một số biện pháp hữu hiệu để quản lý tốt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đặc biệt môn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục ở trường tiểu học Xuân Thắng – Thường Xuân hiện nay. 
	- Duy trì và phát huy tốt chất lượng đầu vào học sinh lớp 1, 100% học sinh đọc thông viết thạo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu gồm: Học sinh khối lớp 1 Công nghệ Giáo dục, chất lượng môn Tiếng Việt 1 qua các năm học, giáo viên khối lớp 1, đội ngũ
tổ trưởng, tổ phó, cốt cán nhà trường.
- Các hoạt động, các biện pháp quản lý của hiệu trưởng để nâng cao chất lượng dạy và học đúng thực chất ở trường tiểu học.
Hội Khuyến học xã trao Giấy khen HS lớp 1 học tập tốt môn Tiếng Việt - CND trong Lễ khai giảng năm học 2016 - 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành sử dụng phối hợp nhiều phương pháp như:
 * Nhóm các phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
	- Phương pháp tìm tòi nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến vấn đề quản lý, nâng cao chất lượng dạy học.
 - Phương pháp sưu tầm các văn bản, tài liệu có liên quan đến công tác rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục, ghi lại những nội dung quan trọng.
- Phương pháp nghiên cứu các văn bản chỉ đạo công tác chuyên môn trong trường Tiểu học; SGK; Thiết kế bài soạn Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục; Tài liệu tập huấn môn Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục.
 * Nhóm các phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp điều tra, phân tích kết quả về chất lượng môn Tiếng Việt 1 qua thực tế dạy học những tháng đầu năm học.
- Phương pháp quan sát tìm hiểu, ghi chép các việc đã triển khai, kết quả đạt được. Phân tích kết quả, rút ra bài học.
- Phương pháp điều tra khảo sát ghi nhận những vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài.
- Phương pháp trao đổi bàn bạc với tổ khối chuyên môn, giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy ở mức độ đạt yêu cầu.
 - Phương pháp liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp, tìm hiểu chất lượng học sinh học tập trong lớp, đối tượng học sinh Hoàn thành tốt, học sinh Hoàn thành, học sinh chưa hoàn thành, cá biệt, để nắm bắt cụ thể, từ đó tạo động cơ giáo dục thái độ học tập cho các em.
 - Phương pháp điều tra kết quả giảng dạy của giáo viên tại đơn vị trong 2 năm học liền nhau: Năm học: 2015 - 2016; 2016 - 2017; kết quả kiểm tra hồ sơ giáo án, giờ lên lớp của giáo viên; khảo sát chất lượng từng giai đoạn,học kỳ của học sinh trong năm học.
 - Phương pháp tập trung quan sát hoạt động dạy của giáo viên bằng cách trực tiếp dự giờ, thăm lớp để nắm bắt được chất lượng giảng dạy của giáo viên, song song quan sát hoạt động học của học sinh thông qua kết quả kiểm tra bài tập của học sinh qua từng giai đoạn, từng thời điểm với nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động chỉ đạo, quản lý của phó Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học qua sự kiểm nghiệm và tổng kết có chọn lọc.
 * Nhóm phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
 - Phương pháp thống kê trình độ đào tạo của giáo viên.
- Phương pháp thống kê kết quả xếp loại khảo sát giáo viên
- Phương pháp thống kê chất lượng các kỳ kiểm tra của học sinh.
- Phương pháp Phân tích so sánh đối chiếu chất lượng giáo dục của trường trong 2 năm học: 2015 - 2016; 2016 - 2017.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 	Như chúng ta đã biết, môn Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục rèn luyện cho học sinh cả bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết, đồng thời hình thành và phát triển ở trẻ em lòng nhân ái và những phẩm chất mới như: Cẩn thận, tự tin, đoàn kết và biết hợp tác, có ý thức tự lập... Vì học sinh lớp 1 là giai đoạn phát triển quan trọng của đời người. Vậy nên, ở lớp 1 các em có đủ kiến thức về Tiếng Việt là giúp các em học sinh đọc thông, viết thạo, học đâu chắc đấy, nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. Đồng thời giúp các em phát triển tư duy và biết cách làm việc trí óc, phát huy năng lực tối ưu của mỗi cá nhân học sinh làm cơ sở vững chắc cho học sinh lên lớp 2 học tốt hơn và các em sẽ ham học, tích cực trong học tập nếu kết quả học tập của các em đạt tốt. 
- “Lớp 1 là móng, cấp 1 là nền” câu nói ấy đúng với mọi chương trình, mọi nền giáo dục. Bởi thế, đầu tư cho lớp 1, cho giáo dục tiểu học cũng là cách đầu tư khôn ngoan nhất và có lãi nhất! Trong chương trình lớp 1 thì môn học chủ đạo, chiếm thời lượng chủ yếu và quyết định chất lượng là Tiếng Việt. Bên cạnh mục tiêu giúp cho học sinh biết đọc thông viết thạo, viết đúng chính tả, nắm chắc ngữ âm tiếng Việt và không tái mù thì Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục còn hướng tới một mục tiêu hết sức quan trọng là đem đến cho học sinh một cách học (công nghệ học) để các em có thể sử dụng lâu dài cho việc học nhiều môn học khác nhằm biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Đây quả là một vấn đề rất có ý nghĩa, bởi vì với cấp tiểu học thì quan trọng nhất không phải là học cái gì mà là học như thế nào? (cách học). Vì tập trung dạy cách học là chủ yếu nên giai đoạn đầu giáo viên cần làm chậm và chắc, đối với các bậc phụ huynh không nóng vội với những tuần đầu, tháng đầu.
Tiết học môn Tiếng Việt - CND lớp 1A.
Điểm nổi bật trước hết của chương trình này là tính vững chắc, đó là việc học sinh học đâu biết đấy, học đâu chắc đấy. Sự vững chắc đạt được nhờ hai yếu tố: giải quyết dứt điểm từng đơn vị học và nhắc lại thường xuyên, nhắc lại khi có cơ hội. Thứ hai là, chương trình phù hợp với mọi đối tượng dù là học sinh ở vùng thuận lợi hay vùng khó khăn. Với quan điểm dạy ngữ âm nên chương trình không đặt nặng về nghĩa mà tập trung vào cấu tạo ngữ âm của tiếng. Chính vì tuân thủ quan điểm này mà chương trình đảm bảo dạy học sinh lớp 1 nắm chắc về nguyên âm, phụ âm, biết chắc chắn một vần, một tiếng cụ thể có thể ghép với bao nhiêu thanh. Đặc biệt các em nắm rất chắc luật chính tả. Chỉ riêng điểm này thôi cũng cho thấy tính ưu việt của chương trình khi mà hiện nay nhiều học sinh học đến lớp 12 vẫn viết sai chính tả.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 	Những năm gần đây, trường Tiểu học Xuân Thắng vẫn luôn duy trì và tổ chức “Ngày hội đọc sách” trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, các em học sinh và các bậc phụ huynh, “phong trào đọc sách” trong các lớp học cũng được duy trì khá tốt.
 	Qua 2 năm tổ chức dạy và học lớp 1, và khảo sát thực tế cho thấy đa số học sinh còn một số hạn chế sau:  
 	Giáo viên nhận thấy các em chưa để ý đến việc đọc của mình như thế nào. Khi phát âm, học sinh còn hay ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện, chưa thể hiện được cách đọc diễn cảm. Tốc độ đọc chưa đúng lại chưa kiên trì, tự giác tập luyện để sửa sai. Học sinh tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng, phần lớn chỉ biết bắt chước một cách tự nhiên.  
 	Phần lớn học sinh chưa nắm chắc các âm dẫn đến các em đọc sai phụ âm, vần, thanh, tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ. Chưa hiểu được nghĩa của một số tiếng, của từ, của câu, dẫn đến chưa nêu bật được nội dung của bài học, đôi khi các em hiểu bài học một cách mơ màng. 
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	- Sáng kiến được áp dụng ở khối lớp 1 trường Tiểu học Xuân Thắng. Giải quyết những khó khăn trong việc dạy học môn Tiếng Việt, rèn cho học sinh ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh. Khắc phục việc sử dụng phương ngữ trong giao tiếp, giúp các em đọc đúng các phụ âm đầu, vần, thanh, đọc đúng các tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài thơ. Đây là cơ sở ban đầu để các em làm quen với việc sử dụng tiếng mẹ đẻ thành thạo. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp bản thân và các giáo viên trong khối dạy tốt môn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục.
- Làm cho tất cả các giáo viên Tiểu học thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Từ đó, giáo viên mới kiên trì rèn luyện cho các em đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm ngay từ các lớp đầu cấp.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng dạy Tiếng việt nói chung về kết quả dạy học Tiếng Việt 1- Công nghệ Giáo dục tại trường nói riêng, trong năm học qua, tôi đã có một số biện pháp trong công tác chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng việt 1- Công nghệ Giáo dục ở trường Tiểu học Xuân Thắng cụ thể như sau:
* Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy lớp 1.
Để đáp ứng yêu cầu dạy và học theo phương pháp mới Công nghệ Giáo dục, việc đầu tiên phải có một đội ngũ giáo viên tiểu học nói chung, giáo viên khối 1 nói riêng có đầy đủ năng lực, phẩm chất cần thiết. Bởi lẽ vai trò người thầy giáo hết sức quan trọng, nó góp phần quyết định đối với quá trình dạy và học, đặc biệt mới đầu tiếp cận với cách dạy, và cách học mới.
Để xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường nói chung, đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 nói riêng, tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:
+ Chọn giáo viên dạy lớp 1
- Tổ chức họp Ban giám hiệu – Tổ khối trưởng, thống nhất chọn ra đội ngũ giáo viên lớp 1 đảm bảo trẻ, khỏe, đẹp, nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp, có năng lực chuyên môn, chữ viết đẹp. 
- Năm học 2015 - 2016 trường có 6 lớp 1; Năm học 2016 - 2017 có 5 lớp 1, trong đó: 5/5 Đ/C giáo viên có trình độ trên chuẩn; 2/5 Đ/C là giáo viên giỏi cấp huyện; 3/5 Đ/C đạt giáo viên giỏi cấp trường liên tục các năm. 
Đội ngũ giáo viên được chọn dạy lớp 1 năm học 2016 - 2017.
+ Hình thức tổ chức bồi dưỡng:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên thấy được muốn nâng cao chất lượng phải thay đổi cách dạy đối với giáo viên, cách học đối với học sinh, đặc biệt môn Công nghệ Giáo dục thực hiện theo giáo trình thiết kế sẵn.
- Tổ chức tuyên truyền và tập huấn về dạy học Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục tới toàn thể cán bộ, giáo viên trong trường về: Bản chất của Công nghệ Giáo dục, tính ưu việt của chương trình,Tổ chức chuyên đề tổng quan chương trình Tiếng việt 1 - Công nghệ Giáo dục và một số thao tác cơ bản khi dạy Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục. Từ đó 100% giáo viên trong nhà trường đồng tình, nhất trí cao với nhà trường trong việc lựa chọn dạy Tiếng việt 1 - Công nghệ giáo dục cùng với 6 trường tham gia chương trình “Đảm bảo chất lượng trường học (SEQAP)” và 3 trường VNEN làm tư vấn .
- Tổ chức xem băng hình về các tiết dạy ở các dạng bài, tổ chức trao đổi, thảo luận trong tổ chuyên môn; 
- Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán trong tổ.
- Tổ chức cho giáo viên tự học, tự nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách thiết kế để nắm chắc chương trình, nắm chắc cấu trúc ngữ âm, nắm chắc quy trình dạy Tiếng việt 1 - Công nghệ Giáo dục.
- Thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn:
Tổ chức các chuyên đề, hội thảo: Ở từng nội dung, bắt đầu mỗi dạng bài mới, chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức chuyên đề có tiết dạy minh họa để cùng nhau trao đổi để có sự thống nhất về cách dạy của dạng bài đó trong cả tổ; như: Chuyên đề dạy phần “âm- chữ”; phần “Vần”; phần “Luyện tập tổng hợp” và chuyên đề về dạy luật chính tả... 
 Sau mỗi giai đoạn, tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm, chỉ ra những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế để tìm ra giải pháp khắc phục, như: Trong khi dạy phần “Âm- chữ”, học sinh có ưu điểm viết tốt nhưng đọc bài trong sách giáo khoa còn hạn chế, do đó nhà trường đã chỉ đạo giáo viên tăng cường nâng cao hiệu quả của việc 3 (viết bằng chữ in thường lên bảng cho học luyện đọc).
 Tổ chức cho giáo viên dạy thực tế, trao đổi, góp ý.
 Ban giám hiệu trực tiếp dạy một số tiết trên lớp để nắm bắt chương trình, tình hình học tập của học sinh để đưa ra các giải pháp kịp thời, sát với thực tế, thường xuyên nắm bắt tiến độ dạy và học của giáo viên và học sinh.
Hội thảo sinh hoạt chuyên môn mới, khối lớp 1 môn Tiếng Việt - CND năm học 2016 - 2017.
* Công tác quản lý chỉ đạo:
Tổ chức thực hiện theo bốn bước chu trình quản lý như sau:
+ Chương trình - Kế hoạch:
- Thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục, của Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục; căn cứ nội dung, chương trình dạy học Tiếng việt 1- Công nghệ Giáo dục; căn cứ tình hình thực tế nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch năm học chi tiết, hoạch định rõ ràng các thời điểm, công việc cần làm. Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện, đặc biệt chú ý chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các nội dung ở 2 tuần đầu hay còn gọi là tuần 0, đây là tuần hết sức quan trọng đối với học sinh lớp 1, hướng dẫn cho học sinh làm quen với môi trường học tập, làm quen với một số thao tác, kĩ năng cơ bản,..
Thực hiện Công văn số 333/PGD&ĐT- GDTH ngày 21/9/2016 của Phòng GD&ĐT Thường Xuân về việc hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chuyên môn trường và cụm trường Công nghệ giáo dục năm học 2016-2017; 
 	Nhà trường đã lập kế hoạch số: 01/CS3- KHCM - CNGD ngày 27 tháng 9 năm 2016 về việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm số 3 – CNGD. Tình hình thực tế thực hiện kế hoạch tháng 12 năm học 2016-2017 của các đơn vị trong cụm và sự đồng ý nhất trí phê duyệt của Phòng GD&ĐT Thường Xuân . 
Cụm số 3 - SHCM - CNGD: TH Xuân Thắng, TH Tân Thành 1 và TH Thị Trấn – Thường Xuân (đơn vị tư vấn, đơn vị đã có nhiều năm dạy Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục) xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụm trường tập trung vào tháng 12/2016, lần 1 tại Trường TH Thị Trấn là đơn vị tư vấn Nhà trường tổ chức cho tất cả cán bộ quản lý; Tổ khối trưởng chuyên môn, giáo viên khối 1 đã chọn và giáo viên nữ dự kiến sẽ dạy những năm tiếp theo tham dự đạt kết quả tốt.
Hội nghị xây dựng kế hoạch đầu năm, năm học 2016 - 2017.
+ Công tác tổ chức:
- Ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt công nghệ giáo dục gồm: Ban giám hiệu, Tổ khối chuyên môn.
- Ra Quyết định thành lập đoàn công tác tham dự sinh hoạt chuyên môn cụm trường công nghệ giáo dục theo kế hoạch 4 đợt/ năm học gồm: Ban giám hiệu, Tổ khối chuyên môn, Giáo viên cốt cán, và giáo viên chuẩn bị dạy lớp 1 các năm tiếp theo.
- Tổ chức thông qua kế hoạch, lịch trình công tác tới tổ chuyên môn, các thành viên trong tổ chuyên môn đóng góp ý kiến, bàn các biện pháp thực hiện.
- Hướng dẫn tổ nhóm chuyên môn, giáo viên kịp thời bổ sung và điều chỉnh những thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế.
* Đối với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Với vai trò Bí thư chi bộ tôi luôn cùng với các Đ/C trong Chi ủy, Chi bộ nhà trường đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, tuyệt đối các hoạt động của nhà trường thông qua các kế hoạch, Nghị quyết Chi bộ. Nội dung kế hoạch thiết thực, phù hợp với thực tế, có tính khả thi, luôn được kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh kịp thời. Các cuộc họp đảm bảo có chất lượng, cán bộ, đảng viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm.
* Phát động phong trào thi đua trong nhà trường.
Tổ chức thi đua trong nhà trường là làm cho mọi người có thời cơ thể hiện mình, làm tăng sự say mê công tác
- Thi đua phải lấy việc nâng cao chất lượng giáo dục làm trung tâm.
- Phải xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể, phù hợp với công việc từng cá nhân, phù hợp với tình hình thực tế nhà trường.
- Thực hiện bình xét thi đua phải đảm bảo công bằng, dân chủ, khách quan, đúng các văn bản hướng dẫn, đúng quy trình.
- Phải có tổng kết, động viên, khen chê kịp thời.
	+ Công tác chỉ đạo:
	- Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng cá nhân giáo viên, phân công đúng sở trường, để tham dự sinh hoạt chuyên môn cụm.
- Giao nhiệm vụ cho mỗi giáo viên nghiên cứu kĩ về chương trình, tài liệu Tiếng việt 1 - Công nghệ Giáo dục của Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại, tôi đã tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên hiểu rõ về Tiếng việt 1 - Công nghệ Giáo dục.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên lớp 1 nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, từng bài dạy trong sách thiết kế và thực hiện giảng dạy tuân thủ theo đúng sách thiết kế.
* Công tác kiểm tra:
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch để phát hiện kịp thời những vấn đề cần uốn nắn, cần bổ sung.
- Cùng với tổ khối chuyên môn khối 1 sắp xếp thời gian, tổ chức khảo sát chất lượng học sinh của các lớp, cùng giáo viên phân loại từng đối tượng học sinh, chỉ đạo giáo viên có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng học sinh, đặc biệt là những học sinh chưa đạt chuẩn và đạt chuẩn chưa vững chắc. 
- Trực tiếp BGH xuống thực tế các lớp có các đối tượng học sinh đó kèm cặp, bồi dưỡng cùng giáo viên chủ nhiệm để nâng cao chất lượng học sinh đại trà.
- Tổ chức tốt công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, học sinh một cách chính xác, công bằng. Sau mỗi lần kiểm tra đều chỉ ra được những mặt mạnh, những ưu điểm cần phát huy và có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời những nội dung giáo viên, học sinh thực hiện chưa tốt.
- Tăng cường kiểm tra: Kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất bằng nhiều hình thức, đặc biệt là đối với giáo viên dạy Tiếng việt 1 - Công nghệ Giáo dục, tôi luôn dành nhiều thời gian để kiểm tra, kiểm tra 100% số giáo viên, mỗi giáo viên kiểm tra nhiều lần, kiểm tra nhiều nội dung:
+ Việc nghiên cứu sách thiết kế trước khi lên lớp.
+ Việc dạy trên lớp.
+ Việc rèn kĩ năng cho học sinh.
+ Việc thực hiện Thông tư 22.
+ Kiểm tra chất lượng, hiệu quả giảng dạy của giáo viên qua từng dạng bài để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
- Nguồn lực kinh phí và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
Việc đầu tư kinh phí cho công tác bồi dưỡng chuyên môn được chú trọng đặt lên hàng đầu, sẵn sàng chi kinh phí cho các hoạt động tập huấn, tổ chức sinh hoạt chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục.
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng không thể thiếu được trong việc giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
- Từ năm học 2015 - 2016, nhà trường đặc biệt ưu tiên kinh phí cho khối lớp 1, như: Đóng mới 30 bộ bàn ghế, và được chương trình Đảm bảo chất lượng trường học hỗ trợ 20 bộ bàn ghế học sinh trang trí lớp học theo mô hình trường học mới, tủ để cặp cho học sinh và đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị khắc phục vụ cho các hoạt động giáo dục.
- Tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp, thân

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mo.doc