SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác giữ vở sạch – viết chữ đẹp ở trường Tiểu học Đông Thọ

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác giữ vở sạch – viết chữ đẹp ở trường Tiểu học Đông Thọ

 Người xưa thường nói "Nét chữ, nết người". Dạy cho con trẻ viết chữ đẹp chính là rèn tính cẩn thận, chu đáo, đó là một trong những nhân tố quan trọng làm nên thành công trong học tập và rèn luyện của học sinh.

 Chữ viết của học sinh là vấn đề được nhiều người quan tâm, lo lắng.Đặc biệt đối với học sinh Tiểu học, việc xây dựng nền nếp“ Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp” có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì ở bậc Tiểu học, học sinh phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học, đó là kĩ năng viết chữ. Nếu học sinh viết đúng,đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ qui định thì học sinh sẽ phát huy khả năng ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu, chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.

 Rèn nền nếp "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp" cho học sinh còn là dịp để học sinh trau dồi các kỹ năng viết chữ, kỹ năng trình bày, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, đồng thời có tác dụng thúc đẩy và phát huy vai trò của người giáo viên, động viên khích lệ các thầy cô giáo chăm lo rèn luyện chữ viết và duy trì nền nếp thói quen tốt trong học tập của học sinh.

 

doc 21 trang thuychi01 9281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác giữ vở sạch – viết chữ đẹp ở trường Tiểu học Đông Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Đề mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
2.1
Cơ sở lý luận
3
2.2
Thực trạng
4-7
2.3
Các giải pháp thực hiện
7-8
2.3.1
Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền nâng cao hiểu biết về chữ viết
7-8
2.3.2
Chỉ đạo giáo viên xây dựng nề nếp phong trào luyện chữ 
8-9
2.3.3
Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và học sinh để nâng cao chất lượng chữ viết
9-15
2.3.4
Làm tốt công tác chỉ đạo của ban giám hiệu
15-17
2.3.5
Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, Đoàn đội
17-19
3
Kết luận,kiến nghị
18-19
4
Tài liệu tham khảo
21
 1. Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài.
 Người xưa thường nói "Nét chữ, nết người". Dạy cho con trẻ viết chữ đẹp chính là rèn tính cẩn thận, chu đáo, đó là một trong những nhân tố quan trọng làm nên thành công trong học tập và rèn luyện của học sinh.
   Chữ viết của học sinh là vấn đề được nhiều người quan tâm, lo lắng.Đặc biệt đối với học sinh Tiểu học, việc xây dựng nền nếp“ Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp” có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì ở bậc Tiểu học, học sinh phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học, đó là kĩ năng viết chữ. Nếu học sinh viết đúng,đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ qui định thì học sinh sẽ phát huy khả năng ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu, chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.
 Rèn nền nếp "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp" cho học sinh còn là dịp để học sinh trau dồi các kỹ năng viết chữ, kỹ năng trình bày, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, đồng thời có tác dụng thúc đẩy và phát huy vai trò của người giáo viên, động viên khích lệ các thầy cô giáo chăm lo rèn luyện chữ viết và duy trì nền nếp thói quen tốt trong học tập của học sinh. 
 Ngày nay chúng ta đang ở trong thời đại mới,thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi vào chiếc máy vi tính để soạn thảo văn bản thay vì cầm bút viết ngay trên giấy. Chính vì quan niệm này mà nhiều năm liền việc rèn chữ của người học không được chú trọng ở các trường học, tình trạng học sinh viết chữ xấu, sai lỗi là một thực trạng đáng báo động. Có rất nhiều giáo viên không chú trọng lắm vào công tác rèn chữ, giữ vở cho học sinh, thậm chí chữ viết của nhiều giáo viên còn chưa đúng qui chuẩn . Thật vậy, trong quá trình giảng dạy chúng ta đều nhận thấy chữ viết sẽ góp phần rèn luyện đạo đức, tính cách con người. Ta dạy cho các em viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận, giữ vở sạch, đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, thận trọng trong mọi công việc, lòng tự tin của bản thân. 
 Là cán bộ quản lý của nhà trường, tôi nhận thức rõ được tầm quan trọng 
 của việc luyện chữ, giữ vở nếu học sinh đọc thông lại viết thạo sẽ có tác dụng tốt tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng giáo dục toàn diện . Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo công tác giữ vở sạch – viết chữ đẹp ở trường Tiểu học Đông Thọ.”
1.2.Mục đích nghiên cứu.
 Trong quá tình chỉ đạo chuyên môn nhà trường tôi nhận thấy giáo viên và học sinh còn những hạn chế về việc thực hiện Chữ viết đúng mẫu theo QĐ 31 của BGD&ĐT (chữ đứng nét đều hoặc chữ sáng tạo).
 	Trên cơ sở đó xác định được nguyên nhân và tìm ra bịên pháp cho phù hợp với điều kiện của nhà trường để thực hiện tốt việc giữ vở sạch – viết chữ đẹp cho học sinh.
1.3. . Đối tượng nghiên cứu.
 Cán bộ giáo viên và học sinh trường Tiểu học Đông Thọ - Thành phố Thanh Hoá.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp thống kê.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp thực hành.
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 
 2.1. Cơ sở lý luận:
 Viết đúng, viết đẹp không chỉ là vận động của cơ bắp mà còn là thao tác trí óc của người viết. Việc hình thành kỹ năng viết cho học sinh là khẳng định vai trò ý thức mà người viết phải đạt mức độ tự động hoá một cách tự giác. Hiện nay việc rèn chữ viết cho học sinh đang được các nhà trường và xã hội luôn quan tâm, chú trọng một cách đúng mức. Chính vì vậy mà ngành Giáo dục và Đào tạo đã ra nhiều văn bản quy định về chữ viết cho học sinh đặc biệt là Chữ viết đúng mẫu theo QĐ 31 của BGD&ĐT (chữ đứng nét đều hoặc chữ sáng tạo).Đồng thời trong nhiều năm qua ngành giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp cho giáo viên và học sinh nên chữ viết của học sinh có chiều hướng đẹp hơn so với những năm trước đây đó là tiến hiệu đáng mừng. Tuy nhiên trên thực tế chữ viết của một bộ phận học sinh vẫn còn viết xấu, viết sai lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Nguyên nhân của tình trạng các em viết xấu, viết sai chính tả là một phần các em chưa nắm chắc mẫu chữ, phần khác là do các em viết ẩu. Vì vậy việc tiếp tục rèn luyện chữ viết cho học sinh là việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi giáo viên, mỗi nhà trường, và toàn xã hội có như vậy mới đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. 
2.2 Thực trạng quản lí, chỉ đạo công tác giữ vở sạch – viết chữ đẹp cho học sinh trường Tiểu học Đông Thọ trong những năm qua.
 a.Thuận lợi
- Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lí các trường hợp học sinh cá biệt về học tập.
- Phần đông Phụ huynh cũng rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. 
- Ngành GD, Nhà trường, GVCN đều quan tâm đến chữ viết của HS: Nhà trường tổ chức thi Viết chữ đẹp 2 lần/ năm học; GVCN tổ chức thi Viết chữ đẹp vào cuối tháng.
- Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất: ánh sáng (số lượng bóng điện đủ để chiếu sáng), bảng chữ mẫu (với nhiều kiểu chữ mẫu khác nhau), hệ thống bảng phụ, máy chiếu (100% các lớp được trang bị máy chiếu) ...
- GV được tham dự chuyên đề Tập viết theo tổ, khối trong các buổi SHCM để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và trau dồi kiến thức (Chuyên đề Tập viết được tổ chức 2 lần/ năm)
b. Khó khăn
*.Về phía học sinh:
- Đa số học sinh không có thói quen rèn chữ viết, không có ý thức trong việc rèn chữ viết, thậm chí không cần quan tâm đến chữ viết đẹp hay xấu.
- Ngoài ra còn có một số học sinh chưa ý thức được việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, một số em hay ra mồ hôi tay.
 - Còn nhiều học sinh chữ viết còn xấu, còn sai nhiều lỗi chính tả, kĩ năng viết còn chậm chưa đúng kĩ thuật, việc giữ vở còn bẩn, nhầu nát. Nhìn chung các em thường mắc một số lỗi cơ bản sau:
- Viết hoa tuỳ tiện, danh từ riêng không viết hoa.
- Viết thừa nét, viết thiếu nét, đặt nhầm vị trí các dấu thanh.
- Viết sai phụ âm đầu và vần, chữ viết không rõ ràng.
- Viết không đúng qui định, khoảng cách các con chữ, không đúng qui trình, kĩ thuật.
 - Tư thế ngồi, việc cầm bút, khoảng cách giữa mắt và vở chưa đúng.
*.Về giáo viên :
- Còn tồn tại một bộ phận nhỏ GV chưa hiểu rõ bản chất của các nguyên tắc và PPDH Tập viết, thường có quan niệm xem nhẹ giờ dạy viết, luôn coi đó là một phân môn phụ. 
 - Chưa coi trọng phương pháp làm gương, vẫn còn giáo viên viết chưa đẹp, viết bảng các môn học khác còn cẩu thả, không đúng mẫu.
 - Khi dạy Tập viết, GV chưa có sự phối hợp đồng bộ trên các môn học khác. Bản thân GV nghĩ rằng để HS viết đẹp chỉ cần chú ý dạy tốt giờ Tập viết và chỉ cần HS viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ các bài viết trong vở Tập viết là đạt yêu cầu. GV chưa phát huy được tác dụng luyện chữ của HS ở các môn học khác. 
- Đa số GV trong giờ dạy Tập viết chỉ chú ý đến kết quả, chất lượng chữ viết của HS, coi nhẹ việc hình thành nề nếp học của HS trong giờ Tập viết. Chưa chú ý đến tư thế ngồi viết của HS. Hiện nay, phần đông HS ngồi chưa đúng tư thế, cách cầm bút sai, vị trí đặt vở không đúng, ...
 Chữ viết của một số giáo viên chưa đẹp nhưng không có ý thức rèn luyện viết chữ dẫn đến không có sự cẩn thận trong chữ viết ở bảng lớp cũng như khi nhận xét cho học sinh. Thậm chí có đồng chí giáo viên đang còn tuỳ tiện trong cách trình bày ở bảng lớp, nhận xét vào vở của học sinh. 
 Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng về chất lượng " Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp"của trường, ban giám hiệu nhà trường lập kế hoạch cụ thể với nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp để đáp ứng với nhu cầu điều kiện chung của đội ngũ giáo viên cũng như của nhà trường để tổ chức tốt công tác " Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp ".
 Chất lượng vở sạch, chữ đẹp của học sinh 2 năm học trước
Năm học
Số lớp
Số lớp đạt loại 1
Số lớp đạt loại 2
Số lớp đạt loại 3
Tổng số học sinh
Số học sinh
đạt loại A
Số học sinh
đạt loại B
Số học sinh
đạt loại C
SL
%
SL
%
SL
%
2015-2016
27
23
4
0
984
658
66,8
326
33,2
0.3
2016-2017
27
25
2
0
998
712
71,3
286
28,7
0
0
 Qua số liệu thống kê ta thấy trong các năm học gần đây học sinh của nhà trường đã tiến bộ rất nhiều về chất lượng vở sạch, chữ đẹp. Có được kết quả như vậy là do sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên của nhà trường luôn cố gắng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn ở tất cả các mặt. 
 * Khảo sát và đăng ký chất lượng giữ vở sạch – viết chữ đẹp.
Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã chỉ đạo khảo sát chất lượng chữ viết ở từng khối lớp và đề ra phong trào rèn chữ, giữ vở ở các khối lớp.
Các lớp giáo viên chủ nhiệm đăng ký phấn đấu đạt chất lượng vở sạch chữ đẹp theo từng tháng, kỳ,năm học.
Sau đó giáo viên chủ nhiệm sẽ xây dựng kế hoạch theo tuần, tháng,kỳ, năm để rèn chữ, giữ vở cho học sinh lớp mình.
Trong 15 phút đầu giờ đầu năm học giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách sử dụng vở, cách bọc vở,dán nhãn, giữ vở luôn sạch sẽ.
Thời gian học sinh viết bài là lúc mà giáo viên phải theo sát các em, theo dõi và uốn nắn cho các em từng nét chữ, từng con số, cách viết thứ ngày, tên bài, gạch hết bài, gạch hết buổi học, ngày học. 
Ngay từ đầu năm học, khi học sinh viết bảng, viết vào vở, giáo viên phải theo dõi để nhận xét và thống kê các loại lỗi mà học sinh thường gặp, sau đó sẽ lên kế hoạch rèn chữ cho các em. 
 	Từ thực trạng nêu trên, để công tác luyện chữ đẹp - giữ vở sạch cho học sinh đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã đưa "Một số biện pháp quản lí chỉ đạo công tác giữ vở sạch- viết chữ đẹp cho học sinh trường Tiểu học Đông Thọ" như sau.
2.3. Các giải pháp và biện pháp thực hiện:
Để đạt hiệu quả cao trong việc chỉ đạo công tác “Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp ’’ ở trường Tiểu học Đông Thọ -Thành phố Thanh Hóa tôi đã thực hiện các giải pháp sau: 
2.3.1. Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền nâng cao hiểu biết về chữ viết.
Muốn việc luyện chữ, giữ vở có hiệu quả, phải được sự hiểu biết và thống nhất trong toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, được sự ủng hộ của hội cha mẹ học sinh và của các đoàn thể xã hội. Có như vậy công tác tuyên truyền để nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của việc rèn chữ viết, hiểu biết về cách viết chữ trong nhà trường sẽ tạo nên sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp cho việc rèn chữ, giữ vở. Đầu năm nhà trường học tổ chức một cuộc họp chuyên bàn về việc nâng cao chất lượng chữ viết, chữ giữ vở trong nhà trường. Trước hết giáo viên phải nắm vững các quy định về chữ viết theo tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo. Tạo nề nếp và từng bước hình thành thói quen về “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp ”, làm cho tất cả các đối tượng học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch sẽ và viết chữ ngày càng rõ ràng, đẹp hơn.
 Thực hiện phát động, theo dõi, chỉ đạo thường xuyên để kế hoạch “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp ”,trở thành phong trào sâu rộng trong từng lớp, từng khối lớp và từng Giáo viên và học sinh trong toàn trường.
 Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm chỉ đạo toàn thể giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền cho phụ huynh biết về vai trò quan trọng của Giữ vở sạch -Viết chữ đẹp, hướng dẫn phụ huynh trong việc mua sắm đồ dùng sách vở, bút viết cũng như cách bọc sách vở cho các em... và phổ biến cho phụ huynh biết các tiêu chuẩn cụ thể khi xếp loại vở sạch chữ đẹp hàng tháng, hàng kỳ nhà trường thông báo tình hình học tập và rèn luyện chữ viết của học sinh qua sổ liên lạc để phụ huynh có kế hoạch kèm cặp thêm ở nhà. 
 Vở luyện viết chữ đẹp của các em để tại trường, cuối mỗi tuần giáo viên gửi về cho phụ huynh và có ý kiến để nghị với giáo viên về cách luyện chữ cho học sinh.Như vậy việc tuyên truyền về phong trào viết chữ đẹp-giữ vở sạch cho toàn thể giáo viên, phụ huynh và học sinh đã giúp cho công việc rèn chữ giữ vở ở nhà trường có một sự đồng thuận cao.
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên xây dựng nề nếp phong trào “ Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp” ngay từ các lớp.
 Đầu năm,giáo viên chủ nhiệm cùng học sinh ra quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu về phong trào rèn chữ viết và giữ gìn sách vở giáo viên tiến hành khảo sát phân loại học sinh ngay từ đầu năm để có hướng kèm cặp những học sinh còn viết xấu và có kế hoạch bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu viết đẹp. Tổ chức cho toàn thể giáo viên chủ nhiệm thống nhất một số qui định về rèn chữ, giữ vở như sau:
 Toàn bộ học sinh viết bút mực có nét thanh đậm; Mực viết máy Queen, Vở viết chất lượng cao có dòng kẻ 5 ly không thấm. Thực hiện nghiêm túc quy định về tư thế ngồi viết, cách cầm bút sau đó tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh, hướng dẫn cách bọc vở và bảo quản giữ gìn sách vở trong năm học. Hướng dẫn cho các em các tiêu chuẩn để đạt vở sạch chữ đẹp.
 Ngoài các tiêu chí trên, giáo viên hướng dẫn cách trình bày ở vở của học sinh trong từng thể loại bài, cách kẻ vở khi hết bài, hết môn, hết ngày và hết tuần như thế nào để thống nhất trong cả lớp.
 Cuối mỗi tháng, sau khi chấm vở sạch chữ đẹp giáo viên có nhận xét và 
động viên tuyên dương khen thưởng những học sinh có tiến bộ về chữ viết, học sinh viết chữ đẹp, giữ vở sạch...
 Giữ lại và trưng bày những quyển vở, bài viết trình bày sạch, đẹp trong tủ của lớp để học sinh học tập, thi đua.
 Xây dựng thành công phong trào Giữ vở sạch viết chữ đẹp là một việc làm hết sức cần thiết, quan trọng và không thể thiếu trong việc tổ chức các hoạt động toàn diện trong nhà trường Tiểu học. 
2.3.3. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và học sinh để nâng cao chất lượng chữ viết:
* Đối với đội ngũ giáo viên:
 Ngay đầu năm học,bộ phận chuyên môn tổ chức tập huấn cho 100% giáo viên về những vấn đề cơ bản khi rèn chữ viết, mở chuyên đề “ Rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh" tổ chức các tiết thao giảng, hội thảo về phương pháp dạy và học phân môn Tập viết, Chính tả để giáo viên có điều kiện trao đổi tìm ra những biện pháp tối ưu nhất giúp đỡ học sinh viết đúng, viết đẹp.
 Để làm gương cho học sinh, ngoài việc yêu cầu giáo viên phải viết đúng, viết đẹp bất kì mọi lúc, mọi nơi; chúng tôi đã chỉ đạo thống nhất cách trình bày bảng của giáo viên ở từng phân môn và thể loại bài dạy. Cách trình bày ở bảng của giáo viên cũng là cách trình bày ở vở của học sinh. Đây là vấn đề có tính quyết định, là nền tảng vững chắc cho việc thực hiện phong trào Vở sạch chữ đẹp của nhà trường. Việc ghi và trình bày bảng lớp luôn đòi hỏi những yêu cầu về tính khoa học (nội dung chính xác), tính sư phạm (có tác dụng giảng dạy và giáo dục) và tính thẩm mĩ (viết chữ và trình bày đẹp).
 Muốn thực hiện tốt những yêu cầu trên, người giáo viên cần thường xuyên có ý thức luyện tập, rút kinh nghiệm trong viết chữ và trình bày bảng sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
 Mục đích quan trọng của việc dạy viết là học sinh viết đúng mẫu chữ quy định, có kĩ năng viết nhanh, viết đẹp và biết trình bày một bài viết sạch sẽ. Do vậy, trong quá trình tổ chức bồi dưỡng giáo viên cần chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên nắm chắc các yêu cầu sau:
 Giáo viên cần nắm chắc kiến thức, viết tốt mẫu chữ quy định để dạy học sinh.
 Việc nắm chắc các mẫu chữ hiện hành theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và việc viết đúng mẫu chữ quy định là một yêu cầu cần thiết không thể thiếu được đối với người giáo viên Tiểu học. Đây chính là một tiêu chí mà mọi giáo viên phải đặt ra và thực hiện. Có nắm chắc các mẫu chữ thì giáo viên mới viết đúng và đẹp theo chuẩn kiến thức, kĩ năng . Từ đó mới hướng dẫn được học sinh viết đúng và đẹp. Chữ mẫu của giáo viên được coi như “khuôn vàng, thước ngọc”, chuẩn mực để học sinh noi theo. Lứa tuổi của các em là lứa tuổi hay “bắt chước” và làm theo mẫu. Giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế ấy. Đặc biệt là học sinh lớp 1. Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu mực của mình để học sinh học tập. 
 - Giáo viên dạy cho học sinh biết đâu là dòng kẻ, đâu là đường kẻ ngang, đường kẻ thẳng đứng. Dựa vào đây để rèn tính cẩn thận, kỷ luật và tính thẫm mỹ cho học sinh - Cho học sinh xác định số đường kẻ từ đường kẻ ngang số 1 trở lên (có 6 đường kẻ ngang), số dòng kẻ (5 dòng kẻ). Biết được đường kẻ thẳng đứng tạo thành các ô vuông với đường kẻ ngang.
 * Dạy học sinh viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản:
 Việc nắm chắc cách viết, viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản học sinh sẽ nắm được cấu tạo của từng chữ cái giúp cho việc nối các nét thành chữ cái sẽ dễ dàng hơn. Để giúp cho học sinh viết đúng cỡ chữ, viết đẹp thì không thể coi thường phần viết nét chữ cơ bản: [ 2,3]
 nét ngang                    nét cong hở phải 
 nét sổ                          nét cong hở trái 
 nét xiên trái                 nét cong kín 
 nét xiên phải                nét khuyết trên 
 nét móc xuôi            nét khuyết dưới 
   nét móc ngược           nét thắt 
 nét móc hai đầu 
 + Mẫu chữ số được viết với độ cao 2 đơn vị.
 Bên cạnh đó giáo viên cần giải thích các thuật ngữ như:
Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
Điểm dừng bút: Là  vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
* Giáo viên cần rèn cho học sinh viết đúng trọng tâm các nhóm chữ:
Nhóm 1: Gồm các chữ: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, x: những chữ có nét cong, cong tròn, đặt bút ngay dưới đường kẻ ngang thứ 3, phía trên trong ô vuông của dòng thứ 2, đặt bút vòng lên đụng đường kẻ thứ 3,vòng trái xuống dụng đường kẻ thứ 1, vòng lên ngay điểm đặt bút, viết sao cho tròn đều. 
Lưu ý: Chiều rộng con chữ là 1ô rưỡi tính từ nét viết đầu tiên.
- x: Đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết nét cong trái, dừng bút giữa dòng kẻ thứ 1, đặt bút và dừng bút tương tự cho nét cong phải.
- g: Có nét khuyết dưới quay xuống 5 dòng
- d, đ, q, p, những nét này có nét thẳng, quay lên hay quay xuống thì cao độ vẫn 4 dòng.
- Chữ e: Đặt bút trên đường kẻ thứ 1(1/3 dòng kẻ thứ 1) và dừng bút ngay trên đường kẻ 1(bằng ngang điểm đặt bút)
Nhóm 2: Gồm các chữ: b, l, h, k: Đây là các chữ có nét khuyết trên cao 5dòng = 5ô li. Điểm đặt bút và dừng bút ở đường kẻ thứ 2.
Nhóm 3: Gồm các chữ: v,n,m : những chữ này bắt đầu từ nét móc xuôi, đặt bút ở giữa dòng kẻ thứ 2, có độ cao 2 đơn vị, dừng bút ngay đường kẻ 2.
Nhóm 4: Gồm các chữ: i, u, ư (t): những chữ này bắt đầu là nét xiên trái. Đặt bút ngay đường kẻ thứ 2, cao 2 đơn vị, dừng bút ngay đường kẻ thứ 2 ngang bằng với chỗ đặt bút. (Riêng chữ t cao 3 đơn vị) 
Nhóm 5: Gồm các chữ: r, s: bắt đầu bằng nét xiên trái, đặt bút ngay đường kẻ 1 nét thắt đầu trên đường kẻ 3, dừng bút ngay đường kẻ 2.
Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
Ví dụ: Khi viết e, u, ư, n, m, nh, ph hoặc chữ đứng trước liền với các nét móc xuôi, nét móc ngược, nét xiên, nét khuyết như: (en, ưu, in, nhện) ên, un, um, im, inh, ênh, phim.... 
Lia bút: Là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy. Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa nhanh sang điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy. 
 Trong quá trình hướng dẫn học sinh về quy trình viết một chữ cái, rèn kĩ thuật nối chữ, viết liền mạch người giáo viên cần lưu ý sử dụng các thuậ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_cong_tac_giu_vo_sach_viet_chu.doc