SKKN Một số biện pháp chỉ đạo các hoạt động giáo dục vệ sinh - Môi trường trong Trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo các hoạt động giáo dục vệ sinh - Môi trường trong Trường Tiểu học

Như chúng ta đã biết, vệ sinh - môi trường (VS-MT) có ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi con người nói riêng và chất lượng cuộc sống nói chung. Chính vì vậy nên hiện nay vấn đề VS-MT đang được cả nhân loại quan tâm, giải quyết nhằm cải thiện môi trường sống, đem lại sự bình yên cho mọi người.

Tuy nhiên, hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị huỷ hoại nghiêm trọng bởi sự yếu kém về khoa học xử lý chất thải trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như: chặt phá rừng, khai thác khoáng sản,. một cách bừa bãi, không có kế hoạch. Ngoài ra còn phải kể đến việc dân số tăng nhanh, các phong tục tập quán của người dân như đốt nương làm rẫy để canh tác, việc săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm cũng đã phần nào gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, đe doạ trực tiếp sức khoẻ của con người.

Trong phạm vi hẹp ở các nhà trường, VS-MT cũng là vấn đề hết sức quan trọng, có ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường sư phạm trong các nhà trường, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của Thầy, Cô giáo và cả thế hệ tương lai của đất nước. Tuy nhiên vấn đề VS-MT trong các nhà trường hiện nay đôi khi vẫn chưa được quan tâm chú trọng theo đúng vị trí vai trò của nó. Việc xác định ý nghĩa, tầm quan trọng vấn đề VS-MT trong nhận thức của cả Thầy và Trò trong các nhà trường đôi khi còn hời hợt, chưa sâu sắc, chưa trở thành một thói quen có tính chất thường xuyên, liên tục. Các phương pháp giáo dục vấn đề VS-MT đôi khi còn thiếu tính thuyết phục, xa rời thực tế.

Cần thiết phải đưa vấn đề VS-MT, bảo vệ môi trường sống qua việc tích hợp kiến thức trong các bài giảng, qua các hoạt động ngoại khóa là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu, tính khoa học và tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Muốn vậy, làm thế nào để giáo dục học sinh một cách có hệ thống và đạt hiệu quả cao trong việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường? Làm thế nào để các em có thói quen sống vì một môi trường xanh - sạch - đẹp để có một thể trạng khoẻ mạnh cả về trí lực và thể lực, giúp ích cho đất nước sau này?

 

doc 18 trang thuychi01 8994
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo các hoạt động giáo dục vệ sinh - Môi trường trong Trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
I. Mở đầu
02
1.1 Lí do chọn đề tài
02
1.2 Mục đích nghiên cứu
02
1.3 Đối tượng nghiên cứu 
03
1.4 phương pháp nghiên cứu
03
II. Nội dung
03
2.1 Cơ sở lí luận
03
2.2 Thực trang 
03
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện
06
2.4 Hiệu quả
15
III. Kết luận và kiến nghị
16
3.1 Kết luận
16
3.2 Kiến nghị
16
1. MỞ ĐẦU :
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 Như chúng ta đã biết, vệ sinh - môi trường (VS-MT) có ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi con người nói riêng và chất lượng cuộc sống nói chung. Chính vì vậy nên hiện nay vấn đề VS-MT đang được cả nhân loại quan tâm, giải quyết nhằm cải thiện môi trường sống, đem lại sự bình yên cho mọi người.
Tuy nhiên, hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị huỷ hoại nghiêm trọng bởi sự yếu kém về khoa học xử lý chất thải trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như: chặt phá rừng, khai thác khoáng sản,... một cách bừa bãi, không có kế hoạch. Ngoài ra còn phải kể đến việc dân số tăng nhanh, các phong tục tập quán của người dân như đốt nương làm rẫy để canh tác, việc săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm cũng đã phần nào gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, đe doạ trực tiếp sức khoẻ của con người.
Trong phạm vi hẹp ở các nhà trường, VS-MT cũng là vấn đề hết sức quan trọng, có ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường sư phạm trong các nhà trường, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của Thầy, Cô giáo và cả thế hệ tương lai của đất nước. Tuy nhiên vấn đề VS-MT trong các nhà trường hiện nay đôi khi vẫn chưa được quan tâm chú trọng theo đúng vị trí vai trò của nó. Việc xác định ý nghĩa, tầm quan trọng vấn đề VS-MT trong nhận thức của cả Thầy và Trò trong các nhà trường đôi khi còn hời hợt, chưa sâu sắc, chưa trở thành một thói quen có tính chất thường xuyên, liên tục. Các phương pháp giáo dục vấn đề VS-MT đôi khi còn thiếu tính thuyết phục, xa rời thực tế.
Cần thiết phải đưa vấn đề VS-MT, bảo vệ môi trường sống qua việc tích hợp kiến thức trong các bài giảng, qua các hoạt động ngoại khóa là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu, tính khoa học và tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Muốn vậy, làm thế nào để giáo dục học sinh một cách có hệ thống và đạt hiệu quả cao trong việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường? Làm thế nào để các em có thói quen sống vì một môi trường xanh - sạch - đẹp để có một thể trạng khoẻ mạnh cả về trí lực và thể lực, giúp ích cho đất nước sau này?
Từ những trăn trở nêu trên và bằng những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình quản lý, chỉ đạo công tác VS-MT trong nhà trường Tiểu học Đông Lĩnh A - TP Thanh Hoá, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp tích cực trong công tác chỉ đạo các hoạt động giáo dục VS-MT tại các nhà trường Tiểu học thông qua Đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo các hoạt động giáo dục vệ sinh - môi trường trong Trường Tiểu học”.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi hướng tới là thông qua việc làm hằng ngày của học sinh, giáo viên giúp học sinh nhận thức được tác dụng của việc giữ gìn vệ sinh môi trường trong trường học của chính mình.
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 + Thực tế về vệ sinh môi trường tại trường Tiểu học Đông Lĩnh A.
 + Ý thức, thái độ của học sinh đối với việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 + Phương pháp điều tra.
 + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
 + Phương pháp luyện tập thực hành.
 + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Hiểu theo cách khác, môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường kinh tế - xã hội. Ba môi trường này tác động lẫn nhau và tác động trực tiếp tới con nguời. Môi trường sống của con người là môi trường tự nhiên, xã hội. Một mặt con người chịu tác động từ môi trường và ngược lại con người tác động trở lại môi trường.
Thành phần Môi trường bao gồm không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
Chỉ đạo giáo dục môi trường để bảo vệ môi trường là những hành động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên và gây ra, khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
2.2. Thục trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
1. Thực trạng môi trường nói chung
Rừng mưa nhiệt đới mỗi năm bị huỷ hoại ở mỗi nước từ 200.000-500.000 ha. Hàng năm có 25.000 triệu tấn đất màu mỡ bị cuốn trôi và 860 triệu ha bị hoang mạc hoá. Rừng mưa Amazôn có tầm quan trọng điều hoà khí hậu thế giới đang bị đe doạ. Riêng nạn cháy rừng ở Inđonêxia (1997-1998) đã tàn phá 127.700 ha rừng gây thiệt hại khoảng 220 triệu USD và hàng nghìn người lâm bệnh. Mưa axít ngày càng phổ biến đang huỷ hoại hàng triệu sinh vật ở ao hồ và phá huỷ hàng nghìn triệu ha rừng. Hàng triệu tấn chất thải chưa được xử lý hết gây ô nhiễm môi trường trong đó có gần 4.000 tấn chất thải hạt nhân được thải ra từ 360 nhà máy điện hạt nhân. Mười lăm triệu trẻ em chết mỗi năm từ những căn bệnh không rõ nguyên nhân.
2. Thực trạng môi trường ở Việt Nam
Theo điều tra mới nhất từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, độ che phủ rừng ở Việt Nam giảm từ 43,5% (1943) xuống dưới 24% (1992). Nhiều rừng đầu nguồn ở Tây Bắc, Việt Bắc, Nghệ An, Thanh Hoá bị phá huỷ nghiêm trọng gây nên nạn lũ lụt trở lên thường xuyên và ngày một gia tăng mức độ tàn khốc. Tệ nạn du canh, du cư làm suy kiệt 4.500 ha rừng. Trong những năm qua đã có hàng ngàn vụ vi phạm phá rừng, lấy cắp gỗ, bắn thú quý hiếm làm ảnh hưởng tới độ che phủ tán rừng.
Nước ngọt ở các kênh rạch, sông ngòi đều bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Nước sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch ở Hà Nội; nước kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè kênh đôi Tam Lương, khu Tân Bình ở Thành phố Hồ Chí Minh có độ ô nhiễm vượt mức cho phép từ 2 đến 10 lần.
Rác thải ngày càng nhiều đặc biệt ở các đô thị lớn. Rác thải rắn được xử lý mới chiếm 5%. Riêng ở Hà Nội ước tính hàng năm có 300.000 tấn ở các đô thị lớn hàng năm có hàng trăm m3 rác thải đổ xuống sông, Theo nhịp điệu của công nghiệp hoá, đô thị hoá thì rác thải sẽ trở thành một số vấn đề nhức nhối hàng ngày làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
72 triệu lít chất độc màu da cam, trắng và xanh da trời do Mỹ rải xuống miền Nam phá huỷ 1,7 triệu ha rừng và đã làm cho hơn 500.000 trẻ em khi sinh ra bị dị tật.
Độ ô nhiễm không khí cao, nhất là ở các khu công nghiệp, ví dụ như ở gần các khu công nghiệp Hà Nội có khí SO2 cũng cao hơn 14 lần và khí CO2 cao hơn 27 lần cho phép.
3. Thực trạng việc giáo dục vệ sinh môi trường hiện nay ở trường Tiểu học Đông Lĩnh A. 
Những năm gần đây, trong các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Đông Lĩnh A - TP Thanh Hoá nói riêng đã có nhiều cố gắng đáng kể trong công tác giáo dục vệ sinh môi trường cho học sinh như giáo dục thông qua việc tích hợp vào các môn học, trong các buổi hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên hiệu quả đem lại từ cách giáo dục trên chưa cao, học sinh chưa thực sự ý thức được việc giữ gìn VS-MT cho bản thân, bạn bè và môi trường xung quanh. Khuôn viên nhà trường chưa được sạch đẹp, vẫn còn hiện tượng thải rác bẩn bừa bãi, làm mất vệ sinh cảnh quan môi trường sư phạm của nhà trường. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề này là do: 
3.1. Về phía cán bộ, giáo viên
Cán bộ, giáo viên trong các nhà trường thường chú trọng đến nội dung kiến thức trọng tâm của tiết dạy, nhưng việc giáo dục môi trường thường bị sao nhãng bởi các lý do sau:
- Phần liên hệ được coi là phần phụ.
Theo cấu trúc chương trình SGK các môn học được lồng ghép tích hợp nội dung bảo vệ môi trường ở nhiều bài thường được đưa vào mục liên hệ ở cuối của bài nên giáo viên hay chú tâm vào những nội dung chính của bài, nếu còn thời gian mới liên hệ hoặc bỏ qua phần liên hệ thực tế cho các em.
- Giáo viên ít có kiến thức thực tế do ngại tìm tòi, nghiên cứu nên học sinh chưa ý thức được sự nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường. 
Thông thường giáo viên chỉ thiết kế nội dung bài học theo SGK, ít có kiến thức thực tế nên học sinh không được cung cấp những kiến thức thực tế , SGK nói những gì thì học sinh biết điều đó. Từ đó dẫn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em chưa đạt được hiệu quả cao.
3.2. Về phía học sinh
Việc nắm bắt kiến thức, nhìn nhận vấn đề còn mông lung, chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc vệ sinh bảo vệ môi trường
HS ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường.
Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi học tập và sinh sống, bản thân một số học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Minh chứng cho điều này là hiện nay các em vẫn còn xả rác bừa bãi, bẻ cây, bẻ cành và thờ ơ trước những hành động gây ô nhiễm môi trường ....
Hiện nay đa số học sinh chưa có kỹ năng thực hành trong các hoạt động bảo vệ môi trường, chưa biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Vì vậy, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh là chưa cao.
Ví dụ:
Khi hỏi các em “Để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp em phải làm gì”?
Tôi đã đưa ra 3 mức độ trả lời như sau:
- Mức độ ý thức tốt: thường xuyên quét dọn vệ sinh trường lớp theo sự phân công của Thầy Cô giáo và các bạn trong lớp, thu dọn rác thải bỏ đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường, nhắc nhở các bạn khác cùng làm theo, sẵn sàng đấu tranh với các bạn còn vi phạm vấn đề VS-MT.
- Mức độ có ý thức: tham gia quét dọn vệ sinh trường lớp theo sự phân công của Thầy Cô giáo và các bạn trong lớp, không vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường.
- Mức độ chưa có ý thức: tham gia quét dọn vệ sinh trường lớp một cách bắt buộc, chưa tự giác. Đôi khi vẫn vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định hoặc còn vẽ bậy lên tường. Thấy các bạn vi phạm vấn đề VS-MT không nhắc nhở, thâm chí làm ngơ.
Với câu hỏi trên, kết quả khảo sát về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh tại Trường Tiểu học Đông Lĩnh A - TP Thanh Hoá đầu năm học 2015 - 2016 như sau:
Tổng số học sinh
Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Ý thức tốt
Có ý thức
Chưa có ý thức
SL
%
SL
%
SL
%
370
107
29,0
151
40,8
112
30,2
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh:
Thực tế cho thấy, những năm trước đây, đại bộ phận giáo viên và học sinh nhận thức chưa tốt về công tác VS-MT. Giáo viên chỉ dành nhiều thời gian cho các nội dung và môn học chính coi việc giáo dục VS-MT là phần phụ nên có phần sao nhãng, học sinh chủ yếu đến trường học văn hóa còn công tác VS-MT đã có người lớn lo. Ngoài ra, nhà trường cũng đã thuê người dọn vệ sinh hàng ngày nên cũng không nhất thiết phải chú trọng công tác VS-MT.
Để nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã triển khai đầy đủ các văn bản, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản, chỉ thị của ngành về công tác vệ sinh môi trường trong trường học. Thông qua các văn bản, nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai đế tất cả cán bộ giáo viên để mọi người thấy rõ tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường. Để tuyên truyền nâng cao nhận thức học sinh, Lãnh đạo nhà trường đã cùng với đồng chí Tổng phụ trách Đội phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền thông qua các buổi chào cờ, các buổi sinh hoạt Đội thiếu niên, Sao nhi đồng, tuyên truyền qua các tiết sinh hoạt lớp, tổ chức cho các em xem băng hình có nội dung về thực trạng môi trường hiện nay. Ngoài ra, nhà trường còn tuyên truyền thông qua hệ thống khẩu hiệu được treo quanh trường như:“Cùng đồng hành vì môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn”; “Trường lớp khang trang - xanh - sạch - đẹp”; “Hãy giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp”; “Sân trường em không có rác”
Qua tuyên truyền, giáo viên và học sinh biết được những việc gì nên làm, những việc gì không nên làm để có một môi trường “ xanh - sạch - đẹp”. Biện pháp này đã mang lại hiệu quả cao: ý thức bảo vệ môi trường của cán bộ, giáo viên và học sinh đã nâng lên rõ rệt. 100% giáo viên đã thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường qua các bài học và các hoạt động khác, học sinh nhìn chung đã có ý thức tốt về công tác giữ vệ sinh bảo vệ môi trường.
2. Chỉ đạo giáo dục môi trường trong các môn học
 Hiện nay, việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong một số tiết học là bắt buộc. Qua việc dự giờ thăm lớp và khảo sát chất lượng học sinh về những nội dung liên quan đến môi trường cho thấy: những tiết học giáo viên biết cách lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong bài giảng của mình thì hiệu quả không phải là nhỏ vì chính giáo viên vừa là những tấm gương thuyết phục vừa là người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng .
 Để thực hiện có hiệu quả các việc lồng ghép, tích hợp giáo dục môi trường trong các tiết học, nhà trường đã tổ chức tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa. Việc làm này đã giúp cho giáo viên thấy rõ trong các tiết học có nội dung giáo dục môi trường thì kiến thức bảo vệ môi trường và kiến thức của bài học gắn bó chặt chẽ với nhau vì vậy không phải muốn đưa vào lúc nào cũng được mà phải căn cứ vào nội dung bài học mới có thể đưa vào một cách thích hợp. Thường ở các tiết học có nội dung giáo dục môi trượng có ba dạng: 
2.1. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục môi trường ở mức độ toàn phần:
Đối với dạng bài học này, do toàn bài có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường nên mục tiêu của bài học không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức về môi trường mà còn hình thành những hành vi bảo vệ môi trường và thái độ tích cực đối với môi trường. Vì vậy khi dạy dạng bài này, giáo viên cần ưu tiên lựa chọn các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học đề cao sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh như tổ chức cho học sinh học tập thông qua các hoạt động điều tra, thí nghiệm, thực hành, đóng vai(Ví dụ bài: Đất và rừng - Địa lý Lớp 5)
Xem hình ảnh minh họa về nạn chặt phá rừng ở VN
(Hình ảnh minh họa cho bài: Đất và rừng – Địa lý – Lớp 5)
Xem hình ảnh minh họa về trồng rừng bảo vệ môi trường
(Hình ảnh minh họa cho bài: Đất và rừng – Địa lý – Lớp 5)
Những bài học tích hợp toàn phần là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua bài học
 2.2. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục môi trường ở mức độ bộ phận
Đối với dạng bài này, do một phần bài học có nội dung giáo dục môi trường nên trong mục tiêu bài học thường liệt kê mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể. Việc thực hiện mục tiêu bài học nhiều khi là tiền đề để thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường. Vì vậy khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần tiến hành nghiên cứu kỹ nội dung bài học, xác định nội dung giáo dục môi trường tích hợp vào nội dung bài học là gì, thông qua hoạt động dạy học nào, cần chuẩn bị thêm tư liệu gì, đồ dùng dạy học gì để giáo dục môi trường đạt hiệu quả
Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng yêu cầu môn học đồng thời lưu ý học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục môi trường một cách nhẹ nhàng, phù hợp và đạt mục tiêu bài học.
2.3. Dạng bài tích hợp nội dung giáo dục môi trường ở mức độ liên hệ
Đối với dạng bài này, các kiến thức giáo dục môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức giáo dục môi trường cho phù hợp. Vì vậy, khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, đưa ra những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục học sinh hiểu biết về môi trường, có kỹ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững.
Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động đảm bảo đúng yêu cầu môn học đồng thời lưu ý liên hệ bổ sung kiến thức giáo dục môi trường một cách tự nhiên, phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng hành động của học sinh và đúng mức tránh lan man, sa đà, gượng ép, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của bài học.
Ví dụ: 
Khi dạy bài: Chùa thời Lý - Lịch sử Lớp 4 sau khi cho học sinh quan sát hình ảnh một số ngôi chùa thời Lý (như chùa Dâu, chùa Một Cột, chùa Láng) giáo viên có thể mô tả vẻ đẹp một vài chùa thời Lý tiêu biểu và liên hệ ý thức bảo vệ di sản văn hóa của cha ông. 
Chùa Một Cột ( Hà Nội)
(Hình ảnh minh họa cho bài: Chùa thời Lý – Lịch sử Lớp 4)
Chùa Láng ( Hà Nội)
(Hình ảnh minh họa cho bài: Chùa thời Lý – Lịch sử Lớp 4)
3. Chỉ đạo giáo dục môi trường đi đôi với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Chúng ta muốn hiệu quả giáo dục môi trường luôn bền vững thì phải giáo dục cho học sinh những hành vi, những thói quen tốt, những kĩ năng sống liên quan đến công tác vệ sinh bảo vệ môi trường, mỗi giáo viên phải rèn luyện cho học sinh những thói quen tốt như không vứt rác trong phòng học, không vứt rác ra sân trường, không ném rác trên đường đi, khi nhìn thấy người khác vứt rác không đúng chỗ nên nhắc nhở lịch sự. Ngoài ra giáo viên cần phân công trực nhật hằng ngày để học sinh có ý thức quét dọn để giữ gìn vệ sinh trường lớp luôn sạch đẹp. Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp, rèn luyện cho học sinh biết cách làm vệ sinh vừa đảm bảo sạch sẽ vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ví dụ khi hướng dẫn học sinh quét lớp cần tắt quạt để lớp được sạch và đỡ bụi, khi lau cửa kính, lau bảng hoặc lau bàn ghế phải dùng khăn ướt vắt cho ráo rồi mới lau, sau đó dùng khăn khô lau lại, trong quá trình làm công tác vệ sinh, nhắc nhở học sinh phải đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
	Để học sinh có ý thức , thói quen giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường, trước hết giáo viên phải là người gương mẫu thực hiện tốt công tác giữ vệ sinh môi trường ngay trong lớp học, phải cùng tham gia khi tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường, tạo sự hòa đồng, thân thiện với học sinh.
4. Tổ chức các phong trào thi đua
 4.1. Phong trào “Trường em không có rác”
Một góc sân trường
Sân trường có thể nói là bộ mặt của nhà trường, sân trường sach hay bẩn nó phản ánh một phần nội dung giáo dục môi trường của trường đó đạt hiệu quả hay chưa.
	Nội dung này nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm và Đội thiếu niên trực tiếp thực hiện.
Để thực hiện phong trào này, nhà trường đã phân công cụ thể từng Chi đội, từng lớp Nhi đồng phụ trách vệ sinh chuyên các khu vực trong suốt cả năm học. Hằng ngày, giao cho đội cờ đỏ có nhiệm vụ kiểm tra và nhắc nhở các lớp làm vệ sinh đúng thời gian, đúng khu vực quy định, nếu ngày nào sân trường bẩn đội cờ đỏ sẽ trừ điểm thi đua của lớp chịu trách nhiệm khu vực được giao.
Học sinh nhặt rác trong bồn hoa trước giờ vào học
	Để các lớp thực hiện tốt nội dung công việc được giao, nhà trường cũng đã bố trí hợp lý các giỏ rác, thùng rác trên các phòng học, hành lang và trên sân trường, ở các thùng đựng rác dán các khẩu hiệu như: “Hãy bỏ rác đúng nơi quy định”, “ Hãy bảo vệ môi trường”
	Qua việc thực hiện phong trào, đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em bỏ rác đúng quy định, sân trường luôn được giữ gìn sạch đẹp.
	 4.2. Phong trào “Lớp em gọn gàng, sạch đẹp”
	Để thực hiện tốt phong trào này, nhà trường đã xây dựng các tiêu chí về trang trí lớp học thân thiện, công việc này giao cho giáo viên chủ nhiệm các lớp hướng dẫn, tổ chức cho học sinh trang trí. Ngoài việc lớp học luôn đảm bảo sạch sẽ, bàn ghế được sắp xếp thẳng hàng, ngay lối cần phát động học sinh sưu tầm các loạ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_cac_hoat_dong_giao_duc_ve_sinh.doc