SKKN Một số bài tập, trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao thành tich kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” cho học sinh lớp 10 trường Trung học Phổ thông số 2 Mường Khương

SKKN Một số bài tập, trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao thành tich kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” cho học sinh lớp 10 trường Trung học Phổ thông số 2 Mường Khương

Tóm tắt

 Qua thực tế dạy học nhiều năm, tôi nhận thấy kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” là một trong những kỹ thuật khó môn thể dục lớp 10 trường THPT. Khi giảng dạy kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” tôi nhận thấy có nhiều em học sinh gặp khó khăn trong việc thực hiện kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” do sợ xà, dẫn đến thành tích nhảy cao bị hạn chế và việc hoàn thiện kỹ thuật đối với các em học sinh khó. Từ đó, vấn đề được đặt ra ở đây là nghiên cứu áp dụng một số bài tập, trò chơi bổ trợ kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” nhằm nâng cao thành tích và hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” cho học sinh lớp 10 trường THPT số 2 Mường Khương là cần thiết. Hiện nay đã có nhiều giáo viên sử dụng các bài tập kết hợp trò chơi bổ trợ kỹ thuật đã được đánh giá là có hiệu quả. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu về việc sử dụng một số bài tập kết hợp trò chơi bổ trợ kỹ thuật đối với học sinh sao cho phù hợp và có hiệu quả tốt nhất.

Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm học sinh lớp 10A1 và 10A2 của trường THPT 2 Mường Khương. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học của học sinh: nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với nhóm đối chứng. Điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là: 7,00; của nhóm đối chứng là: 6,00. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,03="" có="" nghĩa="" là="" có="" sự="" khác="" biệt="" lớn="" giữa="" trung="" bình="" nhóm="" thực="" nghiệm="" và="" nhóm="" đối="" chứng.="" điều="" đó="" chứng="" minh="" rằng="" việc="" sử="" dụng="" một="" số="" bàí="" tập,="" trò="" chơi="" bổ="" trợ="" kỹ="" thuật="" áp="" dụng="" trong="" việc="" giảng="" dạy="" làm="" nâng="" cao="" thành="" tích="" nhảy="" cao="" “nằm="">

 

doc 21 trang cuonglanz2a 12242
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập, trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao thành tich kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” cho học sinh lớp 10 trường Trung học Phổ thông số 2 Mường Khương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. Tóm tắt đề tài	3
II. Giới thiệu	3
	1. Hiện trạng	3
	2. Giải pháp thay thế	4
III. Phương pháp 	4
	1 Khách thể nghiên cứu	4
	2. Thiết kế nghiên cứu 	.5
	3. Quy trình nghiên cứu 	.5
	4 Đo lường và thu thập dữ liệu 	6
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 	7
V. Kết luận và khuyến nghị 	8	1. Kết luận	8
	2. Khuyến nghị	8
 Tài liệu tham khảo 	9
	 Phụ lục	10
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
THPT: Trung học phổ thông
TN: Thực nghiệm
ĐC: Đối chứng
HS: Học sinh
GV: Giáo viên
ĐH: Đội hình
I. Tóm tắt 
	Qua thực tế dạy học nhiều năm, tôi nhận thấy kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” là một trong những kỹ thuật khó môn thể dục lớp 10 trường THPT. Khi giảng dạy kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” tôi nhận thấy có nhiều em học sinh gặp khó khăn trong việc thực hiện kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” do sợ xà, dẫn đến thành tích nhảy cao bị hạn chế và việc hoàn thiện kỹ thuật đối với các em học sinh khó. Từ đó, vấn đề được đặt ra ở đây là nghiên cứu áp dụng một số bài tập, trò chơi bổ trợ kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” nhằm nâng cao thành tích và hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” cho học sinh lớp 10 trường THPT số 2 Mường Khương là cần thiết. Hiện nay đã có nhiều giáo viên sử dụng các bài tập kết hợp trò chơi bổ trợ kỹ thuật đã được đánh giá là có hiệu quả. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu về việc sử dụng một số bài tập kết hợp trò chơi bổ trợ kỹ thuật đối với học sinh sao cho phù hợp và có hiệu quả tốt nhất.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm học sinh lớp 10A1 và 10A2 của trường THPT 2 Mường Khương. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học của học sinh: nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với nhóm đối chứng. Điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là: 7,00; của nhóm đối chứng là: 6,00. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,03 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc sử dụng một số bàí tập, trò chơi bổ trợ kỹ thuật áp dụng trong việc giảng dạy làm nâng cao thành tích nhảy cao “Nằm nghiêng”.
II. Giới thiệu
1. Hiện trạng:
	Kết quả học tập kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” của học sinh lớp 10 trường THPT số 2 Mường Khương hiện nay chưa cao. Qua các bài kiểm tra cho thấy đa số học sinh của lớp xếp loại đạt, đặc biệt còn một số học sinh chưa thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật nhảy cao theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này, nhìn chung các nguyên nhân sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học của các em.
	+ Về phía học sinh: Nhiều học sinh tiếp thu kỹ thuật mới còn chậm, sợ xà. Các em còn thụ động chưa tích cực học tập đặc biệt là các em học sinh nữ, do không yêu thích kỹ thuật nhảy cao.
	+ Về phía giáo viên: Phương pháp chưa phát huy tối đa tính tích cực của học sinh, việc sử dụng các bài tập bổ trợ, các trò chơi phát triển tố chất thể lực hỗ trợ việc hoàn thiện kỹ thuật. Là một yêu cầu quan trọng trong dạy học môn thể dục. Chính vì thế, yêu cầu phải sử dụng bài tập bổ trợ, các trò chơi phát triển tố chất thể lực trong việc dạy kỹ thuật mới thì bài học mới có thể đạt hiệu quả, học sinh mới có thể tiếp nhận kỹ thuật mới một cách dễ dàng là rất cần thiết.
2. Giải pháp thay thế: 
	Qua hiện trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài: Một số bài tập, trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao thành tich kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” cho học sinh lớp 10 trường THPT số 2 Mường Khương.. Nhằm nghiên cứu nâng cao kết quả dạy và học kỹ thuật nhảy cao “nằm nghiêng” môn thể dục.
	Giải pháp thay thế trong nghiên cứu là thông qua sử dụng một số bài tập, trò chơi bổ trợ kỹ thuật trong giảng dạy giúp học sinh lớp 10 nâng cao thành tích học tập kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” môn thể dục. Giáo viên chuẩn bị một số bài tập, trò chơi phù hợp với nội dung, kiến thức sẽ học, thiết kế cách trình bày, cách sử dụng các bài tập, trò chơi để thông qua đó học sinh có thể nắm bắt được kỹ thuật trên lớp. Ngoài ra, giáo viên có thể thiết kế các bài tập, trò chơi thi đấu, hoặc có thể sử dụng các tranh ảnh mô phỏng kỹ thuật nhằm tăng khả năng nhận biết của học sinh trong bài tập, buổi tập. 
Thời gian thực hiện giải pháp thay thế: Từ tuần 18 đến tuần 25 của chương trình Thể dục 10. 
Đối tượng thực nghiệm và đối chứng cùng thuộc 2 lớp, phương pháp thực nghiệm được tiến hành trên các tiết học kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” thuộc lớp 10A2. 
III. Phương pháp
1. Khách thể nghiên cứu
	Giáo viên: Hà Phương Thảo – Giáo viên dạy Thể dục lớp 10A1 + 10A2 (nhóm thực nghiệm + đối chứng) - là giáo viên đã có nhiều năm giảng dạy, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
Học sinh: 15 học sinh lớp 10A1, 15 học sinh lớp 10A2 được chọn tham gia nghiên cứu, hai nhóm học sinh được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ học sinh, giới tính, dân tộc, thể lực và kết quả học tập môn thể dục kì 1 năm học 2013 – 2014 như sau:
Số HS các nhóm
Kết quả kì 1 
năm học 2013 – 2014
Tổng số
Nam
Nữ
DT
Đ
CĐ
Lớp 10A2 (TN)
15
5
10
15
15
0
Lớp 10A1 (ĐC)
15
5
10
15
15
0
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của HS nhóm TN, ĐC
	Về ý thức học tập, đa số học sinh có ý thức học khá tốt, còn một số em ý thức trong học tập chưa thật cao. Đa số các em đều là người dân tộc thiểu số, con của gia đình nông dân, nhà xa trường.
2. Thiết kế nghiên cứu
	Nghiên cứu đươc tiến hành với hai nhóm thuộc hai lớp: nhóm lớp 10A2 là lớp thực nghiệm và nhóm lớp 10A1 là lớp đối chứng, kết quả học tập môn thể dục của kì 1 năm học 2013 – 2014 làm cơ sở để đảm bảo sự tương đương trình độ của hai nhóm. 
	Nghiên cứu sử dụng thiết kế 4: kiểm tra sau tác động với các nhóm phân chia ngẫu nhiên.
Nhóm
Tác động
Kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm
Sử dụng các bài tập, trò chơi bổ trợ kỹ thuật trong dạy kỹ thuật nhảy cao
O1
Đối chứng
Không sử dụng các bài tập, trò chơi bổ trợ kỹ thuật trong dạy kỹ thuật nhảy cao
O2
Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu
 Thiết kế này sử dụng phép kiểm chứng T-Test
3. Quy trình nghiên cứu
	 * Chuẩn bị bài của giáo viên:
Giáo viên thiết kế bài học kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng không sử dụng các bài tập trò chơi bổ trợ kỹ thuật, quy trình chuẩn bị bài như bình thường đối với lớp 10A1(ĐC)
Giáo viên thiết kế bài học có sử dụng các bài tập trò chơi bổ trợ kỹ thuật, tranh ảnh sưu tầm, lựa chọn phù hợp với việc cung cấp, luyện tập giúp học sinh ghi nhớ từ giai đoạn kỹ thuật trong bài học đối với lớp 10A2 (TN). ( Giáo án một số tiết thực nghiệm phần nhảy cao trình bày ở phần phụ lục). 
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
	Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Ngày dạy
Lớp
Tiết theo PPCT
Tên bài dạy
19/12/2013
10A2
38
Nhảy cao - Đá cầu
7/1/2014
10A2
39
Nhảy cao - Đá cầu
9/1/2014
10A2
40
Nhảy cao - Đá cầu
16/1/2014
10A2
41.....
Nhảy cao - Đá cầu
Bảng 3. Thời gian thực nghiệm
4. Đo lường và thu thập dữ liệu 
	Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các tiết có nội dung kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” từ tiết 38 đến tiết 50. Giáo viên kiểm tra tiết 51 theo PPCT. 
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
	Sau khi thực hiện kiểm tra kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng”, giáo viên tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng (đáp án kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). 
 IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
	So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Điểm trung bình
7,00
6,00
Độ lệch chuẩn
1,25
1,41
Giá trị p của T-test
0,03
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
0,70716781
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
	Thông qua bảng 1 trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm ngẫu nhiên đã chọn là tương đồng nhau về kết quả học tập. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p = 0,03 cho thấy sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.
	Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD 
	Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị chuẩn SMD = 0.70716781 cho thấy mức độ ảnh hưởng đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là tương đối lớn.
	Giả thuyết của nghiên cứu “Một số bài tập, trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao thành tích kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” cho học sinh lớp 10 trường THPT số 2 Mường Khương”. Đã được kiểm chứng là có hiệu quả.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình sau tác động của nhóm TN và nhóm ĐC
	Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 7,00; kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm trung bình là 6,00. Độ lệch của hai nhóm là 1,0. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.70716781. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là tương đối lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0,03 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động nghiêng về nhóm thực nghiệm.
Phân tích trên cho thấy việc áp dụng bài tập, trò chơi bổ trợ một cách linh hoạt, phù hợp vào giảng dạy kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” giúp nâng cao hiệu quả thành tích kỹ thuật nhảy cao cho học sinh lớp 10 trường THPT số 2 Mường Khương.
V. Kết luận và khuyến nghị:
1. Kết luận : 
	Việc sử dụng các bài tập, trò chơi bổ trợ kỹ thuật vào giảng dạy nội dung nhảy cao “Nằm nghiêng” môn thể dục lớp 10 kết hợp với việc áp dụng các phương pháp giảng dạy theo các bài tập trong (SGK) đã nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. 
2. Khuyến nghị:
2.1. Đối với các cấp lãnh đạo: 
	Cần khuyến khích giáo viên nghiên cứu chọn ra giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng của từng môn học. Đặc biệt đối với bộ môn Thể dục với đặc thù môn học cần trang bị đầy đủ dụng cụ tập luyện đảm bảo chất lượng nhằm nâng dần thành tích các môn thể thao khó như môn nhảy cao “Nằm nghiêng”. Đồng thời động viên, giúp đỡ và khen thưởng kịp thời những giáo viên có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường.
2.2. Đối với giáo viên: 
	Cần không ngừng đầu tư nghiên cứu, trau dồi kiền thức, tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân. Giáo viên tích cực áp dụng các phương pháp mới vào giảng dạy môn Thể dục nói chung và kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngoài ra giáo viên khi dạy kỹ thuật mới, khó bằng áp dụng các bài tập, trò chơi, tranh ảnh cần chú ý một số vấn đề sau: 
- Luôn luôn gần gũi cởi mở với học sinh để tạo tình cảm thầy trò thông qua hoạt động dạy và học.Từ đó lôi cuốn học trò yêu thích môn thể dục hơn.
- Chuẩn bị bài giảng chu đáo và kỹ càng phù hợp với từng đối tượng học sinh 
- Đưa ra các tình huống dễ hiểu để gợi mở cho các em đoán từ từ từng giai đoạn kỹ thuật trong bức tranh chính xác.
- Giáo viên chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học.
- Cần tổ chức lớp học một cách khoa học. Trong giờ luyện tập giáo viên cần sáng suốt lựa chọn phương pháp luyện tập phù hợp với đối tượng và sĩ số của học sinh trong lớp. Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi rất mong muốn được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của quý đồng nghiệp giúp cho tôi hoàn chỉnh nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa lớp 10 thể dục - Nhà xuất bản giáo dục – Bộ GD&ĐT. 
- Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ ( Bộ GD&ĐT)
- Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng( Sở GD& ĐT Lào Cai)
- Sử dụng tranh ảnh trong SGK lớp 10 thể dục - Nhà xuất bản giáo dục – Bộ GD&ĐT. 
- tài liệu chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng môn thể dục - Nhà xuất bản giáo dục 
- Lý luận và phương pháp TDTT: (Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn – NXB TDTT, 1995)
- Phương pháp toán học thống kê: (Nguyễn Đức Văn – TDTT, 1987)
- Hướng dẫn giảng dạy TDTT trường phổ thông trung học: (NXB TDTT, 1997)
- Giáo trình lý thuyết điền kinh. (Tài liệu sử dụng trong các trường ĐH - CĐ TDTT Nhiều tác giả, 2000)
PHỤ LỤC
1. Giáo án thực nghiệm phần kỹ thuật nhảy cao
TIẾT 38 Ngày Soạn: 17/12/2013 	 Ngày giảng: 19/12/2013
NHẢY CAO - ĐÁ CẦU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Giới thiệu kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng, biết cách thực hiện đứng tại chỗ đá lăng, đi một bước đá lăng - xoay mũi gót bàn chân. Giới thiệu một số động tác bổ trợ kỹ thuật đá cầu, kỹ thuật di chuyển tâng búng cầu.
2. Kỹ năng: Thực hiện được đứng tại chỗ đá lăng, đi một bước đá lăng - xoay mũi gót bàn chân. Thực hiện được một số động tác bổ trợ kỹ thuật đá cầu, kỹ thuật di chuyển tâng búng cầu.
3. Thái độ: Học Sinh tự giác, tích cực, nghiêm túc trong quá trình tập luyện.
II. Địa điểm - Phương tiện:
 - Sân trường THPT số 2 Mường Khương
 - HS vệ sinh sân tập
 - GV chuẩn bị giáo án, xà đệm nhảy cao, cầu...
III. Tiến trình lên lớp:
NỘI DUNG 
Đ.LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP - TỔ CHỨC
I. Phần mở đầu.
1. Nhận lớp:
- Học sinh: Cán sự lớp tập hợp điểm số, báo cáo sĩ số.
- Giáo viên: Nhận lớp, phổ biến nội dung giờ học. hỏi thăm sức khoẻ học sinh.
2. Khởi động:
- Khởi động chung: Bài tập phát triển chung. Xoay các khớp cổ, cổ chân, cổ tay, gối, hông, vai ép 
- Khởi động chuyên môn: 
Bước nhỏ tại chỗ, di chuyển.
Nâng cao đùi tại chỗ, di chuyển.
Chạy đạp sau
3. Kiểm tra bài cũ: Không
II. Phần cơ bản
1. Hoạt động 1: Nhảy cao
a. Giới thiệu kỹ thuật nhảy cao “nằm nghiêng” Gồm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn chạy đà.
+ Giai đoạn giậm nhảy.
+ Giai đoạn trên không.
+ Giai đoạn tiếp đất.
b. Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật.
+ Bài tập 1: Đứng tại chỗ đá lăng
- Chuẩn bị: Đứng 1 chân trước. 1 chân sau tay cùng phía chân trước vịn vào bạn hoặc vào gốc cây... hoặc 2 tay buông tự nhiên
- Động tác: Dùng sức của đùi và hông chủ động đá lăng chân về trước - lên cao, sau đó thả lỏng hạ thấp chân xuống dưới- ra sau như quả lắc đồng hồ và lặp lại bài tập.
- Sau 5 lần tập, đổi chân. Khi chân đá lên cao, thân người thẳng, chân trụ theo đà rướn lên cao, không được co gối và hạ thấp trọng tâm.
+ Bài tập 4: Đà 1 bước - giậm nhảy đá lăng.
- Chuẩn bị: Đứng chân lăng phía trước, chân giậm nhảy phía sau hơi co, mũi bàn chân chạm đất, 2 tay buông tự nhiên.
- Động tác: Hơi ngả thân trên ra sau lấy đà, sau đó chuyển về trước kết hợp với bước chân giậm nhảy về trước 1 bước, chuyển trọng tâm vào chân giậm nhảy đồng thời chân giậm nhảy khuỵu gối hạ thấp trọng tâm, kết hợp với chân đá lăng về trước - lên cao...Xoay mũi (gót) chân kết hợp với chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất và co nhanh lại, khi thân người đã xoay 180 độ thì duỗi chân giậm nhảy ra để chuẩn bị tiếp đất.
c. Trò chơi bổ trợ kỹ thuật và phát triển thể lực: Lò cò tiếp sức:
- Chuẩn bị: Kẻ một vạch chuẩn, một vạch xuất phát cách nhau 1- 1,5m. Từ vạch xuất phát ra trước 10 - 15m đặt 5 chướng ngại vật cao 0,2- 0,3m (nữ), 0,3- 0,5m (nam) cắm 4 cờ nhỏ làm chuẩn. Chia HS làm 4 đội 2 đội nam và 2 đội nữ có số HS bằng nhau.
- Cách chơi: Khi có lệnh, HS số 1 của mỗi đội bật nhảy bằng chân giậm nhảy, khi bật tay cùng bên với chân giậm nhảy cầm bóng, đến cờ, vòng qua cờ, bật về vạch xuất phát trao bóng cho người số 2 sau đó đi về tập hợp ở cuối hàng. Số 2 nhận bóng, bật như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết. Đội nào xong trước không phạm quy thì thắng cuộc.
 2. Hoạt động 2: Đá cầu 
a. Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật.
- Di chuyển ngang, di chuyển chéo và di chuyển tiến lùi.
- Di chuyển ngang thường được sử dụng trong thi đấu đơn.
- Di chuyển chéo và di chuyển tiến lùi được sử dụng trong thi đấu đơn và đôi.
b. Học kỹ thuật di chuyển tâng “búng” cầu.
- Tập mô phỏng động tác di chuyển tâng búng cầu không có cầu.
- Tập mô phỏng động tác di chuyển tâng búng cầu có cầu.
- Tập động tác di chuyển tâng búng cầu theo nhóm.
3. Củng cố: 
Nhảy cao: Đà 1 bước - giậm nhảy đá lăng.
Đá cầu: Kỹ thuật di chuyển
III. Phần kết thúc:
1. Thả lỏng, hồi tĩnh:
- Thả lỏng toàn thân; tay, chân, lưng, vai...
2. GV nhận xét giờ học: 
- ý thức học tập của HS.
3. GV ra bài tập về nhà:
 - Ôn nội dung nhảy cao đã học.
- Ôn nội dung đá cầu đã học
8 phút
1 lần
2lần x8N
2 lần
32 phút
 15 phút
4 phút
8 phút
5 lần
5 lần
3 phút
3 lần
14 phút
5 phút
4 lần
9 phút
3 lần
3 lần
3 phút
5 phút
2lần x8N
 - Cán sự lớp tập trung lớp 4 hàng ngang - GV nhận lớp. Đội hình (H1)
 €€€€€€€€
 €€€€€€€€
 ƒƒƒƒƒƒƒƒ
 € ƒƒƒƒƒƒƒƒ 
 € 
 ( H1)
- GV cho học sinh khởi động chung ( 4 hàng so le). ĐH (H2)
€ € € € € €
ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ
€ ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ
ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ
€ 
 (H2)
- GV cho HS khởi động CM. ĐH (H3)
€ € € €
ƒ ƒ ƒ 15 – 20 m €
 € 
 (H3)
GV cho HS xem tranh kỹ thuật nhảy cao “nằm nghiêng”, phân tích, làm mẫu toàn bộ kỹ thuật. ĐH (H4)
 € €
 € € 
€ € 
 . 
 (H4)
- GV làm mẫu bài tập 1, hướng dẫn HS tập luyện bài tập 1 cả lớp theo nhịp hô của GV. GV quan sát nhắc nhở sửa sai cho HS. ĐH (H2) 
- GV làm mẫu bài tập 4, hướng dẫn HS tập luyện bài tập 4 theo từng hàng ngang, luân phiên, xoay vòng theo nhịp hô của GV. GV quan sát nhắc nhở sửa sai cho HS. ĐH (H5) 
- GV chú ý sửa sai cho HS, chú ý những em tập yếu. 
€ € € € € €
ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ
€ ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ
 € 
ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ
 (H5)
- GV hướng dẫn HS trò chơi ĐH (H6)
€ € € €
ƒ ƒ ƒ €
€ € € €
ƒ ƒ ƒ € 
 15 m 
 € 
 (H6)
- GV làm mẫu, phân tích động tác 1- 2 lần.
- GV làm mẫu các động tác di chuyển
 hướng dẫn HS tập luyện theo từng hàng ngang, luân phiên, xoay vòng theo nhịp hô của GV. GV quan sát nhắc nhở sửa sai cho HS. ĐH (H7) 
 € € € € € €
ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ
€ 
(H7)
 - GV quan sát, nhắc nhở sửa sai cho học sinh.
- GV làm mẫu các động tác di chuyển tâng “ búng cầu” hướng dẫn học sinh tập theo ĐH (H7)
 - HS tập luyện theo từng nhóm 2 - 4 em. GV quan sát nhắc nhở sửa sai cho HS. ĐH (H8) 
 €
 €
 €
 €
 (H8)
- GV chú ý sửa sai cho HS và phân đối tượng để giảng dạy và sửa sai.
- GV gọi 1 - 2 em thực hiện kỹ thuật dà 1 bước giậm nhảy đá lăng - Di chuyển đá cầu
- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét đúng, sai và biện pháp khắc phục những sai lầm đó.
- HS tập trung 4 hàng ngang thả lỏng so le. Đội hình (H2)
- HS dồn hàng nghe GV nhận xét giờ học, ý thức học, ra bài tập về nhà. ĐH (H1)
TIẾT 39 Ngày Soạn: 05/01/2014
 	 Ngày giảng: 07/01/2014
NHẢY CAO - ĐÁ CẦU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Ôn đứng tại chỗ đá lăng, đi một bước đá lăng - xoay mũi gót bàn chân. Giới thiệu động tác qua xà. Ôn kỹ thuật di chuyển tâng búng cầu, giới thiệu kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân.
2. Kỹ năng: Thực hiện được đứng tại chỗ đá lăng, đi một bước đá lăng - xoay mũi gót bàn chân. Nắm được động tác qua xà. Thực hiện được kỹ thuật di chuyển tâng búng cầu, kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân.
3. Thái độ: Học Sinh tự giác, tích cực, nghiêm túc trong quá trình tập luyện.
II. Địa điểm - Phương tiện:
 - Sân trường THPT số 2 Mường Khương
 - HS vệ sinh sân tập
 - GV chuẩn bị giáo án, xà đệm nhảy cao, cầu...
III. Tiến trình lên lớp:
NỘI DUNG 
Đ.LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP - TỔ CHỨC
I. Phần mở đầu.
1. Nhận lớp:
- Học sinh: Cán sự lớp tập hợp điểm số, báo cáo sĩ số.
- Giáo viên: Nhận lớp, phổ biến nội dung giờ học. hỏi thăm sức khoẻ học sinh.
2. Khởi động:
- Khởi động chung: Bài tập phát triển chung. Xoay các khớp cổ, cổ chân, cổ tay, gối, hông, vai ép 
- Khởi động chuyên môn: 
Bước nhỏ tại chỗ, di chuyển.
Nâng cao đùi tại chỗ, di chuyển.
Chạy đạp sau
3. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết kỹ thuật nhảy cao “nằm nghiêng” gồm mấy giai đoạn?
II. Phần cơ bản
1. Hoạt động 1: Nhảy cao
a. Một số bài tập kỹ thuật.
+ Bài tập 1: Đứng tại chỗ đá lăng
- Sau 5 lần tập, đổi chân. Khi chân đá lên cao, thân người thẳng, chân trụ theo đà rướn lên cao, không được co gối và hạ thấp trọng tâm.
+ Bài tập 4: Đà 1 bước - giậm nhảy đá lăng.
- Lưu ý: Sau khi giậm nhảy, lúc cơ thể đang bật bổng lên cao, không được ngả thân tr

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_tro_choi_bo_tro_nham_na.doc
  • docBIA NCKH.doc
  • docĐơn đề nghị công nhận NCKH - Thảo.doc