SKKN Một số bài tập thể chất giúp học sinh phòng chống tật cận thị
Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt, cùng với các hoạt động giáo dục khác góp phần giáo dục toàn diện thế hệ trẻ.
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa thể chất, là sự tổng hợp của những thành tựu xã hội. Sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ định, nhằm nâng cao năng lực thể chất, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Mục đích giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm bảo vệ sức khỏe, cung cấp những kiến thức cơ bản, hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản. Trò chơi vận động tạo nên môi trường phát triển tự nhiên cho trẻ em, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm cho học sinh.
Giáo dục thể chất trong trường tiểu học còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.
Trong những năm gần đây thể chất của con người Việt Nam nói chung và các học sinh tiểu học nói riêng đã nâng lên rõ rệt về chất lượng.
Nền kinh tế phát triển ổn định, đất nước ngày càng giàu lên. Chính vì vậy, kinh tế của mỗi gia đình cũng ổn định và phát triển, con người Việt Nam cũng được cải thiện về thể chất, chiều cao được tăng lên, sức khỏe được cải thiện rõ rệt.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng - Nhà nước, các đội tuyển TDTT của chúng ta đã gặt hái được nhiều thành công, nhiều chủ trương từ các giải khu vực Châu Á cho đến Olimpic, báo hiệu những thành công trong việc nâng cao tầm vóc con người Việt Nam cũng như nâng cao chất lượng, trình độ, kỹ thuật của các vận động viên trên tầm quốc tế.
Sức khỏe của con người phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như môi trường, dinh dưỡng, lối sống, .
Chính vì vậy để nâng cao được sức khỏe cho học sinh phải có sự quan tâm của tất cả xã hội như :Gia đình, nhà trường, . .
Ở một khía cạnh nhỏ tôi luôn trăn trở làm thế nào để phát triển tốt nhất cho sức khoẻ của các em học sinh.
Đôi mắt rất quý giá đối với mỗi người, là cửa sổ của tâm hồn, là sự cảm thụ thế giới thông quả sự cảm thụ từ đôi mắt. Chính vì tầm quan trọng của đôi mắt và sự ảnh hưởng nhiều đến thị lực của các em. Đặc biệt là bệnh cận thị của các em.
Sau nhiều năm nghiên cứu và tìm tòi qua các kênh thông tin tôi nhận thấy ở nước ta tỉ lệ học sinh bị cận thị chiếm tỷ lệ rất cao. Với mong muốn giúp học sinh của mình hạn chế bệnh cận thị tôi quyết định nghiên cứu đề tài. “Một số bài tập thể chất giúp học sinh phòng chống tật cận thị”.
MỤC LỤC Nội dung Trang I. MỞ ĐẦU 1 1- Lí do chọn đề tài 1 2- Mục đích nghiên cứu 1 3- Phương pháp nghiên cứu 1 4- Đối tượng, thời gian nghiên cứu 2 4.1- Đối tượng nghiên cứu 2 4.2- Thời gian nghiên cứu 2 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 3 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 3 3. Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị của học sinh 4 3.1 Cấu tạo mắt 4 3.2 Cận thị là gì 7 3.3 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tật cận thị và biện pháp khắc phục 9 3.3.1 Nguyên nhân do bàn ghế 9 3.3.2 Nguyên nhân do ánh sáng 9 3.3.3 Nguyên nhân do chỗ ngồi 10 3.3.4 Nguyên nhân do cặp sách 12 3.3.5 Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng 14 4. Một số bài tập thể chất giúp các em học sinh phòng chống tật cận thị 15 4.1 Bài tập1: Tập chạy cư li ngắn mắt nhìn thẳng 15 4.2 Bài tập 2: Động tác vươn thở 16 4.3 Bài tập 3: Trò chơi 17 4.4 Bài tập Bài tập hướng dẫn học sinh tập tại nhà: 19 4.4.1: Bài tập thở: 19 4.4.2: Bài tập cho mắt: 19 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 20 1- Kết quả thực hiện 20 2- Kiến nghị 20 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt, cùng với các hoạt động giáo dục khác góp phần giáo dục toàn diện thế hệ trẻ. Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa thể chất, là sự tổng hợp của những thành tựu xã hội. Sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ định, nhằm nâng cao năng lực thể chất, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Mục đích giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm bảo vệ sức khỏe, cung cấp những kiến thức cơ bản, hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản. Trò chơi vận động tạo nên môi trường phát triển tự nhiên cho trẻ em, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm cho học sinh. Giáo dục thể chất trong trường tiểu học còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước. Trong những năm gần đây thể chất của con người Việt Nam nói chung và các học sinh tiểu học nói riêng đã nâng lên rõ rệt về chất lượng. Nền kinh tế phát triển ổn định, đất nước ngày càng giàu lên. Chính vì vậy, kinh tế của mỗi gia đình cũng ổn định và phát triển, con người Việt Nam cũng được cải thiện về thể chất, chiều cao được tăng lên, sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng - Nhà nước, các đội tuyển TDTT của chúng ta đã gặt hái được nhiều thành công, nhiều chủ trương từ các giải khu vực Châu Á cho đến Olimpic, báo hiệu những thành công trong việc nâng cao tầm vóc con người Việt Nam cũng như nâng cao chất lượng, trình độ, kỹ thuật của các vận động viên trên tầm quốc tế. Sức khỏe của con người phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như môi trường, dinh dưỡng, lối sống, ... Chính vì vậy để nâng cao được sức khỏe cho học sinh phải có sự quan tâm của tất cả xã hội như :Gia đình, nhà trường, . .. Ở một khía cạnh nhỏ tôi luôn trăn trở làm thế nào để phát triển tốt nhất cho sức khoẻ của các em học sinh. Đôi mắt rất quý giá đối với mỗi người, là cửa sổ của tâm hồn, là sự cảm thụ thế giới thông quả sự cảm thụ từ đôi mắt. Chính vì tầm quan trọng của đôi mắt và sự ảnh hưởng nhiều đến thị lực của các em. Đặc biệt là bệnh cận thị của các em. Sau nhiều năm nghiên cứu và tìm tòi qua các kênh thông tin tôi nhận thấy ở nước ta tỉ lệ học sinh bị cận thị chiếm tỷ lệ rất cao. Với mong muốn giúp học sinh của mình hạn chế bệnh cận thị tôi quyết định nghiên cứu đề tài. “Một số bài tập thể chất giúp học sinh phòng chống tật cận thị”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Giúp học sinh phòng chống tật cận thị. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp làm mẫu. - Phương pháp luyện tập, thực hành 4. Đối tượng, thời gian: 4.1. Đối tượng: Các em học sinh khối 4 Tổng số: 102 Nam: 54 Nữ: 48 4.2. Thời gian nghiên cứu: - Thời gian thực nghiệm năm đầu: Từ tháng 9 năm 2017 - Tháng 5 năm 2018. - Thời gian thực nghiệm năm thứ 2: Từ tháng 9 năm 2018 - Tháng 3 năm 2019. - Thời gian tổ chức tập luyện: Vào những tiết chính khóa. - Những tiết thời tiết xấu học trong lớp. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cở sở lí luận: Với đặc điểm thể trạng của con người Việt Nam, cách sống, cách sinh hoạt, phong tục tập quán cũng như chế độ dinh dưỡng, các yếu tố về môi trường, lối sống tất cả điều đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đôi mắt của các em học sinh. Đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến các em đầu cấp học, do hoàn cảnh gia đình điều kiện sống của các em khác nhau. Và với thời đại hiện nay có rất nhiều các kênh thông tin đã làm ảnh hưởng đến thị lực của các em ,đặc biệt là mạng Internet đã gây nên tật cận thị của các em. Cùng với các học không đúng khoa học. đọc sách báo. Đọc truyện, đăc biệt xem phim quá nhiều đã dẫn đến rất nhiều em ở lớp 1, 2 đã phải đeo kính cận. nhiều em phải nhập viện vì bị bệnh về mắt. Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2013: “Cả nước có gần 3 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 0 – 15 tuổi bị mắc các tật khúc xạ. Trong đó số trẻ em bị cận thị lên đến mức báo động chiếm đến 2/3”. Đây là một con số rất đáng báo động và cần có những giải pháp cũng như kiến thức chuyên môn để ngăn ngừa tình trạng này. Các bệnh về mắt không chỉ gây khó khăn cho sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý, trí tuệ của thế hệ trẻ trong tương lai. Hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, bởi vậy việc loại bỏ hoàn toàn các thiết bị điện tử trong học tập và giải trí là điều không thể. Thay vào đó, để chăm sóc mắt cho học sinh, sinh viên chúng ta nên ưu tiên giải trí bằng âm nhac, vận động thể lực hơn là giải trí bằng mắt. 2. Thực trạng vấn đề: Với dân số của địa phương khoảng 3400 dân, trường tôi có số học sinh trên 500 em, khuôn viên trường rộng, có đủ diện tích cho các em tập luyện và vui chơi. Với số lượng học sinh đông, diện tích sân trường rộng, tôi có đủ điều kiện để phát triển. Bên cạnh đó được sự quan tâm ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên đã góp ý và ủng hộ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. + Thuận lợi: Được sự quan tâm cũng như lãnh chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể cũng như sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong những năm qua các phong trào về phòng chống các bệnh về mắt được quan tâm. Thực hiện một cách quyết liệt, từ tuyên truyền cho đến hành động, các em được hướng dẫn tỉ mỉ về cách phòng chống các bệnh về mắt cũng như cách sinh hoạt hợp lí. + Khó khăn: Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, đặc điểm tâm sinh lý chưa ổn định đang ảnh hưởng nhiều bởi sự bắt chước sự cảm nhận về động tác đang còn sơ sài, bắt chước nhưng khi thực hiện thì sai lệch rất nhiều và có khi không đúng động tác, chỉ là các em nghĩ sao thì làm vậy. Chính vì vậy khi dạy một động tác mới thì thật khó khi truyền thụ tương đối chính xác động tác cho các em. - Đối với các em đầu cấp từ lớp 1- 3 các em chưa tự chăm sóc bản thân cũng như chưa hiểu đựơc về cách phòng chống các bệnh về mắt. Kết quả khảo sát như sau: Tổng số Đọc đúng và nhanh Đọc đúng Không đọc được Ghi chú SL % SL % SL % 102 35 34.3 42 41.2 25 24.5 3. Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị của học sinh. 3.1. Cấu tạo mắt Bán phần trước Giác mạc Giác mạc (lòng đen), là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Đường kính của giác mạc khoảng 11 mm, bán kính độ cong là 7,7 mm. Chiều dày giác mạc ở trung tâm mỏng hơn ở vùng rìa. Bán kính cong mặt trước giác mạc tạo thành lực hội tụ khoảng 48,8D, chiếm 2/3 tổng công suất khúc xạ của nhân cầu. Về phương diện tổ chức học giác mạc có 5 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: biểu mô, màng Bowmans, nhu mô, màng Descemet, nội mô. Mống mắt – Đồng tử Mống mắt là vòng sắc tố bao quanh đồng tử, quyết định màu mắt (đen, nâu, xanh..). Đồng tử là lỗ nhỏ màu đen, nằm ở trung tâm của mống mắt. Đồng tử có thể co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt. Thủy tinh thể Thủy tinh thể nằm sau mống mắt. Thủy tinh thể trong suốt làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ cho ánh sáng đi qua, tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ nét, giúp ta có thể nhìn xa gần. Bán phần sau Dịch kính Dịch kính là chất dạng gel trong suốt lấp đầy buồng nhãn cầu ở phía sau thể thuỷ tinh. Khối dịch kính chiếm chừng 2/3 thể tích nhãn cầu. Dây thần kinh mắt- Mạch máu võng mạc Dây thần kinh thị giác là nơi tập hợp các bó sợi thần kinh có chức năng dẫn truyền các tín hiệu nhận được ở võng mạc giúp ta nhận biết ánh sáng, hình ảnh Mạch máu võng mạc gồm động mạch và tĩnh mạch trung tâm võng mạc cung cấp chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng mắt. Một số bệnh nội khoa có liên quan đến rối loạn mạch máu võng mạc như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh đái tháo đường Hoàng điểm Võng mạc là một màng bên trong đáy mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại. Trung tâm võng mạc là hoàng điểm (điểm vàng), nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất giúp nhận diện nội dung, độ sắc nét của hình ảnh. Thông qua các dây thần kinh thị giác võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực và gửi về trung khu phân tích ở não. Võng mạc có nhiều lớp tế bào, đáng chú ý là lớp tế bào que, tế bào nón và lớp tế bào thần kinh cảm thụ. Tế bào que, tế bào nón nhận biết hình ảnh, màu sắc. Lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào que, tế bào nón trước tác động gây hại của tia cực tím và ánh sáng xanh chất chuyển hóa gây hại võng mạc. Cơ chế hoạt động của mắt Để hiểu một cách đơn giản, cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của máy chụp ảnh. Để chụp được ảnh, ánh sáng phản xạ từ vật được khúc xạ qua hệ thống thấu kính và hội tụ tại phim, qua quá trình rửa hình sẽ cho ta các bức ảnh. Mắt có hệ thấu kính thuộc bán phần trước nhãn cầu bao gồm giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể. Ánh sáng vào mắt sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt. Tại đây tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó được truyền đến não thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt để bạn nhìn thấy một vật nào đó. Đối với máy ảnh, chúng ta phải điều chỉnh tiêu cự chính xác và mức độ ánh sáng, khi ống kính bị bẩn phải lau chùi và bảo dưỡng cẩn thận. Trong thực tế mắt chúng ta cũng thực hiện những công việc đó một cách hoàn toàn tự động. Ví dụ, để thay đổi tiêu cự thì thủy tinh thể sẽ thay đổi độ cong của mình dưới sự điều khiển của cơ thể mi trong mắt. Việc điều chỉnh độ co giãn của mống mắt sẽ làm thay đổi kích thước của lỗ đồng tử, từ đó điều khiển cường độ chùm sáng đi vào. Các tuyến lệ chính và phụ hoạt động giúp cho giác mạc luôn được bôi trơn, nó là một cơ chế vệ sinh và bảo vệ tự nhiên mà tạo hóa ban cho đôi mắt. Các hoạt động này diễn ra tự động dưới sự điều khiển vô cùng tinh vi của các cơ chế thần kinh, mà không một máy ảnh cao cấp nào có thể sánh kịp. 3.2. Cận thị là gì? Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt, và trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Mặc dù nguyên nhân chính xác của sự tăng nhanh tỷ lệ người mắc tật cận thị trong những năm gần đây vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhiều bác sĩ nhãn khoa cho rằng nó có liên quan đến việc tình trạng mắt mệt mỏi do sử dụng máy tính và các công việc nhìn gần kéo dài khác hoặc do di truyền. Nguyên nhân tật cận thị. - Do yếu tố di truyền: nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị cận thị từ 6 điop trở lên, khả năng trẻ bị cận thị di truyền là 100%. - Do trẻ bị sinh non hoặc trẻ sinh ra có cân nặng thấp: Những trẻ sinh non từ 2 tuần trở lên và trẻ khi sinh ra có cân nặng thấp đều có khả năng cao bị cận thị từ khi bắt đầu đi đến tuổi thiếu niên. - Trẻ thường bị thiếu ngủ hoặc ngủ ít: Trẻ bị thiếu ngủ hay ngủ quá ít rất dễ mắc cận thị từ sớm. - Trẻ ngồi học không đúng tư thế hoặc có thói quen đọc sách với khoảng cách gần hay ở nơi không đủ ánh sáng có nguy cơ bị cận thị cao hơn so với các trẻ khác. - Trẻ xem tivi nhiều và ngồi xem tivi với khoảng cách không hợp lí. - Chương trình học tập hiện nay quá nặng, học sinh phải học cả 3 buổi (sáng, chiều, tối) buộc mắt phải làm việc liên tục. Việc tập trung nhìn kéo dài dễ dẫn đến cận thị, nhất là ở học sinh cấp I (6 - 10 tuổi) do ở lứa tuổi này cơ quan thị giác chưa hoàn chỉnh cả về mặt cấu tạo và sinh lý. Vì thế, tỉ lệ cận thị mới mắc sau một năm ở học sinh cấp tiểu học cao gấp 5 lần so với học sinh cấp phổ thông trung học. - Chương trình học vốn đã nặng, ngoài giờ học các em còn giải trí bằng trò chơi điện tử, xem tivi, game trên máy vi tính, điện thoại đòi hỏi sự tập trung cao độ, sự điều tiết của mắt khiến tình trạng trẻ bị cận thị gia tăng. Do hình ảnh di chuyển liên tục và các em phải ngồi gần màn hình máy tính nên độ cận đã tăng lên nhanh chóng. Các truyện tranh, sách in chữ quá nhỏ cũng làm tăng gánh nặng đối với mắt. Triệu chứng tật cận thị: - Trẻ có các biểu hiện thường xuyên nheo mắt, dụi mắt, mỏi mắt, chói mắt, dễ nhạy cảm với ánh sáng do khả năng điều tiết của mắt kém. - Không thể nhìn rõ những vật ở khoảng cách trên 1m như thường đứng gần để xem tivi... - Trẻ đọc sách với khoảng cách gần, cúi thấp gần với mặt bàn khi viết bài, khó đọc hoặc đọc nhầm do không nhìn rõ chữ. Hậu quả của tật cận thị - Khi đã bị cận thị, nếu không được phát hiện sớm để điều trị sẽ gây mệt mỏi đôi mắt, thậm chí nhức mắt hoặc nhức đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. - Trẻ cận thị sẽ bị hạn chế trong nhiều lĩnh vực như sự nhanh nhạy, giao tiếp xã hội, nhận biết hình thể cũng như việc lựa chọn một số nghề. Hơn nữa, cận thị còn có thể dẫn đến những bệnh lý như lé mắt, nhược thị, co quắp điều tiết... gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ và còn để lại di chứng cho thế hệ sau. - Trẻ thường xuyên phải chép bài của bạn do không thể nhìn rõ các chữ trên bảng. - Trẻ thường bị nhức đầu, chảy nước mắt do mỏi mắt. - Kết quả học tập giảm sút, không thích tham gia các hoạt động ngoài trời như đá bóng, cầu lông, các hoạt động ngoại khóa... Cách phòng, tránh tật cận thị. - Để phòng ngừa, hiện nay chưa có một phương pháp nào hiệu quả hoàn toàn. Tuy nhiên, nên có một chế độ học tập và làm việc hợp lý xen kẽ với những vận động thể lực vừa phải. Học tập, làm việc, đọc sách đúng khoảng cách, đúng tư thế, đủ ánh sáng sẽ giúp cho mắt đỡ mệt mỏi. -Khi ngồi viết, ánh sáng phải chiếu phía đối diện của tay cầm bút, chữ và giấy phải có độ tương phản tốt, khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25 - 30 cm, cho mắt thư giãn bằng cách nhìn ra xa trong 5-10 phút sau mỗi 30 - 40 phút làm việc. Không nên để mắt quá căng thẳng khi tiếp xúc với màn hình vi tính, không chơi trò chơi điện tử lâu... Trẻ cúi gần khi đọc sách là một trong những triệu chứng cận thị 3.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tật cận thị và biện pháp khắc phục. 3.3.1. Nguyên nhân do bàn ghế. Do thể hình của các em khác nhau. Sĩ số lớp đông, ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn của các em học sinh, nhiều em ngồi gần bảng hoặc xa bảng đã ảnh hưởng đến thị lực của các em. + Biện pháp khắc phục : Từ đầu năm tôi cùng với giáo viên chủ nhiệm kiểm tra lại số bàn ghế trong lớp, bố trí số bàn ghế phù hợp với số lượng học sinh. 3.3.2. Nguyên nhân do ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác. Khi các em không đủ ánh sáng thường phải nghiêng người trườn lên bàn hoặc nhìn với góc độ nhỏ lên trên bảng ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của các em. Cũng như gây ra các khuyết tật về tay, chân.. + Biện pháp khắc phục : Ban Giám hiệu cùng giáo viên chủ nhiệm, Hội Cha mẹ học sinh giúp đỡ tạo điều kiện đến nay mỗi phòng học đã đảm bảo ánh sáng, quạt dành cho giáo viên và học sinh. Tôi luôn nhắc nhở các em, nếu điều kiện thuận lợi phải mở hết các cửa sổ. 3.3.3. Nguyên nhân do chỗ ngồi: Việc học sinh ngồi một vị trí cũng là ảnh hưởng dẫn đến các khớp như cổ, cột sống của các em thường quay về phía bảng nhiều hơn, mắt các em cũng vậy. Nếu các em chỉ ngồi phía bên phải bảng, lâu ngày cột sống của em học sinh đó sẽ bị vẹo sang bên trái và mắt cũng bị ảnh hưởng. + Biện pháp khắc phục: Với kinh nghiệm của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, sự kiểm tra theo dõi của các đội viên, chỗ ngồi của các em luôn được thay đổi một tháng một lần, nhưng vẫn đảm bảo các em ngồi phù hợp với bàn ghế và không ảnh hưởng đến các bạn. 3.3.4. Nguyên nhân do cặp sách : Những em ham đọc sách cùng với sự bố trí thời gian không khoa học dẫn đến những con “ Mọt sách” từ đó dẫn đến tật cận thị. Hiện nay các em học từ 8-10 buổi/ tuần. Số đầu sách khá nhiều, trọng lượng từ 3-5kg. Mỗi ngày các em phải mang trên tay, trên vai 3-5kg cả 4 lượt đi đến trường và về nhà nếu các em chỉ dùng một tay hoặc một vai lâu ngày sẽ dẫn đến lệch vai. Hoặc vai to vai nhỏ. + Biện pháp khắc phục : Từ đầù năm, tôi cùng giáo viên chủ nhiệm cùng đề xuất với Ban giám hiệu, họp phụ huynh đề nghị các bậc phụ huynh mua cặp đúng tiêu chuẩn, luôn kiểm tra sách vở theo đúng thời khoá biểu, hàng tuần, trong giờ chào cờ các bạn trong Ban chỉ huy Liên đội luôn nhắc nhở và làm mẫu trước toàn trường. + Về lao động và tập luyện : Ban công tác Đoàn – Đội của nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với Ban Chấp hành Đoàn xã, thông qua loa phát thanh, luôn tuyên truyền quyền của trẻ em, động viên các gia đình tạo điều kiện để con em mình làm việc phù hợp với khả năng, không làm việc quá sức. Bên cạnh đó tôi cũng yêu cầu các em tập những môn thể thao phát triển sức mạnh như: bóng đá, bơi lội, điền kinh, ... 3.3.5. Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng: Một số học sinh ở đây ăn uống không có khẩu phần và định lượng, điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Vì vậy không thể đủ chất dinh dưỡng đúng tiêu chuẩn cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của mắt cũng như các bộ phận khác. + Biện pháp khắc phục : Trong những lần họp phụ huynh, nhà trường luôn yêu cầu các bậc phụ huynh tạo điều kiện hết mức cho các em đủ dinh dưỡng để học tập và sinh hoạt, tối thiểu cũng được ngày 3 bữa: sáng, trưa, chiều và đáp ứng được chế độ dinh dưỡng. 4. Một số bài tập thể chất giúp các em học sinh phòng chống tật cận thị 4.1. Bài tập 1: Tập chạy cự ly ngắn mắt nhìn thẳng + Lần 1: Giáo viên hô "sẵn sàng..... chạy", 4 em sẽ thực hiện chạy nhanh, khoảng cách khoảng 20m. Giáo viên quan sát từng em về cách đánh tay. Có ghi chép nhanh tương đối hoặc chưa đúng. Yêu cầu học sinh tập trung vào đường chạy khoảng cách từ 2 – 3m + Lần 2: Giáo viên cử cán sự lớp hô, 4 em sẽ thực hiện chạy nhanh qua cự ly khoảng 20m. Ở lần này, giáo viên sửa sai cho từng em sau khi các em chạy hết 20m. Giáo viên chú ý đến cách nhìn đường chạy của các em. Từ đó yêu cầu các em nhìn đúng khoảng cách. + Lần 3: Giáo viên hô, các em thực hiện cự li chạy 20m, giáo viên quan sát từng em, sau khi các em hoàn thành 20m chạy, giáo viên sẽ chia thành 2 tổ, một tổ các em thực hiện tương đối đúng kĩ thuật, cũng như cách quan sát và tầm nhìn của các em. .- Lưu ý: Ở bài tập này, giáo viên không nên yêu cầu các em tăng nhanh tốc độ, cũng như chạy hết tốc độ của mình. Chỉ cần yêu cầu các em biết quan sát. Biết cách tập trung và biết cách nhìn đúng hướng 4.2. Bài tập 2: Động tác vươn thở. - Hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập - Đội hình tập luyện x x x x x x x x x x x x GV Giáo viên cho tập hợp thành 4 hàng ngang, đứng so le. GV giải thích + làm mẫu. GV hô, học sinh thực hiện, giáo viên quan sát, sửa sai. - Ở nhịp 2, giáo viên hô chậm, yêu cầu học sinh vặn hông sang trái ( phải ) chậm, 2 chân thẳng, thở sâu. - GV chia tổ tập luyện, cán sự điều khiển nhắc các em ở nhịp 2 thực hiện chậm đúng kĩ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bai_tap_the_chat_giup_hoc_sinh_phong_chong_tat_c.doc