SKKN Một số bài tập để nâng cao sức bền cho môn cầu lông cấp THPT

SKKN Một số bài tập để nâng cao sức bền cho môn cầu lông cấp THPT

Thể dục thể thao là một bộ phận hữa cơ của văn hóa thể chất, cơ sở đặc trưng được hình thành trên việc sử dụng hợp lý, hoạt động vận động như là một yếu tố chuẩn bị cho cuộc sống và sự lạc quan. Thực trạng chất lượng giáo dục như là một phạm trù lịch sử.

Mục tiêu giáo dục nước ta là đạo tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước: Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.

Để thực hiện mục tiêu trên Bộ GD & ĐT đã không ngừng đào tạo cả về hình thức và nội dung trong các trường nói chung và trường THPT nói riêng: Là việc đổi mới phương tiện, phương pháp giảng dạy là một khâu quan trọng được coi là khâu then chốt.

Ngày nay nhờ vào các công trình nghiên cứu khoa học, nhờ nắm vững quy luật khách quan và phát triển thể chất con người nên thể dục thể thao đã vươn tới và xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực xã hội, vào việc chuẩn bị chuyên môn cho con người vào các ngành nghề khác nhau. Giáo dục thể dục thể thao chẳng những giúp cho việc nâng cao sức khỏe mà còn ảnh hưởng tốt đến các mặt giáo dục khác vì đặc tính quan trọng của thể dục thể thao làm ảnh hưởng của nó tới trạng thái nhạy cảm của con người được biểu thị qua sự phát sinh các tình cảm tốt, vui sướng, hài lòng, lạc quan, đồng thời còn phát triển tốt những chức năng tâm lý như tính thụ cảm, trí nhớ, sự chú ý, sự suy nghĩ. Mặt khác trong quá trình tập luyện thể dục thể thao sẽ hình thành những phẩm chất đạo đức cần thiết như ý chí, tính kiên nhẩn, lòng dũng cảm, quả quyết, sự dẻo dai, tính kỷ kuật và tinh thần tập thể.

 

docx 21 trang thuychi01 7660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập để nâng cao sức bền cho môn cầu lông cấp THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
 Trang
1. MỞ ĐẦU ..........................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................2,3
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
2. NỘI DUNG.......................................................................................................5
2.1. Cơ sở lí luận................................................................................................5,6
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.....................6,7
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..............................................7
2.3.1. Nhóm bài tập không có cầu.................................................................8,9,10
2.3.2. Nhóm bài tập có cầu........................................................................11,12,13
2.3.3. Nhóm bài tập thi đấu........................................................ ........................14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường...........................................................................................15
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.......................................................................15
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường...........................................15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...............................................................................16
3.1. Kết luận........................................................................................................16
3.1.1. Bài học kinh nghiệm..................................................................................16
3.1.2. Khả năng ứng dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm.........................17
3.2. Kiến nghị......................................................................................................17
3.2.1. Đối với đồng nghiệp..................................................................................17
3.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo......................................................................17,18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................19
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài 
Thể dục thể thao là một bộ phận hữa cơ của văn hóa thể chất, cơ sở đặc trưng được hình thành trên việc sử dụng hợp lý, hoạt động vận động như là một yếu tố chuẩn bị cho cuộc sống và sự lạc quan. Thực trạng chất lượng giáo dục như là một phạm trù lịch sử.
Mục tiêu giáo dục nước ta là đạo tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước: Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
Để thực hiện mục tiêu trên Bộ GD & ĐT đã không ngừng đào tạo cả về hình thức và nội dung trong các trường nói chung và trường THPT nói riêng: Là việc đổi mới phương tiện, phương pháp giảng dạy là một khâu quan trọng được coi là khâu then chốt. 
Ngày nay nhờ vào các công trình nghiên cứu khoa học, nhờ nắm vững quy luật khách quan và phát triển thể chất con người nên thể dục thể thao đã vươn tới và xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực xã hội, vào việc chuẩn bị chuyên môn cho con người vào các ngành nghề khác nhau. Giáo dục thể dục thể thao chẳng những giúp cho việc nâng cao sức khỏe mà còn ảnh hưởng tốt đến các mặt giáo dục khác vì đặc tính quan trọng của thể dục thể thao làm ảnh hưởng của nó tới trạng thái nhạy cảm của con người được biểu thị qua sự phát sinh các tình cảm tốt, vui sướng, hài lòng, lạc quan, đồng thời còn phát triển tốt những chức năng tâm lý như tính thụ cảm, trí nhớ, sự chú ý, sự suy nghĩ. Mặt khác trong quá trình tập luyện thể dục thể thao sẽ hình thành những phẩm chất đạo đức cần thiết như ý chí, tính kiên nhẩn, lòng dũng cảm, quả quyết, sự dẻo dai, tính kỷ kuật và tinh thần tập thể. 
Tất cả những điều trên là tiền đề hết sức quan trọng để nâng cao hiệu suất và thành tích học tập của học sinh. Do đó thể dục thể thao là môn học bắt buộc trong nhà trường phổ thông và được đặt ngang hàng với các môn học khác. 
Căn cứ vào nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo, tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, đồng thời khắc phục và củng cố những yếu kém và xây dựng hệ thống giáo dục trong thời kì đổi mới. 
Huấn luyện phát triển tố chất sức bền là giúp cho học sinh chống lại mệt mỏi trong hoạt động TDTT . Sức bền có ý nghĩa đặc biệt và là nền tảng đối với thành tích thi đấu của nhiều môn thể thao, là yếu tố quyết định đối với khả năng chịu đựng LVĐ đối với học sinh. 
 Phát triển tố chất sức bền là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh chóng sau các lượng vận động lớn. 
 Để có những phương pháp, giải pháp mới và những bài tập phát triển các tố chất thể lực có hiệu quả đối với tất cả các đối tượng học sinh, lại là một vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải có sự sáng tạo, phát huy được tính chủ động tích cực và khai thác triệt để từ đối tượng học sinh. Mặt khác để phát huy khả năng của học sinh và có kế hoạch bồi dưỡng giảng dạy (Tập luyện ngoại khoá và chính khoá) đối với từng đối tượng học sinh nhằm tạo gây hưng phấn và sự chủ động của học sinh trong quá trình tập luyện. Do vậy bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn thể dục trường THPT Triệu sơn 5 theo chương trình giáo dục con người toàn diện. Do đó sức bền trong môn cầu lông giữ vai trò quan trọng. Nó nằm trong kỹ thuật di chuyền, phông cầu, đập cầu, bạt cầu, sức bật của chân. Đây là những nhân tố chủ yếu tấn công đối phương trong quá trình thi đấu. Vì vậy việc nghiên cứu lựa chọn các bài tập, các phương pháp huấn luyện phù hợp với các em học sinh là rất quan trọng. Để duy trì tốt trạng thái tập luyện cũng như thi đấu các em học sinh năng khiếu cầu lông cần được phát triển thể lực chuyên môn toàn diện. Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất còn hạn hẹp song hàng năm trường tổ chức thi đấu cầu lông cấp trường nhưng kết quả chưa được cao, đặc biệt là môn cầu lông.
 Vì vậy cần đặt ra là phải xây dựng chiến lược lâu dài, các biện pháp nhằm phát triển phong trào TDTT đồng bộ tất cả các môn thông qua các câu lạc bộ sở thích đặc biệt là môn cầu lông. Nhận thức được những vấn đề trên Tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài "Một số bài tập để nâng cao sức bền cho môn cầu lông cấp THPT". 
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Nhằm phát triển về thể lực cho học sinh, đem lại thành tích cao trong quá trình tập luyện thể dục thể thao và từng bước nâng cao kết quả giảng dạy của giáo viên trong bộ môn cầu lông.
- Tìm hiểu học sinh đế nắm được tâm lý và thể lực của học sinh, đề ra được những phương pháp phù hợp với học sinh, với thời gian tập luyện và điều kiện sân bãi của nhà trường. 
- Xây dựng nền tảng thể lực cơ bản làm cơ sở để lĩnh hội và thực hiện được những bài tập thể chất với khối lượng và cường độ. Nâng cao nhận thức của học sinh về sức bền từ đó có ý thức, để rèn luyện một cách có khoa học, để cải thiện thể lực của mình. 
 -Tổng kết đánh giá các phương án tác động đến đối tượng để đi đến kết luận có tính khả thi cao, từ đó tổng hợp thành bài học kinh nghiệm của bản thân và áp dụng đề tài vào trong thực tiễn.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Nghiên cứu nội dung sức bền môn cầu lông cấp THPT và việc học tập của học sinh đối với môn học. Từ đó, sưu tầm, chọn lọc, phối hợp sử dụng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả và phát huy tính tích cực tập luyện của học sinh trong giờ học Thể dục tại trường THPT Triệu Sơn 5.
 Sự chuyển biến của học sinh trong quá trình thực hiện đề tài.
 Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi chọn 3 lớp nguyên vọng của Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 5, cụ thể: Lớp 10c5, 10c6, 10c7, Năm học 2018 – 2019.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Tìm hiểu, học tập một số giải pháp giảng dạy của giáo viên trong tổ và 
thông qua quá trình học tập và công tác như: Với những kinh nghiệm được đúc rút quá trình học tập, rèn luyện, công tác rút kinh nghiệm qua các lớp bồi dưỡng 
chuyên môn, qua giờ dự, các tài liệu tham khảo¼ 
- Đã đưa ra được những phương pháp như sau: Phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm sư phạm, khảo sát điều tra, phương pháp thống kê và phương pháp tổng hợp, phương pháp thị phạm, phân tích đánh giá kết quả. 
- Kết hợp được những đặc điểm thể lực, sinh lý lứa tuổi học sinh THPT, từ đó đưa ra những giải pháp giảng dạy với nhiều đối tượng học sinh khác và khắc phục những khó khăn thiếu thốn về dụng cụ sân bãi của nhà trường.
 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đổi mới phương pháp dạy học là việc dạy học phải “Lấy học sinh làm trung tâm” nhằm mục tiêu: Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển các năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Nhiệm vụ trọng tâm trong trường học là hoạt động của thầy và hoạt động của học sinh. Được xây dựng trên cơ sở ban đầu là hình thành nhân cách cho học sinh để từ đó học sinh có thể kết hợp giữa lý luận với thực tiễn lao động, học tập hoặc học lên bậc học cao hơn. 
Trong xã hội hiện đại, học sinh rất thích chơi môn cầu lông nhưng vì do học sinh thể lực còn rất yếu vì các em ít vận động chỉ học môn văn hóa là chủ yếu, nên sức bền của em không có, cho nên khi các em chơi hay mệt, thể lực còn yếu, sức bền các em không có, từ đó sẻ làm ảnh hưởng đến kỹ thuật động tác và tác phong thi đấu, dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả học tập.
 Trong tình trạng học sinh hiện nay thiếu vận động và thừa chất dinh dưỡng ngày càng nhiều nhất là ở những thành phố lớn, hiện tượng học sinh có trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường hoặc mắc bệnh béo phì cũng ngày càng phổ biến. Việc tập luyện thường xuyên liên tục đặc biệt là sức bền sẽ giúp các em thoát khỏi tình trạng nêu trên, tiêu hao năng lượng thừa, không thể tích thành mỡ. Sức bền vừa có lợi cho sức khoẻ vừa chống lại được căn bệnh béo phì. Nhưng lại ngược lại đối với những học sinh gầy thì lại giúp các em khỏe mạnh hơn, béo hơn, chí tuệ minh mẩn hơn. Bởi vì trong thời đại hiện nay học sinh học rất nhiều các môn văn hóa cho nên các em có rất ít thời gian để tham ra các hoạt động thể dục thể thao, làm cho các em có sức khỏe rất yếu và cơ thể ì hơn.
Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh nắm vững những tri thức khoa học của bộ môn thể dục một cách có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ chưa biết đến biết.
Đặc trưng của môn thể dục là môn khoa học được đưa vào cấp học, ngành học, là một trong những môn mà tất cả học sinh đều phải hoàn thành trong các cấp học. Môn học thể dục là môn mà người học cần phải có sức khoẻ tốt mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ mà ngành giáo dục đã đưa ra. Mà sức bền là vấn đề rất quan trọng, nó như là tiền đề hay là cái móng để tạo nên kỹ thuật tốt. Sức bền trong môn cầu lông là phải thực hiện các bài tập tốt mới nâng cao được thành tích trong thi đấu. 
Sức bền là khả năng làm việc trong thời gian dài, mà con người không bị giảm sút về cường độ vận động và ý chí. Nói cách khác: Sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi trong hoạt động nói chung và hoạt động TDTT nói riêng trong một khoảng thời gian nào đó. Vì thế để đạt thành tích trong thi đấu một trong những việc cần làm là phải nâng cao sức bền chuyên môn đối với các em học sinh, nó tạo nền tảng để các em thực hiện và vận dụng có hiệu quả kỹ thuật chiến thuật đánh cầu, nó giúp cho các em duy trì được trận đấu căng thẳng kéo dài mà vẫn đảm bảo một cách hiệu quả những đường cầu tấn công nhanh mạnh đầy uy lực, hoạch kiên kỳ phòng thủ an toàn trước những pha áp đảo của đối phương.
Năng lực sức bền phần lớn phụ thuộc vào quá trình biến đổi cơ thể nhằm duy trì và đảm bảo cho hoạt động lâu dài và ổn định của hệ thần kinh đối với các kích thích có cường độ lớn. Ngoài ra ý chí cũng là một trong những thành phần quan trọng để duy trì cường độ vận động.
Chúng ta đều biết, hoạt động của con người là rất đa dạng và phong phú, do vậy mệt mỏi cũng sinh ra rất đa dạng như: Mệt mỏi về thể lực; Mệt mỏi về trí óc; Mệt mỏi về tâm lí... chúng đều có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong hoạt động TDTT mệt mỏi về thể lực sinh ra do hoạt động cơ bắp chiếm ưu thế. 
 2.2.Thực trạng của đề tài.
Việc giảng dạy môn học thể dục hiện nay trong nhà trường THPTTriệu Sơn 5 còn gặp nhiều khó khăn trở ngại với những lý do: 
 - Trường THPT Triệu Sơn 5 mới được thành lập từ năm 2000, khi mới thành lập trường thuộc trường Bán công và mấy năm gần đây trường mới chuyển sang trường công lập. Cho nên cơ sở vật chất của trường nói chung và bộ môn thể dục nói riêng còn rất thiêu thốn: Tài liệu tham khảo cho giáo viên còn hạn chế, đồ dùng, dụng cụ sân bãi tập luyện để phục vụ cho công việc giảng dạy của giáo viên và học tập cũng như tập luyện của học sinh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều môn còn không có dụng cụ học tập. Mặt khác phần đa đối tượng học sinh lười tập luyện và các em không chú trọng đến những môn phụ. Đặc biệt là chưa được tiếp cận thông tin về các hoạt động TDTT trong và ngoài nước. Bên cạnh đó nhiều học sinh chưa nhận thức được ý nghĩa, tác dụng của các bài tập phát triển thể lực nên trong quá trình tập luyện chính khoá và ngoại khoá chưa đạt được kết quả và đặc biệt nhất là hạn chế về thành tích cá nhân. 
Giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền, phải dựa trên cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực. 
 Vì vậy việc áp dụng các giải pháp giảng dạy mới của giáo viên là việc làm cấp thiết đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng các giải pháp đó phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường như dụng cụ học tập, sân bãi, của từng tiết học và từng đối tượng học sinh. Chẳng hạn việc giảng dạy các bài tập bổ trợ kĩ thuật và các bài tập phát triển tố chất sức bền cho môn cầu lông, hay các trò chơi vận động thì phải căn cứ vào điều kiện sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị của nhà trường. Hơn nữa việc giao các bài tập về nhà cho học sinh trong các buổi tự tập luyện để nâng cao thành tích, hoàn thiện kĩ thuật, nâng cao tố chất sức bền cho môn cầu lông là những việc làm cấp thiết. Nhưng những bài tập đó giáo viên phải căn cứ vào trạng thái sức khoẻ, giới tính, độ tuổi và năng lực hoạt động thể chất của học sinh... để đưa ra bài tập thích hợp. 
. Giải pháp nghiên cứu.
Qua giảng dạy bộ môn TD tại trường THPT Triệu sơn 5 cho đến nay tôi mạnh dạn đề suất các giải pháp giảng dạy các bài tập phát triển sức bền cho môn cầu lông học sinh THPT. Nhằm giúp cho học sinh nâng cao thể lực để từ đó học sinh có thể hoàn thiện các bài tập, kĩ thuật động tác và nâng cao thành tích trong các nội dung theo chương trình học chủ điểm. 
Giáo viên tiến hành khảo sát chất lượng thể chất học sinh để phân loại học sinh, nắm bắt cụ thể từng đối tượng học sinh, về cả tâm sinh lí lứa tuổi. Thường xuyên theo dõi kiểm tra định kì quá trình tập luyện chính khoá hoặc ngoại khoá của học sinh, để từ đó người giáo viên có thể xây dựng lập kế hoạch, lên giáo án những bài tập cụ thể, phù hợp với từng học sinh, để đạt những kết quả tốt nhất trong tập luyện. 
 Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn, phân tích và làm mẫu kĩ thuật động tác, kĩ thuật các bài tập cho học sinh, sau đó tiến hành cho học sinh tập luyện theo nhóm, tổ. Giáo viên có thể sử dụng tranh, ảnh chân dung, băng đĩa mô phỏng các bài tập, các kĩ thuật để nâng cao khả năng tiếp thu, khả năng tư duy và hình dung bài tập của học sinh tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy, học và tập luyện các nội dung trong chương trình môn học. 
 Giáo viên có nhiệm vụ điều khiển quan sát và sửa chữa kĩ thuật động tác cho học sinh, chỉ ra những sai lầm thường mắc và cách khắc phục sửa sai cụ thể từ đó học sinh thấy được những lỗi sai để sửa. Đồng thời thường xuyên vận dụng các bài tập bổ trợ dưới dạng tổ chức như một trò chơi để gây hứng thú, tính tích cực chủ động trong tập luyện của học sinh và tăng cường tính đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau trong quá trình tập luyện chính khoá và ngoại khoá của học sinh cũng như trong cuộc sống hàng ngày của các em. 
 Để đánh giá được chính xác kết quả của bài tập Tôi lấy những lớp thử nghiệm học sinh lớp 10 các lớp 10 c5, 10c6, 10c7 kiểm tra trước thực nghiệm
Cho học sinh tập luyện và thi đấu giáo viên chấm điểm như sau: 
TT
Lớp
% Đạt
% Chưa đạt
%Số h/s tích cực học tập
1
10c5
20
80
30
2
10c6
25
75
40
3
10c7
18
82
20
Tổng
21
79
30
Qua lần đầu kiểm tra chúng ta thấy học sinh ở các lớp đạt rất it chưa được nửa lớp, các em chưa tích cực học tập, các em chưa được giao lưu học hỏi vì thành tích của các em còn kém, tham gia nhiều giải nhưng chưa đạt kết quả cao, vì sức bền trong môn cầu lông chưa có nên nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỹ thuật và thi đấu. 
Để nâng cao được sức bền cho môn học cầu lông cho học sinh Trường THPT Triệu Sơn 5, tôi đã tiến hành tham khảo rất nhiều tài liệu, đi học hỏi rất nhiều huấn luyện viên các trường Đại Học, THPT và đã lựa chọn và tổng hợp đưa ra các bài tập cho phù hợp với các em trường THPT như sau:
Các bài tập không có cầu. 
Các bài tập có cầu.
Thi đấu.
 2.3.1Nhóm bài tập không có cầu.
 Nhóm này gồm có 5 bài tập: 
Nhóm bài tập này chủ yếu phát triển về thể lực cho các em để các em có
một thể lực tốt, có sức dẻo dai trong thi đấu, ngoài ra còn tập cho các em có phản xạ nhanh trong khi đối phương tấn công. Thể lực các em sẻ được tập luyện từ nhẹ đến nặng, từ dể đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ lượng vận động ít đến lượng vận động nhiều, để cho các em quen dần với bài tập.Khi các em có những thể lực tốt rồi thì từ đó các em sẻ nâng cao được kỹ thuật động tác và có kết cao trong thi đấu. 
 Bài tập 1: Di chuyển ngang sân đôi (Nam 40 lần , nữ 30 lần): 
 GV làm mẫu động tác di chuyển và phân tích kỹ thuật cho học sinh quan sát, nếu học sinh chưa hiểu thì làm lại nhiều lần. GV quan sát học sinh tập, học sinh làm sai phải sửa sai cho học sinh 
 Thực hiện như sau: Cho hai học sinh thục hiện đứng vào trong sân ở hai bên sân, giáo viên và học sinh còn lại đứng ở ngoài sân để quan sát. Người thực hiện đứng một chân chạm vạch giới hạn đường biên ngang sân đơn cầu lông, khi có tín hiệu bắt đầu thì chạy tới đường biên ngang đối diện trên sân rồi lại di chuyển ngược lại, thực hiện liên tục khi có tín hiệu dừng lại. 
 Đội hình tập luyện: 
 X GV x x x x x x 
 x x x x x x 
 Giáo viên cho tất cả học sinh đứng ở hai biên ngang của sân. GV đứng ở đường giữa sân để quan sát học sinh. 
Những bạn thực hiện xong thì các em nghỉ 5 phút ở ngoài sân để chờ bạn khác tập xong rồi cả lớp tập lại lần hai. Lần hai vẫn tiếp tục tập luyện như lần một.
 Yêu cầu: Di chuyển với tốc độ tối đa chân chạm vạch đường giới hạn đường biên dọc sân đơn mới được đổi hướng.
 Bài tập 2: Di chuyển tiến, lùi dọc sân (Nam 40 lần, nữ 30 lần) .
Giáo viên làm mẫu, phân tích kỹ thuật động tác học sinh quan sát, sau đó giáo viên quan sát học sinh tập luyện để sửa sai cho học sinh. Đội hình tập luyện giống như bài tập 1
 Kỹ thuật động tác: Cho hai học sinh đứng vào sân, mỗi người 1 bên sân. Khi có hiệu lệnh của GV học sinh đứng ở giữa sân, thân người hơi cúi, bắt đầu di chuyển tiến lên và lùi sau tay phải chạm đường biên ngang của sân, tiếp tục di chuyển như vậy đến khi có tiến hiệu dừng lại. Làm xong lần 1 nghỉ 5 phút rồi làm lần 2. Một bài tập học sinh tập 2 lần.
 Yêu cầu: Di chuyển với tốc độ tối đa, tay chạm vạch đường biên ngang. 
 Bài tập 3: Bật nhảy tại chỗ làm động tác đập cầu liên tục.( Nam 50 lần, Nữ 40 lần) . GV làm mẫu, phân tích động tác cho học sinh nhìn, khi học sinh chưa hiểu thì phải làm mẫu lại, khi nào học sinh làm được thì thôi. 
 Kỹ thuật động tác: Tư thế hai chân đứng rộng bằng vai thân người hơi cúi, khi có hiệu lệch thì bật nhảy làm động tác bật nhảy liên tục khi nào có tín hiệu thì dừng lại. 
 Tác dụng của kỹ thuật: Bài tập này tạo nên sức bền cho học sinh và khi đối phương đánh cầu sang sân những quả 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bai_tap_de_nang_cao_suc_ben_cho_mon_cau_long_cap.docx