SKKN Một cách tiếp cận mới khi dạy bài glucozơ - Hóa 12 - chương trình chuẩn theo hướng tích hợp liên môn với bài: cacbohiđrat - sinhhọc 10 - nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi giải quyết vấn đề thực tiễn

SKKN Một cách tiếp cận mới khi dạy bài glucozơ - Hóa 12 - chương trình chuẩn theo hướng tích hợp liên môn với bài: cacbohiđrat - sinhhọc 10 - nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi giải quyết vấn đề thực tiễn

Trong giảng dạy người giáo viên tâm huyết với nghề luôn suy nghĩ tìm ra những phương pháp dạy mới, nội dung mới mang tính giáo dục thực tiễn và hiện đại. Thực tế với môn hóa học ở trường phổ thông nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lí phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp thì dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức.

 Vì vậy người giáo viên cần phải linh động trong các tình huống dạy học, tìm tòi kiến thức liên quan giữa các bộ môn khác nhau để đưa vào bài giảng của mình, làm cho bài học thêm phong phú, hấp dẫn, tạo động cơ, hứng thú học tập, phát huy tính tích cực ở học sinh. Từ đó học sinh được tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn một cách linh hoạt, không thụ động ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.

 Với kinh nghiệm sáu năm ra trường và trực tiếp làm công tác giảng dạy hóa học ở trường trung học phổ thông tôi nhận thấy hóa học là môn khoa học với rất nhiều nội dung giảng dạy mà giáo viên có thể tích hợp liên môn vào bài giảng của mình, như môn: Sinh học, vật lý hay toán.qua các phần tìm hiểu về tính chất vật lý, tính chất hóa học, và ứng dụng thực tế. Các hiện tượng tự nhiên xảy ra hằng ngày mà học sinh quan sát được không chỉ được giải thích dựa vào kiến thức của một môn học mà đầy đủ hết được. Do vậy người giáo viên cần tìm tòi sâu hơn những kiến thức thuộc các bộ môn khác nhau để đáp ứng với việc đổi mới phương pháp hiện nay mà Bộ giáo dục đưa ra đó là dạy học theo hướng tích hợp liên môn. Chính vì vậy tôi đưa ra chuyên đề: “Một cách tiếp cận mới khi dạy bài glucozơ - hóa 12 -chương trình chuẩn theo hướng tích hợp liên môn với bài: cacbohiđrat - sinh học 10 - nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi giải quyết vấn đề thực tiễn” với hi vọng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp đồng thời để vận dụng kiến thức liên môn hóa, sinh vào thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn hóa học, phát huy tính tích cực, sáng tạo ở học sinh.

 

docx 24 trang thuychi01 10093
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một cách tiếp cận mới khi dạy bài glucozơ - Hóa 12 - chương trình chuẩn theo hướng tích hợp liên môn với bài: cacbohiđrat - sinhhọc 10 - nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi giải quyết vấn đề thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: “Một cách tiếp cận mới khi dạy bài glucozơ-hóa 12-chương trình chuẩn theo hướng tích hợp liên môn với bài: cacbohiđrat-sinhhọc 10- nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi giải quyết vấn đề thực tiễn”.
1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
	Trong giảng dạy người giáo viên tâm huyết với nghề luôn suy nghĩ tìm ra những phương pháp dạy mới, nội dung mới mang tính giáo dục thực tiễn và hiện đại. Thực tế với môn hóa học ở trường phổ thông nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lí phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp thì dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức.
	Vì vậy người giáo viên cần phải linh động trong các tình huống dạy học, tìm tòi kiến thức liên quan giữa các bộ môn khác nhau để đưa vào bài giảng của mình, làm cho bài học thêm phong phú, hấp dẫn, tạo động cơ, hứng thú học tập, phát huy tính tích cực ở học sinh. Từ đó học sinh được tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn một cách linh hoạt, không thụ động ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
	Với kinh nghiệm sáu năm ra trường và trực tiếp làm công tác giảng dạy hóa học ở trường trung học phổ thông tôi nhận thấy hóa học là môn khoa học với rất nhiều nội dung giảng dạy mà giáo viên có thể tích hợp liên môn vào bài giảng của mình, như môn: Sinh học, vật lý hay toán....qua các phần tìm hiểu về tính chất vật lý, tính chất hóa học, và ứng dụng thực tế. Các hiện tượng tự nhiên xảy ra hằng ngày mà học sinh quan sát được không chỉ được giải thích dựa vào kiến thức của một môn học mà đầy đủ hết được. Do vậy người giáo viên cần tìm tòi sâu hơn những kiến thức thuộc các bộ môn khác nhau để đáp ứng với việc đổi mới phương pháp hiện nay mà Bộ giáo dục đưa ra đó là dạy học theo hướng tích hợp liên môn. Chính vì vậy tôi đưa ra chuyên đề: “Một cách tiếp cận mới khi dạy bài glucozơ - hóa 12 -chương trình chuẩn theo hướng tích hợp liên môn với bài: cacbohiđrat - sinh học 10 - nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi giải quyết vấn đề thực tiễn” với hi vọng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp đồng thời để vận dụng kiến thức liên môn hóa, sinh vào thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn hóa học, phát huy tính tích cực, sáng tạo ở học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước. Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học hóa học là người học có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học khác để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập.
	Trong trường THPT môn Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm có tính lí luận và thực tiễn cao, gắn liền với ứng dụng sản xuất trong đời sống, vì vậy gây hứng thú, khơi dậy lòng ham học cũng như yêu thích bộ môn và khả năng vận dụng kiến thức giải quyết những tình huống cụ thể trong thực tiễn, thì cần phải trang bị cho học sinh một lượng kiến thức nhất định về “ glucozơ ”, mối quan hệ giữa glucozơ và cacbohiđrat, tính chất hóa học, ứng dụng thực tiễn của glucozơ và quá trình biến đổi glucozơ trong cơ thể người, từ đó xây dựng chế độ ăn hợp lí cho cơ thể để phòng tránh bệnh tiểu đường, bảo vệ sức khỏe của các em và người thân. Nhất là qua các bài học giáo viên cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc ăn uống điều độ, rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ môi trường sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản bài gucozơ và bài cacbohiđrat, từ đó thấy được mối liên quan về kiến thức giữa hai môn học, nhằm giải thích đầy đủ, sâu sắc hơn về các vấn đề trong thực tế: tìm hiểu về chức năng của gan, vai trò của glucozơ, căn bệnh tiểu đường và xây dựng chế độ ăn hợp lý... 
- Đề tài được thực hiện đối với học sinh khối 12 trường THPT Đinh Chương Dương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Năng lực tự học, hợp tác: Giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu về từnghợp chất cacbohidrat và báo cáo trước lớp.
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
 - Năng lực thực hành: Thí nghiệm chứng minh tính chất của Glucozo
 - Năng lực phát hiện giải quyết vấn đề: Đặc điểm cấu tạo của Glucozo, liên
hệ với tính chất hóa học của các nhóm chức đã học...
 - Năng lực tính toán: Giải các bài toán liên quan đến glucozo, phản ứng tráng bạc...
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống: Tìm hiểu về glucozo trong tự nhiên
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học – sinh học vào đời sống: giải thích các bệnh do rối loạn về chuyển hoá đường trong cơ thể, bệnh tiêu đường, tại sao khi đói chúng ta lại uống nước đường....
2. Nội dung nghiên cứu: 
2.1. Cơ sở lí luận:
	Trên cơ sở các nội dung triển khai của Bộ GD&ĐT về định hướng đổi mới căn bản toàn diện chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian tới: chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực người học, thì việc dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong cuộc sống.
	Khi tiến hành dạy học tích hợp liên môn là chúng ta đã xây dựng được các chủ đề có tính thực tiễn, hấp dẫn với học sinh, do đó tạo được động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Hơn nữa học sinh được tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn chủ động và sáng tạo. Đồng thời học sinh không phải học lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở các môn khác nhau, tránh được việc học quá tải hay nhàm chán, cho phép chúng ta rút ngắn được thời gian trong dạy học bộ môn.
	Từ đó trong giảng dạy bộ môn tôi luôn đề cao các phương pháp dạy học tích cực và kết hợp giữa giáo dục kiến thức với rèn luyện kỹ năng để từ đó học sinh có thể vận dụng một cách linh hoạt trong đời sống. Qua bài học “Một cách tiếp cận mới khi dạy bài glucozơ - hóa 12 -chương trình chuẩn theo hướng tích hợp liên môn với bài: cacbohiđrat - sinh học 10 - nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi giải quyết vấn đề thực tiễn”, học sinh sẽ biết được nguyên nhân hàng đầu của bệnh tiểu đường là do lối sống ít vận động, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu năng lượng và sự đô thị hóa. Bệnh đứng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong. Và nguyên nhân trực tiếp liên quan đến căn bệnh nguy hiểm này là sự vượt mức hàm lượng glucozơ trong máu ( > 0,1% ). Cũng qua bài học, học sinh hiểu thêm về sự chuyến hóa glucozơ, chức năng của gan trong cơ thể con người, mà nếu như chỉ với kiến thức của bộ môn Hóa học hay riêng Sinh học thì sẽ không thể có câu trả lời đầy đủ, trọn vẹn.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
 Trên cơ sở rà soát chương trình các môn học là Hóa học, Sinh học, tôi nhận thấy có nhiều phần kiến thức lặp trùng nhau, được trình bày ở các bộ môn, học sinh phải học lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây nhàm chán, đồng thời khi dạy học thì giáo viên lại phải liên hệ các bộ môn với nhau gây khó khăn và chồng chéo trong tổ chức dạy học.
 Một phần trong số các nội dung trùng lặp của môn Hóa học, Sinh học là kiến thức về cấu trúc, phân loại, tính chất, ứng dụng của glucozơ, (môn Sinh gọi là đường đơn) và tìm hiểu sự chuyển hóa glucozơ trong cơ thể con người. Từ đó học sinh tích cực, chủ động tham gia trả lời, giải thích được các câu hỏi thực tế hình thành cho học sinh ý thức bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, xây dựng ché độ ăn hợp lý, và biết cách xử lý các tình huống khi cơ thể bị tụt đường huyết. Vậy tôi lựa chọn xây dựng chủ đề tích hợp liên môn theo hướng tích hợp hòa trộn nội dung các môn với nhau (Hóa học là môn học chính) qua bài: “Một cách tiếp cận mới khi dạy bài glucozơ - hóa 12 -chương trình chuẩn theo hướng tích hợp liên môn với bài: cacbohiđrat - sinh học 10 - nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi giải quyết vấn đề thực tiễn”.
2.2.1. Thực trạng của học sinh:
- Do đầu vào học sinh trường Đinh Chương Dương tôi còn thấp hơn so với mặt bằng chung của các trường trong huyện, nên khả năng về nhận thức tiếp thu và vận dụng kiến thức không đồng đều, một số học sinh chưa tập trung, chưa tích cực trong giờ học, phần lớn các em học môn Hóa học theo xu hướng thụ động Mặt khác từ thực tế là ở cấp hai các em chỉ thi ba môn: Toán, văn, ngoại ngữ nên môn Hóa học đã không còn được chú trọng đầu tư thời gian học , các em bị mất gốc kiến thức. Hay đối với các em theo khối C, khối D, kỹ năng tính toán chưa đủ để làm công cụ nhận thức giải quyết kiến thức liên quan đến môn Hóa học, hay Sinh học, chưa hào hứng, chưa có sự đầu tư về thời gian cho môn học nên chưa có hứng thú với phương pháp thiết kế bài dạy của giáo viên.
- Với những nguyên nhân trên dẫn đến việc dạy học theo kiểu tích hợp chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Thực tế tôi đã khảo sát ý thức học sinh lớp 12C3,12C2 qua việc kiểm tra trắc nghiệm hiểu biết trong năm học 2015 – 2016 
Lớp
Sĩ số
Ý kiến
Thích
Không Thích
Không tham gia
12C3
40
25
12
13
12C2
42
29
12
11
Tổng cộng
82
54
24
24
 Kết quả khảo sát trên cho thấy học sinh còn thiếu kiến thức về thực tế, các em phân phối thời gian tự học, tự tìm hiểu, liên hệ thực tế còn rất hạn chế, chưa vận dụng tốt được kiến thức liên môn hóa và sinh học .
2.2.2. Thực trạng của giáo viên:
- Thực tế đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lí luận dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện phần lớn do giáo viên tự mày mò, tìm hiểu, không tránh được việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mặt kiến thức cũng như các hoạt động tổ chức dạy học, chưa phát huy hết được sức mạnh tổng hợp của các môn có liên quan trong dạy học tích hợp liên môn.
- Trong giảng dạy giáo viên mới chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, do sự hạn chế về mặt thời gian của tiết học nên một số giáo viên trong quá trình dạy học còn ít liên hệ thực tế, chưa lấy ví dụ gần gũi. Đồng thời qua thực tế dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp trong trường tôi thấy môn Hóa học và các môn khoa học khác có rất nhiều nội dung tích hợp, nhưng việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm vận dụng kiến thức của môn Hóa học cũng như môn Sinh học vào các môn khác chưa thực hiện được, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập theo hướng tích hợp của môn Hóa học nói riêng và các môn học khác nói chung.
- Một phần từ phía chương trình sách giáo khoa hiện hành của môn Hóa học hiện nay được viết theo kiểu đơn môn nên đôi khi có sự chồng chéo về mặt kiến thức, chưa đồng bộ giữa các môn học có liên quan về các nội dung tích hợp liên môn.
 Đứng trước thực trạng của học sinh và giáo viên đã nêu trên, tôi thiết nghĩ làm thế nào để giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, luyện tập kỹ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào đời sống thực tiễn là yêu cầu đặt ra cho chính bản thân tôi cũng như các giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học tại trường. Là giáo viên say mê giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp dạy học “Một cách tiếp cận mới khi dạy bài glucozơ - hóa 12 -chương trình chuẩn theo hướng tích hợp liên môn với bài: cacbohiđrat - sinh học 10 - nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi giải quyết vấn đề thực tiễn”. với nội dung các giải pháp như sau:
2.2.3. Các giải pháp thực hiện:
	Để việc tích hợp trong giảng dạy được thực hiện lâu dài thì cần làm thế nào để tích hợp được tự nhiên, không gò bó, không gượng ép, vừa đảm bảo được đặc thù của bộ môn, vừa đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh, vừa lồng ghép được các nội dung giáo dục vào các tiết học cụ thể để mang hiệu quả như mong muốn, tôi đưa ra một số giải pháp sau:
- Xác định các mức độ tích hợp trong các bài học: trước tiên giáo viên cần xác định nội dung cần tích hợp cụ thể là gì qua từng bài học ( xác định địa chỉ tích hợp), sau đó căn cứ vào thời lượng của từng bài học mà xác định hình thức tích hợp sao cho phù hợp ( tích hợp ở mức độ toàn phần, bộ phận,)
- Những việc cần chuẩn bị cho bài soạn theo hướng tích hợp:
+ Xác định được mục tiêu bài học và các nội dung cần tích hợp.
+ Cần vận dụng những kiến thức, kỹ năng của môn học vào thực tiễn một cách có hiệu quả
+ Chuẩn bị về cơ sở vật chất và thiết bị đồ dùng dạy học có liên quan đến bài học.
	Sau đây là bài soạn: “Một cách tiếp cận mới khi dạy bài glucozơ - hóa 12 -chương trình chuẩn theo hướng tích hợp liên môn với bài: cacbohiđrat - sinh học 10 - nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi giải quyết vấn đề thực tiễn”. 
I. Mục tiêu dạy học: 
- Vận dụng kiến thức của bài: glucozơ (Hóa học 12 Cơ bản) và bài 4: Cacbohiđrat (Sinh học lớp 10 Cơ bản).
- Thời lượng dạy học chủ đề: thực hiện thời gian 2 tiết trên lớp và giao nhiệm vụ thực hiện cho học sinh ngoài giờ lên lớp.
- Thời gian dạy: Học kì I, Năm học 2016 – 2017.
1: Kiến thức: 	
HS biết:
Hoá học:
+ Cấu trúc phân tử các hợp chất cacbohyđrat: glucozơ và fructozơ
+ Tính chất vật lí: Trạng thái, tính tan, màu sắc, khả năng tan trong nước.
+ Tính chất hóa học của glucozơ
+ Ứng dụng thực tế của glucozơ.
Sinh học:
+ Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi, đường đa có trong các cơ thể SV.
+ Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể SV.
HS hiểu:
Hoá học:
+ Các nhóm chức trong phân tử các hợp chất monosaccarit.
+ Từ cấu tạo các hợp chất trên dự đoán tính chất hóa học của chúng.
+ Từ các tính chất hóa học (các tính chất nghiên cứu và các thí nghiệm) khẳng định cấu tạo của các hợp chất cacbohiđrat.
Sinh học:
+ Mô tả được quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể sinh vật, nhất là con người.
+ Các chức năng của cacbohidrat trong cơ thể người và động vật.
+ Sự chuyển hoá đường trong cơ thể người và động vật.
+ Hiểu sự tạo thành tinh bột trong cây xanh.
+ Hiểu được sự cân bằng đường trong cơ thể.
2: Kĩ năng:
+ Viết công thức cấu tạo của các hợp chất ( ở dạng mạch thẳng và mạch nhánh)
+ Dự đoán được tính chất hóa học của các loại các loại cacbohiđrat dựa vào cấu tạo.
+ Làm thí nghiệm, quan sát, phân tích các thí nghiệm, chứng minh, so sánh rút ra được kết luận về cấu tạo và tính chất của các loại cacbohiđrat. Từ đó phân biệt được các loại cacbohiđrat tiêu biểu.
+ Viết được các phương trình phản ứng minh họa tính chất của các loại cacbohiđrat.
+ Giải các bài toán về các hợp chất glucozơ.
+Có những hiểu biết về căn bệnh tiểu đường, từ đấy xây dựng chế độ ăn uống hợp lí.
+ Vai trò và sự chuyển hóa glucozơ trong cơ thể người.
+ Giải thích được một số hiện tượng xuất hiện bệnh lí ở người.
+ Phân biệt được các hợp chất.
+ Nhận biết được glucôzơ có trong những loại thực phẩm nào. Biết cách chọn lọc những loại thực phẩm an toàn cho những bữa ăn hàng ngày.
 3: Thái độ:
+ Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học
+ Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hóa chất, thiết bị thí nghiệm.
+ Có thái độ tìm tòi khám phá thế giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Xây dụng lòng tin vào khả năng khám phá khoa học của con người.
+ Ứng dụng của các loại cacbohiđrat vào mục đích phục vụ đời sống con người.
+ Giáo dục ý thức trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ động, thực vật hoang dã, bảo vệ đa dạng sinh học.
4. Định hướng các năng lực được hình thành:
 - Năng lực tự học, năng lực hợp tác
 - Năng lực sử dụng ngôn ngử hóa học, sinh học.
 - Năng lực thực hành hóa học
 - Năng lực thực hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
 - Năng lực tính toán hóa học	
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học, sinh học vào cuộc sống
III. Đối tượng dạy học của bài học
+ Số lượng 43 học sinh-Lớp 12C2 trường THPT Đinh Chương Dương–Hậu Lộc 
+ Những đặc điểm cần thiết : Học sinh đã được học kiến thức về ancol ( hợp chất có nhóm OH- ), anđêhit ( hợp chất có nhóm CHO- ) trong hóa học, và vận dụng kiến thức sinh học và hóa học đã học theo bài học.
IV. Ý nghĩa của bài học
Ý nghĩa bài học: 
+ Với tình hình môi trường thế giới nói chung, và với Việt nam nói riêng, tôi và các bạn, tất cả chúng ta cùng tuyên truyền hành động bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh.
+ Xây dựng chế độ ăn hợp lí cho sức khỏe, phòng tránh bệnh tiểu đường.
Vai trò của bài học: 
+ Giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn, say mê tìm hiểu kiến thức khoa học, vận dụng vào đời sống.
+ Giúp học sinh phát triển toàn diện, say mê với nhiều môn học, lý thuyết đi đôi thực hành.
 V. Thiết bị dạy học, học liệu
+ Mô tả các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học: Máy chiêú, hình ảnh, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm.
+ Mô tả các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của bài học: Phần mềm ứng dụng 
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
+ Mô tả các hoạt động dạy học (mục tiêu, nội dung, cách tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên) theo tiến trình dạy học đã thực hiện với học sinh trong thực tiễn. 
*) Đặt vấn đề: Trong cuộc sống, chúng ta thường hay dùng mía và trái nho. Trong thức ăn đó có chứa nhiều glucozơ. Vậy glucozơ có tính chất như thế nào và nó được ứng dụng trong thực tiễn ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học dưới đây.
Phần 1: Soạn bài “glucozơ” / dạy trong 1 tiết
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: PP Đàm thoại
v GV cho HS quan sát máy chiếu (tranh 1) mẫu glucozơ, một số thực phẩm có glucozơ. Nhận xét về trạng thái màu sắc ?
v HS tham khảo thêm SGK để biết được một số tính chất vật lí khác của glucozơ cũng như trạng thái thiên nhiên của glucozơ (tranh 2,3,4) ?
+ GV liên hệ thực tê: Trong máu người (0,1% ) là thành phần không đổi, khi con số này tăng sẽ gây bệnh tiểu đường, còn khi giảm sẽ gây bệnh hạ đường huyết
I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ – TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
 - Chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía.
 - Có trong hầu hết các bộ phận của cơ thể thực vật như hoa, lá, rễ, và nhất là trong quả chín (quả nho), trong máu người (0,1%).
Hoạt động 2: PP Hoạt động nhóm
v HS nghiên cứu SGK và cho biết: Để xác định CTCT của glucozơ, người ta căn cứ vào kết quả thực nghiệm nào ?
v Từ các kết quả thí nghiệm trên, HS rút ra những đặc điểm cấu tạo của glucozơ?
v HS viết CTCT của glucozơ: cách đánh số mạch cacbon?
II – CẤU TẠO PHÂN TỬ
* CTPT: C6H12O6
 - Glucozơ có phản ứng tráng bạc, bị oxi hoá bởi nước brom tạo thành axit gluconic → Phân tử glucozơ có nhóm -CHO.
 - Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 → dung dịch màu xanh lam → Phân tử glucozơ có nhiều nhóm -OH kề nhau.
 - Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO → Phân tử glucozơ có 5 nhóm –OH.
 - Khử hoàn toàn glucozơ thu được hexan → Trong phân tử glucozơ có 6 nguyên tử C và có mạch C không phân nhánh.
Kết luận: Glucozơ là hợp chất tạp chứa, ở dạng mạch hở phân tử có cấu tạo của anđehit đơn chức và ancol 5 chức.
CTCT:
Hay CH2OH[CHOH]4CHO
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
v GV : Từ đặc điểm cấu tạo của glucozơ, em hãy cho biết glucozơ có thể tham gia được những phản ứng hoá học nào ?
GV chia học sinh thành 4 nhóm học tập, thực hiện 2 thí nghiệm, hoàn thành phiếu học tập 1:
v HS biểu diễn thí nghiệm:
 dung dịch glucozơ + Cu(OH)2. 
Hs quan sát hiện tượng, giải thích và kết luận về phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2?
v HS nghiên cứu SGK và cho biết công thức este của glucozơ mà phân tử cho chứa 5 gốc axetat. Từ CTCT này rút ra kết luận gì về glucozơ ?
III – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 
1. Tính chất của ancol đa chức 
a) Tác dụng với Cu(OH)2 → dung dịch màu xanh lam.
2C6H12O6 + Cu(OH)2 →
 (C6H11O6)2Cu + 2H2O
 Phức đồng(II) glucozo
b) Phản ứng tạo este:
 Tác dụng với anhidrit axetic tạo este chứa 5 gốc CH3COO
v HS biểu diễn thí nghiệm: Đầu tiên cho vào ống nghiệm dung dịch AgNO3, sau đó nhỏ tiếp vào dung dịch NH3 , thấy có hiện tượng dung dịch bị vẩn đục , tiếp tục nhỏ NH3 vào cho đến khi dung dịch trong trở thêm glucozơ và đun nóng, yêu cầu Hs quan sát hiện tượng, giải thích và viết PTHH của phản ứng?
+ GV liên hệ thực tế: dùng để tráng gương, tráng ruột phích.
v HS viết PTTT của phản ứng khử glucozơ bằng H2?
+ GV liên hệ: sobitol có ứng dụng làm thuốc nhuận tràng,..
2. Tính chất của anđehit đơn chức
a) Oxi hoá glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3
CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 +3NH3 +2H2O CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + NH4NO3
b) Khử glucozơ bằng hiđro
CH2OH[CHOH]4CHO + H2 
 CH

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_cach_tiep_can_moi_khi_day_bai_glucozo_hoa_12_chuong.docx