SKKN Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT

SKKN Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT

Đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình giáo dục, nhằm cung cấp những thông tin chính xác về chất lượng sản phẩm của ngành giáo dục cho xã hội, vừa là động lực để đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu giáo dục đề ra. Để nâng cao chất lượng dạy và học, giáo viên phải xem đánh giá là là một phần không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của mình.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đánh giá luôn phải đối mặt với với hành vi tiêu cực mang tính đối phó của một bộ phận người học. Trong đó môn Ngữ văn là một trong những môn học thường diễn ra hiện tượng quay cóp, sao chép hoặc nhẹ hơn là học vẹt, học máy móc theo kiểu đối phó. Nhưng thay vì dùng những biện pháp chế tài để hạn chế, tại sao chúng ta không đổi mới cách kiểm tra đánh giá để thay đổi và tiến tới chấm dứt tình trạng trên. Thậm chí nếu được thực hiện nhất quán và có hệ thống, trong một tương lai không xa, chúng ta có thể ra những đề Văn mà học sinh có thể thoải mái tra cứu tài liệu nhưng buộc phải vận dụng tư duy của mình để giải quyết vấn đề.

 

doc 20 trang thuychi01 6691
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do Chọn đề tài
Đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình giáo dục, nhằm cung cấp những thông tin chính xác về chất lượng sản phẩm của ngành giáo dục cho xã hội, vừa là động lực để đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu giáo dục đề ra. Để nâng cao chất lượng dạy và học, giáo viên phải xem đánh giá là là một phần không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của mình. 
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đánh giá luôn phải đối mặt với với hành vi tiêu cực mang tính đối phó của một bộ phận người học. Trong đó môn Ngữ văn là một trong những môn học thường diễn ra hiện tượng quay cóp, sao chép hoặc nhẹ hơn là học vẹt, học máy móc theo kiểu đối phó. Nhưng thay vì dùng những biện pháp chế tài để hạn chế, tại sao chúng ta không đổi mới cách kiểm tra đánh giá để thay đổi và tiến tới chấm dứt tình trạng trên. Thậm chí nếu được thực hiện nhất quán và có hệ thống, trong một tương lai không xa, chúng ta có thể ra những đề Văn mà học sinh có thể thoải mái tra cứu tài liệu nhưng buộc phải vận dụng tư duy của mình để giải quyết vấn đề.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ năm học 2014 – 2015, cùng với việc tổ chức kì thi Quốc gia hai trong một, cách ra đề của các môn thi nói chung và môn Ngữ văn nói riêng cũng đã có nhiều thay đổi. Cùng với việc đưa phần đọc hiểu vào trong đề thi, việc duy trì câu hỏi mở thì câu nghị luận văn học cũng đã có những sự thay đổi theo hướng tích cực. Những sự thay đổi của đề thi quốc gia đã đặt ra những yêu cầu mới trong việc dạy học Ngữ văn nói chung và phương pháp kiểm tra đánh giá nói riêng. Vì vậy, qua sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi mong muốn đóng góp một vài ý tưởng trong việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá (chủ yếu là đổi mới cách thức đặt câu hỏi và tiếp cận bài học) nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn trong trường THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài của mình, chúng tôi tập trung nghiên cứu tác động của việc thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đối với hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh trong môn ngữ văn (tập trung vào phần đọc hiểu và nghị luận văn học).
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh nhằm rút ra những kết luận khách quan nhất.
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới kiểm tra đánh giá đối với môn Ngữ văn
Để xây dựng một nền giáo dục hiện đại, từng bước bắt nhịp với nền giáo dục tiên tiến của thế giới, một trong những vấn đề cần làm ngay là phải thay đổi phương thức đánh giá học sinh phổ thông trung học. Việc thay đổi phương thức đánh giá sẽ làm thay đổi quan niệm và cách dạy học trong nhà trường phổ thông hiện nay. Kiểu dạy truyền thụ, “rót” kiến thức, kiểu giáo dục và đánh giá tạo điều kiện cho tâm lý khoa cử phát triển cần cấp bách được chuyển đổi thành cách dạy và đánh giá thúc đẩy sự phát triển năng lực và phẩm chất nhân văn của người học. Trong số những hạn chế và cái khó chung của việc đổi mới kiểm tra đánh giá đối với các môn học thì có lẽ đổi mới kiểm tra đánh giá nói riêng và đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung gặp nhiều trở ngại nhất. Để tránh tình trạng chủ quan, cảm tính, chúng tôi căn cứ vào một số nguyên tắc cơ bản mang tính đặc thù của môn học như sau:
1.1. Kiểm tra đánh giá để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh
Bản chất của văn chương là sự sáng tạo, Nam Cao trong Đời thừa đã phát biểu: “văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Điều này không chỉ đúng với nhà văn mà còn đúng với cả người đọc (những người đồng sáng tạo tác phẩm). Nếu giá trị của một tác phẩm văn chương mà chỉ đóng khung trong vài ba cách hiểu (cho dù là uyên bác) của một vài nhà nghiên cứu, đó là một tác phẩm chết. Một tác phẩm đích thực phải sống những đời sống riêng trong lòng mỗi độc giả; và nhiệm vụ của môn Văn trong trường phổ thông là phải góp phần đem đến cho tác phẩm cơ hội được sống một cách tự nhiên, chân thực nhất trong lòng các thế hệ học sinh. Để làm được điều đó, một trong những yêu cầu cơ bản nhất là phải để học sinh được đánh giá tác phẩm bằng chính sự cảm nhận sáng tạo của mình. Tất nhiên, sự cảm nhận chủ động của học sinh không thể vượt lên trên mọi giới hạn của chân lí. Người thầy vẫn phải đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở cho học sinh đi tìm cách hiểu của mình trên cơ sở thực tế tác phẩm. Muốn vậy, việc kiểm tra, đánh giá phải tạo cơ hội để học sinh được trình bày quan điểm cá nhân của mình chứ không phải là ép học sinh vào những đáp án có sẵn; điều này liên quan trực tiếp đến việc đặt câu hỏi, ra bài tập, ra đề thi, đề kiểm tra trong quá trình dạy học. Những câu hỏi dạng như: em hãy nêu, em hãy trình bày, hãy phân tích, hãy làm sáng tỏ nhận định , buộc học sinh phải nêu lại những thông tin đã được người khác viết ra. Trong khi đó, nếu ta nêu ra một câu hỏi ở một góc độ khác, tạo được tình huống có vấn đề buộc học sinh phải suy nghĩ và đưa ra nhưng kiến giải riêng. 
Với những đề bài, những câu hỏi dạng này, học sinh được tự do thể hiện những quan điểm, cách nhìn nhận mang tính cá nhân qua đó rèn luyện kĩ năng lí luận, kiến giải để bảo vệ ý kiến riêng. Điều này thực sự có ích trong cuộc sống hiện đại, năng động và đầy tính cạnh tranh hiện nay. 
1. 2. Kiểm tra đánh giá phải phù hợp với đặc thù môn học
Trước khi bàn về việc đổi mới kiểm tra đánh giá, hay đổi mới phương pháp chúng ta cần phải thấy rằng đặc thù của môn Ngữ văn nói chung và của tác phẩm văn chương nói riêng là sự không rõ ràng, rành mạch về kiến thức, cái cần đạt tới trong dạy học Ngữ văn không phải là kiểu ghi nhớ máy móc, công thức mà chính là sự cảm nhận tự giác của người học. M. Gorki nói: văn học là nhân học, nhận thức bản chất của văn chương là giúp học sinh hiểu thêm về cuộc đời để có thái độ sống tốt hơn. Đặc biệt, văn chương luôn gắn liền với cái hay, cái đẹp. Do đó mục tiêu cần hướng tới khi dạy các tác phẩm văn chương trong nhà trường phải những xúc cảm thẩm mĩ. Dạy văn là dạy học sinh biết yêu cái hay, cái đẹp, cái cao cả; ghét cái dở, cái xấu, cái thấp hèn. Vì vậy, khi kiểm tra đánh giá học sinh, cần phải chú trọng đến nội dung thông tin thẩm mĩ, nhân văn của tác phẩm. Những câu hỏi học bài thiên về bố cục, nội dung, ý nghĩa tác phẩm: bài thơ (tác phẩm, đoạn trích) có thể chia làm mấy phần, ý chính của mỗi phần, đoạn kết của tác phẩm nêu lên tư tưởng và cảm hứng gì của tác giả? Do yêu cầu định hướng về mặt đạo đức, chính trị, tư tưởng nhiều câu hỏi của giáo viên tỏ ra khiên cưỡng, xa rời vấn đề cơ bản mà tác giả muốn hướng tới người đọc hoặc ít phù hợp với giá trị chủ yếu của tác phẩm. Những câu hỏi như thế sẽ làm chững lại thậm chí thui chột những rung cảm thẩm mĩ trong tâm hồn học sinh. Do đó kiểm tra đánh giá phải hướng học sinh đến đúng với bản chất của tác phẩm văn chương. Ví dụ: khi đánh giá bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, cần tránh bám quá nhiều vào câu chuyện ngoài đời mà phải căn cứ vào bản thân hình tượng được thể hiện trong tác phẩm từ đó hiểu được bi kịch đau đớn, tâm trạng hoài nghi bi quan của một cái tôi luôn luôn kháo khát tình yêu và cuộc sống. Đánh giá Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành cần chú ý đến vẻ đẹp của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn chứ không đơn thuần là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đánh giá Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài cần chú ý nhiều tới vẻ đẹp hồn hậu của con người qua khát vọng hạnh phúc và sức sống mãnh liệt tiềm tàng. Đánh giá Chí Phèo của Nam Cao, cần phải phải hướng học sinh thấy được vẻ đẹp của tình người trong cái nhìn đầy cảm thông và trân trọng của tác giả trước khát vọng sống và lương thiện của nhân vật. Sứ mệnh cao cả của văn chương là đem cái đẹp đến cho cuộc sống con người; tác động của văn chương đến người đọc không phải là sự định hướng về tư tưởng, chính trị mà là sự thanh lọc tâm hồn. 
1. 3. Kiểm tra đánh giá phải sát thực, tránh viển vông, xa rời thực tế
Ngữ văn là môn học có tính chất công cụ và là một trong những môn học có sự ứng dụng sâu, rộng nhất trong cuộc sống. Tuy nhiên cái điều tưởng chừng hiển nhiên đó lại đang bị nhiều người xem nhẹ. Trong khi chờ đợi một chính sách từ những nhà hoạch định chiến lược giáo dục, bản thân mỗi người giáo viên Ngữ văn cần phải xác định rõ điều đó. Cần phải xác định rằng, chúng ta đang dạy văn với tư cách là một môn học trong chương trình phổ thông chứ không phải là những chuyên đề chuyên sâu, lí luận của những nhà nghiên cứu. Chính vì vậy, khi đánh giá học sinh nên chú trọng vào đánh giá năng lực (nhận thức và thực tiễn) và phẩm chất nhân văn của người học hơn là đánh giá về kiến thức hàn lâm, kinh viện. Từ các tác phẩm văn chương, hãy để cho học sinh rút ra những bài học sống động về cuộc sống. Thông qua kiển tra đánh giá nói riêng và dạy học tác phẩm văn chương nói chung phải hướng học sinh tới những thị hiếu thẩm mĩ tích cực; phải biết phân biệt đúng – sai, hay dở, phải hình thành cho bản thân những kinh nghiệm văn hoá, ứng xử. Trên phương diện ngôn ngữ, giúp học sinh rèn luyện phương pháp tiếp cận văn bản nghệ thuật nói riêng và văn bản ngôn từ nói chung. Vì vậy, yêu cầu và nội dung kiểm tra đánh giá không phải là hệ thống kiến thức về tác phẩm mà phải là kĩ năng đọc hiểu văn bản. Trên phương diện này, giáo viên nên mạnh dạn đưa những văn bản mới (không có trong chương trình) vào đề bài để học sinh tìm hiểu. Tất nhiên, yêu cầu tối thiểu chỉ là mức độ thông hiểu, tức là nắm được những nội dung cơ bản nhất, cao hơn một chút là khả năng lí giải, đánh giá về vấn đề được nêu; đánh giá về cách thức tổ chức văn bản  Nếu làm được điều này, sự phụ thuộc của học sinh vào những chân lí có sẵn sẽ được loại bỏ. Từ đó dần dần sẽ khắc phục được tình trạng đọc chép, quay cóp, gian lận trong kiểm tra, thi cử. Và xa hơn là cho ra những sản phẩm giáo dục, những học sinh không chỉ biết làm theo, biết nghe lời mà quan trọng hơn là biết bày tỏ quan điểm và tư tưởng của riêng mình.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Có một thời gian dài, ấn tượng về môn Văn học (bây giờ là môn Ngữ văn) trong trường phổ thông là một môn học tầm chương, trích cú, nặng về ghi nhớ và cảm xúc chủ quan. Thầy dạy văn giỏi là thầy cung cấp cho học sinh nhiều tri thức, học sinh giỏi văn là học sinh đọc nhiều, ghi nhớ nhiều và trình bày những ghi nhớ đó vào trong những bài kiểm tra. Chính vì vậy việc học sinh học thuộc bài giảng của thầy cô, học thuộc văn mẫu trong sách tham khảo là khá phổ biến. Việc học thuộc lòng như thế, về cơ bản là không có tác dụng trong việc đáp ứng những mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn. Một trong những nguyên nhân quan trọng của vấn đề trên xuất phát từ sự máy móc, thiếu sáng tạo trong kiểm tra đánh giá.
Trong thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy. Nếu yêu cầu học sinh trình bày toàn bộ hiểu biết của mình về các khía cạnh của tác phẩm thông qua một câu hỏi khái quát duy nhất thì thường các em sẽ bỏ sót rất nhiều tri thức (mặc dù bản thân các tri thức đấy các em vẫn hiểu nhưng không thể liệt kê ra hết được). Tuy nhiên, nếu sử dụng những câu hỏi cụ thể về các chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm các em hoàn toàn có thể trả lời được. Thậm chí có những trường hợp, nếu yêu cầu tóm tắt một văn bản tự sự học sinh rất lúng túng và cho rằng mình không thể tóm tắt được nhưng nếu đặt ra những câu hỏi liên quan đến diễn biến cốt truyện thì mọi chuyện lại được giải quyết. Hoặc có câu hỏi kiểm tra đánh giá mà đáp án mang tính võ đoán khiến những học sinh có tư duy lại không thể làm đúng còn những học sinh học vẹt làm bài theo kiểu trả kiến thức máy móc lại có điểm. 
Trước thực tế này, chúng tôi nhận thấy việc kiểm tra đánh giá cần phải được tiến hành nghiêm túc, bài bản và theo hướng đổi mới để vừa kiểm tra được tri thức vừa đánh giá được kĩ năng và năng lực tư duy của học sinh.
3. Một số sáng kiến trong việc đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá đã được thực hiện
3.1. Câu hỏi có tác dụng đánh thức những tri thức học sinh đã hiểu, đã ghi nhớ.
Đề 1: Tự tình II – Hồ Xuân Hương
Trả lời ngắn gọn những câu hỏi sau:
1. Thời gian đêm khuya có tính chất gì? Thời gian ấy thường gợi những sự liên tưởng gì về tâm trạng của con người?
2. Tiếng trống canh (Trống canh dồn) gợi lên điều gì trong bài thơ này?
3. Hồng nhan là chỉ người phụ nữ đẹp, nhưng kết hợp cái hồng nhan lại gợi ý nghĩa gì?
4. Anh/ chị có nhận xét gì về tương quan giữa cái hồng nhan trong mối quan hệ với hình ảnh nước non.
5. Từ trơ là động từ hay tính từ? Đặt trong câu thơ này từ trơ gợi ra những ý nghĩa gì?
6. Người xưa thường mượn chén rượu để giải sầu. Trong hoàn cảnh này chén rượu đã làm cho nhân vật trữ tình say lại tỉnh. Cụm từ say lại tỉnh gợi sự liên tưởng gì đến tình cảnh, số phận của nhân vật trữ tình?
7. Hình ảnh vầng trăng bóng xế (sắp tàn) mà vẫn khuyết chưa tròn có liên hệ gì với thân phận nhân vật trữ tình?
8. Những động từ xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc có tính chất gì?
9. Hình ảnh rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây thể hiện trạng thái gì của sự vật và con người?
10. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của hai câu luận và rút ra nhận xét về tác dụng của nó trong việc biểu hiện ý nghĩa của câu thơ.
11. Ý nào sau đây thể hiện chính xác nhất tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu luận?
A. Chán chường, buồn tủi	B. Bất mãn, giận dữ
C. Phẫn uất, phản kháng	D. Cả A và B
12. Phân tích ý nghĩa của các từ: ngán, xuân, lại từ đó chỉ ra ý nghĩa của câu thơ.
13. Biện pháp tăng tiến mảnh tình – san sẻ - tí – con con trong câu thơ kết có ý nghĩa gì?
Đề 2: Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
Dựa vào truyện ngắn Chữ người tử tù anh chị hãy trả lời các câu hỏi sau
1. Cuộc trò chuyện giữa viên quan coi ngục với thầy thơ lại trước hôm nhận tù thể hiện được điều gì về:
a. Phẩm chất và tính cách Huấn Cao.
b. Tình cảm và thái độ của viên quản ngục và thầy thơ lại.
2. Giải thích ngắn gọn hình ảnh một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ.
3. Hành động rỗ gông của Huấn Cao trong buổi giao nhận tù nhân có ý nghĩa gì?
4. Tại sao Trái với phong tục nhận tù mọi ngày, hôm nay viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành.
5. Việc Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm cho thấy điều gì ở nhân vật này?
6. Tại sao Có nhiều đêm ngoài việc nghĩ đến chi lớn không thành, ông Huấn Cao còn phải bận tâm nghĩ đến sự tươm tất của quản ngục? Điều đó bộc lộ phẩm chất gì của nhân vật này?
7. Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục vì lí do gì?
8. Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục có gì đặc biệt, khác thường. 
9. Lời khuyên của Huấn Cao dành cho viên quản ngục ở phần cuối tác phẩm có ý nghĩa gì?
10. Điểm nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Chữ người tử tù là gì?
Đề 3: Kiểm tra tổng hợp
Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
1. Cảnh vật buổi chiều trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam được miêu tả có những âm thanh nào?
2. Chỉ ra ít nhất ba từ gọi tên hình ảnh ánh sáng trong khung cảnh phố huyện lúc về đêm (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)?
3. Câu văn: “Tiếng trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khố khan, không vang động ra xa rồi chìm ngay vào bóng tối.” (trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam) gợi lên tính chất gì của cảnh vật?
4. Hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) có ý nghĩa gì đối với chị em Liên?
5. Hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam trở đi trở lại trong tâm trí Liên như một ám ảnh. Hình ảnh đó có ý nghĩa gì?
6. Trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, trước hôm nhận tù, viên quản ngục có hỏi thầy thơ lại: “Thầy có nghe thấy người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khoá vượt ngục nữa không?” Câu hỏi trên đề cập tới những phẩm chất gì của nhân vật Huấn Cao?
7. Hành động dỗ gông của nhân vật Huấn Cao trước mặt bọn lính tráng và viên quản ngục trong buổi giao nhận tù nhân được miêu tả trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thể hiện phương diện nào trong tính cách của nhân vật này?
8. Trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyên Tuân, ông Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục vì lí do gì?
9. Theo anh/ chị cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là hiện thực hay lãng mạn?
10. Tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đề cập đến những đối tượng nào?
11. “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi” (Chí Phèo – Nam Cao). Hành động được miêu tả trong đoạn văn trên bộc lộ điều gì trong tâm lí của Chí Phèo?
12. Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện trong phần kết của truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) có ý nghĩa gì?
3.2. Câu hỏi kích thích khả năng tư duy độc lập, vận dụng những tri thức đã biết để giải quyết một vấn đề chưa biết
Nhằm hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng học thuộc, học máy móc; tình trạng quay cóp của học sinh khi làm bài Ngữ văn, chúng ta nên sử dụng những câu hỏi “tại sao?”; những câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn buộc học sinh phải lí giải, lựa chọn; những câu hỏi về mối quan hệ giữa vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học với thực tế cuộc sống. Dưới đây là một số câu hỏi và một số đề dã được chúng tôi sử dụng trong quá trình kiểm tra đánh giá học sinh:
3.2.1. Câu hỏi buộc học sinh phải lí giải
1. “Trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ em thích nhất câu thơ nào? Tại sao?”
2. Trong những nét tính cách của cô Hiền (một người Hà Nội – Nguyễn Khải) em ấn tượng nhất với nét tính cách nào? Tại sao?
3. Trong bài “Đàn ghita của Lorca” hình ảnh nào để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? hãy nêu những cảm nhận của em về hình ảnh đó.
4. Tại sao trong truyện ngắn Chí Phèo Nam Cao không để cho Chí trở về với bản chất lương thiện và sống hạnh phúc bên Thị Nở khi mà nhân vật này đã khao khát được trở lại làm người? 
5. Tại sao trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), cuối cùng Hồn Trương Ba lại trả thân xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết vĩnh viễn? 
3.2.2. Câu hỏi buộc học sinh phải so sánh, lựa chọn
1. Trong Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) và Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) là hai con người với hai thái độ và cách hành xử khác nhau nhưng cả hai đều được xem là những nhà nho chân chính. Tại sao?
2. Có ý kiến cho rằng Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử là một bài thơ trong sáng, tinh khôi khác hẳn giọng điệu hoàn nghi, bi quan, yếm thế trong thơ Hàn. Em có suy nghĩ gì về điều này?
3. Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo có câu thơ đề từ: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” và trong bài thơ của mình Thanh Thảo viết: 
“không ai chôn cất tiếng đàn
 tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
Anh/ chị có suy nghĩ gì về vấn đề trên.
3.2.3. Câu hỏi vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Đề 1: 
Câu 1. (3.0 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
1. Những câu thơ: trông cá cá lặn, trông sao sao mờ/ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?/ Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ? biểu lộ tâm trạng và tình cảnh gì của nhân vật trữ tình?
2. Nghệ thuật biểu đạt của bài ca dao trên có gì độc đáo?
Câu 2. (2.0 điểm)
“tôi yêu đất nước này áo rách
căn nhà dột phên không ngăn nổi gió
vẫn yêu nhau trong từng hơi thở
lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài
thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai
tôi yêu đất nước này như thế
như yêu cây cỏ trong vườn
như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương
nuôi tôi thành người hôm nay
yêu một giọng hát hay
có bài mái đẩy thơm hoa dại
có sáu câu vọng cổ chứa chan
có ba ông táo thờ trong bếp
và tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen”
 (Trần Vàng Sao – trích Bài thơ của một người yêu nước mình)
Trình bày ngắn gọn (khoảng 100 từ) cảm nhận của anh chị về tình yêu nước trong đoạn thơ trên.
Câu 3. (5 điểm)
Từ phẩm chất của viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, anh/ chị có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa hoàn cảnh và

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_may_van_de_ve_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_trong_mon_ngu_v.doc