SKKN Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm vận dụng quy luật di truyền từ dể đến khó

SKKN Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm vận dụng quy luật di truyền từ dể đến khó

qui luật quy luật của hiện tương di truyền là một chương hay có nhiều kiến thức vận dụng và bài tập sâu, lôi cuốn học sinh. Dây cũng là chương có số lượng câu hỏi và bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, có tính phân hóa học sinh trong đề thi THPT quốc gia nên học sinh cần phải có kiến thức tương đối chắc và có thêm thời gian vận dụng, luyện tập thêm thì mới có thể lĩnh hội được chương qui luật di truyền này đầy đủ và hiệu quả.

Đối với đối tượng học sinh giỏi môn Sinh học nói chung và học sinh thi chọn học sinh giỏi Quốc gia nói riêng, dạng bài tập hoán vị gen là một dạng bài thường gặp. Đặc biệt, ngoài dạng bài thông thường còn có dạng bài về trao đổi chéo ở 2 điểm, lập bản đồ di truyền yêu cầu ở học sinh kiến thức cao hơn về hoạt động của NST trong giảm phân mới có thể làm được.

Việc nắm vững qui luật di truyền không chỉ có ý nghĩa là hiểu biết một qui luật di truyền mà còn giúp học sinh so sánh được các qui luật phân li độc lập, liên kết gen và hoán vị gen với nhau, hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa các qui luật đó đồng thời thấy rõ mối liên quan mật thiết giữa hoạt động của NST với sự di truyền các tính trạng, giữa hoạt động của NST với sự di truyền của các gen trên NST. Một nội dung khó trong khi giảng dạy về hoán vị gen là hiện tượng trao đổi chéo kép và lập bản đồ di truyền. Nếu không có cách dạy và học phù hợp thì cả học sinh và giáo viện đều có thể mắc phải những sai lầm về mặt kiến thức.

Trong quá trình giảng dạy và trao đổi chuyên môn cùng các đồng nghiệp cũng như qua các tiết dự giờ, chúng tôi luôn chú ý để tìm cách giúp học sinh có thể lĩnh hội tốt qui luật di truyền và giải được các bài tập liên quan cũng như dạng bài tập tổng hợp. Đối với học sinh giỏi, yêu cầu giải được các bài tập ở mức cao hơn. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài

“ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

QUY LUẬT DI TRUYỀN TỪ DỂ ĐẾN KHÓ”

 

doc 57 trang thuychi01 15215
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm vận dụng quy luật di truyền từ dể đến khó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1
--------------&&&---------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG 
QUY LUẬT DI TRUYỀN TỪ DỂ ĐẾN KHÓ” 
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN THUẬN
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
SKKN THUỘC LĨNH VỰC: SINH HỌC
THANH HÓA, NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 2018
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài ............................................................................................. Trang 3
Mục đích nghiên cứu.........................................................................................Trang 3 + 4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................Trang 4
Phương pháp nghiên cứu................................................................................... Trang 4 + 5
NỘI DUNG:
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.................................................... Trang 5 - 47 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: 
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận: .................................................................................................................Trang 48
3.2. Kiến nghị:.................................................................................................................Trang 49
1. Mở đầu: 
1.1. Lí do chọn đề tài: 
Trong phần di truyền học được giới thiệu trong chương trình Sinh học bậc THPT, thì chương tính qui luật quy luật của hiện tương di truyền là một chương hay có nhiều kiến thức vận dụng và bài tập sâu, lôi cuốn học sinh. Dây cũng là chương có số lượng câu hỏi và bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, có tính phân hóa học sinh trong đề thi THPT quốc gia nên học sinh cần phải có kiến thức tương đối chắc và có thêm thời gian vận dụng, luyện tập thêm thì mới có thể lĩnh hội được chương qui luật di truyền này đầy đủ và hiệu quả. 
Đối với đối tượng học sinh giỏi môn Sinh học nói chung và học sinh thi chọn học sinh giỏi Quốc gia nói riêng, dạng bài tập hoán vị gen là một dạng bài thường gặp. Đặc biệt, ngoài dạng bài thông thường còn có dạng bài về trao đổi chéo ở 2 điểm, lập bản đồ di truyền yêu cầu ở học sinh kiến thức cao hơn về hoạt động của NST trong giảm phân mới có thể làm được. 
Việc nắm vững qui luật di truyền không chỉ có ý nghĩa là hiểu biết một qui luật di truyền mà còn giúp học sinh so sánh được các qui luật phân li độc lập, liên kết gen và hoán vị gen với nhau, hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa các qui luật đó đồng thời thấy rõ mối liên quan mật thiết giữa hoạt động của NST với sự di truyền các tính trạng, giữa hoạt động của NST với sự di truyền của các gen trên NST. Một nội dung khó trong khi giảng dạy về hoán vị gen là hiện tượng trao đổi chéo kép và lập bản đồ di truyền. Nếu không có cách dạy và học phù hợp thì cả học sinh và giáo viện đều có thể mắc phải những sai lầm về mặt kiến thức. 
Trong quá trình giảng dạy và trao đổi chuyên môn cùng các đồng nghiệp cũng như qua các tiết dự giờ, chúng tôi luôn chú ý để tìm cách giúp học sinh có thể lĩnh hội tốt qui luật di truyền và giải được các bài tập liên quan cũng như dạng bài tập tổng hợp. Đối với học sinh giỏi, yêu cầu giải được các bài tập ở mức cao hơn. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài 
“ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG 
QUY LUẬT DI TRUYỀN TỪ DỂ ĐẾN KHÓ” 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
+ Mục đích: 
- Học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản chương quy luật di truyền.
- Nâng cao hiểu biết của học sinh về qui luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen. Qua đó, học sinh có hiểu biết tổng quát về tính qui luật của hiện tượng di truyền, về hoạt động của NST và về mối liên quan giữa hoạt động của NST với hoạt động của gen trên NST và sự di truyền của các tính trạng do gen chi phối. 
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập di truyền cho học sinh đại trà và học sinh giỏi môn Sinh học 
- Nâng cao kết quả dạy và học cũng như kết quả thi chọn học sinh giỏi Tỉnh và Quốc gia môn Sinh học lớp 12 
* Để dạy tốt chuyên đề này giáo viên cần nghiên cứu các kiến thức liên quan về: 
- Quá trình giảm phân: Hoạt động tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn tương đồng giữa các 
NST tương đồng ở kì trước của GP I dẫn đến hoán vị gen và tái tổ hợp các gen khác nguồn gốc. 
- Quá trình phát sinh giao tử ở động vật và thực vật. 
- Các qui luật di truyền của Menden, qui luật tương tác gen. 
- Qui luật liên kết gen và hoán vị gen: Thí nghiệm lai trên đối tượng ruồi giấm Drosophila 
melanogasto của T. Moocgan 
- Các dạng bài tập vận dụng qui luật di truyền hoán vị gen và các bài tập nâng cao. 
* Đối với học sinh cần củng cố kiến thức về: 
- Quá trình nguyên phân và giảm phân. 
- Quá trình phát sinh giao tử ở động vật và thực vật. 
- Các qui luật di truyền của Men Đen, qui luật tương tác gen. 
- Đồng thời nghiên cứu trước các qui luật liên kết gen và hoán vị gen, chủ động lĩnh hội kiến thức. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Trong phạm vi nội dung của đề tài này chỉ tập trung đi khái quát các kiến thức trọng tâm, cốt lõi của phần kiến thức các quy luật di truyền, từ đó mở ra hướng hướng dẫn học sinh làm quen với trắc nghiệm vận dụng từ dể đến khó.
- Hình thành những kĩ năng vận dụng cho học sinh như các kĩ năng tính toán bài tập quy luật di truyền, kĩ năng xác định kiểu gen, kĩ năng xác định giao tử, xác định kiểu tổ hợp ở đời con, xác định tỉ lệ kiểu gen, xác định tỉ lệ liểu hình... từ đó áp dụng tính xác xuất xuất hiện một tỉ lệ kiểu gen hay tỉ lệ kiểu hình nào đó xuất hiện ở đời con.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Quy luật phân ly của Men Đen: 
- Nội dung quy luật phân li: Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen tồn tại trong tế bào một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia.
- Cơ sở tế bào học của quy luật phân li: 
+ Trong tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng và chứa các cặp alen tương ứng. 
+ Khi GP tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp tương đồng phân li đồng đều về các giao tử ® sự phân li của các alen tương ứng và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp alen tương ứng.
- Ý nghĩa quy luật phân li: 
Giải thích tại sao tương quan trội lặn là phổ biến trong tự nhiên, hiện tượng trội cho thấy mục tiêu của chọn giống là tập trung nhiều tính trội có giá trị cao.
Không dùng con lai F1 làm giống vì thế hệ sau sẽ phân li do F1 có kiểu gen dị hợp.
2.1.2. Quy luật phân ly độc lập của Men Đen: 
- Nội dung quy luật phân li độc lập : Các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì phân li độc lập và tổ hợp tự do (ngẫu nhiên) trong quá trình hình thành giao tử.
- Cơ sở tế bào học quy luật phân li độc lập: 
+ Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
+ Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng.
- Ý nghĩa quy luật phân li độc lập: Quy luật phân li độc lập là cơ sở góp phần giải thích tính đa dạng phong phú của sinh vật trong tự nhiên, làm cho sinh vật ngày càng thích nghi với môi trường sống. Quy luật phân li độc lập còn là cơ sở khoa học của phương pháp lai tạo để hình thành nhiều biến dị, tạo điều kiện hình thành nhiều giống mới có năng suất và phẩm chất cao, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.
Nếu biết được các gen nào đó là phân li độc lập có thể dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau.
* Chú ý: Khi lai 2 cơ thể có kiểu gen giống nhau, với n cặp alen phân li độc lập với nhau (mỗi cặp alen quy định một tính trạng) thì ở thế hệ lai thu được:
- Số lượng các loại giao tử: 2n - Số tổ hợp giao tử: 4n
- Số lượng các loại kiểu gen: 3n - Tỉ lệ phân li kiểu gen: (1 : 2 : 1)n
- Số lượng các loại kiểu hình: 2n - Tỉ lệ phân li kiểu hình: (3 : 1)n
Phép lai
F1
F2
KG
Số kiểu giao tử
Số kiểu tổ hợp giao tử
Số loại KG
Tỉ lệ KG
Số loại KH
Tỉ lệ KH
Lai 1 tính
Lai 2 tính
Lai 3 tính
Aa
AaBb
AaBbDd
21
22
23
21 x 21
22 x 22
23 x 23
31
32
33
(1: 2: 1)1
(1: 2: 1)2
(1: 2: 1)3
21
22
23
( 3: 1)1
( 3: 1)2
( 3: 1)3
Lai n tính
AaBbDd.....
2n
2n x 2n
3n
(1: 2: 1)n
2n
( 3: 1)n
MỘT SỐ VẬN DỤNG TRONG QUY LUẬT PHÂN LI CỦA MENDEN
Dạng 1: Tính số loại và tìm thành phần kiểu gen của giao tử
1- Số loại giao tử: 
Không tùy thuộc vào số cặp gen trong KG mà tùy thuộc vào số cặp gen dị hợp. Trong đó:
KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sẽ sinh ra 21 loại giao tử.
KG của cá thể gồm 2 cặp gen dị hợp sẽ sinh ra 22 loại giao tử.
KG của cá thể gồm 3 cặp gen dị hợp sẽ sinh ra 23 loại giao tử.
 Số loại giao tử của cá thể có KG gồm n cặp gen dị hợp = 2n 
2- Thành phần gen của giao tử: 
- Trong 1 tế bào gen tồn tại thành từng cặp( 2n ). Trong tế bào giao tử gen tồn tại ở trạng thái đơn bội( n).
- Cách xác định giao tử: Sử dụng sơ đồ phân nhánh Auerbac.
+ Đối với cơ thể thuần chủng(đồng hợp) chỉ tạo 1 loại giao tử. Ví dụ: AAbbCCDD cho một loại giao tử AbCD
+ Đối với cơ thể dị hợp: 
Ví dụ 1: Xác định giao tử của cơ thể có KG AaBbDd
Dạng 2: Tính số kiểu tổ hợp, kiểu gen, kiểu hình và các tỉ lệ phân ly ở đời con
Số kiểu tổ hợp = Số giao tử đực x Số giao tử cái
1- Số kiểu tổ hợp:
* Chú ý: Khi biết số kiểu tổ hợp à biết số loại giao tử đực, giao tử cái à biết số cặp gen dị hợp trong kiểu gen của cha hoặc mẹ. VD: 16 tổ hợp = 4 x 4 ( 16 x 1 hoặc 8 x 2).
( số giao tử luôn bằng bội số của các cặp gen dị hợp trong cơ thể vì: n là số cặp gen dị hợp à 2n loại giao tử)
2- Số loại và tỉ lệ phân li về KG, KH:
Tỉ lệ KG chung của nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau.
Số KH tính trạng chung bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau.
Ví dụ 1: A hạt vàng, B hạt trơn, D thân cao. P: AabbDd x AaBbdd.
Số cặp gen
Tỷ lệ KG riêng
Số KG
Tỷ lệ KH riêng
Số KH
Aa x Aa
1AA:2Aa:1aa
3
3 vàng : 1 xanh
2
bb x Bb
1Bb:1bb
2
1 trơn : 1 nhăn
2
Dd x dd
1Dd:1dd
2
1 cao : 1 thấp
2
Số KG chung = ( 1AA:2Aa:1aa)(1Bb:1bb)(1Dd:1dd) = 3 x 2 x 2 = 12.
Số KH chung = (3 vàng : 1 xanh)(1 trơn : 1 nhăn)(1 cao : 1 thấp) = 2 x 2 x 2 = 8.
Ví dụ 2: Xét phép lai AaBbDd x aaBbdd, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội hoàn toàn thì ở đời con có số loại KH là: 	A. 2	B. 3	C. 4	D. 8
3- Mối quan hệ giữa số alen và số KG xuất hiện ở F1:
*Trường hợp 1: Nếu gọi r là số alen/ 1gen à Số kiểu gen đồng hợp? Số kiểu gen dị hợp? Tổng số kiểu gen? Lập bảng như sau:
GEN
SỐ ALEN/GEN
SỐ KIỂU GEN
SỐ KG ĐỒNG HỢP
SỐ KG DỊ HỢP
I
3
6
3
3
II
4
10
4
6
III
5
15
5
10
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
n
r
r
Ví dụ: Số alen của gen I, II và III lần lượt là 3, 4 và 5.Biết các gen đều nằm trên NST thường và không cùng nhóm liên kết. Xác định:
a. Số kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen và dị hợp tất cả các gen lần lượt là:
A. 60 và 90	B. 120 và 180	C. 60 và 180 	D. 30 và 60
à Số KG đồng hợp tất cả các gen = 3.4.5 =60 ; Số KG dị hợp tất cả các gen = 3.6.10 =180
b. Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen lần lượt là:
A. 240 và 270	B. 180 và 270	C. 290 và 370	D. 270 và 390
à Số KG đồng hợp 2 cặp, dị hợp 1 cặp = ( 3.4.10 + 4.5.3 + 3.5.6 ) = 270
 Số KG dị hợp 2 cặp, đồng hợp 1 cặp = ( 3.6.5 + 6.10.3 + 3.10.4 ) = 390
c. Số kiểu gen dị hợp: 	A. 840	B. 690	`	C. 750	D. 660
à Số KG dị hợp = ( 6.10.15 ) – ( 3.4.5 ) = 840
*Lưu ý: Nếu số cặp gen dị hợp tử là n thì:
Số loại giao tử khác nhau ở F1 là 2n
Số loại kiểu gen ở F2 là 3n 
Số loại kiểu hình ở F2 là 2n 
*Trường hợp 2: Nếu tỉ lệ trội/ lặn ở các cặp tính trạng không như nhau thì ta phải tính tổng của XS riêng từng cặp:
Ví dụ 1: Các gen phân li độc lập, phép lai AaBbDdEE x AabbDdEe cho tỉ lệ kiểu hình gồm: 1 trội và 3 lặn là bao nhiêu? 3 trội và 1 lặn là bao nhiêu? àTa phân tích từng cặp tính trạng như sau:
* cặp 1: Aa x Aa → 3/4 trội ;1/4 lặn	* cặp 2: Bb x bb → 1/2 trội ;1/2 lặn
* cặp 3: Dd x Dd → 3/4 trội ;1/4 lặn	* cặp 4: EE x Ee → 1 trội ; 0 lặn
KH
tổ hợp TRỘI
tổ hợp LẶN
TỈ LỆ RIÊNG
TỈ LỆ CHUNG
 4 T
1,2,3,4
0
3/4 . 1/2 . 3/4 . 1 = 9/32
9/32
3T + 1L
4,1,2
3
1. 3/4 . 1/2 . 1/4 = 3/32
15/32
4,1,3
2
1. 3/4 . 3/4 . 1/2 = 9/32
4,2,3
1
1. 1/2 . 3/4 . 1/4 = 3/32
2T + 2L
4,1
2,3
1. 3/4 . 1/2 . 1/4 = 3/32
7/32
4,2
1,3
1. 1/2 . 1/4 . 1/4 = 1/32
4,3
1,2
1. 3/4 . 1/4 . 1/2 = 3/32
1T + 3L
4
1,2,3
1. 1/4 . 1/2 . 1/4 = 1/32
1/32
Ví dụ 2: Trong phép lai: Bố AaBbCcDdEe x Mẹ aaBbccDdee
Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy cho biết: 
 a. Tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu?
Phân tích từng cặp gen:
Số cặp gen
Tỷ lệ KG 
Tỷ lệ KH 
Aa x aa
1/2 Aa : 1/2 aa
1/2 trội : 1/2 lặn
Bb x Bb
1/ 4 BB : 2/4 Bb : 1/4 bb
3/ 4 trội : 1/4 lặn
Cc x cc
1/2 Cc : 1/2 cc
1/2 trội : 1/2 lặn
Dd x Dd
1/ 4 DD : 2/4 Dd : 1/4 dd
3/ 4 trội : 1/4 lặn
Ee x ee
1/2 Ee : 1/2 ee
1/2 trội : 1/2 lặn
à Tỷ lệ KH trội về gen A là 1/2, về gen B là 3/4, về gen C là 1/2, về gen D là 3/4, về gen E là 1/2. Do vậy tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng = 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/128
 b. Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ = 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/128
 c. Tỉ lệ đời con có KG giống bố = 1/2 x 2/4 x 1/2 x 2/4 x 1/2 = 4/128 = 1/32
* Lưu ý: Sử dụng toán xác suất để giải các bài tập về xác suất trong sinh học
Nếu hai trường hợp độc lập nhưng đồng thời xảy ra à chúng ta dùng phương pháp nhân xác suất.
Nếu hai trường hợp độc lập nhưng đối lập nhau ( Nếu trường hợp này xảy ra thì trường hợp kia không xảy ra à chúng ta dùng công thức cộng xác suất.
Ví dụ 1: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tử tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả đỏ có kiểu gen đồng hợp và 1 quả đỏ có kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là:
    A. 3/32    	B. 2/9    	C. 4/27    	D. 1/32 
à F1 x F1: Aa x Aa → F2: 1/4AA : 2/4 Aa : 1/4aa (1/4 đỏ đồng hợp : 2/4 đỏ dị hợp )
→ trong số quả đỏ thì: đồng hợp = 1/3 ; dị hợp = 2/3
Xác suất cho 2 quả đỏ đồng hợp và 1 quả đỏ dị hợp = (1/3)2. 2/3 . C13 = 2/9
Ví dụ 2: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tử tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ làm giống từ số quả đỏ ở F1 là:	A. 1/64    	B. 1/27    	C. 1/32    	D. 27/64 
à F1 x F1: Aa x Aa → F2: 1/4AA : 2/4 Aa : 1/4aa (1/4 đỏ đồng hợp : 2/4 đỏ dị hợp )
→ trong số quả đỏ thì: đồng hợp = 1/3 ; dị hợp = 2/3
Xác suất được cả 3 quả đỏ đồng hợp = 1/3.1/3.1/3 = 1/27 
Dạng 3: Tìm số kiểu gen của một cơ thể và số kiểu giao phối
Một cơ thể có n cặp gen nằm trên n cặp NST tương đồng, trong đó có k cặp gen dị hợp và m = n – k cặp gen đồng hợp. Số kiểu gen có thể có của cơ thể đó tính theo công thức:
Trong đó: A - là số kiểu gen có thể có của cơ thể đó; n - là số cặp gen; k là số cặp gen dị hợp; 
m - là số cặp gen đồng hợp
Ví dụ 1: Xét 5 locut gen phân ly độc lập trên NST thường, mỗi locut có hai alen. Tính số kiểu gen khác nhau trong quần thể thuộc các trường hợp sau đây:
Số kiểu gen đồng hợp 1 cặp gen 	= 21 .C51 = 2 x 5 = 10 	
Số kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen 	= 22 .C52 = 40 	
Số kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen 	= 23 .C53 = 80 	
Số kiểu gen đồng hợp 4 cặp gen 	= 24 .C54 = 80 	
Số kiểu gen đồng hợp 5 cặp gen	= 25 .C55 = 32 	
Tổng số kiểu gen khác nhau	= 35 = 243	
Ví dụ 2: Trong cơ thể có 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng, cơ thể bố có 3 cặp gen dị hợp, 1 cặp gen đồng hợp. còn mẹ thì ngược lại. Có bao nhiêu kiểu giao phối có thể xáy ra?
	A. 64	B.16	C.256	D.32
Cách 1: Giải theo cách liệt kê các kiểu gen có thể có của cơ thể bố mẹ sau đó nhân lại với nhau:
- Xét cơ thể bố: có 3 cặp gen dị hợp, 1 đồng hợp à các kiểu gen có thể có:
	AaBbCcDD	AaBbCcdd	AaBbCCDd	AaBbccDd
	AaBBCcDd	AabbCcDd	AABbCcDd	aaBbCcDd
 à Vậy có tất cả là 8 trường hợp có thể xảy ra
- Xét cơ thể mẹ: có 1 cặp dị hợp, 3 cặp đồng hợp à các kiểu gen có thể có:
	AaBBCCDD	AabbCCDD	AaBBCCdd	AabbCCdd
	AaBBccDD	AabbccDD	AaBBccdd	Aabbccdd
Nếu ta giả định Aa là cặp gen dị hợp còn 3 cặp gen còn lại đồng hợp thì ta liệt kê được 8 kiểu gen, sau đó ta thay đổi vai trò dị hợp cho 3 cặp gen còn lại. Lúc đó, số kiểu gen có thể có của cơ thể mẹ là: 8 . 4 = 32
Suy ra, số kiểu giao phối là: 8 . 32 = 256 à chọn đáp án C
Cách 2: Áp dụng công thức tính:
Số kiểu gen có thể có của cơ thể bố là:
Số kiểu gen có thể có của cơ thể mẹ là:
Suy ra, số kiểu giao phối là: 8 . 32 = 256 à chọn đáp án C
2.1.3. Quy luật tương tác gen và tác động đa hiệu của gen:
- Khái niệm tương tác gen: 
Hai (hay nhiều) gen không alen khác nhau tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
- Ý nghĩa của tương tác gen : Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp, xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ. Mở ra khả năng tìm kiếm những tính trạng mới trong công tác lai tạo giống.
* Khái niệm tương tác bổ sung: Tương tác bổ sung là sự tác động bổ sung cho nhau của sản phẩm các gen thuộc các locut khác nhau lên sự biểu hiện của một tính trạng.
Gen A
Enzim A
Enzim B
Gen B
Tiền chất P 
(không màu)
Sản phẩm P1 (Nâu)
Sản phẩm P2 (Đen)
Ví dụ : Khi lai 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ thẫm và hoa trắng với nhau thu được ở F2 có tỉ lệ : 9/16 hoa đỏ thẫm : 7/16 hoa trắng.
Trong đó alen A tổng hợp enzim A có hoạt tính, alen a tổng hợp enzim a không có hoạt tính ; alen B tổng hợp enzim B có hoạt tính, alen b tổng hợp enzim b không có hoạt tính.
* Khái niệm tương tác cộng gộp: Khi các alen trội thuộc hai hay nhiều locut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội (bất kể locut nào) đều làm gia tăng sự biểu hiện của KH lên 1 chút ít.
Ví dụ : Khi đem lai 2 thứ lúa mì thuần chủng hạt đỏ đậm và hạt trắng thì ở F2 thu được 15 hạt đỏ : 1 hạt trắng.
- Tính trạng càng do nhiều gen tương tác quy định, thì sự sai khác về KH giữa các KG càng nhỏ, và càng khó nhận biết được các KH đặc thù cho từng KG.
- Những tính trạng số lượng thường do nhiều gen quy định, chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường như: Sản lượng sữa, khối lượng gia súc gia cầm, số lượng trứng gà.
* Gen đa hiệu: Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
Ví dụ: Gen HbA ở người quy định sự tổng hợp chuỗi b-hemôglôbin bình thường gồm 146 axit amin.Gen đột biến HbS cũng quy định sự tổng hợp chuỗi b-hemôglôbin bình thường gồm 146 axit amin, nhưng chỉ khác một axit amin ở vị trí số 6 (axit amin glutamic thay bằng valin). Gây hậu quả làm biến đổi hồng cầu hình đĩa lõm thành hình lưỡi liềm " Xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể.
CÁC DẠNG BÀI TẬP TƯƠNG TÁC GEN
1 - Các dạng:
- Tương tác bổ sung( tương tác bổ trợ), gồm các tỉ lệ: 9:3:3:1 hoặc 9:6:1 hoặc 9:7 
- Tương tác át chế:
+ Tương tác át chế do gen trội: 12:3:1 hoặc 13:3
+ Tương tác át chế do gen lặn: 9:3:4
- Tương tác cộng gộp( kiểu không tích lũy các gen trội): 15: 1( tỉ lệ: 1: 4: 6: 4: 1).
2 - Tương tác giữa các gen không alen: 
Mỗi kiểu tương tác có 1 tỉ lệ KH tiêu biểu dựa theo biến dạng của (3:1)2 như sau:
2.1- Các kiểu tương tác gen:
- Tương tác bổ sung có 3 tỉ lệ KH: 9:3:3:1 hoặc 9:6:1 hoặc 9:7.
+ Tương tác bổ trợ gen trội hình thành 4 KH: 9 : 3 : 3 : 1 A-B- ≠ A-bb ≠ aaB- ≠ aabb 
+ Tương tác bổ trợ gen trội hình thành 3 KH: 9 : 6 : 1 A-B- ≠ (A-bb = aaB-) ≠ aabb 
+ Tương tác bổ trợ gen trội hình thành 2 KH: 9 : 7 A-B- ≠ (A-bb = aaB- = aabb) 
- Tương tác át chế có 3 tỉ lệ KH: 12 : 3 : 1 hoặc 13 : 3 hoặc 9 : 3 : 4 
+ Tương tác át chế gen trội hình thành 3 KH: 12:3:1 (A-B- = A-bb) ≠ aaB- ≠ aabb 
+ Tương tác át chế ge

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ly_thuyet_va_bai_tap_trac_nghiem_van_dung_quy_luat_di_t.doc