SKKN Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ 12 phần peptit và protein nhằm phát triển năng lực nhận thức cho học sinh ở trường THPT

SKKN Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ 12 phần peptit và protein nhằm phát triển năng lực nhận thức cho học sinh ở trường THPT

Hoá học là bộ môn khoa học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Qua đó giáo dục học sinh những đức tính cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh hành trang đi vào cuộc sống.

 Trong môn hoá học thì bài tập hoá học có một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó là nguồn cung cấp kiến thức mới, vận dụng kiến thức lí thuyết, giải thích các hiện tượng các quá trình hoá học, giúp tính toán các đại lượng: Khối lượng, thể tích, số mol. Việc giải bài tập sẽ giúp học sinh được củng cố kiến thức lí thuyết đã được học vận dụng linh hoạt kiến thức vào làm bài. Để giải được bài tập đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững các tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất đã học, nắm vững các công thức tính toán, mà còn biết cách tính theo phương trình hóa học và công thức hoá học. Đối với những bài tập đơn giản thì học sinh thường đi theo mô hình đơn giản: như viết phương trình hoá học, dựa vào các đại lượng bài ra để tính số mol của một chất sau đó theo phương trình hoá học để tính số mol của các chất còn lại từ đó tính được các đại lượng theo yêu cầu của bài. Nhưng đối với nhiều dạng bài tập thì nếu học sinh không nắm được bản chất của các phản ứng thì việc giải bài toán của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thường là giải sai như dạng bài tập về peptit và protein. Toán về peptit và protein là loại toán lạ và khó, thế nhưng trong một vài năm gần đây dạng toán này thường xuất hiện trong các kỳ thi THPT quốc gia gây ra nhiều khó khăn trở ngại cho học sinh. Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn trình bày “Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ 12 phần peptit và protein nhằm phát triển năng lực nhận thức cho học sinh ở trường THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Với hy vọng đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ tốt cho việc học tập của các em học sinh 12 và cho công tác giảng dạy của các bạn đồng nghiệp.

 

doc 17 trang thuychi01 9151
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ 12 phần peptit và protein nhằm phát triển năng lực nhận thức cho học sinh ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Mở đầu
- Lí do chọn đề tài
Hoá học là bộ môn khoa học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Qua đó giáo dục học sinh những đức tính cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh hành trang đi vào cuộc sống.
	Trong môn hoá học thì bài tập hoá học có một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó là nguồn cung cấp kiến thức mới, vận dụng kiến thức lí thuyết, giải thích các hiện tượng các quá trình hoá học, giúp tính toán các đại lượng: Khối lượng, thể tích, số mol... Việc giải bài tập sẽ giúp học sinh được củng cố kiến thức lí thuyết đã được học vận dụng linh hoạt kiến thức vào làm bài. Để giải được bài tập đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững các tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất đã học, nắm vững các công thức tính toán, mà còn biết cách tính theo phương trình hóa học và công thức hoá học. Đối với những bài tập đơn giản thì học sinh thường đi theo mô hình đơn giản: như viết phương trình hoá học, dựa vào các đại lượng bài ra để tính số mol của một chất sau đó theo phương trình hoá học để tính số mol của các chất còn lại từ đó tính được các đại lượng theo yêu cầu của bài. Nhưng đối với nhiều dạng bài tập thì nếu học sinh không nắm được bản chất của các phản ứng thì việc giải bài toán của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thường là giải sai như dạng bài tập về peptit và protein. Toán về peptit và protein là loại toán lạ và khó, thế nhưng trong một vài năm gần đây dạng toán này thường xuất hiện trong các kỳ thi THPT quốc gia gây ra nhiều khó khăn trở ngại cho học sinh. Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn trình bày “Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ 12 phần peptit và protein nhằm phát triển năng lực nhận thức cho học sinh ở trường THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Với hy vọng đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ tốt cho việc học tập của các em học sinh 12 và cho công tác giảng dạy của các bạn đồng nghiệp.
Mục đích nghiên cứu
 	Nhằm nâng cao hiệu quả học tập và dạy học phần peptit và protein trong hóa học hữu cơ ở trường THPT
Bản thân có tư liệu để tham khảo trong quá trình dạy học ở các năm tiếp theo, đồng thời có điệu kiện tham gia nghiên cứu khoa học
Đối tượng nghiên cứu
	 Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ 12 phần peptit và protein nhằm phát triển năng lực nhận thức cho học sinh ở trường THPT
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến bài tập về peptit và protein
+ Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế: sau khi dạy lí thuyết xong cho học sinh làm bài tập áp dụng
 + Phương pháp xử lí số liệu: Sử dụng toán thống kê
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 a. Một số khái niệm liên quan
 Theo từ điển tiếng việt:
 - “Lựa chọn”: (động từ) nghĩa là chọn giữa nhiều cái cùng loại
 - “Xây dựng”: (động từ) nghĩa là làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định
 - “Sử dụng” (động từ) nghĩa là lấy làm phương tiện để phục vụ nhu cầu, mục đích nào đó
 - “Phát triển” (động từ) nghĩa là biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp
 - “Năng lực” (danh từ) nghĩa là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẳn có để thực hiện một hoạt động nào đó
 - “Nhận thức” (danh từ) nghĩa là kết quả của quá trình phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; kết quả con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan
 - “Nhận thức” (động từ) nghĩa là nhận ra và biết được, hiểu được 
 b. Nội dung các định luật bảo toàn và các phương pháp trong hóa học
- Định luật bảo toàn khối lượng: Khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng
- Định luật bảo toàn nguyên tố: Trong mỗi phương trình hóa học hoặc một hệ gồm nhiều phương trình phản ứng hóa học số mol mỗi nguyên tố trước phản ứng bằng số mol chính nguyên tố đó sau phản ứng
- Phương pháp đại số: Là phương pháp thông thường dựa vào tính chất, viết phương trình rồi đặt ẩn số, giải hệ phương trình
- Phương pháp quy đổi: Nguyên tắc chung là phương pháp biến đổi toán học nhằm đưa bài toán ban đầu là một hỗn hợp phức tạp về dạng đơn giản hơn
 	2. 2. Thực trạng của vấn đề:
Toán về peptit và protein là loại toán lạ và khó, thế nhưng trong một vài năm gần đây dạng toán này thường xuất hiện trong các kỳ thi THPT quốc gia gây ra nhiều khó khăn trở ngại cho giáo viên và học sinh. Do vậy nhiều bài tập về peptit và protein trong các đề thi THPT quốc gia các em thường không làm được vì thấy phức tạp nhưng thực tế nếu hiểu rõ bản chất và phương pháp thì bài tập về peptit và protein cực kỳ đơn giản.
Với việc thi trắc nghiệm như hiện nay học sinh không có kỹ năng làm bài tập và áp dụng tốt các định luật, các phương pháp giải toán trong hóa học thì với thời gian 90 phút không đủ để giải hết được 50 câu
 2.3. Sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng:
	Tôi đã lựa chọn, xây dựng các dạng toán sau:
Dạng 1 : Xác định số đồng phân peptit khi biết công thức phân tử hay được tạo bởi từ một vài-amino axit
Dạng 2 : Xác định công thức của peptit khi biết sản phẩm sau khi thủy phân peptit
Dạng 3 : Xác định phân tử khối của peptit khi biết phần trăm nguyên tố (S, N) hoặc sản phẩm của phản ứng thủy phân peptit
Dạng 4:Tính số mắt xích của amino axit trong phân tử protein
Dạng 5:Tính khối lượng peptit hay khối lượng muối thu được khi thủy phân peptit trong môi trường axit, môi trường bazơ
Dạng 6:Tính mol hay thể tích oxi khi đốt cháy peptit hay sản phẩm của phản ứng thủy phân peptit 
Dạng 7: Bài tập lý thuyết tổng hợp
Một số dạng bài toán về peptit và protein
Dạng 1 : Xác định số đồng phân peptit khi biết công thức phân tử hay được tạo bởi từ một vài -amino axit
Bài tập ví dụ:
Câu 1: Cho một đi peptit Y có CTPT C6H12O3N2 . Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc - aminoaxit) mạch hở là:
 A .5 B. 4 C .7 D. 6
Hướng dẫn: K= (6.2+2+2- 12): 2 = 2
Các CTCT đi peptit là:
 NH2-CH2-CONH-CH(CH2-CH3)COOH (1) 
 NH2-CH(CH2-CH3) -CONH-CH2COOH (2)
 NH2- CH2-CONH- C(CH3)2 COOH (3) 
 NH2-C(CH3)2 -CONH-CH2COOH (4)
 NH2-CH(CH3) -CONH-CH(CH3)COOH (5)
Đáp án: A
Nhận xét: Dạng bài tập này cần phải xác định số liên kết Л (tính K), dựa vào điều kiện bài ra để viết công thức cấu tạo của hợp chất.
Câu 2: Từ glyxin và alanin có thể tạo bao nhiêu đipeptit khác nhau?
 A. 1. 	B. 2.	 C. 4.	 D. 3.
Hướng dẫn
 Các CTCT đi peptit khác nhau là:
 Gly- Ala (1) Ala-Gly (2) Gly- Gly(3) Ala -Ala (4) 
Đáp án: C
Nhận xét: Dạng bài tập này cần sắp xếp các chất khi chúng tạo liên kết với nhau, đổi vị trí sắp xếp sẽ tạo ra chất mới ( đầu này chứa -NH2 đầu khi chứa –COOH ở hai đầu của phân tử)
Câu 3: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
 A. 3. 	B. 9.	 C. 4.	 D. 6.
Hướng dẫn
 Các CTCT tri peptit khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin là:
 Gly- Ala- Phe (1) Gly- Phe - Ala (2) 
 Ala- Phe - Gly (3) Ala -Gly- Phe (4) 
 Phe - Gly- Ala (5) Phe - Ala - Gly (6) 
Đáp án: D
Nhận xét: Dạng bài tập này cần sắp xếp các chất khi chúng tạo liên kết với nhau, đổi vị trí sắp xếp sẽ tạo ra chất mới ( đầu này chứa -NH2 đầu khi chứa –COOH ở hai đầu của phân tử)
Bài tập áp dụng :
Câu 4 : Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH. 
B. H3N+CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-. 
C. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-. 
 	D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
Đáp án: C
Câu 5: Thuỷ phân hợp chất : sẽ thu được bao nhiêu loại amino axit nào sau đây 
H2NCH(CH3)CONHCH[CH(CH3)2]CONHCH(C2H5)CONHCH2CONHCH(C4H9)COOH. 
A. 2. 	 B. 3. 	C. 4. 	D. 5. 
Đáp án: D
Câu 6: Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau? 
	 A. 3 	 	B. 1 	C. 2	D. 4
Đáp án: C
Câu 7:Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp . Đó là một nonapeptit có cấu tạo arg-pro-pro-gly-phe-ser-pro-phe-arg.Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được k tripeptit có chứa phe. Giá trị của k là: 
 A. 5 B .4 C.3 D.6
Đáp án: A
Câu 8: Thuỷ phân một peptit: Ala-Gly-Glu-Val-Lys thì trong sản phẩm thu được sẽ không chứa peptit nào dưới đây?
A. Ala-Gly-Glu. B. Glu-Lys. C. Glu-Val. D. Gly-Glu-Val.
 Hướng dẫn : 
Vì Glu-Lys không liền nhau nên không tạo đipeptit được của 2 chất này 
Đáp án: B
Dạng 2 : Xác định công thức của peptit khi biết sản phẩm sau khi thủy phân peptit
Bài tập ví dụ:
Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 1 mol Pentapeptit(X) thu được 3 mol Gly; 1 mol Ala; 1 mol Phe. Khi thủy phân không hoàn toàn (X) thu được hỗn hợp gồm Ala-Gly ; Gly-Ala và không thấy tạo ra Phe-Gly. Xác định CTCT của Petapeptit? 
 	 A. Gly-Ala-Gly-Phe-Gly B. Gly-Gly-Ala-Phe-Gly
 	C. Gly-Gly-Ala-Gly-Phe D. Gly-Ala-Gly-Gly-Phe
Hướng dẫn: 
Thủy phân X → 3Gly + 1 Ala + 1 Phe
Thủy phân không hoàn toàn X → Ala-Gly + Gly- Ala và không tạo Phe- Gly
CT của X là: Gly-Gly-Ala-Gly-Phe 
 Đáp án: C
Câu 2: Cho X là một đipeptit tạo ra từ aminoaxit thiên nhiên ( chứa một chức amin và một chức axit ) . Để thủy phân hoàn toàn 9,4g X cần dùng 0,9g H2O. Xác định CTCT của aminoaxit tạo ra đi peptit trên biết rằng khi thủy phân chỉ tạo ra một aminoaxit
 	A. CH3CH2CH(NH2)COOH B. CH2 (NH2)COOH
 	C. CH3CH(NH2)COOH D. CH3CH2CH2CH(NH2)COOH 
Hướng dẫn: X: NH2-CH(R)-COOH
NH2-CH(R)-CONH-CH(R)COOH + H2O → 2NH2-CH(R)-COOH
 0,05 0,1 	(mol)
 Mamino axxit= 9,4 + 0,9 = 10,3 g 
M=10,3: 0,1 = R +16 + 13 +45 => R = 29 là -CH2-CH3 
Đáp án: A
Câu 3: Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam alanin (amino axit duy nhất). X là 
 	A. tripeptit. 	B. tetrapeptit. 	 C. pentapeptit. D. đipeptit. 
Hướng dẫn :
 nH2O = (66,75- 55,95): 18 = 0,6 mol; nala = 0,75 mol => nX= 0,15 mol
số mắt xích là n=0,75: 0,15 =5
X là petapeptit
Đáp án: C
Câu 4: Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 3 tripeptit và 3 đipeptit. Khi xác định đầu N của amino axit trong các tripeptit trên thấy rằng 2 trong số đó có đầu N của amino axit thuộc về glyxin, còn lại thuộc về alanin. Xác định trình tự các amino axit trong phân tử X. 
Hướng dẫn:
 Trường hợp chung khi thủy phân 1 mol pentapeptit mạch hở, có thể nhận được 4 đipeptit khác nhau theo sơ đồ: 
 A - B - C - D - E → A - B + B - C + C - D + D - E.
Nhưng theo đầu bài, chỉ thu được 3 đipeptit nên 2 trong số các đipeptit này giống nhau. Khả năng này xảy ra khi trong pentapeptit có trình tự sắp xếp là Gly - Gly – Gly. Như vậy trình tự của pentapeptit có thể là
Gly - Gly - Gly - P - Q (I)	P - Q - Gly - Gly - Gly (II)
P - Gly - Gly - Gly - Q (III) ( P và Q là phần còn lại của alanin và valin).
Xét trường hợp I: thấy khi thủy phân tạo ra 3 tripeptit có đầu N là glyxin Þ trái đầu bài
Xét trường hợp II: thấy khi thủy phân chỉ tạo ra 1 tripeptit có đầu N là glyxinÞ trái đầu bài
Trường hợp III: khi thủy phân tạo ra được 2 tripeptit có đầu N là glyxin Þ chấp nhận Þ P là alanin.
Vậy trình tự sắp xếp đúng của pentapeptit là Ala- Gly - Gly - Gly - Val.
Bài Tập áp dụng:
Câu 5: Công thức nào sau đây của pentapeptit (A) thỏa mãn điều kiện sau:
+ Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các a- amino axit là: 3 mol Glyxin , 1 mol Alanin, 1 mol Valin.
+ Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu được 2 đipeptit: Ala-Gly ; Gly- Ala và 1 tripeptit Gly-Gly-Val.
 A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val.	 B. Gly-Gly-Ala-Gly-Val.
 C. Gly-Ala-Gly-Val-Gly. D. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.	 
Hướng dẫn: 
Thủy phân A → 3Gly + 1 Ala + 1 Val
Thủy phân không hoàn toàn A → Ala-Gly + Gly- Ala + Gly- Gly- Val
CT của A là: Gly-Ala-Gly-Gly-Val. 
Đáp án D
Câu 6: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là 	
 A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. 	B. Gly-Ala-Val-Val-Phe. 
 C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. 	D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly. 
 Đáp án: C
Câu 7: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các α-amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala ; Phe-Val ; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X ? 
 A. Val-Phe-Gly-Ala. 	B. Ala-Val-Phe-Gly. 
 C. Gly-Ala-Val-Phe. 	D. Gly-Ala-Phe-Val. 
 Đáp án: D
Câu 8: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin ; 1 mol alanin và 1mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly ; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit A lần lượt là : 
 A. Gly, Val. 	 B. Ala, Val. 	 C. Gly, Gly. D. Ala, Gly. 
Hướng dẫn :
Thủy phân A → 3Gly + 1 Ala + 1 Val
Thủy phân không hoàn toàn A → Ala-Ala + Gly- Ala + Gly- Gly- Val
CT của A là: Gly-Ala-Gly-Gly-Val. 
Đầu N là: Gly; đầu C là: Val. 
=>Đáp án : A 
Câu 9: Thủy phân 14(g) một Polipeptit (X) với hiệu suất đạt 80%,thì thu được 14,04(g) một - aminoaxit (Y). Xác định công thức cấu tạo của Y?
 	A. H2N(CH2)2COOH. B. H2NCH(CH3)COOH.	
 	C. H2NCH2COOH	 D. H2NCH(C2H5)COOH
Hướng dẫn:
 X + n H2O → n Y
 mX(pư) = 14.80 : 100 = 11,2 g
 mH2O = 14,04 – 11,2 = 2,84 g => nH2O = nY = 0,158 mol
 My =89 => Y là NH2-CH(CH3)-COOH
 Đáp án: B
Câu 10: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. X là : 
 	A. tripeptthu được. 	 B. tetrapeptit. 	 
C. pentapeptit. D. đipeptit. 
Hướng dẫn : mH2O = 22,25 + 56,25 – 65= 13,5 g => nH2O = 13,5: 18 = 0,75 mol 
 nala+ glu = 0,25 + 0,75= 1 mol => nX= 0,25 mol
số mắt xích là n=(0,25+0,75): 0,25 =4
X là tetra peptit
Đáp án: B
Dạng 3 : Xác định phân tử khối của peptit khi biết phần trăm nguyên tố (S, N) hoặc sản phẩm của phản ứng thủy phân peptit
Bài tập ví dụ:
Câu 1: Xác định phân tử khối gần đúng của một Polipeptit chứa 0,32% S trong phân tử. Giả sử trong phân tử chỉ có 2 nguyên tử S? 
 	A. 20000(đvC)	B.10000(đvC). 	 C. 15000(đvC).	D. 45000(đvC).
Hướng dẫn :
 32 g S chiếm 0,32%
 M ← 100%
 M=(232.100): 0,32 = 20000 
Đáp án A
Câu 2: Đun nóng alanin thu được một số peptit trong đó có peptit A có phần trăm khối lượng nitơ là 18,54%. Khối lượng phân tử của A là : 
A. 231. 	B. 160. 	C 373. 	 D. 302. 
Hướng dẫn : MA = 89.n -18(n-1) = 71n + 18
 A : n peptit → A chứa n nguyên tử N
 % => 83,66 n= 333,72 => n= 4
 MA = 71.4 + 18 = 302
Đáp án D
Bài tập áp dụng:
Câu 3:. X là một tetrapeptit . Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được 34,95 gam muối. Phân tử X có giá trị: 
A.324 B. 432 C. 234 D.342
Hướng dẫn : X là tetra peptit
 nX = 0,3 : 4 = 0,075 mol = nH2O 
mX = 34,95 + 0,075. 18 – 0,3.40 = 24,3 g => M = 24,3 : 0,075 = 324
 Đáp án: A
Câu 4: X là một đipeptit mạch hở. Một lượng X tác dụng vừa hết dung dịch có chứa 4 gam NaOH thu được 10,4 gam muối. Khối lượng mol phân tử của X là: 
A. 160 	B. 174 	 	C. 188 D. 146 
Đáp án: D
Dạng 4: Tính số mắt xích của amino axit trong phân tử protein
Bài tập ví dụ:
Câu 1: Protein A có khối lượng phân tử là 50000 đvC. Thuỷ phân 100 gam A thu được 33,998 gam alanin. Số mắt xích alanin trong phân tử A là : 
 	A. 191. 	B. 38,2. C. 2.3.1023	 D. 561,8. 
Hướng dẫn :
 nala = 0,382mol => nX= 100: 50000 = 0,002 mol
số mắt xích là n=0,382: 0,002= 191
Đáp án: A
Câu 2: Thuỷ phân hoàn toàn một polipeptit, người ta thu được các amino axit với khối lượng như sau: 26,7 g alanin, 30 g glyxin, 23,4 g valin. Tỉ lệ số phân tử mỗi loại amino axit co trong chuỗi polipeptit trên là:
 	A. 1:2:3. 	B. 2:3:4. C. 3:4:2. D. 2:1:3.
Hướng dẫn : nala = 0,3 mol ; ngly = 0,4 mol; nvalin = 0,2 mol
 nala : ngly : nvalin = 3: 4: 2
Đáp án: C
Bài tập áp dụng:
Câu 3: Khi thủy phân 500g protein A thu được 170g alanin. Nếu phân tử khối của A là 50.000, thì số mắt xích alanin trong phân tử A là: 	
	A. 189	B. 190	C. 191	D. 192
Hướng dẫn :
 nala = 170: 89 = 1,91 mol => nX= 500: 50000 = 0,01 mol
số mắt xích là n=1,91: 0,01= 191
Đáp án: C
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 500g protein X thu được 14,175 g Glyxin. Số mắt xích Glyxin trong X là( biết phân tử khối của X là 500000):
 A. 201 B. 189 C. 200 	D. 198
Hướng dẫn :
 nglu = 14,175: 75 = 0,189 ; nX= 500: 500000 = 0,001
 Số mắt xích là: 0,189 : 0,001 = 189 
Đáp án : B
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn 1250g protein X thu được 425 g Alanin. Số mắt xích Alanin có trong phân tử của X là( biết phân tử khối của X là 100000):
 A. 453 B. 382 C. 479 D. 328
 Hướng dẫn :
 nala= 425: 89 (mol) ; nX = 1250 : 100000 =0,0125 mol
 Số mắt xích ala là nala : nx =425: (89. 0,0125) = 382 
Đáp án B
Dạng 5: Tính khối lượng peptit hay khối lượng muối thu được khi thủy phân peptit trong môi trường axit, môi trường bazơ
Bài tập ví dụ:
Câu 1: X là một Hexapeptit cấu tạo từ một Amino axit H2N-CnH2n-COOH(Y) . Y có tổng % khối lượng Oxi và Nitơ là 61,33%. Thủy phân hết m(g) X trong môi trường axit thu được 30,3(g) petapeptit, 19,8(g) đieptit và 37,5(g) Y. Giá trị của m là? 
A. 69 gam. 	 B. 84 gam.	C. 100 gam. 	D.78 gam.
Hướng dẫn:
CT amino axit Y: NH2-CnH2n-COOH 
 => %m (O+N) = (14+ 32).100% : (14n +61) = 61,33% => n= 1
=> Y : NH2-CH2-COOH
Gọi nX =x mol
 npeptit = 30,0: (5. 75 -4. 18 ) = 0,1 mol
 nđipeptit = 19,8: (2. 75 - 18 ) = 0,15 mol
 nY = 0,5 mol
6x = 0,1.5 + 0,15. 2 + 0,5 => x= 1,3/6 (mol)
mX = (75. 6 – 18. 5 ) . (1,3:6 ) = 78
 Đáp án : D 
Câu 2: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 24 gam Gly, 26,4 gam Gly-Gly và 22,68 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là: A. 99.63.	B. 33,21	C. 66,42.	D. 73,08
Hướng dẫn:
 ntetra peptit= x mol
 nGly = 0,32 mol ; nGly-Gly = 0,2 mol ; nGly-Gly-Gly = 0,12 mol
 4x = 0,32 + 0,2. 2 + 0,12. 3 => x= 0,27 mol
m= 0,27. (75.4 – 18.3) = 66,42 g 
Đáp án: C
Bài tập áp dụng:
Câu 3: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH ; 1 nhóm –NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit ; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là : 
 	A. 149 gam. B. 161 gam. C. 143,45 gam. D. 159 gam.
Hướng dẫn:	A: NH2-CnH2n-COOH 
 %mN =(14. 100%) : (14n +61) = 15,73% => n=2
A: NH2-C2H4-COOH ó NH2-CH(CH3)-COOH 
Gọi nX= x mol
ntri peptit = 41,58: (3. 89 – 18.2 ) = 0,18 mol 
nđipeptit = 25,6: (2. 89 – 18 ) = 0,16 mol
nA= 1,04 mol
4x = 3.0,18 + 2. 0,16 + 1,04 => x = 0,475 mol
MX = 0,475. (4. 89 – 3.18 ) = 143,45 g 
Đáp án: C
Câu 4. Đem thủy phân hoàn toàn 32,55g một tripeptit Ala-Ala-Gly trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch thu được m g chất rắn . Giá trị của m là: 
A. 54,375 B .40,65 C. 37,95 D. 48,9
Hướng dẫn:
NH2-CH(CH3)-CONH-CH(CH3)CONH-CH2-COOH + 3HCl → 2HOOC-CH(CH3)-NH3Cl + HOOC-CH2-NH3Cl
 ntripeptit= 32,55 : (289 + 75 -2. 18 ) = 0,15 mol
mcr = 32,55 + 0,15. 3. 36,5 + 0,15. 2. 18 = 54,375 g
Đáp án: A
Câu 5: Tripeptit X có công thức sau : 
 H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH 
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :
 	A. 28,6 gam. 	B. 22,2 gam. 	 C. 35,9 gam. D. 31,9 gam.
Hướng dẫn:
 mCR = mX + mNaOH – mH2O = 0,1. 217 + 0,4. 40 – 0,1. 18 = 35,9 g 
Đáp án : C
Câu 6 : Thủy phân một tripeptit X sản phẩm thu được chỉ có alanin. Đốt cháy m gam X được 1,05 gam N2. Giá trị của m là: 
	 A.5,725 B . 5,775 C. 4,725 D. 5,125
Hướng dẫn:
 NH2-CH(CH3)-CONH-CH(CH3)CONH-CH(CH3)COOH x mol
 nN2 = 0,0375 mol

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lua_chon_xay_dung_va_su_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_h.doc