SKKN Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2 – Thanh Hóa

SKKN Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2 – Thanh Hóa

Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, là một loại hình hoạt động gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người. TDTT được đánh giá là quan trọng trong nền giáo dục và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, có tác dụng hữu hiệu giúp con người chống lại bệnh tật. TDTT mang đầy đủ tính lịch sử, giai cấp và bản sắc dân tộc. Vì vậy thông qua TDTT mà chúng ta có thể đánh giá được sự phát triển nền văn hóa thể chất của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi địa phương.

 TDTT bắt nguồn từ lao động sản xuất và phát triển của xã hội loài người, nhận thức được tầm quan trọng của TDTT Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến ngành này. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc rèn luyện thể chất cho các cán bộ và nhân dân ta. Vì vậy phong trào TDTT phát triển không ngừng. Tập luyện TDTT nói chung và điền kinh nói riêng còn có tác dụng giáo dục phẩm chất ý chí cho người tập, góp phần xây dựng xã hội văn minh lành mạnh. Vì vậy công tác giáo dục thể chất trong các nhà trường phổ thông không chỉ là mục tiêu của ngành giáo dục mà là mối quan tâm của toàn xã hội. Mặt khác tập luyện điền kinh một cách khoa học hợp lý sẽ trang bị một thể lực tốt làm tiền đề nâng cao thành tích các môn thể thao khác.

 Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần VII đã khẳng định: “ công tác TDTT cần coi trọng và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học. Tổ chức hướng dẫn và vận động nhân dân tham gia rèn luyện hàng ngày. Nâng cao các cơ sở giáo dục và đào tạo.”

 Ở nước ta môn điền kinh ra đời và phát triển khá sớm song nó chỉ thực sự phát triển mạnh từ sau năm 1975. Thành tich môn thể thao nói chung và điền kinh nói riêng được chi phối bởi 2 yếu tố: trình độ thể lực và trình độ kỹ thuật. Hai yếu tố trên có quan hệ khăng khít nhau tác động hỗ trợ cho nhau. Do vậy để có thành tích nhảy cao tốt cần có sự kết hợp giữa kỹ thuật và thể lực.

 Những tố chất phát triển thể lực trong nhảy cao là sức mạnh tốc độ, tốc độ, sức nhanh trong đó tố chất sức mạnh, sức mạnh tốc độ quyết định đến thành tích nhảy xa. Sức mạnh tốc độ là khả năng sinh ra lực cơ học bằng sự nổ lực cơ bắp. Từ những cơ sở đó tôi lựa chọn một số bài tập giáo dục sức mạnh tốc độ nâng cao thành tích môn nhảy cao.

 Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn viết sang kiến knih nghiệm: “Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2 – Thanh Hóa”

 

doc 18 trang thuychi01 7880
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2 – Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
“LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO CHO HỌC SINH NỮ TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 2”
Người thực hiện : TRẦN VĂN TÔN
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực môn: THỂ DỤC
THANH HÓA NĂM 2019
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HLV : Huấn luyện viên
TDTT : Thể dục thể thao
TT : Thứ tự 
VĐV : Vận động viên
Cm : Centi mét
Kg : Kilogam
“s” : Giây
THPT : Trung học phổ thông
TĐC : tốc độ cao
Max : Tối đa
NXB : nhà xuất bản
SLLL : Số lần lặp lại
QN : quảng nghỉ
MỤC LỤC
 Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 04
NỘI DUNG CỦA SKKN 05
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 05 
 Những khái niệm và quan điểm huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ
 nhằm nâng cao thành tích nhảy cao.
CHƯƠNG 2: MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ 07
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.
2.1. Mục đích nghiên cứu 07
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 07
2.2.1. Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng khả năng phát triển sức mạnh tốc độ
 của học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2 – Thanh Hóa
2.2.2. Nhiệm vụ 2: Ứng dụng và đánh giá khả năng phát triển sức mạnh 
 tốc độ của học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2 – Thanh Hóa
2.3. Phương pháp nghiên cứu 07 
2.4. Tổ chức nghiên cứu 08
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH 09
3.1. Nghiên cứu thực trạng khả năng phát triển sức mạnh tốc độ của 09
 học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2 – Thanh Hóa
3.2. Ứng dụng và đánh giá khả năng phát triển sức mạnh tốc độ nhằm 10
 cao thành tích nhảy cao cho học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2 – Thanh Hóa
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17
1. Kết luận 
2. Kiến nghị
ĐẶT VẤN ĐỀ
 Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, là một loại hình hoạt động gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người. TDTT được đánh giá là quan trọng trong nền giáo dục và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, có tác dụng hữu hiệu giúp con người chống lại bệnh tật. TDTT mang đầy đủ tính lịch sử, giai cấp và bản sắc dân tộc. Vì vậy thông qua TDTT mà chúng ta có thể đánh giá được sự phát triển nền văn hóa thể chất của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi địa phương.
 TDTT bắt nguồn từ lao động sản xuất và phát triển của xã hội loài người, nhận thức được tầm quan trọng của TDTT Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến ngành này. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc rèn luyện thể chất cho các cán bộ và nhân dân ta. Vì vậy phong trào TDTT phát triển không ngừng. Tập luyện TDTT nói chung và điền kinh nói riêng còn có tác dụng giáo dục phẩm chất ý chí cho người tập, góp phần xây dựng xã hội văn minh lành mạnh. Vì vậy công tác giáo dục thể chất trong các nhà trường phổ thông không chỉ là mục tiêu của ngành giáo dục mà là mối quan tâm của toàn xã hội. Mặt khác tập luyện điền kinh một cách khoa học hợp lý sẽ trang bị một thể lực tốt làm tiền đề nâng cao thành tích các môn thể thao khác.
 Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần VII đã khẳng định: “ công tác TDTT cần coi trọng và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học. Tổ chức hướng dẫn và vận động nhân dân tham gia rèn luyện hàng ngày. Nâng cao các cơ sở giáo dục và đào tạo.”
 Ở nước ta môn điền kinh ra đời và phát triển khá sớm song nó chỉ thực sự phát triển mạnh từ sau năm 1975. Thành tich môn thể thao nói chung và điền kinh nói riêng được chi phối bởi 2 yếu tố: trình độ thể lực và trình độ kỹ thuật. Hai yếu tố trên có quan hệ khăng khít nhau tác động hỗ trợ cho nhau. Do vậy để có thành tích nhảy cao tốt cần có sự kết hợp giữa kỹ thuật và thể lực.
 Những tố chất phát triển thể lực trong nhảy cao là sức mạnh tốc độ, tốc độ, sức nhanh trong đó tố chất sức mạnh, sức mạnh tốc độ quyết định đến thành tích nhảy xa. Sức mạnh tốc độ là khả năng sinh ra lực cơ học bằng sự nổ lực cơ bắp. Từ những cơ sở đó tôi lựa chọn một số bài tập giáo dục sức mạnh tốc độ nâng cao thành tích môn nhảy cao.
 Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn viết sang kiến knih nghiệm: “Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2 – Thanh Hóa”
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
KHÁI NIỆM VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ HUẤN LUYỆN TỐ CHẤT SỨC MẠNH TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO.
1.1.1. Khái niệm và các quan điểm về sức mạnh tốc độ.
 Nhiều nhà khoa học đều cho rằng sức mạnh là khả năng của con người sinh lực cơ học bằng sự nổ lực của cơ bắp.Sức mạnh tốc độ là sức mạnh được sinh ra trong các động tác nhanh.
Theo quan điểm của phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Toán: Sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực và khắc phục một trọng lượng nào đó với tốc độ nhanh nhất hay sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh trong thời gian ngắn.
Sức mạnh tốc độ theo quan điểm của Virkhosanxki: Thể hiện khả năng chống đối lại đối kháng bên ngoài trong khoảng 40 – 70 % khả năng tối đa.
Theo quan điểm của Zaxiorski: Sức mạnh tốc độ là loại sức mạnh được quyết định bởi gia tốc động tác và khối lượng cố định vì lực cơ học của nó là: 
 F = Max
 Điều đó chứng tỏ rằng sức mạnh tốc độ được cấu thành bởi gia tốc thực hiện động tác ( gia tốc a) và trọng lượng vật chịu tác động ( khối lượng m)
 Theo quan điểm của Baursfeld cho rằng : sức mạnh tốc độ là khả năng cơ bản đối với việc tiến hành hiệu quả động tác thực hiện ở môn điền kinh có chu kì và không có chu kì nhưng thời gian ngắn. Ở lứa tuổi đầu tiên giai đoạn huấn luyện nền tảng ( 10 – 12 tuổi) rất có ý nghĩa đối với việc huấn luyện sức mạnh tốc độ thuận lợi cho cơ bắp có giá trị phát triển sức mạnh tốc độ.
Ông Hin ( Mỹ) 1938 đã lập phương trình cơ bản của động lực cơ bắp như sau:
( P + a) ( v + b) = ( P0 + a) = k
P: là sức mạnh được thể hiện
P0 là sức mạnh tối đa
V: tốc độ
a,b.k là hằng số cá nhân
 Tố chất sức mạnh tốc độ đặc biệt quan trọng vì nó giải quyết tương đối tốt nhiệm vụ của các môn thể thao có chu kì và không có chu kì. Nhảy cao là môn kỹ thuật khó đòi hỏi nhiều tố chất sức mạnh, sức mạnh tốc độ, khả năng phối hợp vận động,trong đó sức mạnh tốc độ ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy là một trong những tố chất quyết định đến thành tích nhảy cao. Như vậy bản chất của sức mạnh tốc độ là sức mạnh và sức nhanh nên có thể nói sức mạnh tốc độ là tố chất đặc thù quyết định thành tích nhảy cao.
1.1.2 Yếu tố quyết định thành tích nhảy cao
 Thành tích nhảy cao ( s) về cở bản phụ thuộc vào góc bay của tổng trọng tâm (α) khi rời đất và tốc độ bay ban đầu ( Vo). Tốc độ bay phụ thuộc vào tốc độ đà tối đa có được trước lúc giậm nhảy và giậm nhảy.
Tốc độ bay ban đầu được xác định bằng công thức:
 V0 = F.l / t
F là lực tác dụng 	
l là độ dài
t là thời gian thực hiện
 Từ công thức ta thấy muốn có V0 lớn ta phải tăng S và giảm t. Muốn tác dụng lực được lớn trong khoảng thời gian ngắn thì phải phát triển sức mạnh tốc độ. Vậy sức mạnh tốc độ giúp cho học sinh có thể giậm nhảy nhanh, mạnh rứt khoát nhằm đổi hướng vận động và tạo tốc độ bay ban đầu lớn. Vậy để đạt được thành tích nhảy cao tốt nhất cần phải có tốc độ chạy đà tốt, tốc độ dậm nhảy tốt khi qua xà
 1.1.3. Đặc điểm môn nhảy cao
 Nhảy là phương pháp đưa cở thể vượt qua các chướng ngại vật. Nhảy cao là phương pháp đưa cở thể vượt qua các chướng ngại vật dựng đứng. Đây là hoạt động không có tính chu kì, bao gồm nhiều động tác liên kết với nhau một cách chặt chẽ và phức tạp giữa các giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất. Đặc điểm của nhảy cao là phải kéo dài khoảng cách bay trên không do nổ lực của người nhảy trong lấy đà và giậm nhảy tạo nên.
Để có thành tích cao trong nhảy cao, học sinh cần có tầm vóc tốt, trình độ cao về SMTĐ và nắm vững kỹ thuật nhảy.
1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
 Lứa tuổi này cơ thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, chức năng sinh lý đã tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các hệ thống cơ quan của cơ thể cũng được nâng cao hơn.Ở lứa tuổi này cơ thể các em phát triển theo chiều ngang nhiều hơn chiều cao. Vì vậy giáo viên cần đưa ra những bài tập có cường độ, khối lượng sao cho đảm bảo tính hợp lý, tạo sự phát triển một cách toàn diện.
 Về tâm lý các em tỏ ra mình là người lớn, muốn mọi người tôn trọng mình. Có một trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích tổng hợp, có nhiều hoài bão nhưng thiếu kinh nghiệm sống. Các em đã có thái độ tự giác tích cực trong học tập xuất phát từ động cơ học tập đúng đắn và hướng tới chọn nghề sau này. Tình cảm biểu hiện cũng rõ rệt hơn, việc giáo viên gây được thiện cảm và sự tôn trọng đối với học sinh là một trong những thành công. Nó thúc đẩy các em tự giác, tích cực trong học tập rèn luyện thể dục thể thao. Hệ thần kinh tiếp tục được phát triển đi đến hoàn thiện. Hệ xương đã bắt đầu giảm tốc độ phát triển, tập luyện thể thao một cách thường xuyên làm bộ xương khỏe mạnh hơn.
CHƯƠNG 2
MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn qua nghiên cứu, tổng hợp tài liệu đề tài tiến hành lựa chọn, một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy cao và nâng cao chất lượng giảng dạy, huấn luyện cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 2.
2.2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nhiệm vụ 1: đánh giá thực trạng khả năng phát triển SMTĐ của học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2
2.2.2. Nhiệm vụ 2: ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triến SMTĐ đã lựa chọn nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.3.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
2.3.2: Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
2.3.3. Phương pháp quan sát sư phạm
2.3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 Để có cơ sở đánh giá hiệu quả các bài tập mà tôi đã lựa chọn, tôi đã tiến hành thực nghiệm trên 20 học sinh nữ nhảy cao trường THPT Hoằng Hóa 2. Trong quá trình thực nghiệm chia làm 2 nhóm
Nhóm A: Nhóm thực nghiệm gồm 10 em tập theo bài tập mà tôi đưa ra
Nhóm B: Nhóm đối chứng gồm 10 em tập luyện theo bài tập mà giáo viên của trường đưa ra.
 Thực nghiệm sư phạm được tiến hành theo phương pháp so sánh thành tích trước và sau thực nghiệm cho cả 2 nhóm
2.3.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm
 Tôi tiến hành kiểm tra 2 giai đoạn trước thực nghiệm và sau thực nghiệm.
Để đánh giá kiểm tra hiệu quả của các bài tập tôi lựa chọn 3 test sau:
Bật xa tại chỗ (m)
Bật cao tại chỗ hết sức (chạm tay vào bảng có đánh dấu ) (m)
Chạy 30m tốc độ cao
2.3.6. phương pháp toán học thống kê
 Tôi sử dụng trong sáng kiến kinh nghiệm để xử lý số liệu của quá trình lập test: tính trung bình cộng
2.4. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.4.1 thời gian nghiên cứu
 Đề tài tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/ 2018 đến tháng 5/ 2019 và được chia làm các giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ ngày 5/9/2018 đến 5/10/2018 là giai đoạn xác định vấn đề nghiên cứu, thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Giai đoạn 2: từ ngày 06/11/2018 đến 06/01/2019 là giai đoạn giai quyết các nhiệm vụ nghiên cứu ,tổ chức kiểm tra sư phạm và thực nghiệm sư phạm trên đối tượng nghiên cứu.
Giai đoạn 3: từ tháng 08/02/2019 đến 15/05/2019 là giai đoạn phân tích kết quả nghiên cứu, viết và hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.2. Đối tượng nghiên cứu:
 - 20 học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2 - Thanh Hóa
2.4.3. Địa điểm nghiên cứu :
Tại sân tập thể dục trường THPT H	oằng Hóa 2 - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA HỌC SINH NỮ TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 2 – THANH HÓA
3.1.1 Lựa chọn test đánh giá trình độ SMTĐ cho học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2
 Thông qua phân tích các tài liệu liên quan , quan sát các buổi tập kiểm tra thể lực SMTĐ của 1 số lớp trong trường Hoằng Hóa 2 để tìm ra các test đánh giá khả năng phát triến SMTĐ cho học sinh nữ và sau đưa ra phỏng vấn nhằm thu thập ý kiến của các HLV, giáo viên điền kinh có kinh nghiệm huấn luyện. Bằng cách nghiên cứu trên chúng tôi đã tìm ra được 4 test:
Bật xa tại chỗ (m)
Chạy 30 m tốc độ cao (s)
Tại chỗ chạy nâng cao đùi (s)
Lò cò 30m với chân dậm nhảy
 Để lựa chọn các test phù hợp để đánh giá SMTĐ cho học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2. Tôi tiến hành phỏng vấn các HLV, giáo viên điền kinh đang công tác và giảng dạy trong tỉnh. Số phiếu phát ra là 30, thu về là 30.
Cách trả lời cụ thể như sau:
3 điểm : rất quan trọng
2 điểm : quan trọng
1 điểm: không quan trọng
 Phỏng vấn cho kết quả trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1: kết quả phỏng vấn lựa chọn 1 số test đánh giá trình độ SMTĐ cho học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2 ( n = 30)
TT
Các test
Kết quả phỏng vấn
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Tổng điểm
%
n
Đ
n
Đ
n
Đ
1
Bật xa tại chỗ (m)
20
60
8
16
2
2
78
86.7
2
Lò cò 30m với chân giậm (m)
11
33
10
20
9
9
62
68.9
3
Chạy 30m tốc độ cao (s) nhảy
19
57
7
14
4
4
75
83.3
4
Chạy nâng cao đùi 
11
33
9
18
10
10
61
67.8
Từ kết quả phỏng vấn tôi chọn các chỉ tiêu có số điểm đạt từ 70% tổng điểm trở lên để tiến hành các thử nghiệm của đề tài. Qua bảng 3.1 cho thấy trong 4 test đưa ra phỏng vấn có 2 test được HLV giáo viên điền kinh trả lời có ý kiến tán đồng cao hơn 70% tổng điểm:
Bật xa tại chỗ
Chạy 30m tốc độ cao (s)
Còn 2 test có ý kiến đánh giá dưới 70% tổng điểm: 
Lò cò 30m với chân giậm nhảy (m)
Bật xa 3 bước tại chỗ (m)
 Từ kết quả trên tôi đi đến kết luận sử dụng 2 test tại chỗ chạy nâng cao đùi(m) và chạy 30m tốc độ cao (s) để đánh giá sức mạnh tốc độ cho 20 học sinh nữ nhảy cao
Để có tính khách quan tôi tiến hành tính hệ số tương quan giữa kiểm tra của 2 test trên với thành tích nhảy cao của 20 học sinh nữ điền kinh trường THPT Hoằng Hoá 2. Qua thu thập số liệu và tính toán cho kết quả ở bảng 3.2
Bảng 3.2: mối tương quan giữa các test với thành tích nhảy cao ( n= 20)
TT
Các test
R
P
1
Tại chỗ chạy nâng cao đùi (s)
0.84
< 0.01
2
Chạy 30m tốc độ cao (s)
0.81
< 0.01
Qua bảng 3.2 tôi thấy lựa chọn được 2 test đều đạt hệ số tương quan đảm bảo tính tin cậy:
Tại chỗ chạy nâng cao đùi
Chạy 30m tốc độ cao (s)
3.2. ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SMTĐ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO CHO HỌC SINH NỮ TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 2 – THANH HÓA
3.2.1. Nghiên cứu đưa ra bài tập phát triển SMTĐ cho học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2
 Phân tích tài liệu, thông qua nghiên cứu thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển của các giáo viên trong trường tôi đưa ra 19 bài tập để phát triển SMTĐ cho học sinh
Bật xa tại chỗ 4 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút
Chạy 30m tốc độ cao 2 lần x 3 tổ , nghỉ giữa tổ 4 phút
Bật thu gối trên cát 15 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút
Bật nhảy đổi chân độ cao 30cm, 15 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút
Đạp sau 50m x 2 lần 1 tổ nghỉ giữa tổ 5 phút
Bật liên tục qua rào cao 80cm x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút
Bật cóc 30m 3 lần x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút
Bật xa 3 bước tại chỗ 3 lần x 2 tổ,nghỉ giữa tổ 3 phút
Chạy 60m xuất phát cao 3 lần x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút
 Nhảy cao qua lại 40cm 30 lần x 3 tổ nghỉ giữa tổ 4 phút
 Lò cò 30m x 3 lần ,1 tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút
 Vịn tay vào hàng rào đạp sau 50 lần x 2 tổ, 2 tổ nghỉ giữa tổ 5 phút
 Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân 20 lần /bên x 3 tổ , nghỉ giữa tổ 4 phút
 Chạy 100m x 3 lần, 2 tổ , nghỉ giữa tổ 4 phút
 Chạy 30m xuất phát cao 1 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút
 Chạy đà trung bình, giậm nhảy bước bộ vào hố cát, 3 lần x 1 tổ
 Chạy 60m tốc độ cao 2 lần x 1 tổ 
 Chạy nâng cao đùi tại chỗ trong hố cát 15s x 2 tổ nghỉ giữa tổ 2 phút 
 Chạy lên dốc 20m x 2 lần , 1 tổ 
 Để tìm hiểu các bài tập SMTĐ thường xuyên được sử dụng trong lĩnh vực huấn luyện học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các HLV, giáo viên điền kinh bằng phiếu phỏng vấn số phiếu phát ra là 30, thu về là 30.
Cách trả lời như sau:
3 điểm: thường xuyên sử dụng
2 điểm: có sử dụng
1 điểm: ít sử dụng
 Kết quả phỏng vấn ở bảng 3.4
Bảng 3.4: kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2 
TT
Các test
Kết quả phỏng vấn
Thường xuyên sử dụng
Có sử dụng
Ít sử dụng
Tổng điểm
%
n
Đ
n
Đ
n
Đ
1
Tại chỗ chạy nâng cao đùi 2 phút
20
60
8
16
2
2
78
86.7
2
Chạy 30m tốc độ cao 2 lần x 3 tổ , nghỉ giữa tổ 4 phút
19
57
70
14
4
4
75
83.3
3
Bật thu gối trên cát 15 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút
17
51
7
14
6
6
71
78.9
4
Bật nhảy đổi chân độ cao 30cm, 15 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút
17
51
6
12
7
7
70
77.8
5
Đạp sau 50m x 2 lần 1 tổ nghỉ giữa tổ 5 phút
16
48
8
16
6
6
70
77.8
6
Bật liên tục qua rào cao 80cm x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút
15
45
6
12
9
9
66
73.3
7
Bật cóc 30m 3 lần x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút
15
45
7
14
8
8
67
74.4
8
Bật xa 3 bước tại chỗ 3 lần x 2 tổ,nghỉ giữa tổ 3 phút
15
45
8
16
7
7
68
75.6
9
Chạy 60m xuất phát cao 3 lần x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút
14
42
7
14
9
9
65
72.2
10
Nhảy cao qua lại 40cm 30 lần x 3 tổ nghỉ giữa tổ 4 phút
12
36
8
16
10
10
62
68.9
11
Lò cò 30m x 3 lần ,1 tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút
11
33
9
18
10
10
61
67.8
12
Vịn tay vào hàng rào đạp sau 50 lần x 2 tổ, 2 tổ nghỉ giữa tổ 5 phút
12
36
8
16
10
10
64
68.9
13
Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân 20 lần /bên x 3 tổ.
10
30
11
22
9
9
61
67.8
14
Chạy 100m x 3 lần, 2 tổ , nghỉ giữa tổ 4 phút
9
27
10
20
11
11
58
64.4
15
Chạy 30m xuất phát cao 1 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút
8
24
15
30
7
7
61
67.8
16
Chạy đà trung bình, giậm nhảy bước bộ vào hố cát, 3 lần x 1 tổ
9
27
8
16
13
13
56
62.2
17
Chạy 60m tốc độ cao 2 lần x 1 tổ
10
30
7
14
13
13
57
63.3
18
Chạy nâng cao đùi tại chỗ trong hố cát 15s x 2 tổ nghỉ giữa tổ 2 phút
6
18
20
40
4
4
62
68.9
19
Chạy lên dốc 20m x 2 lần , 1 tổ
7
21
13
26
10
10
57
63.3
Qua bảng 3.4 trong 19 bài tập có 9 bài tập đạt tiêu chuẩn trên 70% và được tôi lựa chọn tham gia vào thực nghiệm:
1: Bật xa tại chỗ 4 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút
2: Chạy 30m tốc độ cao 2 lần x 3 tổ nghỉ giữa tổ 4 phút
3: Bật thu gối trên cát 15 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút
4: Nhảy đổi chân độ cao 30cm 15 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút
5: Đạp sau 50m x 2 lần , nghỉ giữa tổ 5 phút
6: Bật liên tục qua rào cao 80cm x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút
7: Bật cóc 30m, 3 lần x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút
8: Bật xa 3 bước tại chỗ 3 lần x 2 tổ nghỉ giữa tổ 3 phút
9: Chạy 60m xuất phát cao 3 lần x 2 tổ nghỉ giữa tổ 4 phút
 Qua tổng kết tôi đưa ra nội dung bài tập phát triển SMTĐ cho học sinh, khối lượng bài tập cụ thể và nội dung – mục đích của các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho hoc sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2 – Thanh Hóa.
 Bảng 3.5: Nội dung bài tập phát triển SMTĐ cho học sinh nữ điền kinh trường THPT Hoằng Hóa 2
TT
Nội dung bài tập
Khối lượng
Mục đích – yêu cầu
SL
LL
Q
N
Tổng
1
Tại chỗ chạy nâng cao đùi 2 phút
4
4’
12
Phát triển SMTĐ
Bật nhanh, duỗi thẳng chân gập nhanh
2
Chạy 30m tốc độ cao
12
4’
6
Phát triển SMTĐ
Duy trì tốc độ lớn nhất
3
Bật thu gối trên cát x 3 tổ
15
3’
45
Phát triển SMTĐ
Bật hết sức nhanh,mạnh,đùi vuông góc với than người,cẳng chân thả lỏng
4
Bật nhảy đổi chân độ cao 30cm 15 lần x 3 tổ
15
3’
45
Phát triển SMTĐ
Bật nhanh hết sức,thẳng chân xốc người
5
Đạp sau 50m x 2 lần
2
5’
2
Phát triển SMTĐ
Đạp nhanh duỗi hết muỗi bàn chân
6
Bật liên tục qua rào cao 80cm x 3 tổ
5’
Phát triển SMTĐ
Bật hết sức bằng 2 chân,tiết xúc bằng ức bàn chân
7
Bật cóc 30m 3 lần x 2 tổ
3
4’
6
Phát triển SMTĐ
Bật duỗi hết cổ chân
8
Bật xa 3 bước tại chỗ 3 lần x 2 tổ
3
3’
6
Phát triển SMTĐ
Bật hết sức,bật mạnh, duỗi thẳng chân sau và gập nhanh
9
Chạy 60m xuất phát cao 3 lần x 2 tổ
3
4’
6
Phát triển SMTĐ
Tần số và biên độ tốt
3.3.2. Ứng dụng bài tập phát triển SMTĐ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2 – Thanh Hóa
 Để đánh giá hiệu quả của các bài tập phát triển SMTĐ trong quá trình huấn luyện, tôi thực nghiệm trên 20 học sinh nữ trường THPT Hoằng Hóa 2 – Thanh Hóa. Tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên chia 2 nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lua_chon_mot_so_bai_tap_phat_trien_suc_manh_toc_do_nham.doc