SKKN Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh khối 10 trường THPT Yên Định 2
Thể dục thể thao ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, ngay từ thời xa xưa TDTT đã được coi là bộ phận của nền văn hoá xã hội góp phần hoàn thiện con người. Cho nên ngay từ những ngày đầu khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi: "Tập luyện thể dục bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước".
Ngày nay khoa học kĩ thuật đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Yêu cầu nền giáo dục đối với chiến lược giáo dục, đào tạo con người mới ngày càng cao. Việc áp dụng những thành tựu khoa học vào trong quá trình giảng dạy là một điều tất yếu, cần thiết hơn bao giờ hết. Đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục về chất lượng, hiệu quả đã góp phần giáo dục con người phát triển một cách toàn diện về mọi mặt “Đức – Trí – Thể - Mĩ”.
Đổi mới trong phương pháp giáo dục thể chất là một việc làm có ý nghĩa thực tiễn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Sử dụng các phương pháp, các bài tập phù hợp sẽ giúp người học phát triển tối đa về mặt thể chất. Có nhiều môn thể thao đã góp phần to lớn vào sự nghiệp pháp triển và tiến bộ của nước nhà, môn đầu tiên kể đến đó là “Điền kinh”.
Điền kinh là một hoạt động thể dục thể thao phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội. Xuất hiện mọi lúc, mọi nơi với nhiều nội dung và hình thức tập luyện đa dạng phong phú. Được vận dụng tập luyện nhằm phát triển nâng cao thể lực cho con người.
MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU : 1.1 Lý do chọn đề tài . 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu . 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Cơ sử lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1.1. Cơ sở lý luận của tố chất sức mạnh tốc độ. 2.1.2. Đặc điểm sinh lý của môn chạy ngắn 100m. 2.2. Thực trạng học sinh trường THPT Yên Định 2. 2.2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy môn điền kinh THPT Yên Định 2. 2.2.2.Thực trạng công tác giảng dạy kĩ thuật chạy 100m tại trường THPT Yên Định 2. 2.2.3. Điều tra xác định các chỉ số ban đầu biểu thị trình độ thể lực chuyên môn (sức mạnh tốc độ) của nam học sinh trường THPT Yên Định 2. 2.3. Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nam học sinh trường THPT Yên Định 2. 2.4. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành thích trong chạy 100m cho nam học sinh trường THPT Yên Định 2. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1.Kết luận 3.2.Kiến nghị 1.Mở đầu Lí do chọn đề tài . Thể dục thể thao ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, ngay từ thời xa xưa TDTT đã được coi là bộ phận của nền văn hoá xã hội góp phần hoàn thiện con người. Cho nên ngay từ những ngày đầu khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi: "Tập luyện thể dục bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước". Ngày nay khoa học kĩ thuật đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Yêu cầu nền giáo dục đối với chiến lược giáo dục, đào tạo con người mới ngày càng cao. Việc áp dụng những thành tựu khoa học vào trong quá trình giảng dạy là một điều tất yếu, cần thiết hơn bao giờ hết. Đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục về chất lượng, hiệu quả đã góp phần giáo dục con người phát triển một cách toàn diện về mọi mặt “Đức – Trí – Thể - Mĩ”. Đổi mới trong phương pháp giáo dục thể chất là một việc làm có ý nghĩa thực tiễn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Sử dụng các phương pháp, các bài tập phù hợp sẽ giúp người học phát triển tối đa về mặt thể chất. Có nhiều môn thể thao đã góp phần to lớn vào sự nghiệp pháp triển và tiến bộ của nước nhà, môn đầu tiên kể đến đó là “Điền kinh”. Điền kinh là một hoạt động thể dục thể thao phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội. Xuất hiện mọi lúc, mọi nơi với nhiều nội dung và hình thức tập luyện đa dạng phong phú. Được vận dụng tập luyện nhằm phát triển nâng cao thể lực cho con người. Ngoài ra, môn điền kinh là một phương tiện giáo dục thể chất có tác dụng phát triển các tố chất thể lực “Nhanh – mạnh – bền – khéo léo” cho người học. Trong đó, chạy ngắn là một nội dung được lựa chọn sử dụng rộng rãi trong chương trình giáo dục thể chất, ở các trường học từ phổ thông đến cao đẳng – đại học nhằm rèn luyện nâng cao sức khỏe và thể lực, phẩm chất đạo đức, ý chí, nghị lực, niềm tin cho thế hệ trẻ. Đặc biệt việc tăng cường củng cố, bổ sung các bài tập phát triển các tố chất thể lực của các em học sinh trường THPT Yên Định 2 là một điều rất cần thiết. Chính vì vậy, lựa chọn các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích trong chạy 100m cho học sinh là một điều thiết thực nhất hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh khối 10 trường THPT Yên Định 2”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Mục đích 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy trong chạy 100m cho học sinh khối 10 trường THPT Yên Định 2 . - Mục đích 2: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích trong chạy 100m cho học sinh khối 10 trường THPT Yên Định 2 . 1.3. Đối tượng nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu của đề tài tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm ở 2 nhóm nam học sinh lớp 10B1 và 10B2 trường THPT Yên Định 2 , mỗi nhóm gồm 20 học sinh có cùng lứa tuổi, cùng địa cư, cùng giới tính, cùng thời gian tập luyện, tương đương nhau về sức khỏe. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng các phương pháp sau: 1.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu[3] Mục đích của phương pháp này là để thông qua các tài liệu, sách chuyên môn cũng như thông tin khoa học có liên quan đến đề tài. Có được cơ sở lý luận phục vụ cho việc lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh trường THPT Yên Định 2. 1.4.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm[3] Phương pháp phỏng vấn tọa đàm là phương pháp tôi sử dụng để phỏng vấn các giảng viên, các chuyên gia huấn luyện và các thầy cô giáo trong tổ bộ môn trong trường THPT Yên Định 2 . 1.4.3. Phương pháp dùng bài tập kiểm tra test (dùng bài tập thử) [3] Trong nghiên cứu, khi đánh giá trình độ tố chất sức mạnh tốc độ cho nam học sinh trường THPT Yên Định 2 từ độ tuổi 17 – 18 (học sinh lớp 10) 1.4.4. Phương pháp toán học thống kê [4] Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng phương pháp này để xử lý số liệu và đánh giá hiệu quả của các bài tập, ứng dụng các bài tập đã lựa chọn 1.4.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm [3] Phương pháp này được tiến hành theo phương pháp thực nghiệm so sánh song song giữa nhóm đối chiếu (nhóm A) và nhóm thực nghiệm (nhóm B). Mục 1.4.1. mục 1.4.2. mục 1.4.3. mục 1.4.5 tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 3 Mục 1..4.4 . tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 4 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của huấn luyện sức mạnh tốc độ cho học sinh THPT 2.1.1. Cơ sở lý luận của tố chất sức mạnh tốc độ. Nhìn chung năng lực sức mạnh tốc độ của con người mang tính chất chuyên biệt khá rõ rệt. Việc chuyển hóa trực tiếp của sức mạnh tốc độ có thể chuyển hóa ở giai đoạn đầu của người mới tập. Còn những người tập luyện lâu năm hầu như việc chuyển hóa sức mạnh tốc độ không diễn ra. Do vậy, việc phát triển sức mạnh tốc độ không đồng loạt mà mà rất cụ thể đối với từng năng lực của từng người. Sức mạnh tốc độ là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người quy định trực tiếp chủ yếu về tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động, đó là khả năng thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất. Nó bao gồm 2 loại: Sức mạnh tốc độ đơn giản. Sức mạnh tốc độ phức tạp. * Những hình thức đơn gian thể hiện ở chỗ: + Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động . + Tốc độ động tác đơn (với đối kháng nhỏ). + Tần số động tác. Các hình thức đơn giản của sức mạnh tốc độ tương đối độc lập nhau. Đặc biệt là các chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc động tác và biểu hiện ở các lực khác nhau. Mặt khác: Sức mạnh tốc độ là khả năng thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất. Yếu tố quyết định đến đó là tính linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ. Theo quan điểm sinh lý sức mạnh tốc độ là thời gian phản ứng vận động gồm 4 phần: - Xuất hiện hưng phấn trong cơ quan cảm thụ. - Dẫn truyền vào hệ thần kinh trung ương. - Truyền tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương đến cơ. - Hưng phấn cơ vào hoạt động tính cực. Trong đó giai đoạn chiếm nhiều thời gian là động tác được thực hiện với tốc độ tối đa, đã khác hẳn với động tác chậm về đặc điểm sinh lý. Sự khác biệt cơ Mục 2.1.1 Cơ sở lý luận của tố chất sức mạnh tốc độ tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1 bản thể hiện ở chỗ khi thực hiện động tác tối đa thì khả năng điều chỉnh bằng cảm giác trong tiến trình thực hiện động tác chính xác. Trong những động tác có tốc độ lớn hoạt tính của cơ diễn ra trong thời gian ngắn đến mức cơ không kịp co lại nhiều và thực tế cơ hoạt động theo cơ chế đặc trưng. Tần số động tác phụ thuộc vào tính linh hoạt của quá trình thần kinh, phụ thuộc vào tốc độ chuyển trạng thái hưng phấn, ức chế của khu vận động. Theo quan điểm sinh học sức mạnh tốc độ phụ thuộc vào hàm lượng ATP trong cơ thể và độ phân giải ATP dưới ảnh hưởng của xung động thần kinh cũng như tốc độ tái hợp tác của nó. Về các bài tập diễn ra trong thời gian ngắn hơn nên quá trình tổng hợp ATP hầu như được thực hiện theo cơ chế yếm khí. Nhìn chung sức mạnh tốc độ của con người mang tính chuyên biệt khá rõ rệt và diễn ra trong các động tác tương tự về tính chất hoạt động. Có thể chuyển hóa ở giai đoạn đầu của người tập, còn ở những người có trình độ tập luyện cao thì không phát triển. Để phát triển sức mạnh tốc độ (tần số động tác) người ta sử dụng các bài tập phát huy được tốc độ các bài tập có tính chu kỳ. Phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp lặp lại, phương pháp tăng và biến đổi cự li. Cần lựa chọn sao cho tốc độ không giảm đi vào cuối giai đoạn của bài tập. [1] 2.1.2. Đặc điểm sinh lý của môn chạy ngắn 100m Đặc điểm về kĩ thuật chạy ngắn là tốc độ cao nhất, cường độ lớn nhất, thời gian ngắn nhất thành tích toàn cự li phụ thuộc vào các nhân tố: Tốc độ phản xạ, sự tăng tốc, năng lượng duy trì cao nhất và chất lượng kĩ thuật. Vì vậy, môn chạy ngắn 100m có những đặc tính sinh lý sau: - Đặc điểm hệ thần kinh Quá trình thần kinh có tính linh hoạt cao hơn do hoạt động thay nhau giữa cơ đối kháng và cơ co rút, cần sự thay đổi giữa quá trình hưng phấn và ức chế ở trung khu vận động ở vỏ nãocho nên quá trình hưng phấn chiếm ưu thế. Bởi vì tốc độ chạy nhanh nhất với cường độ cao nhất, cho nên cơ quan cảm thụ bản thể bị rung động rất lớn và truyền đến vỏ não liên tục. Trung tâm vận động và quá trình hưng phấn cao hơn ức chế tế bào thần kinh ở vỏ não dễ bị mệt mỏi, quá trình hưng phấn và ức chế thay nhau liên tục. Trung tâm vỏ não có quá trình hưng phấn cao nên tế bào vỏ não dễ mệt mỏi và không thể duy trì ở tốc độ vận động được mãi. Nên thời gian trong môn chạy 100m thường rất ngắn. - Đặc điểm của cơ quan vận động Do hưng phấn cơ bắp của người tập cao nên đòi hỏi chức năng hoạt động cơ quan vận động cũng cao. Thời trị co cơ bắp ngắn, thời trị co cơ đối kháng và co cơ ngắn giống nhau. - Sự biến đổi hô hấp Lượng O2/phút lớn, vì cường độ tối đa, thời gian hoạt động ngắn cho nên tiêu thụ ôxi không nhiều, chạy ngắn có cường độ tối đa nên nhu cầu ôxi lớn hơn. Trong vận động không thể nào thỏa mãn được nhu cầu ôxi mà gây nên nợ ôxi. Ngoài ra tính ì của chức năng thực vật lớn, chức năng hô hấp và tuần qua 3 – 5 phút mới phát huy hết khả năng. Song vận động viên chạy ngắn chỉ hoạt động trong khoảng thời gian 9-10s. Do đó trong lượng vận động công năng của tim và phổi thay đổi không lớn, nhưng phải hoạt động trong trạng thái yếm khí nên nợ ôxi đạt 95% trở lên. Do thời gian thay đổi ngắn nên trị số nợ ôxi không cao. Thương số của hô hấp rất cao do chạy nợ ôxi cao, ôxi hít vào ít, ôxi thở ra ngoài nhiều nên thương số hô hấp giao động trong khoảng 10 – 20%. - Chức năng hô hấp thay đổi: Khi vận động chức năng hô hấp thay đổi không lớn, nhưng sau khi kết thúc cự li chức năng hô hấp đã nâng cao rõ rệt, tần số hô hấp là 35 lần/phút thông khí phổi đạt 70 – 80 lần/phút. Sự thay đổi tuần hoàn khi vận động không nhiều lắm, nhưng sau khi chạy hết cả cự li sẽ tăng nhanh, mạch đập 140 - 160 lần/ phút tăng đến 200 lần/ phút. Huyết áp tối đa 150 – 180 mmHg tăng đến 200 mmHg, huyết áp tối thiểu giảm 10 – 20 mmHg. Lượng tâm thu/phút đạt 8 - 10 lít/ phút, axitlactic trong máu tăng 100 – 200 mmHg. - Năng lượng yếm khí: Do đặc điểm của môn chạy ngắn nên năng lượng cung cấp dựa vào năng lượng yếm khí cho nên nâng cao khả năng trao đổi yếm khí là cơ sở nâng cao sức mạnh tốc độ của môn chạy ngắn 100m. Lượng 02/phút lớn, bởi vì cường độ tối đa, nhưng do thời gian hoạt động tối đa ngắn. Nên có tiêu thụ 02 không nhiều, chạy ngắn có cường độ tối đa nên nhu cầu 02 rất lớn. Trong khi vận động không thể nào thỏa mãn được nhu cầu 02 mà gây nên nợ 02 . Ngoài ra tính ì của chức năng thực vật lớn, chức năng hô hấp và tuần hoàn 3-5phút mới phát huy hết khả năng. Song vận động viên chạy ngắn chỉ hoạt động trong thời gian ngắn “9 – 11”. Do đó trong vận động công năng của tim – phổi thay đổi không lớn nhưng phải hoạt động trong trạng thái yếm Mục 2.1.2. Đặc điểm sinh lý của môn chạy ngắn 100m tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2 khí nên nợ 02 đạt 95% trở lên. Do thời gian thay đổi ngắn nên trị số nợ 02 không cao. + Thương số hô hấp rất cao: Do môn chạy ngắn nợ 02 cao, 02 hít vào ít, 02 thở ra ngoài nhiều nên thương số hô hấp giao động 10 - 20%. + Chức năng hô hấp thay đổi: Khi chạy chức năng hô hấp thay đổi không lớn, nhưng sau khi kết thúc cự ly chức năng hô hấp lại nâng cao rõ rệt, tần số hô hấp đạt 351/phút, thông khí phổi đạt 70 – 801/phút. + Sự thay đổi của hệ tuần hoàn: Khi vận động chức năng của hệ tuần hoàn thay đổi không nhiều. Nhưng sau khi chạy hết cả cự ly sẽ tăng nhanh, mạch đập 140 - 1601/phút tăng đến 2001/phút. Huyết áp tối đa 150 - 180 mmHg tăng đến 200mmHg, huyết áp tối thiểu giảm 10 - 200mmHg. Lượng tâm thu/phút đạt 8 - 101/phút. Axitlactic trong máu tăng 100 - 200mg%. + Năng lượng yếm khí: Do đặc điểm hoạt động của môn chạy ngắn nên năng lượng cung cấp dựa vào năng lượng yếm khí, cho nên nâng cao khả năng trao đổi yếm khí là cơ sở nâng cao sức bền tốc độ của môn chạy ngắn.[2] 2.2. Thực trạng học sinh trường THPT Yên Định 2 . Qua quan sát các giờ học thể dục của lớp 10 đặc biệt là giờ học chạy ngắn 100m tôi thấy rằng: Đa số học sinh chưa nắm vững kĩ thuật động tác, trình độ thể lực chuyên môn đặc trưng cho môn chạy ngắn đang còn yếu, hứng thú học tập của các em trong các giờ học là chưa cao. 2.2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy môn điền kinh THPT Yên Định 2 . - Về đội ngũ giáo viên: 5 giáo viên có bằng đại học, có 4 giáo viên có tuổi nghề từ 10 – 20 năm. Nhìn vào đội ngũ giáo viên của tổ, ta thấy được sức trẻ chiếm ưu thế. - Về cơ sở vật chất: Trường THPT Yên Định 2 là một trường điểm của sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa nên được sự đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang đảm bảo tốt cho công tác dạy học. 2.2.2.Thực trạng công tác giảng dạy kĩ thuật chạy 100m tại trường THPT Yên Định 2 . Qua khảo sát thực tế giảng dạy kĩ thuật chạy ngắn tại trường THPT Yên Định 2 việc thực hiện giáo án đã đúng theo chương trình, song việc sử dụng bài tập chưa đa dạng, chưa thật chú trọng tới phát triển thể lực chuyên môn. Để hiểu rõ thực trạng giảng dạy phát triển thể lực chuyên môn trong học kĩ thuật chạy 100m, tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên chuyên môn điền kinh trong và ngoài trường về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển tố chất thể lực chuyên môn (sức mạnh tốc độ) đối với hiệu quả trong quá trình học tập và mức độ quan tâm phát triển thể lực chuyên môn trong quá trình giảng dạy như: + Vai trò của phát triển thể lực chuyên môn - sức mạnh tốc độ trong quá trình giảng dạy kĩ thuật chạy 100m được đánh giá theo 3 mức: Rất quan trọng, quan trọng và không quan trọng. + Về thực trạng giảng dạy sức mạnh tốc độ trong quá trình giảng dạy quá trình chạy ngắn được đánh theo 3 khía cạnh: Rất quan tâm, quan tâm và không quan tâm. Kết quả được trình bày ở bảng sau: Bảng 1: Thực trạng giảng dạy phát triển thể lực chuyên môn (sức mạnh tốc độ) cho học sinh nam lớp 10 khi học kĩ thuật chạy ngắn 100m, a = 20. Nội dung Mức độ Kết quả a Tỷ lệ % 1. Vai trò của thể lực chuyên môn (sức mạnh tốc độ) trong quá trình giảng dạy kĩ thuật chạy ngắn 100m. Rất quan trọng 15 75 % Quan trọng 5 25 % Không quan trọng 0 0 % 2. Thực trạng công tác giảng dạy phát triển thể lực chuyên môn khi học kĩ thuật chạy ngắn 100m cho nam học sinh THPT Yên Định 2 . Rất quan tâm 15 75 % Quan tâm 5 25 % Không quan tâm 0 0 % Qua bảng trên cho, ta thấy tỷ lệ 75 % các giáo viên giảng dạy môn điền kinh đều cho rằng thể lực chuyên môn sức mạnh tốc độ có vai trò rất quan trọng trong quá trình giảng dạy kĩ thuật chạy ngắn 100m cho nam học sinh lớp 11. Còn lại 25% ý kiến cho rằng thể lực chuyên môn có vai trò quan trọng, 0% không quan tâm. Như vậy thấy rằng trong giảng dạy kĩ thuật chạy 100m cần chú ý phát triển thể lực chuyên môn sức mạnh tốc độ. 2.2.3. Điều tra xác định các chỉ số ban đầu biểu thị trình độ thể lực chuyên môn (sức mạnh tốc độ) của nam học sinh trường THPT Yên Định 2. Để xác định các chỉ số ban đầu biểu thị trình độ thể lực chuyên môn (sức mạnh tốc độ) học sinh trường THPT Yên Định 2, tôi tiến hành điều tra trên 40 học sinh nam của hai lớp 10B1 và 10B2 số học sinh này chia làm hai nhóm : + Nhóm A (nhóm thực nghiệm ): Gồm học sinh 10B1. + Nhóm B (nhóm đối chiếu): Gồm học sinh 10B2. Qua kết quả phỏng vấn, tôi quyết định chọn ra 3 test được sự tán thành cao nhất trong số người được phỏng vấn: + Test chạy 30m tốc độ cao. + Test bật xa tại chỗ. + Test chạy 100m xuất phát thấp. Đưa 3 test vào kiểm tra và thu được các chỉ số kết quả ban đầu về trình độ thể lực chuyên môn (sức mạnh tốc độ) được trình bày ở bảng 3. Bảng 3: Kết quả kiểm tra trình độ phát triển thể lực chuyên môn (sức mạnh tốc độ) trước thực nghiệm của nam học sinh khối 10 trường THPT Yên Định 2 , a = 20. Test 30m Bật xa tại chỗ 100m Nhóm Chỉ số A B A B A B s x Ttính Tbảng P Nhìn vào bảng chúng ta thấy: + Test chạy 30m tốc độ cao : Giá trị T(tính) = 1.05 < 3.291 T(bảng). + Test bật xa tại chỗ : Giá trị T(tính) = 1.6 < 3.291 T(bảng). + Test chạy 100m xuất phát thấp : Giá trị T(tính) = 0.2 < 3.291 T(bảng). Nhận xét: Xử lí số liệu quan sát thống kê cho thấy vấn đề phát triển trình độ thể lực sức mạnh tốc độ của nam học sinh trường THPT Yên Định 2 chưa được quan tâm chú ý, không có nhiều biện pháp chuyên biệt. Cho nên trình độ thể lực sức mạnh tốc độ phát triển tương đối đồng đều song toán học thống kê không tìm thấy sự khác biệt giữa các bài tập. Sức mạnh tốc độ mặc dù có phát triển theo chiều hướng tăng lên song không đồng đều mà chỉ theo sự ảnh hưởng của sự thích nghi về địa cư. 2.3. Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nam học sinh trường THPT Yên Định 2. Qua điều tra xác định các chỉ số ban đầu biểu thị trình độ thể lực chuyên môn (sức mạnh tốc độ) của nam học sinh trường THPT Yên Định 2 thì trình độ sức mạnh tốc độ của các em hiện nay chủ yếu dựa vào các bài tập thể dục thể thao đơn điệu, điều kiện sống, quy luật phát triển của cơ thể và sự thích nghi của địa bàn dân cư. Để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, tôi đã áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh tại trường. Các bài tập đưa ra phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn cho nên tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 20 giáo viên thể dục của các trường THPT ở Yên Định. Kết quả được thể hiện qua bảng 4. Bảng 4: Kết quả phỏng vấn xác định yêu cầu lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh khối 10 trường THPT Yên Định 2, a=20. TT Nội dung Kết quả a Tỷ lệ % 1 Các bài tập lựa chọn phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ đặt ra trong chương trình giảng dạy. 19 95% 2 Các bài tập có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự phát triển sức mạnh tốc độ của học sinh. 19 95% 3 Các bài tập phải phù hợp với đặc điểm trình độ thể lực của đối tượng tập luyện. 18 90% 4 Các bài tập phải khắc phục những yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp thu kỹ thuật động tác và tâm sinh lý của người tập. 19 95% 5 Các bài tập phải hợp lý, vừa sức và nâng dần độ khó khối lượng tập luyện đặc biệt chú ý khâu an toàn trong luyện tập. 19 90% Qua bảng 4, tôi thấy các yêu cầu các bài tập nhằm phát triển sức nhanh tốc độ đã đạt được rất cao. Vì vậy, tôi dựa vào các yêu cầu đó để đưa ra hệ thống các bài tập và tiếp tục phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu với các giáo viên thể dục về sự tán thành các bài tập đó, kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 5 Bảng 5: Kết quả phỏng vấn về độ tin cậy của các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, a = 20. STT Tên bài tập Kết quả a Tỷ lệ % 1 Chạy nâng cao đùi tại chỗ 10” – 15’’ 18 90 % 2 Chạy đạp sau di chuyển 20m 17 85% 3 Chạy 30m xuất phát cao 19 95 % 4 Chạy nâng cao đùi di chuyển 20m 18 90 % 5 Chạy 30m tốc độ cao 20 100 % 6 Chạy đạp sau di chuyển 60m 14 70 % 7 Chạy 50m xuất phát cao 15 75% 8 Chạy 100m xuất phát thấp 14 70 % 9 Chạy đạp sau di chuyển 30
Tài liệu đính kèm:
- skkn_lua_chon_mot_so_bai_tap_phat_trien_suc_manh_toc_do_nham.doc