SKKN Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao chất lượng kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện cho nam học sinh lớp 12 trường THPT Đào Duy Từ

SKKN Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao chất lượng kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện cho nam học sinh lớp 12 trường THPT Đào Duy Từ

 Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần tích cực vào việc đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.Trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển như kinh tế - chính trị - khoa học công nghệ- văn hoá giáo dục , cùng với đó là phong trào TDTT cũng có những bước tiến đáng kể cả về qui mô lẫn chất lượng, ngoài họat động TDTT đỉnh cao thì hoạt động giáo dục thể chất trong các trường học cũng ngày càng được nâng lên .

Hiện nay hoạt động giáo dục thể chất trong các trường học được Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng . Ngoài việc giảng dạy cho thế hệ trẻ nắm được tri thức, cũng như có đạo đức trong sáng lành mạnh thì các em còn phải có một thể lực cường tráng, không những đẹp về tâm hồn mà còn phải đẹp về hình thể. Đây cũng là mục tiêu chính của ngành giáo dục nước ta,đó là phát triển con người toàn diện trên tất cả các mặt đức- trí- thể- mỹ.

 

doc 14 trang thuychi01 5940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao chất lượng kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện cho nam học sinh lớp 12 trường THPT Đào Duy Từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
1.MỞ ĐẦU
 -Lí do chọn đề tài 1
 2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 2 
2.1Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4
2.3 các sáng kiến kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề trên 9
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân vàđồng nghiệp 10
3- Kết luận và kiến nghị 11
- Kết luận 11
- Kiến nghị 11
1. MỞ ĐẦU
-Lí do chọn đề tài
 Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần tích cực vào việc đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.Trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển như kinh tế - chính trị - khoa học công nghệ- văn hoá giáo dục , cùng với đó là phong trào TDTT cũng có những bước tiến đáng kể cả về qui mô lẫn chất lượng, ngoài họat động TDTT đỉnh cao thì hoạt động giáo dục thể chất trong các trường học cũng ngày càng được nâng lên .
Hiện nay hoạt động giáo dục thể chất trong các trường học được Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng . Ngoài việc giảng dạy cho thế hệ trẻ nắm được tri thức, cũng như có đạo đức trong sáng lành mạnh thì các em còn phải có một thể lực cường tráng, không những đẹp về tâm hồn mà còn phải đẹp về hình thể. Đây cũng là mục tiêu chính của ngành giáo dục nước ta,đó là phát triển con người toàn diện trên tất cả các mặt đức- trí- thể- mỹ.
Đứng trước sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ngành giáo dục - đào tạo nước ta cũng đã có những biện pháp cấp thiết để nâng cao hoạt động giáo dục thể chất trong các trường học lên một tầm cao mới, để theo kịp với sự phát triển chung của đất nước như hàng năm Bộ Giáo dục cần tổ chức đều đặn các giải học sinh giỏi TDTT cấp quốc gia tại các tỉnh thành tổ chức các giải học sinh cấp tỉnh. Ngoài ra ngành giáo dục còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn các hội nghị để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn TDTT. Bên cạnh đó tại các trường học hàng năm vẫn có hàng loạt các giải thể thao của trường diễn ra và những kết quả, những thành công càng được nâng lên đây cũng là những đòi hỏi khách quan của người tập. Đứng trước tình hình đó là một giáo viên giảng dạy trực tiếp môn học này tôi thấy mình cần phải tự học hỏi, sự tìm tòi và những phương pháp những bài tập sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh với điều kiện giảng dạy tại trường hiện nay để đem lại kết quả cao nhất trong quá trình giáo dục. Với số lượng thời gian quá ít cho một môn học, hay một kỹ thuật động tác thì chúng ta cần phải có những đánh giá về chuyên môn, những bài học kinh nghiệm của năm học trước cho năm học sau để có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình giảng dạy. Mặt khác cũng là điều kiện để người học tiếp thu các kỹ thuật động tác nhanh nhất, đạt kết quả học tập tốt nhất.
Xuất phát từ vấn đề trên trong những năm vừa qua việc học các kỹ thuật động tác của các môn thể thao đặc biệt là môn học tự chọn còn gặp nhiều khó khăn như: thời gian, điều kiện tập luyện nhưng cái cơ bản là những nguyên nhân sai lầm và các biện pháp khắc phục. Đối với môn bóng chuyền cũng vậy đây là một kỹ thuật động tác khó có nhiều sai lầm mà học sinh thường mắc phải. Vậy muốn khắc phục những sai lầm đó kể nâng cao khả năng tiếp thu động tác, kết quả học tập của học sinh và thông qua việc giảng dạy kỹ thuật này trong những năm học trước. Tôi đã rút ra những kinh nghiệm là phải có những bài tập và biện pháp tập cơ bản hợp lí để khắc phục những sai lầm thường mắc này. Từ đó tôi đã mạnh dạn “Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao chất lượng kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện cho nam học sinh lớp 12 trường THPT Đào Duy Từ”. Việc lựa chọn này sẽ cho chúng ta những cơ sở về những sai lầm trong quá trình học tập và có những biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
 - Mục đích nhgiên cứu:
Nghiên cứu các bài tập bổ trợ cho kĩ thuật phát bóng cao tay chính diện để góp phần nâng cao hiệu quả của môn học tự chọn cho nam học sinh trường THPT Đào Duy Từ thành phố Thanh Hoá.
 - Đối tượng nghiên cứu:
 60 học sinh nam lớp 12 trường THPT Đào Duy Từ thành phố Thanh Hoá 
 - Phương pháp nghiên cứu:
 +Phương pháp đọc và phân tích tổng hợp tài liệu.
+Phương pháp quan sát sư phạm.
+Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
+Phương pháp phỏng vấn.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao chất lượng kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện cho nam học sinh lớp 12 trường THPT Đào Duy Từ thành phố Thanh Hoá
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Mục đích của bài tập bổ trợ là giúp cho người học tiếp thu kỹ thuật động tác một cách thuận lợi.Trong những động tác phức tạp thì các bài tập bổ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đối với các môn tự chọn nói chung và môn bóng chuyền nói riêng thì việc sử dụng các bài tập bổ trợ là việc làm hết sức cần thiết Thông qua việc tìm hiểu thực tế nhìn chung các giờ học bóng chuyền hầu hết các thầy cô mới chỉ dừng lại ở mức giáo viên lên lớp phân tích thị phạm động tác,triẻn khai đội hình tập luyện chứ chưa xây dựng được một chương trình kế hoạch giảng dạy cụ thể chokĩ thuật đánh bóng chuyền.Cách học như vậy chưa khai thác được các phẩm chất kỹ thuật của học sinh và chưa thu hút được tính tích cực sáng tạo hứng thú trong tập luyện .Mặt khác cơ sở vật chất của trường còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng được một cách đầy đủ các yêu cầu của môn học đặc biệt là môn bóng chuyền.số lượng bóng ít diện tích sân tập chưa đảm bảo..
Để đánh giá một cách khách quan các bài tập bổ trợ kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện tôi tuân thủ theo nguyên tắc:
Thực nghiệm phải tiến hànhtrên cơ sở các giờ học, đảm bảo tính hợp lí về thời gian về cấu trúc của buổi học,tính hợp lí mà giáo viên đưa ra trong quá trình giảng dạy. Điều kiện thực nghiệm đảm bảo sự đồng nhất về lứa tuổi,hình thức,trình độ thể lực và đặc biệt là trình độ kĩ thuật.
Đây là cơ sở lý luận cho việc lựa chọn các bài tập bổ trợ phát bóng cao tay chính diện.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Tôi tiến hành chia nhóm để nghiên cứu
 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan .
Để thực hiện phương pháp này tôi đã tiến hành đọc và tham khảo các sách lý luận vàp hương pháp TDTT, phương pháp giảng dạy TDTT, sách giảng dạy bóng chuyền,luật bóng chuyền, sách thể dục 10,sách thể dục11và sách thể dục 12 (sách dùng cho GV)
 Phương pháp phỏng vấn
Để đảm bảo mang tính khoa học và thực tiễn tôi đã trực tiếp phỏng vấn một số ý kiến của các thầy cô giáo dạy thể dục có kinh nghiệm nhiều năm, các học sinh đã được học kỹ thụât phát bóng cao tay chính diện để có những ý kiến về những sai lầm mà học sinh thường mắc phải.
 Phương pháp quan sát sư phạm
Để tiến hành giải quyết vấn đề này tôi đã tiến hành quan sát trong quá trình giảng dạy để tìm ra những sai lầm và áp dụng những biện pháp sửa chữa cho học sinh.
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tôi đã sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm đánh giá tìm hiểu tính hiệu quả trong quá trình thực hiện các bài tập vào thực tế giảng dạy. Sau khi đã lựa chọn và xác định được các bài tập tôi đã tiến hành cho tập luyện trong quá trình học kỹ phát bóng cao tay chính diện.
Tổ chức thực hiện
1) Địa điểm thực hiện: Tại tổ TD-QP trường THPT Đào Duy Từ - TP Thanh Hoá
2) Đối tượng thực hiện: Lớp 12C3 và 12C4 Trường THPT Đào Duy Từ.
3) Thời gian thực hiện: 
- Thời gian tổ chức quan sát và phỏng vấn : Từ tháng 12/2014 - 2/2015
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 12/2015 - 02/2016.
 Kết quả và phân tích kết quả
 Xác định ra các nguyên nhân sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện.
Trong quá trình giảng dạy môn bóng chuyền để học sinh dễ hiểu và tiếp thu nhanh kỹ thuật động tác khi phân tích thường được chia làm 4 bước ,đó là:
- Tư thế chuẩn bị
- Kĩ thuật tung bóng
- Kĩ thuật đánh bóng
- Kết thúc pha phát bóng
Trong 4 bước này thì kĩ thuật đánh bóng là quan trọng nhất, nó quyết định đến kết quả phát bóng của học sau một pha phát bóng. Song các kĩ thuật khác cũng chiếm một vị trí quan trọng góp phần làm cho kĩ thuật phát bóng của người tập hoàn thiện hơn.Do đó trong quá trình tập luyện thì mỗi giai kỹ thuật này đều có những học sinh mắc phải những sai lầm trong quá trình luyện tập. Nên chúng ta cần phải tìm ra những nguyên nhân và những sai lầm thường mắc trong quá trình tập luyện kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện.
Học kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện là một kỹ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi người tập thực hiện động tác phải đảm bảo độ chính xác.
Trong quá trình học kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện thì học sinh có thể mắc phải nhiều sai lầm khác nhau do những nguyên nhân khác nhau thường là do 2 nguyên nhân chính là chủ quan và khách quan. Mỗi kỹ thụât khác nhau thì xuất hiện những sai lầm khác nhau. Để hiểu rõ những nguyên nhân gây nên những sai lầm trong kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện mà đa số các học sinh mắc phải.
Để đạt được hiệu quả trong các giờ học, trong các giờ lên lớp giảng dạy kỹ thuật của kĩ thuật, người dạy phải dự kiến được những nhược điểm mà học sinh thường mắc phải từ đó có biện pháp và khắc phục phù hợp.
Dựa vào quá trình đọc phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan, bằng sự trao đổi phỏng vấn một số ý kiến của các thầy cô giáo có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm và những học sinh đã học kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện để tôi có đủ các thông tin về những sai lầm thường mắc những nguyên nhân gây nên những sai lầm đó.
 Kết quả của phương pháp quan sát sư phạm:
Tôi đã sử dụng phương pháp quan sát sư phạm trong các giờ học cũng như trong giờ kiểm tra kết thúc môn học, kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện của học sinh khối 12 năm học 2014-2015, 2015-2016.
Đây là phương pháp chủ yếu để tiến hành tìm ra những sai lầm thường mắc nhất của học sinh. Qua quan sát đúng với ngay những học sinh tập kỹ thuật phát bóng mà tôi trực tiếp giảng dạy để quan sát được toàn bộ quá trình học kỹ thuật động tác. Trong thời gian quan sát lần lượt qua các buổi học tôi đã tìm ra những sai lầm thường mắc phải là:
Tư thế không ổn định khi phát bóng
Bóng đi quá cao nhưng không qua lưới
Bóng không qua lưới(do lực tác dụng vào bóng yếu).
Phát bóng lệch hướng
Trên đây là những sai lầm cơ bản nhất trên cơ sở những lần thực hiện kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện. Một vấn đề được đặt ra là phải xác định những sai lầm nào là chung nhất và phổ biến nhất mà người tập thường mắc phải để có những bài tập những biện pháp khắc phục hợp lí nhất khi mà thời gian giành cho học kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện quá ít thời gian tập luyện không được nhiều. Nếu mà đưa được hết các bài tập các biện pháp để sửa chữa sai lầm thì thời gian không đủ. Vậy tôi phải phân tích những kết quả mà phương pháp quan sát sư phạm thu được:
Kết quả phương pháp quan sát sư phạm (n =60 HS)
TT
Sai lầm
Số HS
 thực hiện
1
2
3
4
1
60 HS
14
18
08
20
2
Tỉ lệ %
23,3
30
13,3
33,3
Qua bảng trên ta thấy
- ở sai lầm 1 có 14 HS trong quá trình học mắc phải chiếm 23,3%
- ở sai lầm 2 có 18 HS trong quá trình học mắc phải chiếm 30%
- ở sai lầm 3 có 8 HS trong quá trình học mắc phải chiếm 13,3 %
- ở sai lầm 4 có 20 HS trong quá trình học mắc phải chiếm 33,3%
Như vậy qua quan sát sư phạm tôi thấy rằng ở những sai lầm 1,2 và 4 là những sai lầm chiếm tỉ lệ nhiều hơn. Vậy có thể nói rằng đây là những sai lầm cơ bản nhất mà học sinh thường mắc trong quá trình học tập kỹ thuật phát bóng còn các sai lầm còn lại chiếm tỉ lệ không cao.Như vậy có thể nói đây là những sai lầm không diễn ra thường xuyên và không phổ biến ở người tập.
 Kết quả của phương pháp phỏng vấn
Tôi đã tiến hành phương pháp này bằng cách phát phiếu hỏi trực tiếp cho những học sinh đã được học kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện trong năm học 2014-2015 và 2015-2016 sau khi các em đã kiểm tra kết thúc kỹ thuật môn học này. Dùng phiếu hỏi trong quá trình học kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện thì các em thường mắc phải những sai lầm nào trong 4 sai lầm trên (trong những sai lầm mà tôi quan sát được), các em đã đánh dấu vào ô sai lầm nào mà các mắc phải trong quá trình học kỹ thuật. Sau khi thu phiếu hỏi tôi thu được kết quả qua bảng sau:
 Kết quả phỏng vấn 60HS qua 2 năm học 2014-2015 và 2015-2016
TT
Sai lầm
Số HS
 được hỏi
1
2
3
4
1
60 HS
12
20
03
25
2
Tỉ lệ %
20
33,3
05
41,7
Qua từng câu hỏi thì trong 60 HS được hỏi các học sinh mắc phải những sai lầm đó thể hiện qua bảng như sau:
Sai lầm 1 có 12/60 HS mắc phải chiếm20%
Sai lầm 2 có 20/60 HS mắc phải chiếm33,3 %
Sai lầm 3 có 09/100 HS mắc phải chiếm 5 %
Sai lầm 4 có 25/60 HS mắc phải chiếm 41,7%
Với kết quả như vậy ta thấy các sai lầm 1,2,và 4 vẫn là những sai lầm mà học sinh thường mắc phải và chiếm tỉ lệ cao.
Vậy để tìm ra những sai lầm cơ bản thường mắc phải trong quá trình dạy và học kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện tôi đã tiến hành so sánh kết quả 2 phương pháp quan sát và phỏng vấn học sinh được thể hiện qua bảng sau:
TT
Sai lầm
Số HS
 được hỏi
1
2
3
4
1
P2 quan sát
14
18
08
20
2
P2 phỏng vấn
13
20
03
25
Trên đây qua bảng so sánh giữa 2 phương pháp ta thấy rằng: các sai lầm 1,2 và 4 là các sai lầm chiếm tỉ lệ cao nhất. Từ những sai lầm đó và kết quả kiểm tra kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện của các lớp trong 2 năm học đó đạt được như sau:
- Có 20% HS trong lớp đạt điểm 9 -10
- Có 15% HS trong lớp đạt điểm 8.
- Có 20% HS trong lớp đạt điểm 7
- Có 35% HS trong lớp đạt điểm 5 - 6
- Có 10% HS trong lớp đạt điểm dứơi 5
Từ đó tôi đã đi sâu vào 3 sai lầm trên để tìm ra những nguyên nhân của những sai lầm đó, từ đó có các bài tập và những biện pháp phù hợp để trong qúa trình giảng dạy có thể khắc phục những sai lầm đó một cách tốt nhất.
* Nguyên nhân của 3 sai lầm thường mắc:
Qua thực tế giảng dạy trong những năm vừa qua và qua phương pháp quan sát sư phạm trong quá trình giảng dạy tôi có thể đưa ra các nguyên nhân sai lầm đó là:
- Sai lầm 1: Tư thế không ổn định khi phát bóng
Nguyên nhân là: 
- Hai chân đứng chưa đủ rộng hoặc rông hơn vai
- Trọng tâm chuyển chưa phù hợp khi tung bóng và đánh bóng.
- Sai lầm 2: Bóng đi quá cao nhưng không qua lưới
Nguyên nhân là: 
- Khi đánh bóng tay tiếp xúc bóng hơi sớm do đó điểm tiếp xúc của tay ở dưới tâm bóng
- Chưa gập được cổ tay
- Sai lầm 4: Phát bóng chệch hướng.
Nguyên nhân: 
- Tay đánh bóng chệch hướng sang phải hoặc sang trái
- Tay tiếp xúc chưa đúng tâm bóng chệch sang phải hoặc sang trái của bóng
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề trên
Lựa chọn các bài tập và biện pháp nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong quá trình dạy và học kỹ thuật đánh bóng cao tay chính diện
Sau khi đã tìm ra những nguyên nhân của các sai lầm tôi đã tiến hành lựa chọn một số bài tập và biện pháp tập luyện để khắc phục những sai lầm đối với các học sinh lớp 12 C3, 12C4 năm học 2015-2016 như sau:
* Bài tập và những biện pháp tập luyện
 Sai lầm 1: Tư thế không ổn định khi phát bóng
Bài tập 1:
- Hai chân đứng rộng bằng vai.
- Chuyển trọng tâm phù hợp khi tung bóng và đánh bóng
Sai lầm 2: Bóng đi quá cao nhưng không qua lưới
Bài tập 2:
Không cho tay tiếp xúc vào bên dưới ra sau bóng
Tay đánh bóng chuyển động từ sau ra trước và từ dưới lên trên
 Sai lầm 4: Phát bóng chệch hướng
Bài tập 3:
Tay phát bóng hướng từ sau- ra trước
Tay tiếp xúc đúng tâm bóng,không chệch sang hai bên
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân vàđồng nghiệp 
Sau khi có các bài tập và biện pháp tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật đánh bóng cao tay chính diện. Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác đánh bóng cao tay chính diện cho nam học sinh các lớp 12C3, 12C4 từ ngày 3/2/2015 đến 28/2/2016. Tuỳ từng giai đoạn học kỹ thuật mà có những động tác sai thì tôi tiến hành đưa các bài tập để khắc phục những động tác sai đó cho học sinh tập luyện. Từ đó kết thúc môn học qua kiểm tra giám sát tôi tự nhận thấy phần lớn các học sinh học kỹ thụât phát bóng cao tay chính diện đã khắc phục được những sai lầm mà trong những năm học trước thường mắc phải. Kỹ thuật động tác được nâng lên đa số đã thực hiện đúng động tác, thể hiện qua điểm kiểm tra kỹ thuật đánh bóng cao tay chính diện với:
50% lớp học đạt điểm 9 -10
30% lớp đạt điểm 8
15% lớp học đạt điểm 7
5% lớp học đạt điểm 5-6
Không có điểm yếu kém
Vậy qua thực tiễn chúng ta thấy việc đưa các bài tập, các biện pháp vào tập luyện nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong quá trình học kỹ thụât đánh bóng cao tay chính diện đã mang lại một hiệu quả rõ rệt là tỉ lệ học sinh trong lớp đạt được điểm 9-10 so với 2 năm trước tăng lên 30%. Điểm 8 so với 2 năm trước tăng lên 15% và đặc biệt là không có học sinh đạt điểm dưới 5. Điều này một lần nữa chứng tỏ rằng việc tiếp thu kỹ thuật các các bài tập bổ trợ của học sinh đã cho kết quả tốt tốt hơn, không còn nhiều sai lầm làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. 
Từ đó qua kinh nghiệm giảng dạy trong những năm học vừa qua, thì việc tìm ra những nguyên nhân của những sai lầm thường mắc trong quá trình học và có những bài tập, biện pháp khắc phục những sai lầm đó trong quá trình dạy môn thể thao tự chọn(bóng chuyền) cho học sinh khối 12 trường THPT Đào Duy Từ là một việc làm mà các đồng nghiệp giảng dạy cần chú ý, cần quan tâm để học sinh có thể tiếp thu các kỹ thụât của môn học bóng chuyền được tốt hơn.
3. Kết luận và kiến nghị
- Kết luận
Trong quá trình giảng dạy kỹ thụât phát bóng cao tay chính diện cho học sinh khối 12 trường THPT Đào Duy Từ những năm học trước đây đã phát hiện ra được những sai lầm trong quá trình học kỹ thụât các em thường mắc phải để đưa ra các bài tập sửa chữa là hoàn toàn cần thiết. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng của quá trình dạy học.
- Qua các bài tập và biện pháp sửa chữa các sai lầm tôi đã thực hiện kết hợp trong quá trình giảng dạy kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện của học sinh lớp 12 Trường THPT Đào Duy Từ năm học 2015-2016 là đơn giản, học sinh dễ thực hiện và đạt được kết quả tốt trong quá trình dạy kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện và có thể áp dụng tốt trong môn học tự chọn.
- Kiến nghị
Qua những năm giảng dạy vừa qua và xuất phát từ những suy nghĩ của bản thân là nâng cao chất lượng kỹ thuật trong quá trình dạy kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện tôi có một số kiến nghị sau:
- Việc xác định những sai lầm trong quá trình giảng dạy kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện trên đây là cơ bản nhất để các đồng nghiệp có những phương án khắc phục.
- Các bài tập và biện pháp tôi đưa ra trong quá trình giảng dạy kỹ thuật đánh bóng cao tay chính diện cho học sinh lớp 12 trường THPT Đào Duy Từ năm học 2015-2016 là đạt hiệu quả cao. Vậy các bạn đồng nghiệp có thể sử dụng được các bài tập và biện pháp này trong giảng dạy môn học tự chọn(Bóng chuyền) đối với học sinh khối 12.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá,Ngày 10 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
PHẠM VƯƠNG KIỆT 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Nghị quyết Hội nghị trung ương đảng lần 2 khoá VII công tác giáo dục thể chất tháng 6 năm 1992
-Nghị quyết Hội nghị trung ương đảng lần4 khoá VII công tác giáo dục thể chất tháng 3 năm 1993
-Vũ Cao Đàm –Phương pháp nghiên cứu khoa học-NXBNC& PT 1995
-Sách lý luận và phương pháp TDTT, phương pháp giảng dạy TDTT, sách giảng dạy bóng chuyền,luật bóng chuyền, sách thể dục 10,sách thể dục11và sách thể dục 12 (sách dùng cho GV)
 SỞ GD & ĐT THANH HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 Tổ Thể Dục-Quốc Phòng
PHIẾU LẤY Ý KIẾN 
Kính gửi..
Chức vụ.
Đơn vị công tác
Thưa đồng chí: Để tạo tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu sáng kiến:Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao chất lượng phát bóng cao tay chính diện của nam học sinh lớp 12 trường THPT Đào Duy Từ thành phố Thanh Hoá
Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của đồng chí bằng cách đánh dấu X vào ô trống xếp loại A,B,C,D
(A:Rất hợp lí) (B:Hợp lí) (C:Bình thường) (D:Chưa hợp lí)
 1.Thứ tự tính hợp lí của bài tập bổ trợ 
-Bài tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lua_chon_mot_so_bai_tap_nham_nang_cao_chat_luong_ky_thu.doc
  • docBIA SKKN.doc