SKKN Lồng ghép kỹ năng sống trong giảng dạy môn Ngữ văn THPT
Năm học 2017 - 2018 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW của Trung ương Đảng lần thứ 8 - Khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học. Từ đó mỗi GV sẽ phát huy tính tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp hơn với đặc điểm của từng lớp học, môn học. [1]
Vì vậy, đổi mới phương pháp, đổi mới cách thức tổ chức dạy học là một trong những nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi thầy, cô giáo hiện nay.
Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động và triển khai trong toàn ngành những năm qua. Phong trào thi đua đã tạo nên diện mạo mới trong các trường học, góp phần gắn bó thầy, trò cộng đồng trong học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng sống và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục toàn diện tuy được nâng lên một bước đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc dạy học vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức đơn thuần, chưa coi trọng thực hành, chưa gắn với thực tiễn đời sống. Môn Ngữ văn cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Hiện nay, một số giáo viên dạy môn Ngữ văn chỉ mới chú ý đến việc dạy kiến thức lý thuyết, chưa chú trọng đến kiến thức thực hành. Nhất là việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
1. MỞ ĐẦU Năm học 2017 - 2018 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW của Trung ương Đảng lần thứ 8 - Khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học. Từ đó mỗi GV sẽ phát huy tính tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp hơn với đặc điểm của từng lớp học, môn học. [1] Vì vậy, đổi mới phương pháp, đổi mới cách thức tổ chức dạy học là một trong những nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi thầy, cô giáo hiện nay. Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động và triển khai trong toàn ngành những năm qua. Phong trào thi đua đã tạo nên diện mạo mới trong các trường học, góp phần gắn bó thầy, trò cộng đồng trong học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng sống và tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Trong những năm qua, chất lượng giáo dục toàn diện tuy được nâng lên một bước đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc dạy học vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức đơn thuần, chưa coi trọng thực hành, chưa gắn với thực tiễn đời sống. Môn Ngữ văn cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Hiện nay, một số giáo viên dạy môn Ngữ văn chỉ mới chú ý đến việc dạy kiến thức lý thuyết, chưa chú trọng đến kiến thức thực hành. Nhất là việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 1.1. Lý do chọn đề tài. Môi trường sống, hoạt động và học tập của thế hệ trẻ hiện nay có những thay đổi đáng kể. Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế – xã hội đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ đặc biệt là lứa tuổi học sinh THPT. Kỹ năng sống là yếu tố cần thiết trong mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kì hội nhập. Kỹ năng sống là một thành phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Muốn thành công và sống có chất lượng trong xã hội hiện đại thì con người phải có kỹ năng sống. Đặc biệt là thời gian qua tình trạng đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có cả học sinh đang bị xuống cấp, số lượng học sinh chửi bậy, hút thuốc, đánh nhau, phạm tội, sa đà vào các tệ nạn xã hội...ngày càng gia tăng. Thực trạng trên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh của trường THPT Tĩnh Gia 4. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh bị lôi kéo vào vấn đề này chính là do các em còn yếu về kỹ năng sống. Trước tình hình đó, trong những năm qua Bộ giáo dục đã có nhiều nỗ lực để đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống. Lồng ghép kỹ năng sống vào các môn học cũng không ngoài mục tiêu đổi mới trên. Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên dạy văn, tôi luôn luôn có tâm nguyện mong muốn giúp học sinh của mình có khả năng thích ứng với cuộc sống mới, biết tự chủ, sống có bản lĩnh, có nhân cách ...; Đây là lí do tôi đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài “Lồng ghép kỹ năng sống trong giảng dạy môn Ngữ văn THPT”. Mục đích nghiên cứu. Đề tài nhằm mục đích tăng cường và nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các tiết dạy môn Ngữ văn. Xây dựng mô hình để giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống giúp cho học sinh có tinh thần và thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lý tưởng và hoài bão, ứng xử, hành động mang tính nhân văn. Nó còn giúp cho học sinh có ý thức bảo vệ và rèn luyện cơ thể, không vi phạm tệ nạn xã hội. Đạt hiệu quả cao trong phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đạt được các mục tiêu của giáo dục, đã được định hướng theo bốn trụ cột: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống; Học để tự khẳng định mình. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu về quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua tiết học môn ngữ văn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Đối với đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp để nghiên cứu đó là: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Nhằm tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng sống của học sinh qua bài học bằng phiếu điều tra và phương pháp phỏng vấn. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1.1. Định nghĩa chung về kỹ năng sống: Thuật ngữ kỹ năng sống (KNS) bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt Nam từ những năm 1995 – 1996, thông qua dự án giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường do UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện. Thông qua bốn trụ cột của giáo dục: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình thì có thể hiểu kỹ năng sống là: Kỹ năng học tâp, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống, kỹ năng làm việc. Hay có thể hiểu kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. [2] Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp cho con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực. Ở nước ta, kỹ năng sống thường được phân làm 3 nhóm: - Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các KNS cụ thể như: tự nhận thức, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự tin - Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm: giao tiếp, thương lượng, bày tỏ cảm thông, hợp tác - Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả, bao gồm: tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo[2] Cũng cần phải nói thêm rằng kỹ năng sống của con người không phải tự nhiên mà có được, nó phải được hình thành dần qua quá trình học tập, rèn luyện lâu dài trong cuộc sống. 2.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT. Ngày nay, những ai quan tâm đến giáo dục đều hiểu rằng: giáo dục thế hệ trẻ không chỉ chú trọng dạy chữ mà còn phải quan tâm đến nhiệm vụ dạy người , con người không chỉ cần có tri thức mà phải biết sống đúng, sống đẹp, sống có ích. Muốn như thế con người nhất thiết phải có kỹ năng sống. Vì người có kỹ năng sống mới luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống một cách tích cực và phù hợp; luôn lạc quan, làm chủ bản thân và làm chủ hoàn cảnh. Có thể nói: kỹ năng sống là “chiếc chìa khóa vạn năng” giúp con người từng bước khẳng định bản ngã của chính mình. Hơn thế, người có kỹ năng sống luôn có hành vi tích cực để góp phần xây dựng và làm giảm bớt các tệ nạn xã hội, làm cho cuộc sống tươi sáng và văn minh hơn. [3] Tuổi trẻ nói chung, đối tượng học sinh THPT nói riêng là những chủ nhân tương lai của đất nước, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Do đó đất nước khó có thể phát triển theo chiều hướng tích cực như mong muốn. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, hướng tới mục tiêu: đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. 2.1.3. Đặc trưng của bộ môn ngữ văn và những ưu thế của nó trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. “Văn học là nhân học” (M.Gorki), văn học với tư cách là môn khoa học xã hội và nhân văn, nó không chỉ giúp học sinh hiểu biết về văn hóa, xã hội, lịch sử, con người mà còn giúp mỗi người tự hiểu hơn về chính mình; với tính chất là môn học công cụ, nó giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để tư duy, để học tập, để giao tiếp, để nhận thức; với đặc trưng là môn học về giáo dục thẩm mĩ, nó bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. [3] Chương trình ngữ văn THPT đa dạng, phong phú phù hợp với kiểu tư duy tình cảm của lứa tuổi thanh niên, rất thiết thực cho việc giáo dục những kiến thức và các kỹ năng sống của học sinh. 2.2 . Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Thực trạng chung: Tất cả những ai có trách nhiệm với tương lai đất nước, với thế hệ trẻ đều nhận thấy rằng: giáo dục kỹ năng sống cho lứa tuổi học sinh đặc biệt là học sinh cấp THPT là vô cùng cấp thiết. Bộ giáo dục và đào tạo từ năm 2005 đã xác định lại mục tiêu của giáo dục Việt Nam: chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển CNH-HĐH đất nước. Thể hiện mục tiêu của giáo dục thế kỷ XXI: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống. Chủ trương chung của Bộ giáo dục là từ năm học 2009-2010 đưa vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào tích hợp trong tất cả các môn học từ cấp mầm non cho đến THPT. [7] Nhưng có lẽ huấn luyện kỹ năng sống vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ và chưa được quan tâm đúng mức; chưa có sự thống nhất đồng bộ trong hệ thống giáo dục phổ thông của cả nước. 2.2.2. Thực trạng đối với giáo viên: Các đồng nghiệp trường tôi và cả một số trường bạn, khi được hỏi tới vấn đề: giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thế nào để đạt hiệu quả? Đa số chỉ cười lảng tránh hoặc thú thật: “đối phó thôi, thời gian đâu mà tích hợp”. Có người chân thành và cởi mở hơn thì tâm sự: chủ trương chung là phải tích hợp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nhưng thực tế chẳng có gì là cụ thể, thậm chí làm cho giờ học phức tạp và rối rắm hơn. Bản thân tôi, khi mới tiếp cận với vấn đề cũng có những cảm nhận như thế. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, học sinh chẳng mấy thiết tha với môn văn nên việc “tích hợp” càng khó khăn hơn. Một điều đáng nói nữa là đa số phụ huynh, học sinh THPT, ngay cả phần lớn giáo viên dạy cấp học này cũng đều xác định mục tiêu quan trọng nhất của việc học là “học để thi” chứ không phải là “học để làm người”. Xác định mục tiêu như thế nên kiến thức phải luôn đặt ở thế “thượng phong”, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT chỉ mang tính chất “tự phát” và “tùy hứng” chứ không mang tính chiến lược nên hiệu quả chưa có. 2.2.3. Thực trạng đối với học sinh: Trong một năm học trường chúng tôi đều phải tổ chức những buổi họp Hội đồng kỷ luật để xử lí những vụ đánh nhau mà đôi khi vì những lí do chẳng đâu vào đâu, các em cũng “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” với nhau để lại hậu quả nghiêm trọng đối với từng cá nhân học sinh, với gia đình, với nhà trường, với cả xã hội. Học sinh THPT mà chỉ cần một ánh mắt, một câu nói đùa của bạn đã có thể gây ra một vụ ẩu đả ra trò. Đó chẳng phải do các em thiếu kỹ năng làm chủ cảm cảm xúc, kỹ năng ra quyết định phù hợp đó sao? Mỗi ngày, các giáo viên chủ nhiệm đều phải xử lí tại lớp mình bao nhiêu trường hợp nghỉ học để đi chơi game, bao nhiêu trường hợp vô lễ với thầy cô giáoXử lí nhiều, kỷ luật nhiều, thậm chí có những trường hợp kỷ luật nặng (đuổi học) nhưng tình hình vẫn không thay đổi được là bao. Trong trường có biết bao nhiêu em rơi vào tình trạng “ăn không nên đọi, nói không nên lời”, khi được thầy cô giáo chỉ định trả lời một câu hỏi thì ấp úng, lúng túng, không thể diễn đạt nổi Vấn đề cốt lõi của cái gốc thực trạng đau lòng ấy chính là do các em thiếu những kỹ năng sống quan trọng: kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợThiết nghĩ, không thể khắc phục được thực trạng đáng buồn ấy bằng kiểu “học thi” như bây giờ mà phải chú tâm thỏa đáng đến việc rèn luyện cho các em những kỹ năng sống để “làm Người”[4] 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vẫn đề 2.3.1. Giải pháp 1. Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống về giao tiếp phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu cần đạt của bài học. Muốn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống về giao tiếp trong bài dạy có hiệu quả cần phải có định hướng tốt, bắt đầu từ khâu xác định mục tiêu cần đạt của bài dạy, nghĩa là trong quá trình thiết kế giáo án giảng dạy, ở phần mục tiêu cần đạt về mặt kỹ năng cần nêu chi tiết những kỹ năng sống về giao tiếp gắn với những kỹ năng cụ thể của bài dạy đó. 2.3.2. Giải pháp 2. Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống về giao tiếp thông qua việc xác định phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng gắn với những kỹ năng giao tiếp cụ thể. Xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng sống về giao tiếp trong mục tiêu cần đạt của bài học sẽ không có ý nghĩa và hiệu quả nếu không gắn với việc xác định các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Bởi vậy, trong phần định hướng bài dạy, cần xác định và bổ sung thêm phần Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. 2.3.3. Giải pháp 3. Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống về giao tiếp trong tiến trình dạy học. - Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống về giao tiếp thông qua cách giới thiệu bài mới . Bằng nhiều hình thức khác nhau, giáo viên có thể áp dụng để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống về giao tiếp qua khâu giới thiệu bài mới như: Sử dụng câu hỏi phát vấn hoặc câu hỏi trắc nghiệm, cho học sinh viết cảm nhận ra giấy về một chi tiết trong bài mới, dẫn dắt từ thực tiễn cuộc sống vào kiến thức bài dạy, tạo tình huống giao tiếp cho học sinh...Điều quan trọng ở khâu này là giáo viên phải linh hoạt tiếp nhận ý kiến và những biểu hiện phản hồi của học sinh để trên cơ sở đó dẫn dắt, giới thiệu bài mới vừa ấn tượng, vừa có tác dụng giáo dục kỹ năng sống - Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống về giao tiếp thông qua các chi tiết, hình ảnh, nội dung bài giảng. +Phân môn giảng văn: Ví dụ 1: Bài Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm) [8] Mở đầu bài thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói đến cách sống nhàn tản, vui thú với điền viên như một lão nông tri điền của mình. Nhà thơ thật thông tuệ khi chủ động dứt khoát tìm cho mình một cách sống “ nhàn một ngày là tiên một ngày”, xa lánh chốn quan trường đua chen danh lợi, tìm sự thư thái của tâm hồn trong thời buổi nhiễu nhương. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, mọi người đều cuốn theo dòng chảy hối hả của công việc, phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống, cách sống của cụ trạng Trình vui thú với điền viên, thân thiện với thiên nhiên cũng là một cách sống đẹp ta nên học tập để cân bằng trạng thái, giảm bớt áp lực công việc, tránh rơi vào stress, tích lũy thêm năng lượng để học tập và làm việc tốt hơn. Ví dụ 2: Bài Trao duyên ( Truyện Kiều) [8] GV bình thêm về bi kịch tình yêu của Thúy Kiều: Trong bi kịch tình yêu của Kiều và Kim Trọng, người chịu nhiều đau khổ và hi sinh nhất là Kiều nhưng nàng không nghĩ đến bản thân mình mà chỉ nghĩ đến Kim Trọng . Kiều đã quên mình để nghĩ tới người khác, đó là một sự hi sinh cao qúy trong tình yêu. Nàng đã cho đi và không nghĩ mình được nhận lại rất nhiều. Đoạn thơ đã đem đến cho chúng ta bài học thật ý nghĩa trong cuộc sống . Đó là bài học cho và nhậnÒ Qua đó Gv sẽ lồng ghép cho HS bài học “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” và biết hi sinh bởi chỉ khi nào biết hi sinh thì mới biết yêu ( Tình yêu ở đây không giới hạn trong tình yêu đôi lứa ). Ví dụ 3: Bài Nỗi thương mình ( Truyện Kiều ) [8] GV bình thêm về nhân cách của Kiều: Bị rơi vào nghịch cảnh phải tiếp khách ở lầu xanh, Kiều vô cùng đau đớn nhục nhã ê chề. Điều đó càng chứng tỏ nhân cách cao quý của nàng. Câu chuyện cách chúng ta đã hơn hai thế kỷ, vậy mà đáng buồn thay, ngày nay nhiều người con gái sẵn sàng bán rẻ nhân phẩm của mình một cách dễ dàng chỉ vì tiền. Mỗi chúng ta phải biết bảo vệ phẩm giá của mình, biết tôn trọng mình, không được đánh mất mình dù ở trong bất kì hoàn cảnh nàoÒ.GV giúp HS biết cách tự bảo vệ phẩm giá của mình ở trong mọi hoàn cảnh. Ví dụ 4 : Bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( cao Bá Quát ) [9] Hình ảnh “Anh đứng làm chi trên bãi cát ? ”Nhân vật trữ tình tự hỏi mình đồng thời cũng tìm câu trả lời. Trên con đường tìm kiếm công danh, nhân vật trữ tình đã nhận ra cái bả phù phiếm ấy và đang khao khát tìm ra con đường đi mới. Câu thơ báo hiệu sự thay đổi trong nhận thức của Cao Bá Quát dẫn đến những hành động phản kháng mãnh mẽ của nhà thơ với xã hội sau này. Từ đó ta nhận thấy thay đổi thái độ, nhận thức sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong cuộc đời. Chúng ta phải mạnh dạn thay đổi nhận thức và tư duy tích cực thì sẽ thay đổi được cuộc sống. Tuổi trẻ của các em cần phải mạnh dạn có những thay đổi trong nhận thức và tư duy của mình để nắm bắt tương lai. Tương lai thuộc về các em. Ò GV giúp HS mạnh dạn thay đổi những suy nghĩ bảo thủ, lạc hậu , lỗi thời đã ăn sâu bám rễ rất lâu trong mỗi người để có hướng đi đúng trong tương lai. Ví dụ 5: Bài Bài ca ngất ngưởng( Nguyễn Công Trứ ) [9] Bài thơ là bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ về một cá tính mạnh mẽ, một con người xuất chúng dám sống là mình, vượt lên thói tục thông thường để khẳng định bản ngã vừa là một tuyên ngôn cho lí tưởng sống phóng khoáng đối lập với xã hội phong kiến bảo thủ, lạc hậu đương thời. Nguyễn Công Trứ đã khiến chúng ta phải suy nghĩ về bài học “ hãy tin vào chính mình”. Nếu nghĩ ta làm được thì sẽ làm được. Đừng chấp nhận làm kẻ tầm thường, kẻ thất bại mà luôn luôn đòi hỏi sự vượt trội của bản thân. Có như vậy các em mới thành công trong cuộc sống. Ví dụ 6: Bài Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) [10] Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là một tác phẩm có giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật mà còn là một tác phẩm có giá trị rất lớn trong việc giáo dục những giá trị đạo đức, ứng xử, ngoại giao cho các thế hệ .Qua tác phẩm chúng ta càng tự hào, yêu quý hơn trí tuệ nhân cách vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Hai bản tuyên ngôn của Pháp, Mĩ được Bác đưa vào phần mở đầu của tác phẩm thể hiện tài ngoại giao, ứng xử rất khôn khéo của Người. Pháp, Mĩ là kẻ thù trước mắt và lâu dài của dân tộc nhưng Bác vẫn ngợi ca hai bản tuyên ngôn ấy bởi đó là những giá trị văn minh mà ông cha họ đã đạt đươc; Bác cũng khoan dung độ lượng với những người Pháp thua cuộc bỏ chạy; Bác còn kêu gọi Pháp hợp tác để chống Nhật. Cách ứng xử, tài ngoại giao vô cùng trí tuệ, khéo léo dựa trên cơ sở bình đẳng tôn trọng quyền tự do của các dân tộc của vị chủ tịch nước từ ngày đầu của nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa đến nay vẫn sáng ngời tính thời đại.Ò GV giúp HS học cách ứng xử , ngoại giao khéo léo trong cuộc sống thường nhật. Ví dụ 7: Bài Số phận con người (Sô-lô-khốp) [10] Hình ảnh “hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi đến những miền xa lạ”, chi tiết đêm nào Xô-cô-lốp cũng khóc ướt đẫm gối và việc Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con đã cho ta thấy một sự thật phũ phàng về số phận côi cút nhỏ bé và những nỗi đau dai dẳng của con người sau chiến tranh, cùng với muôn vàn khó khăn họ phải đương đầu nhưng họ đã vượt qua tất cả bằng chính tấm lòng nhân ái bao la. Nhờ nó, hai cha con anh đã vượt qua được sự cô đơn. Hình ảnh trên cho ta thấy đôi lúc ta phải rơi vào những hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phải đối mặt với những nỗi đau về vật chất và tinh thần ghê gớm nhưng nếu cứ để nó găm nhấm thì nó sẽ hủy hoại cuộc đời . Vậy ta phải thoát khỏi nó bằng nhiều cách : Bằng ý chí và nghị lực, bằng tình yêu cuộc sống và tình yêu con người, bằng niềm tin và hi vọng một điều tốt đẹp nào đó. Đừng bao giờ để cho mình chìm nghỉm trong nỗi đau riêng rẽ. ÒGV giúp cho HS có bài học: Mỗi con người đều có một quyền năng vô hạn ở chính trong mình, biết vận dụng quyền năng ấy của bản thân, chúng ta sẽ vượt qua tất cả các thử thách. Ví dụ 8: Bài Ông già và biển cả (Hê-minh-uê) [10] Trong cuộc chiến đấu ác liệt và đơn độc của ông lão với con cá kiếm và đàn cá mập, ông đã biết vận dụng sức mạnh của tất cả những vật quanh mình, khiến cho ôn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_long_ghep_ky_nang_song_trong_giang_day_mon_ngu_van_thpt.doc
- Bia sang kien kinh nghiem Tran Thi Ha.doc
- muc luc skkn Tran ha.doc