SKKN Lồng ghép hình ảnh bom, đạn, nạn nhân của bom, đạn trong dạy học tiết 23 - Bom, đạn và cách phòng tránh nhằm giáo dục kỹ năng phòng tránh bom, đạn và kỹ năng hòa nhập cộng đồng của học sinh với các nạn nhân của bom, đạn qua môn GDQP - AN 10

SKKN Lồng ghép hình ảnh bom, đạn, nạn nhân của bom, đạn trong dạy học tiết 23 - Bom, đạn và cách phòng tránh nhằm giáo dục kỹ năng phòng tránh bom, đạn và kỹ năng hòa nhập cộng đồng của học sinh với các nạn nhân của bom, đạn qua môn GDQP - AN 10

Theo báo cáo tại buổi Họp báo về “Khắc phục hậu quả bom, đạn sau chiến tranh”, ngày 31.03.2016 của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Ở Việt Nam, số bom, đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800.000 tấn, trên 20% diện tích đất đai toàn quốc bị ô nhiễm bởi bom, đạn; hơn 100.000 người chết và bị thương sau chiến tranh số bom, đạn chưa nổ còn nằm rải rác hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị

Ở Thanh Hóa, đặc biệt ở huyện Triệu Sơn, khu vực sinh sống đa số học sinh Trường THPT Triệu Sơn 3, trong quá trình lao động, sản xuất, sinh hoạt tại các địa phương đã có rất nhiều loại bom, đạn được nhân dân phát hiện và được các cơ quan chức năng, chính quyền ở địa phương xử lí an toàn như:

Ngày 20.3.2013, tại xã Dân Lực, trong lúc khai thác đất, một nhóm thợ làm gạch đã phát hiện hai quả bom, mỗi quả nặng chừng 200 kg, dài hơn 2 m, đường kính 35-40 cm, do Mỹ sản xuất. Chúng nằm cách nhau khoảng 100 m ở độ sâu 5-7 m so với mặt đất

Ngày 18.5.2015, gia đình anh Lê Thế Khoa, trú tại thôn Diễn Hòa, xã Hợp Thành tiến hành múc đất san nền trong vườn nhà đã phát hiện một vật lạ, nghi là một quả bom. Sự việc sau đó đã được gia đình anh báo cáo lên chính quyền xã và cơ quan chức năng của huyện Triệu Sơn, lực lượng chức năng của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh xác định, đây là một quả bom thuộc loại xuyên phá, còn sót lại từ thời chiến tranh với trọng lượng hơn 200 kg và chiều dài hơn 2m.

Ngày 21.11.2015, tại Đội 5, xã Hợp Tiến, trong quá trình đào đất phục vụ thi công đường cao tốc sân bay Sao Vàng (huyện Thọ Xuân) đi Khu kinh tế Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia), phát hiện nằm quả bom nằm cách mặt đất khoảng 3m, dài khoảng 1,5m và nặng khoảng 200kg.

 

doc 21 trang thuychi01 7400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép hình ảnh bom, đạn, nạn nhân của bom, đạn trong dạy học tiết 23 - Bom, đạn và cách phòng tránh nhằm giáo dục kỹ năng phòng tránh bom, đạn và kỹ năng hòa nhập cộng đồng của học sinh với các nạn nhân của bom, đạn qua môn GDQP - AN 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài: 
Theo báo cáo tại buổi Họp báo về “Khắc phục hậu quả bom, đạn sau chiến tranh”, ngày 31.03.2016 của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Ở Việt Nam, số bom, đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800.000 tấn, trên 20% diện tích đất đai toàn quốc bị ô nhiễm bởi bom, đạn; hơn 100.000 người chết và bị thương sau chiến tranh số bom, đạn chưa nổ còn nằm rải rác hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
Ở Thanh Hóa, đặc biệt ở huyện Triệu Sơn, khu vực sinh sống đa số học sinh Trường THPT Triệu Sơn 3, trong quá trình lao động, sản xuất, sinh hoạt tại các địa phương đã có rất nhiều loại bom, đạn được nhân dân phát hiện và được các cơ quan chức năng, chính quyền ở địa phương xử lí an toàn như: 
Ngày 20.3.2013, tại xã Dân Lực, trong lúc khai thác đất, một nhóm thợ làm gạch đã phát hiện hai quả bom, mỗi quả nặng chừng 200 kg, dài hơn 2 m, đường kính 35-40 cm, do Mỹ sản xuất. Chúng nằm cách nhau khoảng 100 m ở độ sâu 5-7 m so với mặt đất
Ngày 18.5.2015, gia đình anh Lê Thế Khoa, trú tại thôn Diễn Hòa, xã Hợp Thành tiến hành múc đất san nền trong vườn nhà đã phát hiện một vật lạ, nghi là một quả bom. Sự việc sau đó đã được gia đình anh báo cáo lên chính quyền xã và cơ quan chức năng của huyện Triệu Sơn, lực lượng chức năng của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh xác định, đây là một quả bom thuộc loại xuyên phá, còn sót lại từ thời chiến tranh với trọng lượng hơn 200 kg và chiều dài hơn 2m. 
Ngày 21.11.2015, tại Đội 5, xã Hợp Tiến, trong quá trình đào đất phục vụ thi công đường cao tốc sân bay Sao Vàng (huyện Thọ Xuân) đi Khu kinh tế Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia), phát hiện nằm quả bom nằm cách mặt đất khoảng 3m, dài khoảng 1,5m và nặng khoảng 200kg.
	Ô nhiễm bom, mìn, tai nạn Bom, đạn gây tổn thất nặng nề tính mạng, tài sản, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của đất nước. Phần lớn nạn nhân đều bị mang thương tật suốt đời, cuộc sống, sinh hoạt găp rất nhiều khó khăn, thương vong bởi bom, đạn mang lại nhiều nỗi đau không thể bù đắp và gánh nặng khó giải quyết cho các gia đình nạn nhân đặc biệt là những nạn nhân chất độc màu da cam đioxin.
Trong thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước đã có rất nhiều vụ nổ do bom, đạn 
Ngày 19.03.2016, vụ nổ bom xảy ra ở Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông - Hà Nội), hậu quả của vụ nổ là hết sức kinh hoàng, vụ nỗ đã tạo ra một hố sâu có diện tích 4m2, sâu khoảng 1m, làm 4 người chết tại chỗ, 8 người đưa đi cấp cứu, nhiều người bị thuơg, 94 căn nhà bị hư hỏng và gần như cả một dãy phố Văn Phú phải chịu cảnh tan hoang, đổ nát. 
Vụ nổ ngày 15.05.2016 tại xã Đức Bình Tây, Huyện Sông Hinh, Tỉnh Phú Yên, hậu quả vụ nổ làm 2 người thiệt mạng tại chỗ là Ksor Y Ven (24 tuổi), Ksor Y Thắng (22 tuổi) trong tình trạng thi thể không nguyên vẹn và Kpá Y Long (16 tuổi) bị đa chấn thương và chết trên đường đưa đi cấp cứu. 
Vụ nổ ngày 1.6.2016 xuất phát tại nhà anh Nguyễn Văn Bé (sinh năm 1982, Thôn Quý Hải, xã Long Hải, Huyện Phú Quý, Tỉnh Bình Thuận) do nhà bị chập điện gây cháy, ngọn lửa cháy tác động đến số thước nổ TNT đã gắn kíp nổ mà anh Bé đã tàng trữ trái phép sau nhà, vụ nổ làm anh Bé bị thương nặng, nhiều người bị thương nhẹ, sập hoàn toàn nhà của ông Bé và làm ảnh hưởng đến 51 căn nhà khác, ước tính thiệt hại ban đầu sau vụ nổ lên đến 1 tỉ đồng.
=> Các vụ nổ này là một lời cảnh tỉnh, để tất cả chúng ta phải giật mình nhìn lại thực trạng bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tên : "Lồng ghép hình ảnh bom, đạn, nạn nhân của bom, đạn trong dạy học tiết 23 - Bom, đạn và cách phòng tránh nhằm giáo dục kỹ năng phòng tránh bom, đạn và kỹ năng hòa nhập cộng đồng của học sinh với các nạn nhân của bom, đạn qua môn GDQP-AN 10" làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2015-2016.
- Mục đích nghiên cứu: 
	Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: 
	Đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo hứng thứ học tập, tìm kiếm, lĩnh hội kiến thức mới cho học sinh.
	Định hướng, giáo dục kỹ năng phòng tránh bom, đạn, giáo dục kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho học sinh cho học sinh lớp 10 nói riêng và học sinh THPT nói chung.
	Trên cơ sở kiến thức được học giúp học sinh tuyên truyền cho gia đình, người thân, bạn bèvề Bom, đạn và cách phòng tránh bom, đạn, kỹ năng hòa nhập cộng đồng của các em học sinh với các nạn nhân của bom, đạn, nạn nhân chất độc da cam đioxin.
- Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài được viết trên đối tượng nghiên cứu là các hình ảnh bom đạn, hình ảnh nạn nhân của bom, đạn được lồng ghép vào tiết học 23 - Bom đạn và cách phòng tránh, môn GDQP-AN 10 thông qua đó nhằm giáo dục kỹ năng phòng tránh bom, đạn, kỹ năng hòa nhập cộng đồng và giúp cho học sinh có cái nhìn mới về nạn nhân của bom, đạn đặc biệt những nạn nhân của chất độc da cam đioxin trên nhóm học sinh khối 10, trong năm học 2015-2016 của Trường THPT Triệu Sơn 3 gồm: 
Lớp đối chứng: 10C1 (44 học sinh), 10C3 (46 học sinh).
Lớp thực nghiệm: 10C2 (47 học sinh), 10C4 ( 43 học sinh).
Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, ý thức học tập, năng lực học tập, thái độ học tập với môn học.
- Phương pháp nghiên cứu:
	Trong quá trình viết SKKN tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
+ Nghiên cứu tài liệu:
	 Sách giáo khoa GDQP_AN 10.
	 Sách giáo viên GDQP_AN 10.
 + Tổng hợp từ các tài liệu:
	Tạp chí, Internet, các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học, nguồn từ Bộ, Sở có liên quan, 
	Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên – tác giả Nguyễn Thị Oanh – Nhà xuất bản Trẻ.
	Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT – tác giả Nguyễn Thanh Bình – Tạp chí Khoa học giáo dục.
+ Tổng hợp đánh giá: 
	- Trên cơ sở phân tích, đánh giá các thông tin và tiến hành giảng dạy qua tiết học.
	- Thu thập thông tin, phân tích kết quả phản hồi từ các đối tượng thông qua linh hội kiến thức của tiết học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể quan niệm là việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện; giúp học sinh có thể sông an toàn, khỏe mạnh và tích cực , chủ động trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.
Kỹ năng sống là gì?
 Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức tiếp cận khác nhau. Thông thường, kỹ năng sống được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao.
 - Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, những kỹ năng đó gắn vói 4 trụ cột của giáo dục:
 Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm;
 Học để làm: gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm..;
 Học để làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin;
 Học để chung sống: gồm các kỹ năng như giao tiếp, thương lượng, khẳng định hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông;
 - Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là kỹ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh, đó là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay thách thức của cuộc sống hằng ngày.
 Tương đồng với quan niệm của WHO, còn có quan niệm kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
 - Theo UNICEF, Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Kỹ năng sống được thể hiện ở những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến những hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
	Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đã nêu một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông như sau: “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kỹ năng sống và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên”. Thời gian qua, dù giáo dục kỹnăng sống có được quan tâm nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về kỹ năng sống của học sinh còn nhiều khiếm khuyết.
	Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động, đặc biệt học sinh còn có cái nhìn chưa thiện cảm về các nạn nhân của bom, đạn, nạn nhân của chất độc màu da cam đioxin.
	Giáo dục kỹ năng phòng tránh bom, đạn, giáo dục hòa nhập cộng đồng là nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục kỹ năng sống cho thể hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, hơn 90% học sinh của Trường THPT Triệu Sơn 3, xuất phát từ nông thôn, nên việc trang bị về công nghệ thông tin, truyền thông của khu vực này còn hạn chế. Sự hiểu biết về Bom, đạn và vật liệu nổ của học sinh trong trường còn hạn chế, chỉ có trong sách vở, đa số các em biết về máy tính, về internet nhưng chỉ phục vụ cho nhu cầu cá nhân của bản thân, hầu như các em không quan tâm đến và các em thực sự chưa có cái nhìn tốt đối với nạn nhân bom, đạn. 
	Hiện nay các chương trình ngoài giờ lên lớp của trường được tổ chức có kế hoạch công phu, chất lượng xong các chương trình này chưa nhiều và hầu như chưa có nội dung về giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng phòng, tránh bom, đạn, kỹ năng hòa nhập cộng đồng của học sinh với nạn nhân của bom, đạn, nạn nhân chất độc màu da cam đioxin, do vậy việc hiểu biết của em qua hoạt động này còn hạn chế.
	Hiểu được vấn đề trên cương vị là giáo viên phụ trách môn Giáo dục quốc phòng – An ninh, trong năm học 2015-2016, trước tiết học 23, tôi dành thời gian 15 phút cho học sinh điều tra hiểu biết của các em về kỹ năng phòng tránh bom, đạn và kỹ năng hòa nhập của học sinh với nạn nhân của bom, đạn (mức độ quan tâm của các em đến nạn nhân của bom đạn) lấy cơ sở từ sự hiểu biết của học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua báo chí, truyền hình, internet, qua đó để đó làm cơ sở để đua ra được các giải pháp cụ thể nhằm giáo dục kỹ năng phòng tránh bom, đạn, kỹ năng hòa nhập cộng đồng của học sinh với nạn nhân của bom, đạn.
	Nội dung của phiếu điều tra được trình bày ở Phụ lục 1 (Lưu ý: Phiếu điều tra không ghi tên học sinh để đảm bảo tính khách quan).
	Kết quả điều tra như sau:
	2.2.1. Về kỹ năng phòng tránh bom, đạn của học sinh.
- Lớp thực nghiệm: 10C2 (47 học sinh), 10C4 ( 43 học sinh).
STT
Lớp
Sĩ số
Mức độ hiểu biết 
Biết và hiểu kĩ năng thực hiện
Biết nhưng chưa hiếu kĩ năng thực hiện
Không biết
SL
%
SL
%
SL
%
1
10C2
47
9
19.2
23
48.9
15
31.9
2
10C4
43
12
27.9
15
34.9
16
37.2
Tổng
90
21
23.3
38
42.2
31
34.5
- Lớp đối chứng: 10C1 (44 học sinh), 10C3 (46 học sinh).
STT
Lớp
Sĩ số
Mức độ hiểu biết
Biết và hiểu kĩ năng thực hiện
Biết nhưng chưa hiếu kĩ năng thực hiện
Không biết
SL
%
SL
%
SL
%
1
10C1
44
13
29.5
14
31.8
17
38.7
2
10C3
46
9
19.6
23
50
14
30.4
Tổng
90
22
24.4
37
41.1
31
34.5
	Quan sát vào kết quả điều tra được thống kê của 4 lớp gồm 180 học sinh cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng chúng ta thấy:
- Có 43/180 học sinh, biết và hiểu về kĩ năng phòng tránh bom, đạn chiếm 24.4%.
- Có 62/180 học sinh không biết về kĩ năng phòng tránh bom, đạn chiếm 34.4%.
	2.2.2. Về kỹ năng hòa nhập (mức độ quan tâm) của học sinh với nạn nhân của bom, đạn.
- Lớp thực nghiệm: 10C2 (47 học sinh), 10C4 ( 43 học sinh).
STT
Lớp
Sĩ số
Mức độ quan tâm
Quan tâm
Chưa quan tâm
SL
%
SL
%
1
10C2
47
17
36.1
30
63.9
2
10C4
43
10
23.3
33
76.7
Tổng
90
27
30
63
70
- Lớp đối chứng: 10C1 (44 học sinh), 10C3 (46 học sinh).
STT
Lớp
Sĩ số
Mức độ quan tâm
Quan tâm
Chưa quan tâm
SL
%
SL
%
1
10C1
44
10
22.7
34
77.3
2
10C3
46
12
26.1
34
73.9
Tổng
90
22
24.5
68
75.5
Quan sát vào kết quả điều tra được thống kê của 4 lớp gồm 180 học sinh cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng chúng ta thấy:
Mức độ quan tâm của học sinh đến nạn nhân của bom, đạn còn hạn chế có tổng số 49/180 học sinh đạt 27.2%.
2.3. Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Xác định vai trò của sử dụng hình ảnh bom, đạn và hình ảnh nạn nhân của bom đạn trong tiết học: .
	Để xác định được vai trò của sử dụng hình ảnh bom, đạn và hình ảnh nạn nhân của bom đạn trong tiết học, tôi căn cứ vào chuẩn kĩ năng, kiến thức nội dung chính của tiết học để lựa chọn được các hình ảnh phù hợp nhằm tạo cho học sinh ấn tượng sâu sắc về tiết học, giúp tạo nên hứng thú trong học tập cho học sinh.
	Khi lựa chọn các hình ảnh tôi chọn các hình ảnh “hot”, thời sự nhất có thể học sinh mới được nghe trên tivi, tạo cho học sinh sự hứng thú khi xem lại và phân tích về đoạn phim, hỉnh ảnh đó sẽ làm cho tiết học của tôi sôi động, kiến thức nắm được của họ sinh sẽ cô đọng, nhớ lâu
 Các hình ảnh mới nhất, phù hợp với đối tượng tôi đang hướng tới đó là học sinh.
	 Áp dụng các phương pháp dạy học đặc trưng để khai thác hình ảnh.
	Ví dụ: 
- Ở phần mở đầu, giới thiệu bài học, giáo viên sử dụng các hình ảnh phù hợp với nội dung của tiết học, để dẫn học sinh vào bào học mới thay thế cho các phương pháp truyền thống như thuyết trình, giảng giải, vấn đápnhằm tạo cho học sinh hứng thú và tâm lí thoải mái muốn khám phá bài học của học sinh.
2.3.2. Các bước sử dụng hình ảnh.
	Để tạo được hứng thú, kết quả học tập tốt cho học sinh, có kỹ năng phòng tránh bom, đạn, kỹ năng hòa nhập với nạn nhân của bom, đạn, ngoài việc tìm tòi các hình ảnh, lên kế hoạch bài dạythì tôi cần phải sử dụng hình ảnh hợp lí để có hiệu quả tối ưu nhất, và tôi đã thực hiện như sau: 
2.3.2.1. Sử dụng hình ảnh để giới thiệu nội dung tiết học:
	Để học sinh hiểu nội dung tiết học, tôi sử sụng hình ảnh sau: 
Bom sử dụng trong chiến tranh
Bom sử dụng trong chiến tranh
Bom còn xót lại sau chiến tranh
Bom còn xót lại sau chiến tranh
Khu đô thị Văn Phú
Nạn nhân chất độc da cam
Hỏi: Những hình ảnh trên đề cấp đến vấn đề gì?
(học sinh quan sát hình ảnh, nêu vấn đề).
Giáo viên: Đây là những hình ảnh về bom, đạn và hậu quả của bom đạn sau chiến tranh ở Việt Nam.
Qua những hình ảnh trên chúng ta thấy, trong các cuộc chiến tranh xâm lược và chống phá cách mạng Việt Nam, kẻ địch đã dùng nhiều loại bom đạn khác nhau để đánh phá, hủy diệt sự sống của ta, gây cho nhân dân ta những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của, hơn thế nữa là hủy diệt môi trường sống, để lại di chứng của chiến tranh cho đến ngày hôm nay. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay. Tiết 23: Bom, đạn và cách phòng tránh.
2.3.2.2. Sử dụng hình ảnh để giới thiệu nội dung từng phần kiến thức của tiết học:
Nội dung 1: Đặc điểm, tác hại của một số loại bom, đạn.
Giáo viên chiếu các hình ảnh về Bom, đạn cho học sinh quan sát.
Tên lửa hành trình TOMAHAWK
BOM ĐIỀU KHIỂN GBU
BOM ĐIỀU KHIÊN CBU-55
GBU-29/30/31/32/15JDAM
BOM HÓA HỌC
BOM TỪ TRƯỜNG
Hỏi: Quan sát các hình ảnh trên, em hãy kể tên các loại bom, đạn? đặc điểm của nó?	
Học sinh: Quan sát hình ảnh, trình bày nội dung - học sinh còn lại nghe, nhận xét và bổ sung.
Giáo viên: Nhận xét, bổ sung và kết luận: 
- Các loại bom, đạn: Tên lửa hành trình Tomahawk, Bom có điều khiển (gồm: CBU-24, CBU-55, GBU-17, GBU-29/30/31/32/15JDAM, bom hóa học, bom mềm, bom điện từ, bom từ trường)
- Đặc điểm: Độ chính xác cao (có điều khiển từ xa), được điều khiển bằng nhiều phương pháp, có chương trình định sẵn đến mục tiêu.
Tiếp theo: Để học sinh hiểu rõ tác hại của các loại bom, đạn này, giáo viên tiếp tực trình chiếu cho học sinh quan sát một số hình ảnh.
BOM NỔ
BOM TỪ TRƯỜNG
CBU-55- Phát quang cây cối
Nạn nhân của Bom hóa học đioxin
KHU ĐÔ THỊ VĂN PHÚ- SAU VỤ NỔ BOM
NẠN NHÂN NỔ BOM Ở VĂN PHÚ
Hỏi: Quan sát hình ảnh, trình bày tác hại, liên hệ thực tế?
Học sinh: Quan sát hình ảnh, trình bày nội dung chính - học sinh còn lại nghe, nhận xét và bổ sung.
Giáo viên: Nhận xét, bổ sung và kết luận: 
- Tác hại: Sức công phá của bom lớn, độ chính xác cao, thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến môi trường sống(bom hóa học), để lại di chứng cho các thế hệ( chất độc da cam đioxin)
- Liên hệ: Vụ nổ bom ở Khu đô thị Văn Phú – Hà Đông – Hà Nội.
	Nội dung 2: Các biện pháp phòng tránh thông thường.
	Sau khi giáo viên nêu và phân tích các biện pháp phòng tránh bom, đạn thông thường, giáo viên chiếu một số hình ảnh (BÀI BÁO) nhằm làm rõ các biện pháp phòng tránh bom mìn hiện nay: 
Hỏi: Em hãy nêu các biện pháp phòng tránh bom, đạn hiện nay?
(Học sinh đọc, hiểu ->> đưa ra các biện pháp phòng tránh bom, đạn hiện nay – số học sinh còn lại quan sát, nhận xét, bổ sung).
Giao viên: Nghe, nhận xét và kết luận: 
- Đây là 2 khu vực tìm thấy bom mà các em, bạn của các em và gia đình chúng ta đang sinh sống, sản xuất.
- Các biện pháp cần hiện nay khi chúng ta tìm thấy bom, đạn là:
	+ Thông báo cho cơ quan chính quyền địa phương được biết.
	+ Đánh dấu khu vực có bom ( cờ, cành cây, gạch đá).
	+ Cắm biển báo KHU VỰC CẤM (CÓ BOM) – KHÔNG PHẬN SỰ MIỄN VÀO.
	+ Giao nhiệm vụ cho lực lượng chuyên trách canh giữ và hướng dẫn nhân dân không di vào khu vực nguy hiểm,
	2.3.3 Lồng ghép các câu chuyện “có thật” về cuộc sống của các “nạn nhân” của bom, đạn để củng cố bài học:
	Giáo viên chiếu cho học sinh xem một số hình ảnh: 
Nhóm hình ảnh 1: Nạn nhân của bom hóa học da cam – đioxin:
Nạn nhân chất độc
Da cam đioxin
Nhóm hình ảnh 2: Nạn nhân do bom, đạn nổ hiện nay
Vụ tai nổ bom ở Khu đô thị Văn Phú, khiến 1 người đang lưu thông trên đường tử vong tại chỗ.
Anh Nguyễn Văn Kim (42 tuổi), Thanh Sơn, bị mất cả hai cánh tay vì kíp nổ cách đây 5 năm khi đang phát rẫy trồng ngô.
Hỏi: Em có suy nghĩ gì khi quan sát 2 nhóm hình ảnh trên?
(Học sinh quan sát hình ảnh của cả 2 nhóm – nhận xét; học sinh còn lại nghe, nhận xét và bổ sung).
Giáo viên: Hiện nay, trên đất nước ta tuy không còn chiến tranh nữa, nhưng bom, đạn vẫn còn sót lại trong lòng đất ở khắp mọi nơi, và nỗi đau thời hậu chiến vẫn hàng ngày, hàng giờ diễn ra trên đất nước chúng ta.
 Vì vậy:
Khi phát hiện bất cứ loại bom, đạn và vật liệu nổ, học sinh cần:
	- Giữ nguyên hiện trường.
	- Đánh dấu hiện trường bằng các phương tiện đơn giản như cành lá cây, làm biển báo hoặc cho người đứng cảnh giới...
	- Báo cáo ngay với người có trách nhiệm gần nhất để xử lí: Công an xã, phường.
	- Tuyệt đối không làm thay đổi vị trí, cũng như tự động xử lí.
	- Tuyền truyền, hướng dẫn cho nhân dân không đi vào khu vực nguy hiểm.
	Khi tiếp xúc với nạn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_hinh_anh_bom_dan_nan_nhan_cua_bom_dan_trong_d.doc