SKKN Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua việc sử dụng hợp lý nhà vệ sinh trong trường học
Hiện nay, tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, thiếu nước sạch, dơ bẩn, bốc mùi, tại các nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh trong trường học là vấn đề đáng ngại, là nỗi bức xúc mà cả xã hội phải lo lắng trăn trở. Nó trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, trong đó việc nín thở để đi “giải quyết nỗi buồn” đã là chuyện thường ngày của không ít học sinh.
Vậy nguyên nhân do đâu “nhà vệ sinh” lại ám ảnh mọi người như vậy? Phần lớn những nhà vệ sinh dơ bẩn, ám mùi đều là hậu quả của việc con người còn thiếu ý thức trong việc sử dụng và bảo quản nhà vệ sinh, gồm việc không dọn dẹp, đảm bảo sự sạch sẽ sau khi sử dụng do không cảm thấy việc giữ gìn vệ sinh cho nơi này thuộc bổn phận, trách nhiệm của mình
Trường học là nơi tập trung đông người, nếu điều kiện vệ sinh môi trường không bảo đảm, thiếu nguồn nước sạch, nhà vệ sinh. thì nguy cơ phát sinh và lan truyền dịch bệnh rất cao. Nhà vệ sinh không sạch sẽ các em sẽ có tâm lý “nhịn” đi, sợ hãi, ám ảnh khi vào nhà vệ sinh, ảnh hưởng lớn đến việc học tập, sức khỏe, sợ tới trường
Học sinh THPT có tính tích cực hoạt động tập thể và đã có khả năng tự quản, tuy nhiên các em chưa có đủ nhận thức đúng đắn về cái tốt và cái xấu, cái đẹp và cái không đẹp, chưa đủ kinh nghiệm sống, vì vậy cần có sự quản lý và lãnh đạo sư phạm thường xuyên của thầy cô. Nguyên tắc này đòi hỏi phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo, thông qua các hoạt động tích cực của xã hội nhằm để tự rèn luyện nhân cách cho bản thân mỗi học sinh, đồng thời hình thành các mối quan hệ lành mạnh để tác động giáo dục lẫn nhau. Và tổ chức Đoàn hơn ai hết là người phải gần gũi với các em thông qua công tác tuyên truyền giáo dục cho các em về các kiến thức kỹ năng. và nhất là qua các hoạt động mà có thể thu hút được các em tham gia và thực hành tốt các kiến thức kỹ năng ấy.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ NHÀ VỆ SINH TRONG TRƯỜNG HỌC Họ và tên: Phạm Kim Công Chức vụ: Bí thu Đoàn trường SKKN thuộc lĩnh vực Công tác đoàn THANH HÓA, NĂM 2019 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỤC LỤC Trang Trang bìa 1 Mục lục 2 PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lý do lựa chọn đề tài 3 2. Mục đích của đề tài 4 3. Nhiệm vụ của đề tài 4 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 5. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 4 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 5 PHẦN NỘI DUNG 5 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1. Kỹ năng sống là gì? 5 2. Giáo dục kỹ năng sống là gì? 5 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 5 1. Thuận lợi 5 2. Những khó khăn trong việc giáo dục ý thức cho học sinh 6 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6 1. Thực trạng, nguyên nhân của vấn đề 6 2. Các biện pháp thực hiện để hoạt động lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc sử dụng hợp lý nhà vệ sinh trong trường học 7 3. Kết quả đạt được 8 PHẦN KẾT LUẬN 9 1. Ý nghĩa của Sáng kiến kinh nghiệm 9 2. Những kiến nghị, đề xuất 9 ĐỀ TÀI: LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ NHÀ VỆ SINH TRONG TRƯỜNG HỌC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện nay, tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, thiếu nước sạch, dơ bẩn, bốc mùi, tại các nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh trong trường học là vấn đề đáng ngại, là nỗi bức xúc mà cả xã hội phải lo lắng trăn trở. Nó trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, trong đó việc nín thở để đi “giải quyết nỗi buồn” đã là chuyện thường ngày của không ít học sinh. Vậy nguyên nhân do đâu “nhà vệ sinh” lại ám ảnh mọi người như vậy? Phần lớn những nhà vệ sinh dơ bẩn, ám mùi đều là hậu quả của việc con người còn thiếu ý thức trong việc sử dụng và bảo quản nhà vệ sinh, gồm việc không dọn dẹp, đảm bảo sự sạch sẽ sau khi sử dụng do không cảm thấy việc giữ gìn vệ sinh cho nơi này thuộc bổn phận, trách nhiệm của mình Trường học là nơi tập trung đông người, nếu điều kiện vệ sinh môi trường không bảo đảm, thiếu nguồn nước sạch, nhà vệ sinh... thì nguy cơ phát sinh và lan truyền dịch bệnh rất cao. Nhà vệ sinh không sạch sẽ các em sẽ có tâm lý “nhịn” đi, sợ hãi, ám ảnh khi vào nhà vệ sinh, ảnh hưởng lớn đến việc học tập, sức khỏe, sợ tới trường Học sinh THPT có tính tích cực hoạt động tập thể và đã có khả năng tự quản, tuy nhiên các em chưa có đủ nhận thức đúng đắn về cái tốt và cái xấu, cái đẹp và cái không đẹp, chưa đủ kinh nghiệm sống, vì vậy cần có sự quản lý và lãnh đạo sư phạm thường xuyên của thầy cô. Nguyên tắc này đòi hỏi phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo, thông qua các hoạt động tích cực của xã hội nhằm để tự rèn luyện nhân cách cho bản thân mỗi học sinh, đồng thời hình thành các mối quan hệ lành mạnh để tác động giáo dục lẫn nhau. Và tổ chức Đoàn hơn ai hết là người phải gần gũi với các em thông qua công tác tuyên truyền giáo dục cho các em về các kiến thức kỹ năng... và nhất là qua các hoạt động mà có thể thu hút được các em tham gia và thực hành tốt các kiến thức kỹ năng ấy. Đứng trước tình trạng này, chúng ta cần phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường học tập, giáo dục ý thức cho học sinh sử dụng hợp lý nhà vệ sinh trong trường học thông qua những giờ học chính khóa cũng như giờ học ngoại khóa, giúp học sinh nhận ra trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường học tập trong sạch, góp phần bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Xuất phát từ thực tế trên cùng với kinh nghiệm trong nhiều năm làm công tác Đoàn, tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến của bản thân trong việc giáo dục Kỹ năng sống cho ĐVTN ở trường THPT nói chung và trường THPT Nông Cống 3 nói riêng thông qua việc sử dụng hợp lý nhà vệ sinh. Hy vọng rằng với việc lồng ghép giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh trong những buổi sinh hoạt đoàn sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao ý thức văn hóa của các em trong việc giữ vệ sinh môi trường học tập. 2. Mục đích của đề tài Giúp nâng cao nhận thức của học sinh trong việc sử dụng hợp lý nhà vệ sinh trong trường học. Từ đó giúp các em có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường xung quanh. 3. Nhiệm vụ của đề tài Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau: Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Phân tích một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng vấn đề “nhà vệ sinh”. Phân tích một số giải pháp Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc sử dụng hợp lý nhà vệ sinh đã được thực hiện trong năm qua trong Nhà trường. Từ những kết quả đã đạt được rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị về công tác giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh trong những năm tiếp theo. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung vào công tác giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh trong trường THPT thông qua sinh hoạt đoàn trong thời gian qua và đã mang lại hiệu quả góp phần nâng cao nhận thức của học sinh khi sử dụng nhà vệ sinh. 5. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài được áp dụng trong đối thượng Đoàn viên thanh niên là học sinh của trường THPT Nông Cống 3 với các giải pháp tổ chức lồng ghép hoạt động giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc sử dụng hợp lý nhà vệ sinh trong trường học góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện, trong sạch. 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Dựa trên thực tế, tôi chọn viết đề tài “Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc sử dụng hợp lý nhà vệ sinh trong trường học” và sẽ áp dụng cho các em học sinh trường tôi , và sau quá trình thực hiện tôi thấy đã đem lại hiệu quả thiết thực. Việc giáo dục Kỹ năng sống cho các em học sinh thông qua hình thành ý thức sử dụng hợp lý nhà vệ sinh không những đem lại cảm giác thoải mái cho các em, giúp các em không còn nỗi sợ hãi mỗi khi đến trường mà còn làm cho môi trường học tập trở nên xanh – sạch – đẹp. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày; nói cách khác là khả năng tâm lý xã hội. Đó là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặp trong đời sống con người. Các chủ đề rất đa dạng tùy thuộc vào chuẩn mực xã hội và mong đợi của cộng đồng. Kỹ năng sống có chức năng đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực và có ích cho cộng đồng. 2. Giáo dục Kỹ năng sống là gì ? Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc sử dụng hợp lý nhà vệ sinh trong trường học giúp học sinh nhìn nhận rõ hơn về thực trạng môi trường xung quanh cũng như trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và xây dựng môi trường học tập xanh – sạch – đẹp. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.Thuận lợi - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông là một trong những nội dung đã được quy định trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như tích hợp vào các giờ học bộ môn giáo dục công dân trong trường nên dựa trên cơ sở là các văn bản chỉ đạo của cấp trên, công tác này được quan tâm thực hiện mỗi năm. - Tổ chức Đoàn Thanh niên trong trường hoạt động tích cực và luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền là điều kiện tốt để tổ chức hoạt động lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 2. Những khó khăn trong việc giáo dục ý thức cho học sinh - Ý thức của học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa cao. - Đồ dùng dạy học của môn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống hầu như không có, việc dạy chủ yếu là dạy chay, học chay. - Ngoài việc cơ sở vật chất còn thiếu thốn ra hiện nay công tác giáo dục môi trường của chúng ta gặp nhiều khó khăn. - Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được nhiều với học sinh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Hình thức tuyên truyền còn mang tính hình thức, cho xong việ , nên học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng, nguyên nhân của vấn đề Những tưởng nhà vệ sinh là chuyện nhỏ, là công trình phụ nhưng lại rất quan trọng trong mỗi nhà trường. Qua khảo sát thấy rằng, những khu nhà vệ sinh còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của học sinh. Vẫn có rất nhiều học sinh bị ám ảnh khi phải đi vệ sinh ở trường. Thậm chí, có em còn không tiểu tiện ở trường, phải nhịn về nhà. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng chủ yếu có bốn nguyên nhân chính: Thứ nhất là nguồn nhân lực thường xuyên làm vệ sinh vẫn chưa đủ và ý thức trách nhiệm của người làm vệ sinh đôi lúc còn qua loa, đại khái. Thứ hai, các cơ sở vật chất phục vụ cho việc tẩy rửa như dụng cụ, chất tẩy rửa có thể không đảm bảo dẫn tới nhà vệ sinh không được tẩy rửa sạch sẽ một cách thường xuyên. Thứ ba, số lượng học sinh quá đông trong khi nhà vệ sinh lại quá ít, không đảm bảo quy chuẩn, giờ ra chơi lại ngắn dẫn đến tình trạng quá tải, đã quá tải thì khó có thể giữ nhà vệ sinh luôn luôn sạch sẽ. Thứ tư, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nhà vệ sinh trong trường học mất vệ sinh chính là ý thức của học sinh không được tốt, đôi lúc chỉ nghĩ cho mình mà không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, trách nhiệm với cộng đồng còn hạn chế. Điều này khiến khu vệ sinh đã không sạch sẽ lại càng thêm bẩn, đặc biệt khi nhà trường chưa có đầy đủ điều kiện để giải quyết các vấn đề cơ sở vật chất theo đúng yêu cầu. Hiện nay, gần như lúc nào nhà vệ sinh cũng có người ra vào, ý thức của mỗi học sinh lại khác nhau, nhiều em đi xong không vặn nước vì sợ dơ tay khiến bồn tiểu bị hôi khai, em tiếp theo thấy dơ cũng để vậy. Cứ hết người này đến người khác thì cuối buổi nhà vệ sinh sẽ bốc mùi khó chịu. Ý thức học sinh chưa tốt cộng với việc tần suất sử dụng nhà vệ sinh dày đặc, khiến đồ dùng mau hỏng, bồn cầu, vòi nước thường bị nứt, tắc. 2. Các biện pháp thực hiện để hoạt động lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc sử dụng hợp lý nhà vệ sinh trong trường học Làm thế nào để duy trì nhà vệ sinh sạch sẽ ? Đó là vấn đề về con người, rõ ràng muốn trường sạch thì mình phải sạch. Sau mỗi giờ ra chơi, các lao công vẫn đi kiểm tra, nếu bẩn thì lau dọn. Tuy nhiên, đó chỉ là phục vụ, còn yếu tố quan trọng vẫn là con người, vậy giáo dục học sinh như thế nào? Hiện nay, vấn đề giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ đã được nhà trường chú trọng. Việc đi vệ sinh đúng cách và giữ gìn vệ sinh chung, tuy tế nhị, nhưng là một phần học nghiêm túc trong giờ kỹ năng sống. Thứ nhất: Ban chấp hành Đoàn trường tham mưu với cấp ủy chính quyền nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho mọi hoạt động đặc biệt là vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua ý thức sử dụng hợp lý nhà vệ sinh trong trường học như: bố trí thời gian, con người, trang bị cơ sở vật chất cho hoạt động. Thứ hai: BCH Đoàn trường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong trường và giáo viên chủ nhiệm lớp để tổ chức tốt các buổi sinh hoạt đoàn, nhắc nhở học sinh giữ gìn vệ sinh chung qua tiết chào cờ đầu tuần, các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoại khóa. Mỗi kì sinh hoạt tập thể như tổ chức cắm trại nhân Ngày thành lập Đoàn, công việc đầu tiên mà Đoàn thanh niên phối hợp với các Chi đoàn là làm sạch đất trại và giữ sạch sẽ nhà vệ sinh. Kết thúc hoạt động, thầy trò nhắc nhở nhau cùng lượm rác bỏ vào nơi quy định, lau chùi nhà vệ sinh, lâu dần học sinh sẽ có thói quen tốt. Việc thầy trò lau chùi nhà vệ sinh giúp các em ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh. Học sinh lao động, thầy cô cùng làm để nêu gương, các em sẽ tích cực hơn. Bên cạnh đó, thấy học sinh sai phạm thì dù là giáo viên chủ nhiệm hay bộ môn, có được giao trách nhiệm hay không cũng cần nhắc nhở kịp thời. Thứ ba, có nhiều hoạt động giáo dục, tuyên truyền tác động trực tiếp và làm thay đổi nhận thức, ý thức cho các em học sinh đặc biệt là thông qua phong trào "Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực". Từ đó, giúp các em nâng cao ý thức, nâng cao chất lượng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống của gia đình; khắc phục các thói quen xấu, phản vệ sinh, xây dựng các hành vi vệ sinh có lợi cho sức khỏe. Thứ tư, Đoàn Trường cũng duy trì đội văn minh lịch sự chấm điểm nền nếp, kỷ luật, trật tự, vệ sinh nên các thành viên của đội rất tích cực trực trong các giờ cao điểm, nhắc nhở các bạn học sinh thực hiện nghiêm túc. Thứ năm, Đoàn trường giáo dục học sinh từ cách đi vệ sinh như thế nào cho đúng, giữ gìn vệ sinh chung và nâng cao vai trò của bản thân, như vào một số lớp dự sinh hoạt và chia sẻ một cách nhẹ nhàng, hài hước về vấn đề này. Từ đó, học sinh được giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân, trường lớp. Thứ sáu, BCH đoàn trường phải xây dựng được kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động vào từng thời điểm; xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại đoàn viên, chi đoàn đối với vấn đề vệ sinh trường học cũng như sử dụng hợp lý nhà vệ sinh trong trường, như phong trào thi đua “Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp”, phong trào “sử dụng nước tiết kiệm” được áp dụng vào và xem đây là tiêu chí thi đua của các lớp. Bên cạnh đó nhà trường có nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên, nhà trường luôn giáo dục ý thức sử dụng hợp lý nhà vệ sinh bằng các công việc hằng ngày như dọn vệ sinh trường lớp, dọn sạch nhà vệ sinh sau mỗi giờ học,Những nội dung đó đã được Đoàn trường đưa vào danh mục thi đua của từng lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp. 3. Kết quả đạt được Qua một số năm thực hiện “Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua việc sử dụng hợp lý nhà vệ sinh trong trường học” Tôi đã gặt hái được những thành công nhất định. Mô hình đã có sức lan tỏa sâu rộng đến từng đoàn viên thanh niên, từng chi đoàn trong toàn trường. Đặc biệt là ý thức sử dụng nhà vệ sinh trong đối tượng học sinh nhà trường đã được cải thiện đáng kể, các em đã biết giữ gìn vệ sinh chung, sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. PHẦN KẾT LUẬN . 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Đây là cách làm tuy nhỏ nhưng đã đem lại hiệu quả tương đối cao nó góp phần giáo dục học sinh ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường trong trường học Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc sử dụng hợp lý nhà vệ sinh trong trường học giúp học sinh nhìn nhận rõ hơn về thực trạng môi trường xung quanh cũng như trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và xây dựng môi trường học tập xanh – sạch – đẹp. 2. Những kiến nghị, đề xuất Nhà vệ sinh trong trường học không thể coi là “công trình phụ”, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sinh hoạt, học tập của học sinh. Do đó, nhà trường cần chú trọng hơn đến việc giáo dục ý thức sử dụng công trình công cộng trong trường học cho học sinh, giáo dục ý thức kỉ luật và vệ sinh cho học sinh; bảo đảm vệ sinh trường, lớp sạch sẽ Ý thức của học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh chung đóng một vai trò quan trọng. Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ của công, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là trách nhiệm của nhà trường, giáo viên và mỗi phụ huynh Nhà trường cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục các em và xem đây là nhiệm vụ của các em. Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua về môi trường cho các em tham gia . Tất cả giáo viên đều phải giáo dục các em chứ không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG CAM KẾT KHÔNG COPY Phạm Kim Công
Tài liệu đính kèm:
- skkn_long_ghep_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_thpt_thong.doc