SKKN Lồng ghép các vấn đề xã hội trong trường học thông qua dạy học toán

SKKN Lồng ghép các vấn đề xã hội trong trường học thông qua dạy học toán

Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục vụ xã hội. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước nhà. Môi trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành

những công dân tốt có tài năng, đạo đức. Trường học là nơi rèn đức, luyện tài, trang bị kiến thức cho học sinh. Trong môi trường này, học sinh phải biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác.

Phần lớn thế hệ trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn nên trong học tập và trong cuộc sống. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang bị tác động, tiêm nhiễm một số tệ nạn, thiếu hiểu biết một số vấn đề về giới tính

Hiện có rất nhiều người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho học sinh, trang bị kỹ năng sống cho các em. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường, nơi văn hoá được coi trọng, được xây dựng và phát huy lại đang diễn ra những vấn đề cần được giáo dục như: An toàn giao thông, hút thốc lá, sức khỏe sinh sản . chứ được các em nhận thức một cách sâu sắc .

 Theo thống kê của Bộ giáo dục đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay cả nước đã xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng. Học sinh đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các học em sinh mặc đồng phục tuổi từ 10 đến 18 cầm dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui trên thị trường để “Xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét.

 

doc 11 trang thuychi01 6190
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép các vấn đề xã hội trong trường học thông qua dạy học toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ HỒNG PHONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
“LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC TOÁN”
 Người thực hiện: Trần Lưu Giang.
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: TOÁN.
THANH HÓA NĂM 2018
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ HỒNG PHONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng.
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: GDQP- AN.
THANH HÓA NĂM 2015\
 A- Phần 1: Đặt vấn đề:
Lý do chọn đề tài: 
Văn hoá học đường là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, vấn đề xây dựng văn hoá học đường phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong từng trường học. Nếu môi trường học đường thiếu văn hoá thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ.
Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục vụ xã hội. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước nhà. Môi trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành 
 A- Phần 1: Đặt vấn đề:
Lý do chọn đề tài: 
	Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục vụ xã hội. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước nhà. Môi trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành
những công dân tốt có tài năng, đạo đức. Trường học là nơi rèn đức, luyện tài, trang bị kiến thức cho học sinh. Trong môi trường này, học sinh phải biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác.
Phần lớn thế hệ trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn nên trong học tập và trong cuộc sống. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang bị tác động, tiêm nhiễm một số tệ nạn, thiếu hiểu biết một số vấn đề về giới tính  
Hiện có rất nhiều người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho học sinh, trang bị kỹ năng sống cho các em. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường, nơi văn hoá được coi trọng, được xây dựng và phát huy lại đang diễn ra những vấn đề cần được giáo dục như: An toàn giao thông, hút thốc lá, sức khỏe sinh sản. chứ được các em nhận thức một cách sâu sắc .
 Theo thống kê của Bộ giáo dục đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay cả nước đã xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng. Học sinh đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các học em sinh mặc đồng phục tuổi từ 10 đến 18 cầm dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui trên thị trường để “Xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét.
Không dừng lại ở việc đánh lộn lẫn nhau học trò hiện nay yêu quá sớm, yêu nhiều và quan niệm yêu gắn liền với tình dục đã để lại những hậu quả khó lường. Có những bạn trẻ đứng trước nguy cơ vô sinh hoặc đã bị vô sinh do nạo hút thai ở tuổi dậy thì, sức khoẻ giảm sút, tâm lý tổn thương.Đã có rất nhiều bậc phụ huynh khi đưa con gái vào bệnh viện vì con đau bụng dữ dội mới tá hoả khi nhận được tin dữ con gái họ đã mang thai. Không ít những cô cậu đã phải làm cha, làm mẹ ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” do quan niệm quá thoáng về tình yêu. Chương trình học đề cập qua loa, giáo viên và phụ huynh thì né tránh nên các em thường tự mày mò thông tin trôi nổi trên mạng rất nguy hiểm. 
Đã đến lúc chúng ta không thể “lờ đi” hoặc “lo sợ” những kiến thức về giới tính trong trường học sẽ “vẽ đường cho các em chạy” mà giáo dục là cần thiết. Không chỉ giáo dục trong nhà trường mà cha mẹ, gia đình cũng nên cởi mở hơn trong việc truyền đạt các kiến thức về giới tính cho học sinh. Khi các em hiểu được đúng đắn về cơ thể mình, các em sẽ biết cách phòng tránh những xâm hại, thậm chí bảo vệ được mình khỏi những cám dỗ, cạm bẫy ngoài xã hội. Ngay cả trong trường học, hành vi trêu đùa, chọc ghẹo với những lời nói tục tĩu cũng là một hình thức xâm hại. Các nhà giáo dục cũng cần phải xây dựng chương trình giáo dục giới tính phù hợp với từng giai đoạn, từng lứa tuổi với học sinh để các em được sớm tiếp cận và bảo vệ chính mình.
Ngoài vấn đề trên, an toàn giao thông không chỉ là vấn đề chung của xã hội mà còn cần sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mồi chúng ta cần ý thức tốt khi lưu thông thì sẽ giảm thiểu số lượng tai nạn gây ra. Vấn đề an toàn giao thông đang được tuyên truyền rộng rãi qua báo đài, các trò chơi truyền hình Ngay trong môi trường học đường vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng, nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi học sinh về việc chấp hành luật lệ giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy.
Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ. Xây dựng một thế hệ trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo đức cách mạng. 
Vậy làm sao để học sinh THPT tiếp cận và nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân mình về các vấn đề phức tạp đã và đang xảy ra trong trường học. Vì vậy mỗi thầy cô giáo là một tình nguyện viên cung cấp và trang bị cho các em kiến thức về các vấn đề xã hội, để các em nhận thức và phòng tránh .
Với ý nghĩ đó, tôi nhận thấy rằng bộ môn nào trong nhà trường, nếu biết cách linh hoạt lồng ghép các vấn đề trên vào trong tiết dạy của mình làm cho tiết học sinh động hơn, tạo không khí tiếp thu các vấn đề tế nhị một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
	Từ những ý nghĩ đó tôi chon vấn đề: “ Lồng ghép các vấn đề xã hội trong trường học thông qua dạy học toán”
II- Phạm vi ứng dụng: 
Đề tài được áp dụng cho học sinh trường THPT Lê Hồng Phong năm học 2017-2018.
Phần 2: Giải quyết vấn đề:
Cơ sở lý luận:
Kiến thức :
Mệnh đề - Tập hợp ( Đại số 10).
Số gần đúng, sai số ( Đại số 10).
Thống kê ( Đại số 10).
Tư liệu, hình ảnh ( tham khảo từ nhiều nguồn).
II- Thực trạng vấn đề:
Trong quá trình dạy học ở các trường THPT đa số là chúng ta chỉ dạy học sinh đơn thuần nội dung, kiến thức của môn học, chúng ta chưa kết hợp một cách linh hoạt giữa các bộ môn với nhau. Do đó đôi khi làm cho bài dạy thiếu phần cuốn hút học sinh.
Mặt khác hiện tượng phổ biến trong học sinh đó là : Học sinh thường không được trang bị đầy đủ các thông tin về Sức khỏe sinh sản, hay bị trào lưu đám đông tác động vào ý thức khi tham gia giao thông, bị ảnh hưởng bởi Game online và mạng xã hội trong các mối quan hệ xã hội dẫn đến xích mích, gây gổ .
Vì vậy làm sao chúng ta có thể làm thay đổi cách học, cách tư duy của học sinh. Đồng thời trang bị cho các em kiến thức cũng như ý thức trách nhiệm của bản thân mình với gia đình, nhà trường và xã hội .Làm cho các em vẫn tiếp thu được kiến thức môn học của mình, đồng thời trách xa được các vấn đề xấu đang len lỏi vào trong học đường . Đồng thời các em biết nhận thức vai trò trách nhiệm của mình trong việc trưởng thành một cách toàn diện trong thời đại mới .
Các giải pháp:
Vấn đề 1: 
A -Tìm hiểu khái niệm:
1. Mệnh đề:
 Mệnh đề là một câu khẳng định đúng hoặc sai
 Mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
2. Phủ định của một mệnh đề:
 Kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là .
 đúng khi P sai
 sai khi P đúng
3. Mệnh đề kéo theo:
Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, ký hiệu: .
4. Số gần đúng, sai số:
Trong quá trình tính toán và đo đạc thường khi ta được kết quả gần đúng. Sự chênh lệch giữa số gần đúng và số đúng dẫn đến khái niệm sai số.
Trong sai số ta có sai số tuyệt đối và sai số tương đối.
5. Thống kê:
Thống kê là khoa học nghiên cứu các phương pháp thu thập, phân tích và xử lí các số liệu nhằm phát hiện các quy luật thống kê trong tự nhiên và xã hội.
B- Bài toán vận dụng:
Vấn đề thứ 1: Bạo lực học đường: 
Bạo lực học đường là một biểu hiện cụ thể của hành vi hung tính, trong đó hành vi hung tính được hiểu là hành vi mang tính thù địch, có liên quan đếm cảm giác tuyệt vọng và hẫng hụt, được biểu hiện rõ ràng bằng cường độ biểu đạt lời nói (đe dọa, chỉ trích, vu khống), hành vi (lăng nhục đánh đập) và thái độ (ánh mắt thù địch)
Bài toán 1: 
Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề ?
Chúng ta có cần chung tay đẩy lùi bạo lực học đường không ?
Bạn có muốn tham gia đội tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường không ?
Những năm gần đây bạo lực học đường tăng hay giảm ?
Bạo lực học đường cần được ngăn chặn trong trường học.
Bài toán 2: 
Điền M đề được kết quả (gần) đúng, biết.
Theo số liệu thống kê từ đường dây nóng được Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) công bố trong những ngày cuối năm 2012, so với 10 năm trở về trước, số vụ bạo hành tại trường học tăng gấp M lần (trong khi bạo hành tại cộng đồng tăng bảy lần, bạo hành với trẻ tại gia đình tăng gấp ba lần). 
 M = 12 B. M = 13 C. M = 14 D. M = 15
Bài toán 3:
Lập mệnh đề phủ định của mệnh đề sau, cho biết tính đúng, sai của mệnh đề ?
P : “ Bạo lực học đường là hành vi tốt “ .
Bài toán 4: 
Từ hình ảnh dưới đây, nêu ví dụ những câu là mệnh đề và những câu không phải là mệnh đề. 
Vấn đề thứ 2: An toàn giao thông
An toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông.
Bài toán 1:
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?
Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
A. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
B. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.
C. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
D. Cứ đi nếu thấy thuận tiện với mình.
Bài toán 2:
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ? Khi điều khiển xe đạp máy, xe máy điện .
A.     Không phải đội mũ bảo hiểm
B.     Phải đội mũ bảo hiểm
C.     Phải Đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
D.     Đội hay không đội cũng được. .
Bài toán 3: Tìm M (số gần đúng) để được mệnh đề đúng, biết.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố tại buổi Lễ ký kết hợp tác lần thứ 3 giữa Uỷ ban ATGT Quốc gia và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) về ATGT năm 2017.Học sinh cấp 3 có liên quan tới M tổng số vụ tai nạn giao thông (TNGT) 
 A.70% B.80% C.90% D.95% 
Bài toán 4: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào cho kết quả gần đúng nhất ?
55% học sinh cấp 3 bị TNGT có liên quan đến xe đạp điện, xe máy điện 
85% học sinh cấp 3 bị TNGT có liên quan đến xe đạp điện, xe máy điện 
15% học sinh cấp 3 bị TNGT có liên quan đến xe đạp điện, xe máy điện 
25% học sinh cấp 3 bị TNGT có liên quan đến xe đạp điện, xe máy điện 
Bài toán 5: Lập mệnh đề phủ định của mệnh đề sau ? Cho biết tính đúng-sai ?
P : “ Khi tham gia giao thông học sinh nên đi hàng hai, hàng ba “
Bài toán 6:
Cho các số liệu bảng thống kê ghi trong bảng sau
Bảng thống kê số liệu tai nạn giao thông(Thống kê của Cục Cảnh sát giao thông)
Năm
Số vụ
Số người  chết
Số người bị thương
Đường bộ
Đường thủy
Đường bộ
Đường thủy
Đường bộ
Đường thủy
2010
47.397
196
11.029
146
46.194
17
2011
43.786
171
10.950
146
48.356
25
2012
35.820
118
9.540
108
38.170
12
2013
31.266
92
9.805
49
32.253
11
2014
25.579
90
9.025
66
24.853
10
Tìm số trung bình của các số liệu thống kê trong 5 năm ở trên ?
Vấn đề thứ 3: Tác hại của thốc lá
Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy v.v.
Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.
Bài toán 1:
Từ các mệnh đề
P : ” Hút thuốc lá ”
Q : “ Có hại cho sức khỏe “
hãy phát biểu mệnh đề .
Bài toán 2:
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào cho kết quả gần đúng nhất ?
A.Trong học sinh độ tuổi 13 - 15 năm 2007 thì có 7% học sinh nam thử hút thuốc lá trước 10 tuổi.
B. Trong học sinh độ tuổi 13 - 15 năm 2007 thì có 17% học sinh nam thử hút thuốc lá trước 10 tuổi.
C. Trong học sinh độ tuổi 13 - 15 năm 2007 thì có 27% học sinh nam thử hút thuốc lá trước 10 tuổi.
D.Trong học sinh độ tuổi 13 - 15 năm 2007 thì có 37% học sinh nam thử hút thuốc lá trước 10 tuổi.
Bài toán 3:
Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề ?
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
Bạn đã thử hút thốc lá bao giờ chưa ?
Cam kết với mình là bạn bỏ thuốc lá nhé.
Bạn có muốn tham gia CLB tuyên truyền “ Học sinh không hút thuốc lá “
Bài toán 4: 
Từ hình ảnh dưới đây, nêu ví dụ những câu là mệnh đề và những câu không phải là mệnh đề. 
( Sau đó cho học sinh thảo luận và cho ý kiến của mình về việc hút thốc lá đối với học sinh nói riêng và mọi người nói chung).
Bài toán 5:
Hãy dự đoán M, m ( số gần đúng). Biết hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên nhiều loại ung thư như: Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư thận và bàng quang, ung thư hậu môn trực tràng, ung thư bộ phận sinh dụcM số trường hợp ung thư phổi trên thế giới là người hút thuốc trực tiếp và m số ca ung thư phổi là gián tiếp.
A.M = 10%; m = 5% . B. M = 20%; m = 55% 
C. M = 90%; m = 5% D. M = 50%; m = 50% 
Bài toán 6: 
Lập mệnh đề phủ định của mệnh đề sau ?
P : “ Việt Nam nằm trong "top" 15 nước có tỉ lệ hút thuốc cao nhất thế giới”
Vấn đề thứ 4: Giáo dục giới tính cho học sinh:
Giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng.
Bài toán 1:
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai ?
Chúng ta cần hạn chế nói đến các vấn đề giới tính với học sinh.
Giáo dục giới tính là một vấn đề quan trọng cần trang bị cho học sinh.
Sức khỏe sinh sản cần được trang bị cho học sinh ngay từ bậc tiểu học.
Cần có nhiều CBL “ sức khỏe sinh sản “ cho học sinh tham gia.
Bài toán 2:
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào cho số liệu gần đúng nhất ?
300.000 nữ sinh Việt từ 12-19 tuổi phá thai hàng năm.
30.000 nữ sinh Việt từ 12-19 tuổi phá thai hàng năm.
3.000 nữ sinh Việt từ 12-19 tuổi phá thai hàng năm.
300 nữ sinh Việt từ 12-19 tuổi phá thai hàng năm
Bài toán 3:
Tìm M ( số gần đúng) để có mệnh đề đúng.  Mỗi năm, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận xử lý 15.000 - 20.000 ca nạo phá thai, nhiều nhất cả nước, trong đó có tới M trường hợp các bé gái vị thành niên. Nhiều cháu mới chỉ 12 - 13 tuổi.
5 - 10%. B. 5 - 15%. C.1 - 5% D. 15 - 20%
Bài toán 4: 
Từ các số liệu thống kê sau:
Trên cả nước, tỷ lệ phá thai vị thành niên năm 2012 là 2,3% trong tổng số người đến làm thủ thuật. Số trẻ vị thành niên mang thai trong tổng số mang thai của cả nước cũng tăng qua từng năm, năm 2009 là 2,9%, năm 2012 là 3,2%. 
Nêu những câu là mệnh đề và không phải là mệnh đề nói lên quan điểm của mình về vấn đề trên.
Bài toán 5: 
Từ kết quả thống kê sau:
Tại Việt Nam, 19% số học sinh từng bị quấy rối tình dục, 10% số học sinh từng bị bạo lực tình dục, trong đó 81% là trẻ em gái; 17% số học sinh từng bị cưỡng hôn, 20% số học sinh từng bị động chạm không mong muốn.
Hãy nêu những câu là mệnh đề và không phải là mệnh đề nói về vấn đề trên ?
Bài toán 6:
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?
Không có biện pháp tránh thai nào an toàn và hiệu quả.
Chỉ có một biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả.
Có nhiều nhất 3 biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả.
Có nhiều hơn 5 biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả.
Giáo viên có thể cho các em thảo luận và nêu ra một số biện pháp như:
Tính ngày an toàn theo chu kỳ kinh nguyệt, xuất tinh ngoài âm đạo, vòng tránh thai, thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, que cấy tránh thai,...bao cao su, thuốc tránh thai khẩn cấp, triệt sản nữ, thắt ống dẫn tinh ở nam giới 
Bài toán 7: 
Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề ?
A . Tình trạng bạo lực và lạm dụng tình dục tại trường học và trên đường đến trường đang rất đáng báo động.
B. Em có quan tâm đến tình trạng bạo lực và lạm dụng tình dục tại trường học và trên đường đến trường .
C. Chúng ta đã được trang bị được gì về kiến thức về tình trạng bạo lực và lạm dụng tình dục tại trường học và trên đường đến trường chưa.
D.Bạo lực và lạm dụng tình dục tại trường học và trên đường đến trường có xảy ra với chúng ta không.
Phần 3: Kết quả:
Sau khi áp dụng cho học sinh của các lớp mình dạy tôi nhận thấy rằng Lúc đầu các em còn e nghại, nhưng sau đó thì các em nhận thấy đây là các vấn đề nóng hổi, thiết thực gắn liền với bản thân mình. Do đó các em đã tích cực thảo luận, tham gia trả lời làm cho tiết học của mình dạy sôi nổi hơn, các em thích thú với các vấn đề đặt ra, đồng thời giải tỏa được một số vấn đề nhạy cảm mà lâu nay giáo viên – học sinh ngại đề cập trong trường học . Việc đưa các em đến với kiến thức khác trong bài tập toán đã tạo cho các em hăng say tham gia, tìm hiểu các vấn đề đặt ra của giáo viên. 
Qua đó tôi thấy rằng nếu chúng ta biết lồng ghép, hướng dẫn cho học sinh tiếp thu và vận dụng kiến thức các môn học trong trường phổ thông thì không những làm cho giờ dạy sôi động, mà còn làm cho việc đưa các em về với môn học, những vấn đề kỹ năng sống mà lâu nay chưa được chú trọng một cách tự nhiên và đạt nhiều hiệu quả.
	Do thời gian có hạn nên chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót,Ngoài ra do số liệu của thực tế với kết quả bài toán khớp nhau là điều khó khăn, do đó việc ra đề bài, và liên hệ thực tế còn hạn chế và cần có nhiều thời gian tìm tòi , xây dựng mong quý Thầy cô góp ý, bổ xung để tôi hoàn thiện hơn trong quá trình áp dụng . Xin chân thành cám ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 26 tháng 4 năm 2018
 CAM KẾT KHÔNG COPY.
(Ký và ghi rõ họ tên)
 Trần Lưu Giang

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_cac_van_de_xa_hoi_trong_truong_hoc_thong_qua.doc