SKKN Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập với Atlat giúp học sinh giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm địa lí tự nhiên Việt Nam

SKKN Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập với Atlat giúp học sinh giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm địa lí tự nhiên Việt Nam

 Atlat Địa lí Việt Nam có thể coi là “cuốn sách giáo khoa Địa lí đặc biệt” mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản đồ. Trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông các loại Atlat nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng có vai trò rất quan trọng. Đối với học sinh (HS) lớp 12 thì Atlat Địa lí Việt Nam có vai trò quan trọng gấp bội vì nó là tài liệu duy nhất được sử dụng trong các bài kiểm tra thường xuyên, định kì và đặc biệt là trong kỳ thi THPT quốc gia. Do đó nếu HS biết sử dụng Atlat với chức năng nguồn tri thức và minh họa thì chắc chắn bài thi sẽ được điểm cao, hạn chế được việc học thuộc, học vẹt.

Tuy nhiên hiện nay kĩ năng sử dụng Atlat để trả lời các câu hỏi, bài tập và đặc biệt là trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của nhiều HS còn yếu. Nguyên nhân là do các em không nhận thức được tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam trong việc học môn Địa lí lớp 12 và chưa được thực hành nhiều. Ngoài ra cũng có phần do giáo viên (GV), trong quá trình giảng dạy người thầy chưa có phương pháp tối ưu trong dạy học với Atlat Địa lí Việt Nam, chưa soạn thảo được hệ thống câu hỏi - bài tập (HTCH - BT) với Atlat Địa lí phục vụ cho dạy học. Vì vậy đa số HS khó khăn, mất nhiều thời gian khi làm các bài tập sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.

Từ năm học 2016-2017 Bộ giáo dục và đào tạo đã đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá các môn học, môn địa lí đã chuyển từ hình thức kiểm tra đánh giá bằng hình thức tự luận sang 100% trắc nghiệm. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần có những thay đổi về phương pháp dạy học và ôn tập nhằm đáp ứng sự thay đổi trên.

Để góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy học bộ môn Địa lí lớp 12 tại trường THPT nói chung và tại trường THPT Thạch Thành 2 nói riêng , đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm, tôi đã quyết định chọn đề tài:

 “Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập với Atlat giúp học sinh giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm địa lí tự nhiên Việt Nam”

 

docx 24 trang thuychi01 8672
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập với Atlat giúp học sinh giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm địa lí tự nhiên Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH II
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
" KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP VỚI ATLAT GIÚP HỌC SINH GIẢI NHANH CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM ".
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Trường
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu 
1
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
2.3. Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập với Atlat giúp học sinh giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12
3
2.3.1.Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập với Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí 12.
3
a. Nguyên tắc xây dựng
3
b. Quy trình xây dựng
4
2.3.2. Hệ thống câu hỏi và bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam dùng trong dạy học Địa lí 12 THPT
7
2.3.3. Một số định hướng sử dụng
10
a. Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập với Atlat trong giờ lên lớp
10
b. Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập với Atlat khi rèn luyện ở nhà.
14
2.3.4. Thiết kế bài dạy học có sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập đã xây dựng
14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến. 
18
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
DANH MỤC SÁNG KIÊN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
22
I. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
	Atlat Địa lí Việt Nam có thể coi là “cuốn sách giáo khoa Địa lí đặc biệt” mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản đồ. Trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông các loại Atlat nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng có vai trò rất quan trọng. Đối với học sinh (HS) lớp 12 thì Atlat Địa lí Việt Nam có vai trò quan trọng gấp bội vì nó là tài liệu duy nhất được sử dụng trong các bài kiểm tra thường xuyên, định kì và đặc biệt là trong kỳ thi THPT quốc gia. Do đó nếu HS biết sử dụng Atlat với chức năng nguồn tri thức và minh họa thì chắc chắn bài thi sẽ được điểm cao, hạn chế được việc học thuộc, học vẹt. 
Tuy nhiên hiện nay kĩ năng sử dụng Atlat để trả lời các câu hỏi, bài tập và đặc biệt là trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của nhiều HS còn yếu. Nguyên nhân là do các em không nhận thức được tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam trong việc học môn Địa lí lớp 12 và chưa được thực hành nhiều. Ngoài ra cũng có phần do giáo viên (GV), trong quá trình giảng dạy người thầy chưa có phương pháp tối ưu trong dạy học với Atlat Địa lí Việt Nam, chưa soạn thảo được hệ thống câu hỏi - bài tập (HTCH - BT) với Atlat Địa lí phục vụ cho dạy học. Vì vậy đa số HS khó khăn, mất nhiều thời gian khi làm các bài tập sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Từ năm học 2016-2017 Bộ giáo dục và đào tạo đã đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá các môn học, môn địa lí đã chuyển từ hình thức kiểm tra đánh giá bằng hình thức tự luận sang 100% trắc nghiệm. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần có những thay đổi về phương pháp dạy học và ôn tập nhằm đáp ứng sự thay đổi trên. 
Để góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy học bộ môn Địa lí lớp 12 tại trường THPT nói chung và tại trường THPT Thạch Thành 2 nói riêng , đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm, tôi đã quyết định chọn đề tài:
 “Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập với Atlat giúp học sinh giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm địa lí tự nhiên Việt Nam”
1.2. Mục đích nghiên cứu	
Giúp học sinh có định hướng và trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 thông qua việc sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập với Atlat Việt Nam.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Câu hỏi và bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam được tác giả xây dựng trong đề tài này nhằm phục vụ cho dạy học Địa lí 12 THPT nên thuộc loại bài tập gắn với nội dung từng bài học trong SGK.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Tác giả đã tiến hành điều tra mức độ nắm vững cách trả lời các câu hỏi có sử dụng átlat qua các đề kiểm tra, đề thi minh hoạ, đề thi chính thức THPT quốc gia năm học 2016-2017 của bộ, các đề thi thử THPT quốc gia của sở GD&ĐT Thanh Hoá và các đề thi thử THPT ở trường.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Từ những số liệu thu thập được từ phương pháp điều tra, tác giả đã xử lí số liệu, đồng thời rút ra những đánh giá cần thiết.
- Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin qua các đề minh hoạ THPT quốc gia năm học 2016- 2017 và 2017- 2018; các đề thi thử THPT quốc gia của Sở GD&ĐT Thanh Hoá, qua sách tham khảo; qua trao đổi với đồng nghiệp.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
- Căn cứ công văn 4612/BGDĐT- GDTrH( V/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018)
- Căn cứ vào kế hoạch ôn tập và tổ chức kì thi THPT quốc gia năm 2018 của Sở GD&ĐT Thanh Hoá.
- Căn cứ vào cấu trúc đề thi môn địa lý THPT quốc gia năm 2018, đề thi bao gồm nội dung kiến thức ở 2 khối lớp( lớp 11 và 12).Trong đó:
+ Địa lí lớp 12 gồm 28 câu hỏi( tương ứng với 7 điểm), trong đó có 6 câu trực tiếp sử dụng át lát địa lí Việt Nam( tương ứng với 1,5 điểm)
+ Địa lí lớp 11 gồm 12 câu hỏi( tương ứng với 3,0 điểm).
- Với cơ cấu đề thi và biểu điểm trên, thí sinh (TS) cần nắm vững các kiến thức cơ bản của toàn bộ chương trình . Bên cạnh đó biết vận dụng atlat để trả lời nhanh các câu hỏi trực tiếp sử dụng atlat và cả các câu hỏi không trực tiếp yêu cầu sử dụng atlat nhưng có thể sử dụng atlat để trả lời là điều hết sức quan trọng và cần thiết.Tuy nhiên, đây là điều không phải học sinh nào cũng làm được nhất là học sinh khu vực miền núi như trường THPT Thạch Thành 2.
Vì vậy ngay từ khi dạy, ôn tập, kiểm tra giáo viên nên hướng dẫn để học sinh có định hướng, sử dụng thành thạo và trả lời nhanh các câu hỏi dựa vào atlat địa lí Việt Nam.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua kết quả thăm dò ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo các trường trên địa bàn tỉnh, cho thấy:
- Đa số GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc ra bài tập và xây dựng HTCH-BT với Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT. Tuy nhiên chưa một GV nào hoàn thành HTCH-BT với Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 12 theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá theo hình thức trắc nghiệm.
- Về phía HS: Kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của HS còn yếu, nhất là các em học sinh ở khu vực miền núi như học sinh trường THPT Thạch Thành 2 .Nguyên nhân do một số GV chưa sử dụng Atlat thường xuyên trong dạy học, chưa hướng dẫn kĩ phương pháp sử dụng Atlat cho HS, nhất là kĩ năng sử dụng atlat để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo tinh thần đổi mới thi và kiểm tra đánh giá của Bộ giáo dục và đào tạo. Vì vậy, đa số các em còn lúng túng, chưa biết cách khai thác Atlat. Hoặc có những em biết khai thác nhưng còn chậm và chỉ khai thác được Atlat lát đối với những câu hỏi đề đã trực tiếp yêu cầu sử dụng Alat. Chính vì vậy, khi thi, kiểm tra các em thường làm không kịp thời gian, làm không hết bài nên điểm số đạt được thấp, nhiều em có tâm lí lo sợ, chán nản, không tự tin, không giám chọn tổ hợp xã hội trong đó có môn Địa lí để thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học.
- Để đánh giá mức độ của học sinh lớp 12 trường THPT Thạch Thành 2, ngay từ đầu năm học 2017- 2018, tôi đã tiến hành khảo sát ở 2 lớp ( 12 A4 và 12A5) bằng hai bài kiểm tra 1 tiết( Trong đó phần lớn là các câu sử dụng atlat. Kết quả như sau:
Bảng thống kê điểm số hai bài kiểm tra của 2 lớp 12A4 và 12A5
Lớp
Tổng số HS
Lần kiểm tra
Điểm số 
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
12A4
35
2 lần
0
0
0
2
17
18
15
14
3
1
0
12A5
35
2 lần
0
0
0
6
14
16
15
14
4
1
0
 Qua kết quả trên cho thấy hầu hết các học sinh ở 2 lớp 12A4 và 12A5 trường THPT Thạch Thành 2 kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để làm các câu hỏi trắc nghiệm còn rất hạn chế: Tỉ lệ học sinh có điểm dưới 5 cao( gần 30%), số học sinh có điểm từ 5 trở xuống của cả 2 lớp đều trên 50%, số học sinh đạt điểm cao (điểm 9) rất ít (Chỉ chiếm 1,4%), không có học sinh nào đạt điểm 10.
 2.3. Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập với Atlat giúp học sinh giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12.
2.3.1.Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập với Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí 12.
a. Nguyên tắc xây dựng
* Hệ thống câu hỏi và bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu của bài học
HTCH-BT chứa đựng nội dung của các đơn vị kiến thức trong bài học, thông qua việc rèn luyện hệ thống kỹ năng củng cố những kiến thức đó. Vì thế, HTCH-BT được xây dựng phải bám sát mục tiêu, góp phần hoàn thiện mục tiêu môn học.
* Hệ thống bài tập phải gắn với nội dung của Atlat
Khi ra câu hỏi và bài tập với Atlat cho mỗi bài học phải đảm bảo HS có thể trả lời được câu hỏi từ việc khai thác nội dung trong Atlat. Mỗi bài tập có thể chỉ gắn với một trang Atlat (HS chỉ cần sử dụng 1 trang Atlat là có thể trả lời được câu hỏi) hoặc nhiều trang Atlat (HS phải kết hợp nhiều trang Atlat mới có thể trả lời được câu hỏi).
* Hệ thống câu hỏi và bài tập phải gắn với nội dung từng bài học của sách giáo khoa và bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng
Từ nội dung từng bài học cụ thể ở SGK, giáo viên xác định những nội dung kiến thức có trong Atlat sau đó ra các câu hỏi và bài tập cho từng bài học dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng.
* Hệ thống câu hỏi, bài tập phải đảm bảo tính đa dạng
Sự đa dạng của HTCH-BT sẽ giúp cho hệ thống kiến thức của HS được hoàn thiện hơn, làm cho việc hình thành và phát triển hệ thống kỹ năng cũng hiệu quả hơn. HTCH-BT với Atlat Địa lí Việt Nam phải có 3 mức độ:
Mức 1: Đọc hiểu bản đồ, biểu đồ và xác định được các đối tượng địa lí.
Mức 2: So sánh, đối chiếu bản đồ, biểu đồ và phân tích các mối liên hệ.
Mức 3: Phân tích, tổng hợp rút ra kết luận, nhận xét và đề xuất giải pháp. Có bài tập chỉ cần sử dụng Atlat để trả lời câu hỏi, có bài phải kết hợp Atlat và nội dung kiến thức ở SGK và hiểu biết của HS để trả lời.
* Hệ thống câu hỏi và bài tập phải đảm bảo tính vừa sức và phát huy được tính tích cực của học sinh
HTCH-BT phải được sắp xếp từ dễ đến khó, từ lí thuyết đến thực tiễn, từ tái hiện đến sáng tạo. Bắt đầu HTCH-BT là những bài tập yêu cầu đọc hiểu bản đồ, biểu đồ, sau đó là so sánh đối chiếu và cuối cùng là phân tích, tổng hợp. 
Khi xây dựng HTCH-BT cho một bài học, thì số lượng bài tập phải vừa phải, không yêu cầu HS giải quyết quá nhiều những bài tập. Cần xây dựng những bài tập điển hình, với những mức độ khó khăn khác nhau.
b. Quy trình xây dựng
Bước 1: Xác định các bài học trong chương trình Địa lí 12 THPT có thể ra câu hỏi và bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam và các trang Atlat có thể khai thác trong mỗi bài học.
Đó là những bài học mà nội dung kiến thức có trong Atlat:
        Bài
Nội của bài học có sử dụng Atlat
(mục, tên mục)
Nội dung Atlat được khai thác 
Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
1. Vị trí địa lí
 2. Phạm vi lãnh thổ
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (trang 4-5 )
- Bản đồ  Việt Nam trong Đông Nam Á (trang 4 )
- Bản đồ Giao thông (trang 23)
Bài 3: Thực hành
2. Yêu cầu
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (trang 4-5)
Bài 6&7: Đất nước nhiều đồi núi
1. Đặc điểm chung của địa hình
2. Các khu vực địa hình
- Bản đồ Hình thể (trang 6-7)
- Bản đồ Các miền địa lí tự nhiên (trang 13-14)
Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu của biển
1.  Khái quát về biển Đông
- Bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á (trang 4).
- Bản đồ Các miền địa lí tự nhiên (trang 13-14)
- Bản đồ Địa chất và khoáng sản (trang 8)
- Bản đồ Lâm nghiệp và Thuỷ sản (trang 20 )
Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng
1.Thiên nhiên phân hoá bắc- nam
2.Thiên nhiên phân hoá theo Đông -Tây
- Bản đồ Hình thể (trang 6-7)
- Bản đồ (Khí hậu trang 9)
Bài 13: Thực hành
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
- Bản đồ Hình thể (trang 6-7).
 - Bản đồ các miền tự nhiên (trang 13-14)
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
- Bản đồ Du lịch (trang 25)
- Bản đồ Động vật và Thực vật (trang 12)
Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
1.  Một số thiên tai chủ yếu và giải pháp phòng tránh
- Bản đồ Khí hậu (trang 9)
Như vậy có thể thấy tất cả các bài học trong Địa lí tự nhiên lớp 12 đều có thể ra bài tập với Atlat địa lí Việt Nam.
Bước 2: Lập dàn ý khai thác kiến thức cho từng trang Atlat có thể xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập
	Dựa vào Chuẩn kiến thức và kĩ năng và SGK Địa lí 12, kết hợp với trang bản đồ Atlat tương ứng, lập dàn bài kiến thức cần khai thác đối với mỗi trang bản đồ. Sau đây là dàn bài kiến thức địa lí cần khai thác qua từng trang Atlat Địa lí Việt Nam.
a. Trang Hành chính và Hình thể
- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời.
- Vùng đất: Đường biên giới trên đất liền (với nước nào, chiều dài), đặc điểm; Đường bờ biển (từ đâu đến đâu, đặc điểm); Đảo (khái quát về số lượng và vị trí gần hay xa bờ); quần đảo (tên, thuộc tỉnh). 
- Vùng biển: Các bộ phận của vùng biển (nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa); Diện tích của vùng biển nước ta so với vùng đất.
- Vùng trời: ranh giới.
b. Trang Khí hậu
- Nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng I và VII.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm. Những địa điểm mưa nhiều, mưa ít; tổng lượng mưa từ tháng XI - IV, từ tháng V - X. 
- Gió: Gió mùa đông, gió mùa hạ.
- Bão (hướng và tần suất).
- Sự phân hoá khí hậu theo lãnh thổ: (phân tích biểu đồ khí hậu ở các địa điểm để thấy rõ) sự phân hoá tây - đông, bắc - nam, độ cao về: Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng I và VII, nhiệt độ cực đại, nhiệt độ cực tiểu, biến trình nhiệt, biên độ nhiệt năm; lượng mưa trung bình năm, các tháng mùa mưa, các tháng mùa khô, tháng mưa lớn nhất, tháng mưa nhỏ nhất, biến trình mưa; các loại gió, loại chiếm ưu thế.
- Các miền khí hậu (điểm nổi bật về nhiệt, lượng mưa, gió mùa, bão).
- Các vùng khí hậu (điểm nổi bật về nhiệt, lượng mưa, gió mùa, bão).
c. Trang Các hệ thống sông: - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, đa số sông nhỏ; Hướng sông; Các hệ thống sông chính (Mạng lưới: dòng chính (nơi bắt nguồn, nơi đổ ra, hình thái dòng chính); các phụ và chi lưu; hình thái mạng lưới; Lưu vực: diện tích); Lưu lượng nước và thuỷ chế của sông Hồng, Đà Rằng, Mê Công.
d. Trang Các nhóm và các loại đất chính: Tính đa dạng, các nhóm đất chính (các loại và tương quan diện tích, vùng phân bố); các loại đất (diện tích, phân bố); đặc điểm (màu sắc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới...) 
e. Trang Thực vật và Động vật
- Thực vật: Sự đa dạng (loài, thảm thực vật); các thảm thực vật chính và sự phân bố.
- Động vật: Sự đa dạng (loài); một số loài chính và sự phân bố; các phân khu địa lí động vật.
- Các khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia (tên, vị trí).
f. Trang Các miền tự nhiên
- Vị trí địa lí.
- Địa hình: độ cao, hướng, hướng nghiêng, hình thái (độ dốc, thung lũng, độ chia cắt, sự mở rộng hay thu hẹp...), một số dạng địa hình nổi bật, sự phân hoá.
- Bờ biển (tính đa dạng, các vịnh, đảo, quần đảo...) và vùng biển (thềm lục địa, độ sâu, rộng, dòng biển).
- Sông ngòi: hướng, các hệ thống sông.
Bước 3: Ra bài tập cho mỗi bài học
Có 2 loại bài tập:
- Bài tập chỉ cần sử dụng Atlat để trả lời.
- Bài tập phải kết hợp Atlat với nội dung SGK và hiểu biết của HS mới trả lời đầy đủ.
Để tạo thuận lợi cho HS trong việc giải quyết các bài tập thì phần câu hỏi nên nói rõ HS cần dựa vào cái gì để trả lời câu hỏi, đồng thời cần phải nói rõ là dựa vào trang Atlat nào.
Ví dụ:
- Bài tập chỉ cần sử dụng Atlat để trả lời:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy kể tên các thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.
- Bài tập phải kết hợp Atlat với nội dung SGK và hiểu biết của HS mới trả lời đầy đủ nội dung:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, 13, 14 và kiến thức ở SGK, trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.
Bước 4: Soạn thảo hướng dẫn trả lời cho mỗi bài tập
- Bám sát nội dung SGK và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đưa ra câu trả lời cho những bài tập gắn với kiến thức cơ bản trong bài học.
- Đưa ra những lời giải đúng, dễ hiểu đối với những bài tập mà đáp án có ở Atlat hoặc bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức dành cho HS khá, giỏi.
2.3.2. Hệ thống câu hỏi và bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam dùng trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Trang Atlat sử dụng chủ yếu: trang Hành chính (trang 4+5), trang Hình thể (trang 6+7), trang Giao thông (trang 23).
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 và nội dung SGK hãy:
a. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
b. Cho biết nước ta tiếp giáp với nước nào trên đất liền và vùng biển nước ta giáp với vùng biển các quốc gia nào?
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy xác định các điểm cực Nam, Bắc, Đông, Tây trên phần đất liền của nước ta (nằm ở vĩ độ? kinh độ? thuộc xã, huyện, tỉnh nào?). Hoàn thành bảng sau:
Điểm cực
Vĩ độ, kinh độ
Thuộc xã, 
huyện, tỉnh
Ý nghĩa
Cực Nam (vĩ độ)
Cực Bắc (vĩ độ)
Cực Tây (kinh độ)
Cực Đông (kinh độ)
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy kể tên các thành phố trực thuộc trung ương của nước ta và sắp xếp chúng vào các vùng kinh tế tương ứng.
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy: 
a. Kể tên một số đảo, quần đảo của nước ta. Cho biết các đảo và quần đảo đó thuộc các tỉnh và các vùng kinh tế nào?
b. Kể các tỉnh giáp biển của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
Câu 6: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam các trang 4-5, 23, 26, 27, 28 và 29 hãy hoàn thành bảng sau:
Các vùng kinh tế
Số tỉnh, tên các 
tỉnh giáp biển
Các tỉnh 
biên giới
Các của 
khẩu quốc tế
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Bài 6, 7: Đất nước nhiều đồi núi và bài 13: Thực hành
Trang Atlat sử dụng chủ yếu: trang Hình thể (trang 6 + 7); trang Các miền tự nhiên (trang 13+14); trang bản đồ các Vùng kinh tế (trang 26 + 27 + 28 + 29).
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, 13,14 và SGK, trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.
Câu 2: Đọc SGK mục 2, quan sát hình 6.1 và Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, 13 và 14, hãy trình bày đặc điểm các vùng núi nước ta theo nội dung của bảng sau:
Các khu vực địa hình
Giới hạn
Hướng núi
Độ cao
Các dãy
núi chính
Vùng núi Đông Bắc
Vùng núi Tây Bắc
Vùng núi Bắc Trường Sơn
Vùng núi Nam Trường Sơn
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, 13 và 14, hãy hoàn thành bảng sau:
Vùng núi
Các dãy núi, cánh cung
Các đỉnh núi (cao trên 2000m)
Các cao nguyên (đá vôi và bazan)
Đông Bắc
Tây Bắc
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Nam
Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Trang Atlat sử dụng chủ yếu: trang Hành chính (trang 4+5), trang Hình thể (trang 6+7), trang Địa chất khoáng sản (trang 8), trang Thực vật và động vật (trang 12).
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 và kiến thức SGK, nêu đặc điểm khái quát về Biển Đông.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, 6-7, hãy cho biết các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh thuộc tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) nào?
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, 12, hãy trình bày các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển nước ta.
Bài 9+10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Trang Atlat sử dụng chủ yếu: trang Khí hậu (trang 9), trang Các hệ t

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_xay_dung_va_su_dung_he_thong_cau_hoi_bai_ta.docx