SKKN Kinh nghiệm xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ) kèm đáp án chi tiết để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà nhằm củng cố, hoàn thiện, khắc sâu và mở rộng kiến thức Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh

SKKN Kinh nghiệm xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ) kèm đáp án chi tiết để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà nhằm củng cố, hoàn thiện, khắc sâu và mở rộng kiến thức Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh

Ngày nay, khối lượng thông tin, tri thức của nhân loại là khá lớn, có sự gia tăng và đổi mới hết sức nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực sinh học; mặt khác trong xã hội hiện đại con người muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi có các năng lực: hành động, thích ứng, hợp tác và tự học suốt đời. Điều này đòi hỏi dạy học ngày nay không đơn thuần là dạy kiến thức có sẵn, rập khuôn, máy móc, độc thoại một chiều mà điều quan trọng thông qua dạy học phải hình thành kỹ năng, phương pháp, thói quen, ý chí học tập đặc biệt là tự học, đồng thời tạo ra niềm tin, hứng thú động cơ học tập và thái độ ứng xử phù hợp trong cuộc sống.

Nghị quyết TW2 khoá VIII (12/1996) tiếp tục khẳng định: “ đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo ở người học; từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tập trung nâng cao chất lượng, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên, rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên ” .

Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), điều 23.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của HS” .

Trong phương pháp dạy học tích cực yếu tố tự học phải được đề cao. Tuy nhiên, thực trạng dạy học hiện nay, việc hướng dẫn HS tự học đặc biệt hướng dẫn HS tự học ở nhà vẫn còn nhiều lúng túng.

Câu hỏi TNKQ dạng MCQ (Mutiple Choice question) là câu hỏi TNKQ có nhiều ưu việt vì có nhiều phương án lựa chọn nên xác suất đoán mò thấp, để trả lời được câu hỏi thì HS phải nắm vững kiến thức. Trong cấu trúc câu hỏi TNKQ có câu dẫn (câu gốc) và các phương án chọn đã tạo nên các tình huống có vấn đề, các phương án sai (nhiễu) có lý tạo nên những trở ngại nhận thức, đưa người học vào trạng thái tình huống có vấn đề, gây nên sự tò mò cần thiết cho HS dựa vào đó có thể hướng dẫn HS tự học. Sử dụng TNKQ – MCQ hướng dẫn HS qua thông tin phản hồi là một biện pháp mang lại nhiều hiệu quả.

 

doc 20 trang thuychi01 13073
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ) kèm đáp án chi tiết để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà nhằm củng cố, hoàn thiện, khắc sâu và mở rộng kiến thức Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 
Ngày nay, khối lượng thông tin, tri thức của nhân loại là khá lớn, có sự gia tăng và đổi mới hết sức nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực sinh học; mặt khác trong xã hội hiện đại con người muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi có các năng lực: hành động, thích ứng, hợp tác và tự học suốt đời. Điều này đòi hỏi dạy học ngày nay không đơn thuần là dạy kiến thức có sẵn, rập khuôn, máy móc, độc thoại một chiều mà điều quan trọng thông qua dạy học phải hình thành kỹ năng, phương pháp, thói quen, ý chí học tập đặc biệt là tự học, đồng thời tạo ra niềm tin, hứng thú động cơ học tập và thái độ ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
Nghị quyết TW2 khoá VIII (12/1996) tiếp tục khẳng định: “ đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo ở người học; từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tập trung nâng cao chất lượng, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên, rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên” .
Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), điều 23.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của HS” .
Trong phương pháp dạy học tích cực yếu tố tự học phải được đề cao. Tuy nhiên, thực trạng dạy học hiện nay, việc hướng dẫn HS tự học đặc biệt hướng dẫn HS tự học ở nhà vẫn còn nhiều lúng túng. 
Câu hỏi TNKQ dạng MCQ (Mutiple Choice question) là câu hỏi TNKQ có nhiều ưu việt vì có nhiều phương án lựa chọn nên xác suất đoán mò thấp, để trả lời được câu hỏi thì HS phải nắm vững kiến thức. Trong cấu trúc câu hỏi TNKQ có câu dẫn (câu gốc) và các phương án chọn đã tạo nên các tình huống có vấn đề, các phương án sai (nhiễu) có lý tạo nên những trở ngại nhận thức, đưa người học vào trạng thái tình huống có vấn đề, gây nên sự tò mò cần thiết cho HS dựa vào đó có thể hướng dẫn HS tự học. Sử dụng TNKQ – MCQ hướng dẫn HS qua thông tin phản hồi là một biện pháp mang lại nhiều hiệu quả.
Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị là chương nằm ở vị trí đầu tiên của chương trình Sinh học 12. Chương này có tính kế thừa các kiến thức HS đã được học ở Sinh học lớp 9, lớp 10 và lớp 11, đồng thời nội dung của chương là nền tảng để HS dễ dàng tiếp thu kiến thức của các chương sau: Các quy luật di truyền, Di truyền học người ....
Chương I cho thấy bản chất của hiện tượng di truyền và biến dị là sự vận động của cấu trúc vật chất trong tế bào. Ở cấp độ phân tử đó là các gen trên ADN, phân tử ADN trên nhiễm sắc thể. Ở cấp độ tế bào đó là sự vận động của các NST trong nhân. Một trong những đặc trưng quan trọng của cấu trúc sống là truyền đạt thông tin di truyền. Vì vậy, thông qua Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, HS thấy được vai trò quan trọng của việc nắm vững cấu trúc, tính chất và cơ chế của vật chất di truyền trong việc giải thích một số hiện tượng di truyền trong giới tự nhiên. Chương I còn trang bị một cách hoàn chỉnh kiến thức về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền làm cơ sở cho HS tiếp thu các kiến thức thuộc phần di truyền dễ dàng hơn. 
Bản thân tôi nhận thấy việc HS học tập tốt và nắm vững kiến thức thuộc Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 – THPT là một điều hết sức cần thiết, tuy nhiên với thời lượng 45 phút cho một tiết học để HS tiếp thu và nắm vững kiến thức là điều rất khó, đòi hỏi HS phải tích cực tự học tập, ôn luyện ở nhà để củng cố khắc sâu, hoàn thiện và mở rộng được kiến thức. Vì vậy, HS rất cần có một bộ câu hỏi có giá trị tốt có thể hướng dẫn học sinh tự học nội dung kiến thức chương này sau khi được tiếp thu kiến thức trên lớp mà Thầy, Cô đã giảng dạy. Để củng cố, khắc sâu và mở rộng được kiến thức cho HS thì bộ câu hỏi TNKQ dạng MCQ (câu hỏi nhiều lựa chọn) có kèm theo hướng dẫn lời giải chi tiết sẽ phát huy được nhiều ưu điểm, giúp HS vừa kiểm tra được mức độ tiếp thu kiến thức của bản thân, vừa khắc sâu thêm được kiến thức trong thời gian ngắn, bên cạnh đó sẽ phát triển được khả năng tư duy logic và rèn thêm được kỹ năng làm bài trắc nghiệm cho học sinh .
Từ những lý do trên và từ thực tiễn giảng dạy Sinh học tại trường THPT Quảng Xương IV, tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ) kèm đáp án chi tiết để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà nhằm củng cố, hoàn thiện, khắc sâu và mở rộng kiến thức Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị , phần Di truyền học, Sinh học 12 - THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được bộ câu hỏi TNKQ dạng MCQ kèm đáp án chi tiết đủ tiêu chuẩn định tính, định lượng, theo nội dung Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học – Sinh học 12 để hướng dẫn HS tự học ở nhà nhằm củng cố, hoàn thiện, khắc sâu và mở rộng kiến thức góp phần nâng cao hiệu quả học tập đồng thời giúp học sinh học tập tốt hơn các chương còn lại thuộc phần Di truyền học người Sinh học 12. 
3. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình sử dụng TNKQ - MCQ để hướng dẫn HS tự học ở nhà Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 – THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để lựa chọn được bộ câu hỏi TNKQ - MCQ và quy trình sử dụng để hướng dẫn HS tự học ở nhà Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 - THPT.
4.2. Phương pháp điều tra cơ bản
- Điều tra thực trạng về tự học, và sử dụng công cụ để hướng dẫn cho HS tự học ở trường phổ thông.
- Điều tra về việc sử dụng TNKQ – MCQ trong hướng dẫn HS tự học.
4.3. Phỏng vấn
Phỏng vấn GV, phụ huynh, HS: tình hình tự học, phương pháp tự học của HS trong học tập Sinh học 12 - THPT.
4.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của các thầy cô giáo, các anh chị đồng nghiệp những người có kinh nghiệm trong dạy học Đại học và ở THPT.
4.5. Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: các lớp thí nghiệm và các lớp đối chứng.
- Tổ chức thực nghiệm: sử dụng bộ câu hỏi TNKQ dạng MCQ đã xây dựng có kèm theo bộ đáp án hướng dẫn chi tiết cho học sinh để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ở lớp thực nghiệm sau đó kiểm tra ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Xác định được giá trị của bộ câu hỏi TNKQ dạng MCQ đã xây dựng làm cơ sở đưa vào sử dụng.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được quy trình sử dụng TNKQ – MCQ và vận dụng để hướng dẫn HS tự học ở nhà Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 – THPT một cách hợp lý thì chắc chắn sẽ nâng cao được năng lực tự học và hiệu quả học tập cho HS, củng cố, khắc sâu, hoàn thiện kiến thức cho HS đồng thời giúp HS tự đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của mình, mở rộng thêm được những kiến thức mới, giúp HS học tập tốt hơn các chương tiếp theo trong phần Di truyền học, Sinh học 12. 
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận của việc sử dụng TNKQ – MCQ trong dạy học nói chung và hướng dẫn HS tự học nói riêng.
6.2. Xác định thực trạng về việc tự học và biện pháp hướng dẫn HS tự học nội dung kiến thức về Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 – THPT. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Sinh học 12 – THPT.
6.3. Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi TNKQ - MCQ trong việc hướng dẫn HS tự học. 
6.4. Xây dựng quy trình hướng dẫn HS tự học ở nhà.
6.5. Vận dụng quy trình hướng dẫn HS tự học để hướng dẫn HS tự học ở nhà Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 – THPT.
6.6. Tổ chức thực nghiệm sư phạm xác định tính khả thi và hiệu quả của quá trình hướng dẫn tự học bằng TNKQ - MCQ.
7. Những đóng góp mới của đề tài
7.1. Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng TNKQ – MCQ để hướng dẫn HS tự học ở nhà nhằm củng cố và hoàn thiện và mở rộng kiến thức.
7.2. Xây dựng được quy trình sử dụng TNKQ - MCQ để hướng dẫn HS tự học chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 - THPT.
7.3. Xây dựng được quy trình chung hướng dẫn HS tự học theo từng câu hỏi.
7.4. Vận dụng quy trình hướng dẫn để hướng dẫn HS tự học chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 - THPT.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Sơ lược về sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy học
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam vấn đề sử dụng TNKQ – MCQ trong dạy học là vấn đề khoa học giáo dục quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên TNKQ – MCQ chủ yếu chỉ sử dụng trong khâu KTĐG. Năm 1971, GSTS. Trần Bá Hoành lần đầu tiên soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm và áp dụng vào kiểm tra kiến thức của HS. Năm 1994 - 1995, PGS. Lê Đình Trung với nghiên cứu về sử dụng câu hỏi TNKQ - MCQ để kiểm tra hiệu quả của phương pháp giảng dạy tích cực ở phổ thông bằng “Bài toán nhận thức” đã khẳng định hiệu quả của TNKQ - MCQ trong đánh giá thành quả học tập. Lê Đức Ngọc đề xuất sử dụng TNKQ - MCQ với nhiều chức năng. Bắt đầu từ kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học năm 2007 bộ GD & ĐT đã thay hình thức thi tự luận bằng TNKQ để hướng dẫn ôn thi cho HS. Nhưng phần lớn các tài liệu trắc nghiệm hiện nay mới xây dựng được bộ câu hỏi và đáp án chứ chưa dẫn dắt HS hoàn thiện kiến thức.
Còn ở bậc THPT thì chưa có một tác giả nào đề cập đến việc sử dụng TNKQ – MCQ có kèm theo hướng dẫn chi tiết để hướng dẫn HS tự học ở nhà nhằm củng cố và hoàn thiện, mở rộng kiến thức chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, Sinh học 12 - THPT. Vì vậy, trong đề tài này tôi đề xuất phương pháp sử dụng TNKQ – MCQ kèm theo hướng dẫn chi tiết để giúp HS tự học ở nhà, củng cố, khắc sâu, hoàn thiện và mở rộng kiến thức của chương có vai trò rất quan trọng này. 
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề tự học ở Việt Nam
Chñ tÞch Hå ChÝ Minh, Ng­êi ®· ®Ò cËp s©u s¾c ®Õn vÊn ®Ò häc tËp vµ tù häc, B¸c d¹y: “C¸ch häc tËp, ph¶i lÊy tù häc lµm cèt; B¸c ®éng viªn toµn d©n ph¶i tù nguyÖn, tù gi¸c, coi häc tËp lµ nhiÖm vô cña ng­êi c¸ch m¹ng, ph¶i cè g¾ng hoµn thµnh nhiÖm vô, ph¶i tÝch cùc, chñ ®éng hoµn thµnh kÕ ho¹ch häc tËp”.
Ngµy 15 th¸ng 01 n¨m 1998 t¹i Hµ Néi, Trung t©m nghiªn cøu vÒ tù häc ®· tæ chøc Héi th¶o khoa häc: “Tù häc, tù ®µo t¹o, t­ t­ëng chiÕn l­îc cña sù ph¸t triÓn gi¸o dôc ViÖt Nam”. 
1.1.3. Lịch sử việc sử dụng TNKQ để hướng dẫn HS tự học
Từ trước đến nay, người ta mới sử dụng TNKQ - MCQ trong khâu KTĐG để đo lực học của HS. Vấn đề sử dụng TNKQ kèm hướng dẫn chi tiết để hướng dẫn HS tự học củng cố và hoàn thiện, mở rộng kiến thức còn là vấn đề mới mẻ chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hoàn thiện.
1.2. Tự học và vai trò của tự học của học sinh trung học phổ thông
1.2.1. Khái niệm tự học
Theo GS TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp v.v.. và có khi cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” .
Các chuyên gia
Các nhà khoa học
Mục tiêu giáo dục
Tài liệu hướng dẫn
Tự học
Nền văn hoá
HỌC VẤN
Các nhà khoa học
Các nhà sư phạm
Kinh nghiệm
xã hội
 ND dạy học
phổ thông
(chương trình, SGK)
Tổ chức hướng dẫn tự học (giảng dạy)
Tự học theo tài liệu
Tự học qua thực tế
1.2.2. Các hình thức tự học
1.2.3. Vai trò của tự học
Tự học đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, dù vận dụng phương pháp dạy học nào, để chuyển kiến thức của nhân loại thành tri thức của bản thân người học thì phương pháp đó cũng hàm chứa yếu tố tự học, tuy nhiên mức độ tự học nhiều hay ít lại phụ thuộc vào phương pháp dạy học và bản thân người học.
 	Theo GS TS. Trần Bá Hoành: “Dạy phương pháp học không chỉ là biện pháp nâng cao kết quả học tập mà còn là mục tiêu của dạy học, cốt lõi của học là học cách học, bí quyết để học có kết quả là có phương pháp tự học hợp lý”.
1.3. Câu hỏi TNKQ và vai trò của chúng trong hướng dẫn HS tự học
1.3.1. Khái niệm về câu hỏi TNKQ - MCQ
TNKQ - MCQ là dạng câu hỏi có nhiều phương án trả lời (thường 4 phương án). Thí sinh chỉ việc chọn một trong các phương án đó khi làm bài thi trắc nghiệm. Số phương án càng nhiều thì khả năng may rủi càng thấp. Dạng câu hỏi này có 2 phần: phần gốc (còn gọi là phần câu dẫn) và phần lựa chọn.
- Phần gốc là câu hỏi hay câu bỏ lửng (chưa hoàn tất) phải đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho thí sinh hiểu rõ câu trắc nghiệm để lựa chọn câu trả lời thích hợp.
- Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trong đó có một phương án là đúng hay đúng nhất. Những phương án còn lại là “mồi nhử”. Điều quan trọng là làm sao cho “mồi nhử” hấp dẫn như nhau đối với những HS chưa nắm vững kiến thức.
1.3.2. Vai trò của câu hỏi TNKQ - MCQ trong dạy học
- Phát triển năng lực tư duy sáng tạo của HS thông qua việc HS tự giải quyết những yêu cầu của câu hỏi.
- Là yếu tố tham gia vào quá trình tổ chức hình thành cũng như luyện tập củng cố kiến thức của người học.
- Câu hỏi chứa đựng các mâu thuẫn đặt HS vào tình huống có vấn đề, đưa HS vào chủ thể của quá trình nhận thức, chủ thể giành lấy kiến thức thông qua việc lựa chọn phương án đúng và chỉnh sửa lại sự hiểu biết qua lựa chọn. 
- Bộ câu hỏi TNKQ - MCQ được xây dựng dựa trên các mục tiêu dạy học có thể là một biện pháp có hiệu quả và phù hợp để hình thành, củng cố kiến thức cho HS khi tự học ở nhà. Khi HS tiếp cận với những yêu cầu có trong nội dung câu hỏi TNKQ, HS phải sử dụng các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp kết hợp với các kiến thức đã có để đi tìm đáp số (chọn câu trả lời đúng nhất). Câu hỏi TNKQ - MCQ đã gây nên những “thắc mắc”, những “khó khăn” trong tư duy, làm cho HS có nhu cầu muốn được giải quyết và từ đó HS tìm cách giải quyết yêu cầu của câu hỏi. Chính điều này đã hình thành kiến thức cho HS và rèn luyện cho họ khả năng tư duy, óc suy đoán nhanh.
1.4. Quy trình xây dựng và sử dụng TNKQ - MCQ hướng dẫn HS tự học (dành cho người xây dựng)
- Căn cứ vào cấu trúc nội dung chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 - THPT.
- Căn cứ vào đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của HS lớp 12 – THPT, chúng tôi đưa ra quy trình hướng dẫn HS tự học như sau:
Gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thiết kế hoạt động tự củng cố, hoàn thiện kiến thức (Giai đoạn thiết kế)
Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu
- Căn cứ vào mục tiêu của môn Sinh học 12, mục tiêu của chương, bài, đặc thù nội dung và lô gíc vận động nội dung, trình độ của HS lớp 12 THPT.
- Xác định nội dung, liều lượng kiến thức cần củng cố và hoàn thiện, mở rộng.
- Xây dựng đúng, đủ số lượng câu hỏi dùng trong củng cố và hoàn thiện, mở rộng kiến thức.
- Thiết kế cách sử dụng bộ câu hỏi này để hướng dẫn HS hoàn thiện kiến thức.
Bước 2: Phân tích nội dung
- Căn cứ vào phân phối chương trình, mục tiêu cần củng cố và hoàn thiện, đặc thù của bài, chương.
- Xác định được vị trí nội dung cần củng cố để HS có thể tự học ở nhà.
- Xác định kiến thức cơ sở, cơ bản, trọng tâm cần củng cố và hoàn thiện.
- Xác định lô gíc vận động nội dung kiến thức cần hướng dẫn và các kiến thức khác có liên quan.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch chi tiết (thiết kế bảng trọng số)
- Dựa vào bước 1 và bước 2 để xây dựng số câu hỏi cần có để hướng dẫn HS tự học ở nhà nhằm củng cố và hoàn thiện kiến thức, khắc sâu và mở rộng kiến thức.
- Dựa vào chuẩn kiến thức của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Dựa vào trình độ của HS lớp 12 – THPT.
- Bảng trọng số thiết kế phải phủ kín nội dung và mục tiêu cần củng cố.
Bước 4: Xây dựng bộ câu hỏi cần có để hướng dẫn củng cố
- Bộ câu hỏi lựa chọn phải đảm bảo chất lượng về nội dung, hấp dẫn HS, phù hợp với chuẩn kiến thức Sinh học 12.
- Bộ câu hỏi phải phù hợp với tâm lí, sự phát triển tư duy của HS THPT.
Bước 5: Thiết kế lời hướng dẫn chi tiết để hướng dẫn HS tự học, tự củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức
- Lời hướng dẫn đưa ra phải chính xác, có tính thuyết phục và chỉnh sửa được những sai lệch trong nhận thức của HS để HS có thể tự củng cố và hoàn thiện, mở rộng kiến thức ở nhà.
Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động củng cố (giai đoạn thi công)
Bước 1: Định hướng hoạt động tự học, tự củng cố ở nhà (giao tài liệu hướng dẫn tự củng cố và nhiệm vụ về nhà)
- Giai đoạn này phải xác định nhiệm vụ cần củng cố và tự học ở nhà, tạo tình huống để HS ý thức tự học, tạo động cơ hứng thú học tập.
- Giao nhiệm vụ tự học để tự củng cố: phát tài liệu hướng dẫn.
Bước 2: HS tự nghiên cứu tài liệu (tiến hành tự làm bài tập trắc nghiệm một cách độc lập).
- Trong tài liệu hướng dẫn đã thể hiện rõ: Số câu hỏi cần củng cố của mỗi bài học, tài liệu hướng dẫn, cách thức hoàn thành và thời gian phải hoàn thành bộ câu hỏi.
Bước 3: HS tự đối chiếu kết quả làm bài với đáp án (để riêng). HS phát hiện thực trạng kiến thức.
Bước 4: HS đọc lời hướng dẫn chi tiết để phát hiện ra những sai lệch trong nhận thức.
Bước 5: HS điều chỉnh lại những sai lệch trong nhận thức sau khi đọc lời khuyên.
Bước 6: HS hoàn thiện, củng cố, khắc sâu bằng cách làm những câu hỏi trắc nghiệm tương tự.
CHƯƠNG II
XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TNKQ – MCQ KÈM ĐÁP ÁN CHI TIẾT HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ, PHẦN DI TRUYỀN HỌC, SINH HỌC 12 – THPT. 
1. Các kiến thức cần xây dựng được câu hỏi TNKQ - MCQ
- Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN.
- Phiên mã và dịch mã.
- Điều hòa hoạt động của gen.
- Đột biến gen.
- Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST. 
- Đột biến số lượng NST. 
2. Xây dựng câu hỏi TNKQ - MCQ hướng dẫn HS tự học chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 - THPT
2.1. Các căn cứ xây dựng bảng trọng số
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình Sinh học 12 của Bộ Giáo Dục & đào tạo quy định.
- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức, vị trí, tầm quan trọng của từng thành phần kiến thức trong chương I. Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 - THPT.
- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của HS THPT nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng.
2.2. Bảng trọng số
Nội dung cần củng cố, khắc sâu, hoàn thiện và mở rộng
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhớ
Hiểu
Vận dụng
Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
8
5
1
14
Bài 2. Phiên mã và dịch mã
4
2
0
6
Bài 3. Điều hòa hoạt động gen
4
2
0
6
Bài 4. Đột biến gen
7
13
9
29
Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST
7
7
1
15
Bài 6. Đột biến số lượng NST
9
13
2
24
Tổng
39
42
13
94
3. Hướng dẫn HS tự học Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT
3.1. Quy trình chung hướng dẫn HS tự học theo từng câu hỏi
Bước 1: Định hướng hoạt động tự học, tự củng cố ở nhà (giao tài liệu hướng dẫn tự củng cố và nhiệm vụ về nhà).
- Giai đoạn này là xác định nhiệm vụ cần củng cố và tự học ở nhà, tạo tình huống để HS ý thức tự học, tạo động cơ, hứng thú học tập.
- Giao nhiệm vụ tự học để HS tự củng cố, phát tài liệu hướng dẫn gồm: bộ câu hỏi gồm  .và  lời hướng dẫn chi tiết kèm đáp án được thiết kế để HS tự học. 
Bước 2: HS tự nghiên cứu tài liệu (tiến hành tự làm bài tập trắc nghiệm một cách độc lập).
Trong khi trả lời câu hỏi và làm đề kiểm tra ở nhà HS phải tự giác cao, độc lập suy nghĩ, không sử dụng tài liệu khác, không đọc lời hướng dẫn trước khi làm, không hỏi bạn bè khi chưa làm bài.
Bước 3: HS tự đối chiếu kết quả làm bài với đáp án (để riêng). Học sinh phát hiện thực trạng kiến thức.
Trong quá trình đối chiếu đáp án, HS phải tự suy nghĩ để tự chỉnh sửa ngầm, đặt ra những thắc mắc, băn khoăn cần được giải đáp.
Bước 4: HS đọc lời hướng dẫn chi tiết để phát hiện ra những sai lệch trong nhận thức.
- Khi đọc lời hướng dẫn chi tiết thì HS phải đọc thật kĩ càng, làm theo những chỉ dẫn trong lời khuyên để phát hiện ra những sai lệch trong nhận thức. 
- Tùy theo từng câu hỏi, nếu xét thấy đó là câu khó và phức tạp thì 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_xay_dung_bo_cau_hoi_trac_nghiem_khach_quan.doc
  • docBÌA SKKN NĂM 2019.doc
  • docDanh mục đề tài được xếp loại.doc
  • docDANH MỤC VIẾT TẮT.doc
  • docMục lục SKKN.doc
  • docPhụ lục - Sinh học THPT - Nguyễn Thị Dung - THPT Quảng Xương 4 - Quảng Xương - Thanh Hóa.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc