SKKN Kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh của trường THPT Triệu Sơn 3 năm học 2017 - 2018

SKKN Kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh của trường THPT Triệu Sơn 3 năm học 2017 - 2018

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) đã và đang được các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam hết sức quan tâm. Ở tỉnh Thanh Hoá, kỳ thi chọn HSG các môn văn hoá cấp tỉnh được tổ chức vào tháng 3 hằng năm luôn thu hút sự chú ý đặc biệt của mỗi nhà trường bởi vì kết quả của kỳ thi chính là minh chứng đậm nét cho chất lượng giáo dục – đào tạo, đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn của mỗi nhà trường. Với cương vị Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của Trường THPT Triệu Sơn 3, tôi hết sức quan tâm đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đội tuyển HSG các môn văn hóa cấp tỉnh sao cho đội tuyển HSG của nhà trường có thể đạt được kết quả cao nhất trong mỗi kỳ thi trong điều kiện nhà trường còn gặp khó khăn từ nguồn học sinh đầu vào có năng lực hạn chế đến cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nhiều, chưa đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục.

 Thực tế cho thấy trong 10 năm vừa qua, chất lượng giáo dục mũi nhọn, đặc biệt là chất lượng đội tuyển HSG các môn văn hóa cấp tỉnh của nhà trường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, liên tục xếp trong số 20 trường có kết quả thi tốt nhất trong toàn tỉnh, đặc biệt là năm học 2017-2018 khi có sự thay đổi về đối tượng dự thi, song bằng những giải pháp hiệu quả, đội tuyển HSG các môn văn hoá của trường đã đạt được thành tích cao, tiếp tục duy trì được vị thế hàng đầu trong tỉnh. Với lí do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh của trường THPT Triệu Sơn 3 năm học 2017- 2018 ” với mong muốn cùng chia sẻ những kinh nghiệm của nhà trường với các trường bạn trong tỉnh và cũng mong muốn học hỏi những kinh nghiệm hay từ đồng nghiệp nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường, góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành.

 

doc 22 trang thuychi01 7222
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh của trường THPT Triệu Sơn 3 năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 NỘI DUNG 
TRANG
1. MỞ ĐẦU
01
 1.1. Lý do chọn đề tài...
01
 1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................
01
 1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................
01
 1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................
02
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..........................
02
 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN...............................................
02
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.................
03
 2.3 Các SKKN đã sử dụng để giải quyết vấn đề...........
03
 2.4. Hiệu quả của SKKN .....................................................
14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ...................................................
18
 3.1. Kết luận..................................................................
18
 3.2. Kiến nghị...................................................................
18
 Tài liệu tham khảo
20
 Danh mục đề tài SKKN
21
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài
	Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) đã và đang được các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam hết sức quan tâm. Ở tỉnh Thanh Hoá, kỳ thi chọn HSG các môn văn hoá cấp tỉnh được tổ chức vào tháng 3 hằng năm luôn thu hút sự chú ý đặc biệt của mỗi nhà trường bởi vì kết quả của kỳ thi chính là minh chứng đậm nét cho chất lượng giáo dục – đào tạo, đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn của mỗi nhà trường. Với cương vị Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của Trường THPT Triệu Sơn 3, tôi hết sức quan tâm đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đội tuyển HSG các môn văn hóa cấp tỉnh sao cho đội tuyển HSG của nhà trường có thể đạt được kết quả cao nhất trong mỗi kỳ thi trong điều kiện nhà trường còn gặp khó khăn từ nguồn học sinh đầu vào có năng lực hạn chế đến cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nhiều, chưa đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục.
	Thực tế cho thấy trong 10 năm vừa qua, chất lượng giáo dục mũi nhọn, đặc biệt là chất lượng đội tuyển HSG các môn văn hóa cấp tỉnh của nhà trường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, liên tục xếp trong số 20 trường có kết quả thi tốt nhất trong toàn tỉnh, đặc biệt là năm học 2017-2018 khi có sự thay đổi về đối tượng dự thi, song bằng những giải pháp hiệu quả, đội tuyển HSG các môn văn hoá của trường đã đạt được thành tích cao, tiếp tục duy trì được vị thế hàng đầu trong tỉnh. Với lí do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh của trường THPT Triệu Sơn 3 năm học 2017- 2018 ” với mong muốn cùng chia sẻ những kinh nghiệm của nhà trường với các trường bạn trong tỉnh và cũng mong muốn học hỏi những kinh nghiệm hay từ đồng nghiệp nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường, góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích chia sẻ với các trường THPT trong tỉnh kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh của trường THPT Triệu Sơn 3 năm học 2017- 2018.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Vấn đề được nghiên cứu, tổng kết là hiệu quả của các kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh năm học 2017- 2018 so với các năm học 2015-2016, 2016-2017.
	Trong Sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ xin đề cập đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG các môn văn hóa cấp tỉnh của nhà trường kể từ năm học 2015-2016 khi tôi được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa ra Quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng và được Hiệu trưởng nhà trường phân công phụ trách công tác này.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu về lịch sử của công tác HSG, về sự quan tâm đến công tác HSG của các nước trên thế giới cũng như của Đảng và Nhà nước ta.
- Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động quản lý của Ban Giám hiệu, của các tổ chuyên môn; hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh trong các đội tuyển HSG.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Để nắm được tình hình thực tế của mỗi học sinh trong từng đội tuyển. Từ đó, có những chỉ đạo kịp thời.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Để có được số liệu chính xác về số lượng và chất lượng giải HSG các môn văn hóa cấp tỉnh của nhà trường trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm
	Trên thế giới, hoạt động bồi dưỡng HSG đã có từ rất lâu. Tiêu biểu như các nước Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, New Zealand, Ấn Độ ... Có thể nói, hầu như tất cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng HSG trong chiến lược phát triển giáo dục phổ thông. Nhiều nước ghi riêng thành một mục dành cho HSG hoặc coi đó là một dạng của giáo dục đặc biệt.[1]
	Ở nước ta cũng vậy, công tác bồi dưỡng nhân tài cũng đã và đang rất được quan tâm. Thế kỷ XI, Triều đại Nhà Lý đã xây dựng Văn Miếu, Quốc Tử Giám – Trường Đại học đầu tiên của nước ta. Những tấm bia Tiến sỹ thời Hậu Lê được dựng nên ở khuôn viên Văn Miếu, Quốc Tử Giám cũng là để ghi danh những người đỗ đạt cao, lưu lại cho con cháu muôn đời sau về truyền thống hiếu học của con người Việt Nam. Các triều đại khác cũng quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài không kém, tiêu biểu như Triều đại Nhà Trần ở thế kỷ XIII với việc đặt ra định chế tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa cho 3 người có kết quả cao nhất trong kỳ thi Đình; Nhà Hồ ở thế kỷ XV tuy thời gian tồn tại quá ngắn, song cũng đã đào tạo được những danh nho, danh thần nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên; Tiến sỹ Thân Nhân Trung (1419-1499) đời Hậu Lê với câu nói bất hủ: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh, thế nước lên. Nguyên khí suy, thế nước xuống”[2].
	Tiếp đó, ngay sau ngày nước nhà dành độc lập, năm 1946 trong bài viết “Tìm người tài đức”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu gì người có tài, có đức ”. Kế thừa truyền thống hiếu học, trọng giáo dục, trọng nhân tài của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, quan tâm đến nhân tố con người và bồi dưỡng người tài [3].
	Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã “thực sự coi Giáo dục - Đào tạo, là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc Giáo dục - Đào tạo cùng với Khoa học và Công nghệ là nhân tố quyết định tǎng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo là đầu tư phát triển”. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã có kết luận “Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn”. Đặc biệt, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, Nghị quyết cũng đề cập đến công tác phát hiện và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn.
	Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều giải pháp, chất lượng Giáo dục và Đào tạo của nước ta đã có nhiều chuyển biến và đội ngũ HSG Việt Nam ngày càng được phát triển qua số lượng HSG đạt giải cao trong kỳ thi khu vực và quốc tế, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Thanh Hoá.
	2.2. Thực trạng của công tác bồi dưỡng HSG của nhà trường
	2.2.1. Cơ sở vật chất, trong thiết bị dạy học của nhà trường
	Diện tích đất của nhà trường thiếu so với quy định, chưa có nhà tập đa năng, các giờ học thực hành của bộ môn Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh phải triển khai trong sân trường ngay sát các lớp học văn hóa. Hiện tại, nhà trường chưa có khu phòng học bộ môn và phòng học ngoại ngữ, chưa có phòng để tổ chức ôn luyện cho mỗi đội tuyển. Đến giai đoạn nước rút, nhà trường phải tận dụng hết mọi phòng chức năng hiện có như phòng Đoàn trường, phòng họp Hội đồng giáo dục, phòng Thư viện, phòng Truyền thống, phòng Máy chiếu, phòng Trực nền nếp, phòng Thiết bị, thậm chí sử dụng cả phòng làm việc của các thành viên trong Ban Giám hiệu cũng chưa đủ cho mỗi đội tuyển có được không gian riêng, mà thường các đội tuyển phải chia sẻ ở phòng Họp Hội đồng giáo dục, phòng Truyền thống và phòng Máy chiếu.
	2.2.2. Chất lượng đầu vào, hoàn cảnh xuất thân của học sinh
	Hầu như không trông chờ nhiều vào nguồn cho các đội tuyển HSG từ cấp Trung học cơ sở. Điểm chuẩn vào lớp 10 và cả số học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của nhà trường cũng luôn thuộc hàng thấp nhất trong số các trường THPT trong huyện Triệu Sơn. Nhà trường đóng ở phía Tây – vùng bán sơn địa của huyện Triệu Sơn, điều kiện kinh tế xã hội của nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn. Trong số 8 xã thuộc địa bàn tuyển sinh của nhà trường thì có đến 4 xã miền núi gồm: Thọ Bình, Bình Sơn, Thọ Sơn và Triệu Thành. Nhiều thôn trong các xã trên thuộc khu vực các xã đặc biệt khó khăn, đang hưởng Chương trình phát triển kinh tế xã hội 135; nhiều học sinh diện hộ nghèo, diện dân tộc ít người. Nhà trường phải kêu gọi cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh xây dựng Quỹ chia khó để tổ chức thăm, động viên các em học sinh diện gia đình khó khăn nhân dịp Tết cổ truyền nhằm kịp thời động viên các em vươn lên trong học tập, giảm tương đối số học sinh bỏ học. Các thông tin cụ thể được thống kê theo bảng sau:
Năm học
Số học sinh toàn trường
Điểm chuẩn vào lớp 10
Số học sinh vùng 135
Số học sinh diện hộ nghèo
Số học sinh diện dân tộc
SL
%
SL
%
SL
%
2015-2016
904
22.75
261
28.87
189
20.90
104
11.50
2016-2017
928
20.50
272
29.31
212
22.84
100
10.77
2017-2018
1004
22.20
348
34.66
211
21.01
120
11.19
	Ghi chú: Điểm chuẩn vào lớp 10 trong bảng tổng hợp trên là tổng điểm của môn Toán hệ số 2, môn Ngữ văn hệ số 2, môn Tiếng Anh hệ số 1.
	2.2.3. Việc tuyển chọn học sinh vào các đội tuyển
	Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học cho các cấp học, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, nhà trường tổ chức cho học sinh đăng ký dự thi vào các đội tuyển HSG các môn văn hóa cấp tỉnh vào cuối tháng 9 hằng năm.
	2.2.4. Việc tổ chức bồi dưỡng các đội tuyển HSG
	Nhà trường chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên phụ trách các đội tuyển HSG chủ động thảo luận, thống nhất nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, soạn giáo án và chương trình bồi dưỡng phù hợp với thực tế của mỗi đội tuyển HSG dựa trên nội dung chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng đối với từng môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, trong đó nhấn mạnh đến việc khắc sâu kiến thức trọng tâm, kỹ năng học và làm bài của học sinh, lồng ghép tài liệu nâng cao vào bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Trong quá trình bồi dưỡng có xen kẽ các đợt tổ chức kiểm tra kiến thức của học sinh trong các đội tuyển do nhà trường tiến hành tất cả các khâu từ ra đề đến chấm bài, hoặc do các tổ, nhóm chuyên môn chủ động tổ chức theo lịch của nhà trường.
 	2.2.5. Việc phối hợp giữa nhà trường với các bên liên quan
	Nhà trường đã chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm quan tâm ủng hộ bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất như: Đóng bàn ghế mới, sửa số bàn ghế đã hư hỏng cho một số phòng học, lắp TV thông minh cho 2 phòng học, sửa sang nền nhà các phòng học đã hỏng, xây dựng Quỹ khen thưởng cho HSG và giáo viên có HSG... Bên cạnh đó, ngay sau khi lập xong các đội tuyển, nhà trường đã thông báo cho gia đình học sinh để họ biết và quan tâm tạo điều kiện tốt hơn, cũng như phối hợp với nhà trường trong việc đôn đốc, nhắc nhở các em học sinh trong các đội tuyển tập trung ôn luyện thật tốt.
	2.2.6. Chính sách khen thưởng đối với HSG và giáo viên có HSG
	Nhà trường đã quan tâm động viên HSG và giáo viên có HSG bằng việc xem xét nâng mức thưởng của năm học sau cao hơn so với năm học trước, song mức độ động viên vẫn còn khá khiêm tốn so với các trường khác trong huyện.
	2.2.7. Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng HSG
	Đứng trước những khó khăn đó, trong 10 năm trở lại đây, chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường vẫn có những kết quả tích cực, luôn trong số 20 trường có thành tích thi HSG các môn văn hóa cấp tỉnh tốt nhất trong toàn tỉnh. Đây là kết quả ban đầu khích lệ tinh thần làm việc, cống hiến của các thầy, cô giáo và hăng say học tập của các em học sinh nhà trường. Tuy vậy, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG các môn văn hóa cấp tỉnh của nhà trường vẫn còn một số mặt hạn chế. Kết quả thi của 2 năm học gần đây (2015-2016, 2016-2017) xếp thứ 17 toàn tỉnh, chưa đáp ứng mong muốn của nhà trường, chưa đạt chỉ tiêu phấn đấu là xếp trong tốp 15.
	Chính vì vậy, bản thân tôi luôn thường trực suy nghĩ cách thức để có thể tìm ra biện pháp khích lệ giáo viên phụ trách và học sinh đội tuyển phát huy tiềm năng hiện có; cách thức để phát huy tối đa vai trò của các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn trong việc tổ chức bồi dưỡng HSG; cách thức để tạo ra sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận liên quan trong công tác HSG. Vì “Thương hiệu” của nhà trường, trước sự thi đua, phấn đấu không ngừng nghỉ của các trường THPT trong toàn tỉnh nói chung cũng như của các trường THPT trong huyện Triệu Sơn nói riêng, với cương vị công tác hiện tại, tôi luôn tự nhủ mình phải suy nghĩ kỹ càng, hành động quyết đoán nhằm giúp Trường THPT Triệu Sơn 3 đạt được kết quả thi HSG các môn văn hoá cấp tỉnh ngày một tốt hơn, phát triển bền vững hơn, phấn đấu giữ ổn định trong tốp 15.
	2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG các môn văn hóa cấp tỉnh của nhà trường 
	2.3.1. Nội dung chính của các sáng kiến kinh nghiệm
	a. Kinh nghiệm 1: Phát hiện, tuyển chọn, thành lập đội dự tuyển và đội tuyển chính thức càng sớm càng tốt.
	b. Kinh nghiệm 2: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, tuyển chọn giáo viên phụ trách đội tuyển.
	c. Kinh nghiệm 3: Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG; giáo viên phụ trách xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG.
	d. Kinh nghiệm 4: Đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu dạy học cho công tác bồi dưỡng HSG.
	e. Kinh nghiệm 5: Phát huy tối đa vai trò của giáo viên phụ trách, của tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và hiệu quả phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong công tác HSG.
	g. Kinh nghiệm 6: Chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng HSG.
	h. Kinh nghiệm 7: Chính sách thi đua, khen thưởng.
	2.3.2. Nội dung chi tiết của các sáng kiến kinh nghiệm
	Kinh nghiệm 1: Phát hiện, tuyển chọn, thành lập đội dự tuyển và đội tuyển chính thức càng sớm càng tốt
	*Mục tiêu: Sớm ổn định quân số các đội tuyển, giáo viên phụ trách sớm nắm bắt được tình hình đội tuyển về số lượng lẫn chất lượng để xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng hợp lý. Mặt khác, giúp học sinh sớm tập trung vào việc ôn luyện, thi đua với các bạn học sinh khác trong đội dự tuyển để có được suất trong đội tuyển chính thức.
	*Nội dung và cách thức tiến hành
	- Căn cứ hướng dẫn của Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa về việc tổ chức các kỳ thi trong mỗi năm học; kết quả học tập và kết quả khảo sát của học sinh, các tổ, nhóm chuyên môn tổ chức thành lập đội tuyển HSG và lên kế hoạch bồi dưỡng các đội tuyển HSG các môn văn hóa.
	- Trên cơ sở định hướng của Ban Giám hiệu, các tổ, nhóm chuyên môn phân công những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, tinh thần trách nhiệm cao tổ chức bồi dưỡng cho các đội tuyển HSG các môn.
	- Lịch thi chọn đội tuyển HSG các môn văn hóa cấp trường: Tổ chức thi và công bố kết quả vào tuần 1 của tháng 10 hằng năm.
	- Đối tượng dự thi: Là học sinh của cả 3 khối. Riêng năm học 2017-2018 là học sinh khối 10 và khối 11. 
- Đề thi: Riêng cho từng khối. Học sinh khối lớp dưới có thể đăng ký thi chọn đội tuyển HSG lớp trên nếu đủ khả năng.
	- Hình thức thi: Thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa.
	- Kết quả thi: Mỗi đội tuyển lập danh sách học sinh chính thức (lần 1) vừa đủ số lượng dự thi cấp tỉnh theo quy định. Có thể lập thêm số học sinh dự bị để tiếp tục tổ chức ôn luyện, khảo sát và chốt danh sách chính thức trước thời điểm đăng ký dự thi, song học sinh dự bị không trùng với danh sách học sinh chính thức (lần 1) của đội tuyển khác.
	b. Kinh nghiệm 2: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, tuyển chọn giáo viên phụ trách đội tuyển
	*Mục tiêu: Nhằm xây dựng được đội ngũ giáo viên phụ trách đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng. Đây được xem là yếu tố then chốt, mang tính quyết định trong công tác HSG của nhà trường.
	*Nội dung và cách thức tiến hành
	Căn cứ hiệu quả giảng dạy của giáo viên được vun đúc và dần khẳng định qua các năm học, Ban Giám hiệu nhà trường xếp dạy ở các lớp mũi nhọn. Thời gian đầu xếp giáo viên dạy ở các lớp mũi nhọn số 2, số 3 của mỗi khối để dần làm quen và nâng cao dần tay nghề chuyên môn. Sau đó, xếp dạy ở những lớp đầu khối khi giáo viên đã thực sự khẳng định được năng lực chuyên môn. 
	Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn tập trung triển khai hiệu quả hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tăng cường tổ chức hoạt động thao giảng dự giờ nhằm mục đích nâng cao hơn nữa tay nghề chuyên môn của giáo viên và chất lượng hoạt động dạy học, đặc biệt là đối với những giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác.
	Hằng năm, nhà trường đều tổ chức các buổi Hội thảo về chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi vào thời điểm ngay sau khi có kết quả kỳ thi HSG các môn văn hóa cấp tỉnh nhằm mục đích kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng HSG trong năm học vừa qua đồng thời thống nhất kế hoạch tổ chức bồi dưỡng HSG năm học tới hiệu qủa hơn căn cứ vào tình hình thực tế của nguồn đội tuyển trong thời điểm hiện tại. Năm học 2017-2018, buổi hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 09/4/2018 thành công tốt đẹp.
	Bên cạn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_trong_cong_tac_quan_ly_hoat_dong_boi_duong.doc