SKKN Kinh nghiệm triển khai Chuyên đề viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông trong trường tiểu học Hoằng Long – thành phố Thanh Hóa

SKKN Kinh nghiệm triển khai Chuyên đề viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông trong trường tiểu học Hoằng Long – thành phố Thanh Hóa

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt ( Kinh ) và được Hiến pháp của Nhà nước quy định là ngôn ngữ chính thức của quốc gia (ngôn ngữ toàn dân), được dùng trong tất cả các hoạt động giao tiếp chính thức (nói, viết).

 Tiếng Việt giàu, đẹp và ngày càng phong phú. Bên cạnh Tiếng Việt phổ thông còn có rất nhiều phương ngữ của nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Thanh Hóa là một tỉnh có ngôn ngừ giàu sắc thái địa phương. Thổ âm – thổ ngữ Thanh Hóa là lời nói và giọng nói mang tính địa phương của người Thanh Hóa. Nói đến lời ăn, tiếng nói của người Thanh Hóa người ta thường nhấn mạnh cụm từ “ mô, tê, răng, rứa” như là điểm đặc trưng nhất. Thổ âm – thổ ngữ góp phần quan trọng tạo nên sắc thái địa phương. Tuy nhiên tiếng địa phương cũng bộc lộ không ít hạn chế do sự lệch chuẩn của nó.

 Giọng nói chiếm vị trí quan trọng quyết định sự thành công của người giao tiếp khi trình bày một thông điệp nào đó tới người nghe. Lời nói của người Thanh Hóa mang nặng tiếng địa phương, chưa đúng chuẩn. Đó cũng là một trong những yếu tố cản trở sự thành công trong cuộc sống của người Thanh Hóa.

 Bên cạnh đó, do phát âm không chuẩn tiếng phổ thông nên dẫn đến khi viết và đọc cũng mắc nhiều lỗi chính tả.

 Đó chính là những băn khoăn trăn trở của chính quyền thành phố Thanh Hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố khi thành phố Thanh Hóa đã trở thành đô thị loại 1 và ngày càng phát triển. Đây là vấn đề cần giải quyết lâu dài. Ngay từ bây giờ, học sinh thế hệ công dân tương lai của thành phố phải nói chuẩn, viết chuẩn để dần dần khắc phục độ lệch chuẩn trong ngôn ngữ của người Thanh Hóa. Ngành giáo dục thành phố đã đi đầu trong việc khắc phục hạn chế trên, đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chuyên đề "Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông" trong các nhà trường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa từ tháng 11 năm 2015.

 

doc 16 trang thuychi01 6880
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm triển khai Chuyên đề viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông trong trường tiểu học Hoằng Long – thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt ( Kinh ) và được Hiến pháp của Nhà nước quy định là ngôn ngữ chính thức của quốc gia (ngôn ngữ toàn dân), được dùng trong tất cả các hoạt động giao tiếp chính thức (nói, viết).
	Tiếng Việt giàu, đẹp và ngày càng phong phú. Bên cạnh Tiếng Việt phổ thông còn có rất nhiều phương ngữ của nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Thanh Hóa là một tỉnh có ngôn ngừ giàu sắc thái địa phương. Thổ âm – thổ ngữ Thanh Hóa là lời nói và giọng nói mang tính địa phương của người Thanh Hóa. Nói đến lời ăn, tiếng nói của người Thanh Hóa người ta thường nhấn mạnh cụm từ “ mô, tê, răng, rứa” như là điểm đặc trưng nhất. Thổ âm – thổ ngữ góp phần quan trọng tạo nên sắc thái địa phương. Tuy nhiên tiếng địa phương cũng bộc lộ không ít hạn chế do sự lệch chuẩn của nó. 
	Giọng nói chiếm vị trí quan trọng quyết định sự thành công của người giao tiếp khi trình bày một thông điệp nào đó tới người nghe. Lời nói của người Thanh Hóa mang nặng tiếng địa phương, chưa đúng chuẩn. Đó cũng là một trong những yếu tố cản trở sự thành công trong cuộc sống của người Thanh Hóa.
	Bên cạnh đó, do phát âm không chuẩn tiếng phổ thông nên dẫn đến khi viết và đọc cũng mắc nhiều lỗi chính tả. 
	Đó chính là những băn khoăn trăn trở của chính quyền thành phố Thanh Hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố khi thành phố Thanh Hóa đã trở thành đô thị loại 1 và ngày càng phát triển. Đây là vấn đề cần giải quyết lâu dài. Ngay từ bây giờ, học sinh thế hệ công dân tương lai của thành phố phải nói chuẩn, viết chuẩn để dần dần khắc phục độ lệch chuẩn trong ngôn ngữ của người Thanh Hóa. Ngành giáo dục thành phố đã đi đầu trong việc khắc phục hạn chế trên, đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chuyên đề "Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông" trong các nhà trường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa từ tháng 11 năm 2015.
	Để chuyên đề phát huy tác dụng và đạt hiệu quả đòi hỏi các nhà trường phải có kế hoạch triển khai cụ thể. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Kinh nghiệm triển khai chuyên đề viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông trong trường tiểu học Hoằng Long – thành phố Thanh Hóa” để nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và tìm ra biện pháp hiệu quả, phù hợp với đơn vị trong quá trình thực hiện.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1. Triển khai rộng rãi chuyên đề "viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông"đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.
2. Thông qua nghiên cứu việc triển khai chuyên đề, định hướng nội dung, giải pháp giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh từng bước khắc phục những lệch chuẩn của tiếng địa phương, tiến tới viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông, góp phần xây dựng và hình thành thế hệ công dân thành phố thanh lịch, hào hoa trong giao tiếp, hội nhập. 
3. Kế hoạch chuyên đề phải được triển khai theo lộ trình cụ thể một cách nghiêm túc, có chất lượng; tránh hình thức, chung chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Cán bộ giáo viên và học sinh trường tiểu học Hoằng Long –thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
	2. Phương pháp quan sát khoa học.
	3. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
	4. Phương pháp thực nghiệm.
	5. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận. 
Tiếng địa phương (từ ngữ và giọng điệu riêng của vùng, miền) thể hiện bản sắc riêng của mỗi vùng và góp phần làm nên sự phong phú của ngôn ngữ, văn hóa dân tộc. Nhưng bên cạnh tinh hoa cần phát huy, tiếng địa phương Thanh Hóa còn nhiều hạn chế về ngôn từ, nhất là trong cách phát âm.
 Trong trường học, nhất thiết mọi hoạt động giao tiếp ngôn ngữ (viết, đọc, nói) dùng để giảng dạy, hội họp, sinh hoạt chuyên môn, nghiêp vụ, chính trị... phải là ngôn ngữ chuẩn Tiếng Việt phổ thông hiện đại (trừ việc biểu đạt bản sắc địa phương trong nghệ thuật). 
 Nói, viết tiếng địa phương lệch chuẩn Tiếng Việt phổ thông hiện đại chính là sai kiến thức của môn học Tiếng Việt được dạy trong các nhà trường. Nói, viết không chuẩn là chưa đạt tính mô phạm chuẩn mực của người làm thầy. Thậm chí có khi làm sai lệch thông tin hoặc gây sự trào lộng, hài hước. 
 Rèn luyện nói, đọc đúng chính âm, viết đúng chính tả (khắc phục sự hạn chế của tiếng địa phương), biết xây dựng phong cách ngôn ngữ thân thiện, thanh lịch chính là xây dựng nét văn hóa trong giao tiếp, là xây dựng nét mô phạm cao quý cho mỗi người thầy, mỗi cơ quan văn hóa. 
 Sự thành bại trong việc rèn luyện ngôn ngữ (ngôn từ, giọng điệu) cơ bản phụ thuộc vào quyết tâm thay đổi một số thói quen trong hoạt động ngôn ngữ của chính bản thân mỗi người. Mỗi CBQL, giáo viên, nhân viên phải tự rèn luyện, rèn luyện liên tục mọi lúc, mọi nơi để đạt tính chuẩn mực mô phạm, thân thiện và thanh lịch về ngôn ngữ nói riêng và phẩm chất người thầy nói chung. Mọi lời nói, viết, đọc của người thầy phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
2.2. Thực trạng vấn đề .
	Hiện nay, trong các nhà trường tình trạng nói, viết lệch chuẩn vẫn còn nhiều.
Đối với cán bộ giáo viên vẫn còn nhiều thầy cô nói tiếng địa phương, nhất là những cán bộ giáo viên thuộc vùng nông thôn. Đối với học sinh, còn nhiều học sinh nói, viết lệch chuẩn tiếng việt phổ thông.
2.2.1. Tiếng địa phương Thanh Hóa và độ lệch chuẩn.
	* Lệch chuẩn về từ ngữ.
	- Số lượng từ địa phương ( lệch chuẩn ) còn nhiều: Cụ thể:
+ Nhóm từ chỉ định, từ để hỏi: 
 đâu/ mô; bao nhiêu,mấy/ mô hoặc một mô, từ mô)
 	 này/ ni; kia/ tê; kia kìa/ tê tề; ấy, nọ/ nứ, nớ;
 làm sao, như thế nào/ răng; như thế này/ ri, ở ri; như thế ấy/ rứa; như thế là/ rứa là;
 cái gì/ chi (cái chi, làm chi),...
+ Nhóm từ xưng hô: mi, tau, choa, bọn choa, quân choa, bay, nhà va... 
+ Nhóm từ đệm hoặc từ để hỏi đặt cuối câu của riêng Thanh Hóa (vùng nông thôn):
 nhé/ nhá, chơng hoặc châng; đấy, đấy à, đó/ đá; nhỉ/ nhờ, nhà...
+ Nhóm các động, tính, danh từ của riêng Thanh Hóa:
 Cắt/ bứt; bỏ, gieo/ tra; gieo mạ/ bắc mạ; ăn trẩy/ ăn trắt; ăn vụng/ăn trấm; ngã/ bổ; trông, xem/ coi, hấp thụ phải cái xấu/ nhập nhẩy, gọi/ kêu (kêu em về ăn cơm)...
 Nhiều, nhiều lắm/ mê, mê ra, mê man; gắt to/ gắt ỏm tỏi, lười/ nhác... 
 Thóc gạo/ cấu lọ; đầu/ trốc, trôốc; con ruốc/ moi; vật nuôi/ con của; bé trai/ cu; bé gái/ hĩm; cái giỏ/ cái thời; cái hòm/ rương...
+ Nhóm từ do cách biến âm quá xa so với âm gốc thành từ địa phương (một số vùng):
 Trổ / lổ bông; gọt/ khót; vả/ bả; bẹo/ véo, cấu/ bấu; vào/ vô; làm/ mằn, mần; gỡ/ khở; gõ/ khỏ, khủo; bảo/ biểu; bồng, bế/ bỏng (em); nhanh/ lanh; lửa/lả; về/ viền....
 Cô/ o; con gà/ kha; con bê/ me, con dao/ đao; mồng tơi /tằm tơi...
 Ngoài ra còn rất nhiều thổ ngữ của các làng, thôn thuộc vùng sâu, xa, cao, biển và các vùng đặc biệt khác (là nôi văn hóa cổ của vùng, vùng làng nghề thủ công, giáp tỉnh ngoài, giáp với dân tộc thiểu số...)
* Lệch chuẩn về thanh điệu.
Người Thanh Hóa thường phát âm và viết sai, lẫn lộn dấu hỏi/ ngã. Cụ thể có 3 cách nói, viết sai về thanh điệu:
+ dấu hỏi -> ngã; 
+ dấu ngã -> hỏi; 
+ lẫn lộn cả 2 chiều.
* Lệch chuẩn về phụ âm đầu.
+ Phát âm sai các phụ âm quặt lưỡi, không phân biệt các cặp phụ âm (giống vùng Bắc bộ): 
 s -> x; r ->d,gi; ch -> tr 
 + Không phân biệt l/n (miền biển), ph/p/b (người già, trẻ nhỏ).
 + Một số vùng nông thôn T. Hóa còn sai:
 d -> r (Ngoài đềnh họ đang riễn cấy tích tuồng chi rứa?)
 d -> h (dậy đi /hạy) 
* Lệch chuẩn về phần vần.
 - Nguyên âm đôi.
+ Ng.âm đôi bị triệt tiêu 1 ng.âm hoặc bị biến thành ng.âm khác...
iê bị mất ê thành i. (Việt Nam / Vịt Nam)
Uô --------ô-------- u hoặc uu .
Ươ bị biến thành ưư; 
VD: Uống nước đường / uúng nưức đưừng
 Ướt như chuột lột / ưứt như chụt lột
+ Nguyên âm đôi bị biến thành âm khác hoặc ngược lại.
 Ươ bị lệch thành i hoặc iê. VD: ốc bươu -> ốc biu; rượu -> riệu hoặc rịu
 Ươc -> ac, ang. VD: nước đường/ nác đàng
- Nguyên âm đơn.
+ Trong vần có 1 ng.âm này bị biến thành 1 nguyên âm khác hoặc bị thêm một yếu tố khác:
 i --> ê. VD: tình tang/ tềnh tang; hoan nghênh -> hoan nghinh; 
Ơi -> i VD: Trứng chọi ví (với) đá
i ây, êi. VD: chị/ chậy, chệi; làm đĩ/ đẫy, đẩy, con chấy/ chí
i-> ai, VD mà lị/ mà lại, lạy
ư -> i. VD: mưu cầu/ miu cầu, cấp cứu-> cấp cíu.
 	e -> ia: le lói/ lia lối; nhà xe/ nhà xia, le te/ lia tia
eo -> êu. Vd: béo/ bếu, cút xéo/ xếu...
e -> ê. VD mẹ/ mệ, kén tằm/ kến tằm, áo len/ lên
ê ->a: ghềnh/ gành, mệnh lệnh/ mạnh lạnh
a -> i: gánh -> gính
ai-> ây. VD: cái (chiếc)/ cấy, trái/ trấy
oa- o. VD: cái quạt/ kọt; toàn dân/ tòn dân; tai họa/ tai họ
o -> ua VD: to nhỏ/ tua nhủa; bó hoa / búa hoa; 
o -> ô. VD: thỏi son /thổi sôn; nói/nối...
ô u. VD: thối/thúi; chục/ chộc; cái bụng/ cấy bộng
â -> a, ư. VD: cái đầu/ cái đàu, chân /chưn; 
â -> ă. VD: cầm tay/ cằm; lỗi lầm/ lổi lằm
ư -> â. VD: bực mình/ bậc mềnh
ưa -> a. Đã mất lả (lửa) lại mất cả tro bếp
âu -> u. VD: Con trâu/ con tru 
ôi -> ui. VD cái chổi/ cấy chủi hoặc chủn (cả âm chính và âm cuối vần) 
uâ -> u hoặc uu, uô. VD: mùa xuân/ mùa xun, xuôn. 
* Lệch chuẩn về âm cuối vần.
ui -> un. VD: củi/ củn
im, in -> inh. VD xem phim/ phinh, ăn xin/ ăn xinh
it -> ich. VD: ít ỏi/ ích ỏi
 Ngoài ra còn một số vần khó dễ nói, viết sai: voọc, xe goòng, khúc khuỷu, ngoằn nghoèo, bưu chính, mặt duyềnh...
2.2.2. Tiếng địa phương Hoằng Long- thành phố Thanh Hóa và độ lệch chuẩn.
Hoằng Long là một xã ven thành phố Thanh Hóa, là một vung nông thôn thuần túy nên phần lớn người dân ở đây nói tiếng địa phương. Học sinh trường tiểu học Hoằng Long cũng bị ảnh hưởng tiếng địa phương rất nhiều. Cụ thể:
* Lệch chuẩn về từ. 
Những từ lệch chuẩn của tiếng địa phương Hoằng Long cũng tương tự những từ lệch chuẩn chung tiếng địa phương của người Thanh Hóa.
+ Nhóm từ chỉ định, từ để hỏi: đâu/mô; như thế nào/răng; cái gì/ cấy chi; này/ ni; kia/ tê;
+ Nhóm từ xưng hô: mi, tau, choa, bay, nhà va... 
+ Nhóm từ đệm hoặc từ để hỏi đặt cuối câu : nhé/ nhá; đấy, đấy à, đó/ đá; nhỉ/ nhà...
+ Nhóm các động, tính, danh từ của riêng Thanh Hóa:
Cắt/ bứt; gieo mạ/ bắc mạ; ăn vụng/ăn trấm; ngã/ bổ; trông, xem/ coi, gọi/ kêu...
Nhiều, nhiều lắm/ mê, mê ra, mê man; gắt to/ gắt ỏm tỏi, lười/ nhác... 
 con ruốc/ moi; vật nuôi/ con của; bé trai/ cu; bé gái/ hĩm; cái hòm/ rương...
* Lệch chuẩn về thanh điệu.
Thanh hỏi -> thanh ngã VD:chào hỏi/ chào hõi
Thanh ngã -> thanh hỏi VD: Cơn bão/ Cơn bảo 
* Lệch phụ âm đầu quặt lưỡi: r/d; s/x; tr/ch 
VD:Róc rách -> dóc dách;
 Sạch sẽ -> xạch xẽ
* Lệch chuẩn về phần vần.
- Nguyên âm đôi.
+ Triệt tiêu nguyên âm đôi: iê mất ê thành i Tiền/tìn; tiêm/tim
 	 Uô mất ô thành u: Chuối/chúi, chuột/chụt 
 +Biến thành âm khác: Ươ bị lệch thành iê. VD: Uống rượu/ uống riệu
- Nguyên âm đơn.
	â thành ư. VD: Chân/chưn; Sân/sưn
ô thành u. VD: Cái chổi/cái chủi
ư thành â. VD: mực/ mậc
u thành ô. VD: bụng / bộng
O thành ua : Bó hoa/búa hoa; ăn no/ăn nua; to/tua
* Lệch chuẩn về âm cuối vần.
it -> ich. VD: ít ỏi/ ích ỏi
ên -> ênh. VD: Hến/ hếnh
2.2.3. Thực trạng nói tiếng địa phương tại trường tiểu học Hoằng Long- thành phố Thanh Hóa và độ lệch chuẩn.
a, Đối với cán bộ giáo viên trong nhà trường.
 Trường tiểu học Hoằng Long – thành phố Thanh Hóa có 18 CBGV. Trong đó:
- 03/18 CBGV nói lệch phụ âm đầu quặt lưỡi. 
	- 04/18 giáo viên nói lệch chuẩn tiếng phổ thông.
	- 04/18 CBGV ngôn ngữ còn khô khan, chưa thân thiện, truyền cảm.
	* Các lỗi phát âm lệch chuẩn của CBGV trường tiểu học Hoằng Long. 
- Lệch phụ âm đầu quặt lưỡi:
Đa số CBGV trong trường khi nói đềumắc lỗi không phân biệt các cặp phụ âm: s -> x; r ->d,gi; ch -> tr s/x.
Khi đọc có 3/18 CBGV nói lệch phụ âm đầu quặt lưỡi. 
- Lệch chuẩn về thanh điệu.
Người Thanh Hóa thường phát âm và viết sai, lẫn lộn dấu hỏi/ ngã. Cụ thể có 3 cách nói, viết sai về thanh điệu:
+ dấu hỏi -> ngã: Phạm Thị Hương; 
+ dấu ngã -> hỏi: Nguyễn Thị Nhung, Lê Thị Liên.
- Lệch chuẩn về phần vần.
+ Triệt tiêu nguyên âm đôi: Lê Thị Đào 
- Ngôn ngữ còn khô khan, chưa thân thiện, truyền cảm: Phạm Thị Bắc; Lê Thị Liên; Nguyễn Quỳnh Thư; Mai Thị Lan Anh.
b. Đối với học sinh trong nhà trường.
	- Học sinh trường tiểu học Hoằng Long bị ảnh hưởng tiếng địa phương rất nhiều, lỗi lệch chuẩn như tiếng địa phương Hoằng Long.
2.3. Giải pháp khắc phục tiếng địa phương và thực hiện nói, viết đúng ngôn ngữ chuẩn trong trường tiểu học Hoằng Long.
2.3.1 Đối với Chi bộ.
Bí thư chi bộ nhà trường cần nhận rõ đây là một nhiệm vụ chính trị ĐH Đảng bộ TP TH lần thứ XX đặt ra. Ngay sau khi tiếp thu chuyên đề được UBND thành phố cùng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố triển khai. Chi bộ đã tổ chức họp triển khai và xây dựng Nghị quyết thực hiện chuyên đề “Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông trong trường tiểu học Hoằng Long” để chỉ đạo, thực hiện, nhằm nâng cao tính văn hóa của nhà trường, tính chuẩn mực của người thầy, đào tạo thế hệ trẻ có ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực và lối hành xử văn minh lịch sự.
Thường xuyên chỉ đạo, giám sát hiệu quả của việc thực hiện chuyên đề.
2.3.2. Đối với Nhà trường.
* Công tác nhận thức, tư tưởng.
- Sau khi tiếp thu Nghị quyết của chi bộ, nhà trường đã tuyên truyền giáo dục để mỗi CBQL, GV, NV nhận thức rõ: 
Trong trường học, nhất thiết ngôn ngữ dùng để viết, đọc, nói (giảng dạy, hội họp, sinh hoạt chuyên môn, nghiêp vụ, chính trị...) phải chuẩn tiếng Việt phổ thông hiện đại (trừ khi cần đạt hiệu quả nghệ thuật). Hơn thế, phải là ngôn ngữ của sự hòa nhã, thân thiện, thanh lịch.
Nói, viết lệch chuẩn là chưa mô phạm,là thiếu tính văn hóa, sai kiến thức (môn Tiếng Việt). Thậm chí có khi làm sai lạc thông tin, gây cười. 
 Khắc phục tiếng địa phương, ngôn ngữ viết/ nói đúng chuẩn, thân thiện chính là xây dựng văn hóa trong giao tiếp, là xây dựng nét mô phạm và thanh lịch cho mỗi người. 
 Với người thầy ngôn ngữ là công cụ làm việc; ngôn ngữ càng sắc bén, hấp dẫn thì khả năng truyền đạt, cảm hóa, giáo dục càng cao. 
Mỗi người phải tự rèn luyện liên tục để đạt chuẩn mực mô phạm về ngôn ngữ và các phẩm chất người thầy nói chung. Mọi lời nói, viêt, đọc của thầy phải là tấm gương cho học sinh. 
* Việc làm cụ thể. 
Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với Công đoàn; Đoàn – Đội; Tổ chuyên môn để lập kế hoạch triển khai chuyên đề và tiến trình cụ thể khắc phục các lỗi lệch chuẩn và xây dựng môi trường ngôn ngữ chuẩn mực, thân thiện, thanh lịch trong nhà trường. Kế hoạch phải rõ các nội dung từng việc, người làm và thời gian tiến hành, hoàn thành. Cụ thể:
TRÍCH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
Thời gian
Công việc
Người thực hiện
15/10- 20/10/2015
- Thống kê các lỗi tiếng địa phương và lệch chuẩn của CBGV,NV-HS.
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện chuyên đề.
-Tổ CM, VP
-Hiệu trưởng
20/10-31/10/2015
- Triển khai Kế hoạch và tập huấn nội dung chuyên đề cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên để các thành viên trong nhà trường nắm được các loại lỗi về từ và phát âm của tiếng địa phương đang bị lệch chuẩn. 
- GV chủ nhiệm triển khai nội dung yêu cầu đọc, viết đúng chuẩn đến mọi học sinh trong lớp trong 15 phút đầu giờ hàng ngày.
- Nhà trường triển khai cho toàn trường trong tiết chào cờ đầu tuần và các tiết sinh hoạt NGLL
- Phổ biến yêu cầu chuẩn ngôn ngữ đến cha mẹ học sinh để gia đình hỗ trợ việc khắc phục tiếng địa phương và nói, viết đúng Tiếng Việt phổ thông cho học sinh. 
- Hiệu trưởng tập huấn nội dung chuyên đề cho tất cả CBGV, NV.
- GVCN triển khai đến HS
- Phụ huynh HS
Từ tháng 15/10/2015 -5/2016.
- CBQL, giáo viên bắt đầu thực hiện việc viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông trong giảng dạy, hội họp và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong nhà trường.
- Tập trung khắc phục nhóm lỗi cơ bản của tiếng địa phương ở CB GV trong nhà trường.
- HS thực hiện nói chuẩn, viết chuẩn trong các môn học và trong giao tiếp
- CBQL, giáo viên cần tập trung cho các yêu cầu sau: 100% viết đúng chính tả và đọc đúng chính âm; khi nói không mắc lỗi về thanh điệu (dấu hỏi/ngã), phụ âm đầu: r/d,gi; s/x; ch/tr ; l/n và vần có nguyên âm đôi: iê, uô, ươ; không dùng các từ địa phương khi viết, nói (trừ việc cần thể hiện bản sắc xứ Thanh trong tác phẩm nghệ thuật).
- Yêu cầu cụ thể cần tập trung thực hiện là: đối với học sinh khi đọc phải đạt chuẩn 100%; khi nói, viết phải khắc phục hết lỗi thanh điệu, lỗi phụ âm đầu ( có thể cả các lỗi vần nguyên âm đôi).
- Yêu cầu CBQL, giáo viên, nhân viên: 
+ Loại bỏ các lỗi lệch chuẩn (dùng từ và phát âm) khi viết, đọc, nói. Tiến tới xây dựng môi trường ngôn ngữ chuẩn mực, thân thiện và thanh lịch (ngôn từ, giọng điệu) trong nhà trường.
+ Học sinh học hết lớp 5: khi đọc phải chuẩn chính âm 100%. Khi nói, viết phân biệt rõ được dấu hỏi/ngã và phụ âm r/d,gi; s/x; ch/tr ; l/n; ph/p/b; nói đúng các vần có nguyên âm đôi: iê/yê, uô, ươ và các vần khó trong Tiếng Việt.
CBGV, NV- HS
Tháng 5/2016.
- Nhà trường tổ chức trao đổi kinh nghiệm nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông của các cá nhân có nhiều tiến bộ và sơ kết 1 năm thực hiện Chuyên đề.
- Xử lý nghiêm khắc với những biểu hiện thờ ơ trong việc thực hiện viết, nói chuẩn tiếng Việt phổ thông trong CB, GV. Đưa vào nội dung đánh giá Bồi dưỡng thường xuyên, đánh giá năng lực ngôn ngữ, năng lực sư phạm của giáo viên và đánh giá chuẩn cuối năm học.
 - Tuyên dương những giáo viên có lời nói và giọng nói chuẩn mực, thân thiện, thanh lịch và khích lệ những người có tiến bộ nhanh (khắc phục tiếng địa phương hoặc các tật khi nói, viết).
Ban giám hiệu
Năm học 2016-2017
- 100% CBQL, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông, tiến tới xây dựng được phong cách ngôn ngữ sư phạm chuẩn mực và thanh lịch trong các nhà trường.
- Tập trung hướng dẫn, uốn nắn học sinh khắc phục từng loại lỗi (tùy thuộc vào trình độ của mỗi khối lớp). 
- Hoc sinh phải đảm bảo không dùng các từ địa phương khi viết, nói (trừ việc cần thể hiện bản sắc xứ Thanh trong tác phẩm nghệ thuật), hạn chế tối đa các lỗi lệch chuẩn trong nói, viết Tiếng Việt. 
- Tổng kết chuyên đề.
CBGV nhà trường
- Học sinh
- BGH
Những năm tiếp theo.
- Duy trì thành quả đã đạt được trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.
- Tiếp tục hướng dẫn học sinh thực hiện đọc, viết, nói chuẩn Tiếng Việt phổ thông (tùy theo trình độ từng khối lớp).
CBGV, NV- HS
- Phân công tổ chuyên môn tổng hợp các nhóm lỗi cơ bản của tiếng địa phương tại xã Hoằng Long mà học sinh mắc lỗi và ở CB GV trong nhà trường ( Chỉ rõ lỗi của từng CBGV) và nộp về Ban giám hiệu để tổng hợp chung.
- Tổ chức chuyên đề triển khai đến tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường.
+ Chuyên đề 1: Hiệu trưởng nhà trường tổ chức triển khai đến toàn thể CBGV.
+ Chuyên đề 2: Phối hợp với trường Mầm non và THCS Hoằng Long cùng tổ chức. Mời cô Lê Thị Báu – nguyên là chuyên viên SGD&ĐT tỉnh Thanh Hóa triển khai.
- Cùng tổ chuyên môn xây dựng phương án sửa lỗi cho CBGV và học sinh theo lộ trình cụ thể và triển khai đến tất cả CBGV và học sinh trong nhà trường thông qua sinh hoạt chuyên môn, các tiết sinh hoạt tập thể...
- Nhà trường đã tổ chức cuộc thi “ Tiếng Việt của chúng ta” vào dịp kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/ 2016, trong đó thể hiện năng lực ngôn ngữ: Thi đọc diễn cảm các bài thơ, đoạn văn hay để kích thích việc trau dồi ngôn ngữ của cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
- Tổ chức cuộc thi “ Rung chuông vàng” cho học sinh vào dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2017 trong đó có các câu hỏi yêu cầu đọc đúng các từ khi đọc dễ lệch chuẩn tiếng Việt, như: Tỉ mỉ; Rủ rỉ; Trò chỉ; Con hến; No bụng; tiền Việt Nam.và yêu cầu viết đúng chính tả cho các đáp án. 
- Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm tổng hợp và lập danh sách những học sinh mắc lỗi nói, viết lệch chuẩn để so sánh, đánh giá với kết quả đạt được cuối kì, cuối năm học.
2.3.3. Đối với tổ chuyên môn.
- Sau khi nhà trường triển khai kế hoạch chuyên đề, 2 tổ chuyên môn và bộ phận văn phòng rà soát, tổng hợp các lỗi lệch chuẩn của học sinh và cán bộ giáo viên trong tổ mình thường mắc phải nộp về BGH.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung “Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông” để cùng CBGV xây dựng phương án và cách sửa lỗi lệch chuẩn ti

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_trien_khai_chuyen_de_viet_chuan_noi_chuan_t.doc