SKKN Kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn Toán ở trường THPT theo định hướng nghiên cứu bài học

SKKN Kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn Toán ở trường THPT theo định hướng nghiên cứu bài học

Thực hiện Nghị quyết trung ương số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục Phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu là trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung mang nặng tính hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực. Như vậy, khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tổ chức cho học sinh hoạt động học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho học sinh tự chiếm lĩnh, xây dựng tri thức.

Đứng trước quá trình đổi mới như vậy, yếu tố người thầy phải là một yếu tố cần đổi mới về tri thức phương pháp giảng dạy đầu tiên và là một thành tố quan trọng hàng đầu trong việc thành công của đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông, mỗi Giáo viên phải liên tục cập nhật các tri thức phương pháp để áp dụng vào tiến trình giảng dạy của bản thân.

Thông qua các chuyên đề mà bản thân là Tổ trưởng chuyên môn của Bộ môn toán đã được tiếp thu qua các kỳ tập huấn của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, thấy được tính cấp thiết của sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy trong thời kỳ mới. Thông qua các buổi truyền đạt lại nội dung và tinh thần của các chuyên đề cho các Giáo viên mà mình phụ trách bản thân tôi thấy được sự cần thiết của việc nghiên cứu bài học nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác đổi mới giảng dạy. Bằng kinh nghiệm của mình tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến:

 “Kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn Toán ở trường THPT theo định hướng nghiên cứu bài học”

 

doc 19 trang thuychi01 8072
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn Toán ở trường THPT theo định hướng nghiên cứu bài học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Thực hiện Nghị quyết trung ương số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục Phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu là trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung mang nặng tính hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực. Như vậy, khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tổ chức cho học sinh hoạt động học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho học sinh tự chiếm lĩnh, xây dựng tri thức.
Đứng trước quá trình đổi mới như vậy, yếu tố người thầy phải là một yếu tố cần đổi mới về tri thức phương pháp giảng dạy đầu tiên và là một thành tố quan trọng hàng đầu trong việc thành công của đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông, mỗi Giáo viên phải liên tục cập nhật các tri thức phương pháp để áp dụng vào tiến trình giảng dạy của bản thân. 
Thông qua các chuyên đề mà bản thân là Tổ trưởng chuyên môn của Bộ môn toán đã được tiếp thu qua các kỳ tập huấn của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, thấy được tính cấp thiết của sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy trong thời kỳ mới. Thông qua các buổi truyền đạt lại nội dung và tinh thần của các chuyên đề cho các Giáo viên mà mình phụ trách bản thân tôi thấy được sự cần thiết của việc nghiên cứu bài học nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác đổi mới giảng dạy. Bằng kinh nghiệm của mình tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến: 
 “Kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn Toán ở trường THPT theo định hướng nghiên cứu bài học” 
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
	+ Nhằm bắt kịp sự đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với mục tiêu giáo dục mới, trang bị cho người giáo viên trong tương lai tri thức phương pháp để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục .
 + Đề tài nhằm bước đầu nghiên cứu thực hành tiếp nối các phương pháp đã được tiếp thu và triển khai cho các tổ trưởng chuyên môn và cán bộ quản lý ở các Trường THPT về đổi mới giảng dạy kiểm tra đánh giá và sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.
+ Bước đầu giúp các Giáo viên ở trường THPT có cái nhìn mới về phương pháp và cách tiếp cận giảng dạy mới cũng như phương pháp tiếp cận nghiên cứu bài học.
+ Đề tài nhằm hiện thực hóa phương pháp sinh hoạt Tổ nhóm chuyên môn nhằm đưa hoạt động này trở nên thiết thực và gần với công tác “chuyên môn” hơn.
+ Qua đề tài này nêu lên kinh nghiệm của bản thân trong việc điều hành và tổ chức sinh hoạt Tổ nhóm chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đề tài này sẽ nghiên cứu và tổng kết về vấn đề: “Kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn Toán ở trường THPT theo định hướng nghiên cứu bài học” từ đó hình thành cho Giáo viên cách thức chuẩn bị bài giảng cũng như sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
 Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, như:
 + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo,...Tổng hợp các kiến thức liên quan đến các nội dung sẽ trình bày trong đề tài. Tìm các ví dụ nêu trong đề tài. 
	+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tiến hành tìm hiểu về các số liệu thông qua giáo viên toán ở các trường phổ thông, qua các bài dạy mẫu của Giáo viên Trường THPT Vĩnh Lộc.
	+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh các bài dạy mẫu theo phương pháp truyền thống và theo định hướng nghiên cứu bài học.
	+ Tập trung xây dựng một số giờ dạy mẫu cho Giáo viên theo hướng nghiên cứu bài học, xây dựng ý tưởng bài dạy mẫu theo tinh thần tập thể thông qua sinh hoạt Tổ nhóm chuyên môn.
	+ Dạy thực nghiệm và rút kinh nghiệm trong Tổ nhóm chuyên môn và trong Nhà trường.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Các phương pháp và kỹ thuật dạy học nói chung đều nhằm tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh. Quá trình dạy học mỗi chủ đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
Vai trò của người Giáo viên trong công tác thiết kế các hoạt động học cho học sinh thông qua các bài giảng của mình là vô cùng quan trọng. Vì vậy nhằm làm được điều đó thì công tác sinh hoạt Tổ nhóm chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học bước đầu nhằm giúp các giáo viên có được kinh nghiệm nghiên cứu bài học và thiết kế các hoạt động học cho học sinh. Tạo tiền đề vững chắc từ các tiết dạy mẫu được thảo luận phương pháp thông qua sức mạnh của kiến thức tập thể.
Cơ sở của vấn đề này là nghiên cứu và phân tích bài học thông qua xây dựng và áp dụng các hoạt động học cho học sinh vào thực tiễn lên lớp.
2.1.1. Yêu cầu của bài học được nghiên cứu:
Mỗi bài học được đưa ra sinh hoạt và nghiên cứu cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau;
+ Bài học phải áp dụng, cập nhật, tích hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới: thảo luận, làm việc nhóm, sơ đồ tư duy...Phải làm nổi bật được sự chủ động của học sinh trong xây dựng và chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các hoạt động học.
+ Căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học, giáo viên thiết kế điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp, gần gũi với từng đối tượng học sinh của mình. Hoặc một số hình ảnh, đồ vật được sử dụng trong học toán có thể thay đổi cho phù hợp gần gũi với vốn sống của học sinh không nhất thiết phải sử dụng đúng các đồ vật được minh họa trong sách giáo khoa. Như vậy nhằm làm cho giáo viên tập trung vào nội dung chính, trọng tâm của bài học, giảm bớt việc giải thích dài dòng làm phân tán sự chú ý của học sinh. Điều này làm cho giờ học nhẹ nhàng sinh động, học sinh tự tin, hứng thú hơn do tiếp thu kiến thức mới dựa trên những kiến thức vốn kinh nghiệm đã có.
+ Giáo viên có thể thay đổi phương pháp dạy, không phụ thuộc vào nội dung trong sách giáo khoa và quy trình dạy trong sách giáo viên.
 Trong quá trình nghiên cứu bài học giáo viên có thể thay đổi, điều chỉnh thời gian gia tăng thời lượng cho các hoạt động trong bài học nhằm phù hợp với khả năng nhận thức của đối tượng học sinh mà mình giảng dạy, đảm bảo đa số học sinh chủ động và tiếp nhận chiếm lĩnh kiến thức tốt.
Nghiên cứu bài học nhằm thiết kế được các hoạt động học sao cho cần đảm bảo các hoạt động dạy học có nội dung phù hợp cho từng đối tượng trong từng lóp học.
2.1.2. Nghiên cứu thiết kế bài dạy:
	Trước khi xác định mục tiêu bài học, Tổ nhóm và các giáo viên cần xác định được những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học và những kiến thức mới cần hình thành ở học sinh để thiết kế các hoạt động cho phù hợp, không nên dạy lại những kiến thức đã biết mà cần tổ chức các hoạt động cho học sinh tự khám phá, phát hiện hình thành kiến thức mới trên cơ sở những kiến thức đã biết.
	Bài học theo định hướng mới thường được các giáo viên thiết kế dưới dạng các hoạt động học tập. Mỗi một hoạt động truyền tải một đơn vị kiến thức hoàn chỉnh trong bài học đó.
	Trong các hoạt động học lại được thiết kế thành một chuỗi các hoạt động cụ thể như: hoạt động khởi động ( Tình huống xuất phát) – Hình thành kiến thức mới – Luyện tập – Vận dụng, mở rộng.
	a. Tình huống xuất phát ( Hoạt động khởi động)
 Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế cho học sinh, giáo viên tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kimh nghiệm của bản thân. Hoạt động này nhằm gây hứng thú cho học sinh tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức mới. Yêu cầu của vấn đề đưa ra cho học sinh là một đơn vị kiến thức không hoàn toàn xa lạ nhưng với kinh nghiệm và kiến thức đã biết học sinh chưa thể giải quyết tận gốc vấn đề. Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để học sinh chuyển sang các hoạt động kế tiếp nhằm bổ xung các kiến thức và kỹ năng mới, qua đó hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
	b. Hình thành kiến thức mới.
Giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức mới và đưa ra các kiến thức, kỹ năng mới vào hệ thống các kiến thức và kỹ năng mới vào hệ thống kiến thức kỹ năng đã có của bản thân, giáo viên giúp học sinh xây dựng được những kiến thức mới thông qua các hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu; tiến hành thí nghiệm, thực hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
	C. Luyện tập
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức kỹ năng vừa học. Trong hoạt động này các em được yêu cầu áp dụng trực tiếp kiến thức mới vào giải quyết các câu hỏi, bài tập, tình huống vấn đề trong học tập. Kết thúc hoạt động này (nếu cần) giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi, bài tập, tình huống, vấn đề học sinh ghi nhận và vận dụng, trước hết là vận dụng đề hoàn chỉnh và giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động “Khởi động”.
	D. Vận dụng – mở rộng
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức kỹ năng đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề, tình huống trong thực tế cuộc sống ở gia đình và xã hội, giáo viên cần gợi ý học sinh về những sự kiện, hiện tượng cần quan sát trong cuộc sống thường ngày, khuyến khích học sinh tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học, mô tả và yêu cầu về sản phẩm mà học sinh cần hoàn thành để học sinh quan tâm thực hiện.
Hoạt động này không cần tổ chức trên lớp và không đòi hỏi tất cả các học sinh đều phải tham gia. Tuy nhiên giáo viên cần quan tâm, động viên để thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có các sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp. 
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
+ Thực tế vấn đề sinh hoạt tổ chuyên môn từ trước đây ở các trường THPT nói chung và trường THPT Vĩnh Lộc nói riêng còn mang nặng tính hành chính: các buổi sinh hoạt Tổ nhóm chuyên môn phần lớn giải quyết các công việc liên quan đên hành chính mà không mang mầu sắc chuyên môn.
+ Các buổi sinh hoạt chuyên môn đa số còn lúng túng trong công tác triển khai chuyên môn, các vấn đề chuyên môn đưa ra thảo luận nếu có phần lớn là các vấn đề khó còn vướng mắc trong quá trình giảng dạy mà phần lớn là các kiến thức rất hàn lâm và không mang tính trao đổi nhiều về phương pháp nhất là trong vấn đề đổi mới phương pháp hiện nay thì tri thức phương pháp của người Thầy là rất cần thiết trong quá trình thiết kế bài giảng của mình.
+ Tri thức phương pháp về đổi mới phương pháp theo định hướng “Nghiên cứu bài học” còn khá mới đối với cả các Cán bộ cấp quản lý cũng như các Giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy. 
2.2.1. Về phía các Cán bộ quản lý:
+ Đa số các Hiệu trưởng cũng như các Hiệu phó chuyên môn của các trường đã được tập tiếp thu về chuyên đề này nhưng vấn đề còn mới nên công tác triển khai và rút kinh nghiệm trong thực hành chưa được nhiều. 
+ Đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn của các trường THPT là đội ngũ nòng cốt đầu tiên được tham gia tiếp thu chuyên đề và tham gia thực hành triển khai áp dụng ngay trong các lớp tập huấn. Tuy có nhiều cố gắng để đưa ra các sản phẩm thể hiện nội dung của chuyên đề nhưng do chưa được áp dụng trong thực tiễn trong công tác giảng dạy nên cũng chưa thể đúc rút được kinh nghiệm thực tế về áp dụng .
2.2.2. Về phía Giáo viên:
+ Tuy đã được tiếp thu nội dung của chuyên đề thông qua truyền đạt của đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn nhưng còn một bộ phận Giáo viên sức ỳ còn rất lớn mang năng tư tưởng bảo thủ nên việc áp dụng trong quá trình nghiên cứu học tập và giảng dạy là chưa tốt.
+ Thời gian và điều kiện để các Giáo viên thực hành để nghiên cứu bài học là còn rất hạn chế. Nên cũng chỉ gói gọn trong một số tiết dạy mà Tổ chuyên môn triển khai nghiên cứu.
+ Vai trò của người Tổ trưởng chuyên môn chưa cao, chưa có kế hoạch trong công tác sinh hoạt chuyên môn theo định hướng “Nghiên cứu bài học”.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Vai trò của Tổ trưởng chuyên môn trong tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài hoc
Để tổ chức tốt công tác sinh hoạt tổ chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì người Tổ trưởng chuyên môn phải hội đủ các yêu cầu sau :
+ Luôn có ý thức tốt trong công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiệt tình và có sáng tạo trong công tác chuyên môn.
+ Có kiến thức vững vàng về chuyên môn.
+ Được tham gia đầy đủ và có hệ thống các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức.
+ Có phương pháp và kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học : trước tiên khi tổ chức cần có kế hoạch cụ thể; bài chọn để thảo luận nghiên cứu (Có thể là bài chọn theo ý chủ quan của Tổ trưởng hoặc bài chọn do ý kiến đề xuất của các tổ viên)
+ Các bài chọn để nghiên cứu phải được Tổ trưởng phối hợp với các tổ viên để phân thành các hoạt động trong bài dạy.
2.3.2. Nhiệm vụ của các tổ viên khi tham gia sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học.
Các thành viên trong tổ khi tham gia sinh hoạt cần hội đủ những yếu tố sau :
+ Đã được tham gia tập huấn tất cả các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh do các tổ trưởng chuyên môn phổ biến.
+ Nắm vững kiến thức phương pháp về cách thức tổ chức các hoạt động học và tri thức phương pháp về các phương pháp dạy học tích cực.
+ Nhiệt tình và sáng tạo trong các nhiệm vụ được phân công.
2.3.3. Một số các hoạt động học được xây dựng theo định hướng : Tổ chức hoạt động học cho học sinh THPT.
Trong các kỳ tập huấn do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức cho các tổ trưởng chuyên môn và các cán bộ quản lý ở trường THPT, chúng tôi đã được thực hành xây dựng một số hoạt động học cho học sinh theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh. Trên cơ sở thực hành các kiến thức phương pháp đã lĩnh hội được và tham khảo một số hoạt động học đã được các thầy cô trong bộ môn Toán xây dựng trong các lớp chuyên đề do Sở GD & ĐT Thanh Hoá tổ chức và đã được thảo luận định hướng trong ý kiến tập thể. Qua công tác sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học sau đây tôi xin trích dẫn một số hoạt động mà bản thân thấy là có ý tưởng và sự đầu tư của các thầy cô trong tổ Toán – trường THPT Vĩnh Lộc Thanh Hóa.
SẢN PHẨM 1
BA ĐƯỜNG CÔNIC
(Chương III – Hình học nâng cao 10).
1.Hoạt động khởi động.
 Hãy quan sát bức ảnh và cho biết hình ảnh nào thể hiện một đường cong đã học trong chương III. Hình học nâng cao 10?
 Khi cắt một hình nón, các vết cắt cho ta hình dạng của đường cong nào đã học?
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
Các đường trên có một tên chung là BA ĐƯỜNG CÔNIC 
 Vậy chúng có đặc điểm gì chung?
 1. Đường chuẩn của elip
 a) Tiếp cận: 
 Nhắc lại khái niệm đường chuẩn của parabol?
 b) Khái niệm: 
 Cho elip có phương trình chính tắc . Khi đó:
 +)Đường thẳng gọi là đường chuẩn của elip, ứng với tiêu điểm 
 +)Đường thẳng gọi là đường chuẩn của elip, ứng với tiêu điểm 
 ?) Để khẳng định khái niệm trên là có cơ sở thì ta sẽ chứng minh. Để chứng minh đường thẳng là đường chuẩn thì ta phải chứng minh điều gì?
 Ta chứng minh là một hằng số
Chứng minh: Với thuộc elip, ta có:
 +) 
 +) 
 Suy ra: 
 Yêu cầu học sinh lên chứng minh cho: 
 c) Củng cố: 
 Tính chất: Với mọi điểm M của elip, ta luôn có:
Ví dụ : Cho elip có phương trình chính tắc . Tìm các phương trình đường chuẩn của elip đã cho.
2.Đường chuẩn của Hypebol
 a) Tiếp cận: 
 Từ phương trình đường chuẩn của elip, hãy suy đoán dạng phương trình đường chuẩn của elip?
 b) Khái niệm: 
 Các đường thẳng và là các đường chuẩn của Hypebol ứng với các tiêu điểm 
 Ta cũng chứng minh là một hằng số
Chứng minh: Chứng minh tương tự như với elip(học sinh tự chứng minh)
 c) Củng cố: 
 Tính chất: Với mọi điểm M của hypebol, ta luôn có:
Ví dụ : Cho hypebol có phương trình chính tắc . Tìm các phương trình đường chuẩn của hypebol đã cho.
3.Định nghĩa đường Cônic
 a.Tiếp cận
 ?) Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ở hoạt động 1?
 Cả ba đường elip, hypebol, parabol đều có đường chuẩn! và ta có: 
 ?) Vậy parabol có tỉ số e đó bằng bao nhiêu? 
 b.Khái niệm
 Cho điểm cố định và đường thẳng cố định không đi qua . Tập hợp các điểm sao cho tỉ số bằng một số dương cho trước được gọi là đường conic.
 Điểm được gọi là tiêu điểm, đường thẳng được gọi là đường chuẩn.
c. Cũng cố
 Vậy phân biệt đường conic là elip, hypebol, parabol bằng cách nào?
Từ những kết quả trên, ta nhận thấy rằng ba đường elip, hypebol, parabol đều có thể được định nghĩa dựa trên tiêu điểm và đường chuẩn. Ba đường đó có tên chung là đường cônic.
3. Hoạt động luyện tập
4. Hoạt động vận dụng
Bài 1. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô (cũ) phóng từ Trái Đất năm 1957. Quỹ đạo của vệ tinh đó là một đường elip nhận tâm của Trái Đất là một tiêu điểm. Người ta đo được vệ tinh cách bề mặt trái đất gần nhất là 583 dặm và xa nhất là 1342 dặm ( 1 dặm 1,609 km). Tìm tâm sai của quỹ đạo đó biết bán kính trái đất xấp xỉ 4000 dặm. 
Bài 2. Một nhà sản xuất có thể sản xuất máy ghi âm với chi phí là 40 đôla/cái. Ông ước tính rằng nếu máy ghi âm được bán với giá x đôla/cái thì mỗi tháng khách hàng sẽ mua (120 – x) cái. Biểu diễn lợi nhuận hàng tháng của nhà sản suất bằng một hàm theo giá bán, vẽ đồ thị hàm này và dùng đồ thị hãy ước tính giá bán tối ưu.
Bài giải: Gọi P(x) là hàm lợi nhuận.
	Lợi nhuận = (Khối lượng bán được) x ( Lợi nhuận trên một cái)
	Bảng giá trị: 
x
40
80
120
P(x)
0
1600
0
	Đồ thị của P(x) là một Parabol có toạ độ đỉnh: . Dựa vào đồ thị thì giá bán tối ưu là: đôla/cái.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
1. Hãy tìm thêm các bài toán chuyển động mà quỹ tích là một đường elip, một đường parabol?
2. Sưu tầm các hình ảnh thực tế tạo nên bởi các đường cônic. 
SẢN PHẨM 2
§3. ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VỚI MẶT PHẲNG 
 Hoạt động khởi động.
Câu hỏi.
1/ Con dọi, cột cờ, cột nhà có phương như thế nào so với mặt đất?
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
2.1. Định nghĩa. 
a) Tiếp cận: 
Hãy quan sát hình ảnh và nhận xét chân bàn (hình số 1) như thế nào so với mép bàn và các đường thẳng trên mặt bàn?
Hình 1
b) Định nghĩa đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ( SGK trang 97)
“Trong các ví dụ trên, cột điện, chân bàn, cột cờ, cột nhà có thể coi là đường thẳng; còn mặt bàn, mặt đất là mặt phẳng. Vậy quan hệ vuông góc đó ta có thể gọi là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng”.
I.Định nghĩa: (SGK)
Đường thẳng d được gọi là vuông góc với mpnếu d vuông góc với mọi đường thẳng a nằm trong mp
Kí hiệu: 
Hình 2
c) Củng cố: 
- Ví dụ: cột cờ, cột điện,cột dọc cầu môn, chân bàn
2.2: Định lý về điều kiện đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ( SGK trang 97).
a) Tiếp cận:
- Hỏi: Ta có thể dùng định nghĩa để chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng hay không?
- Định nghĩa không thể dùng để chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng được. Do vậy, ta cần có một điều kiện tốt hơn để vận dụng vào giải toán.
- Vậy, để chứng minh một đường thẳng vuông góc với 1 mặt phẳng ta
cần làm như thế nào?
- Cho các đường thẳng a, b, d sao cho: a//b, . Ta nói d vuông góc với mặt phẳng chứa a và b có đúng không?
b) Định lí.
Định lí: SGK
Tóm tắt định lí:
c) Củng cố.
- Ví dụ 1: Cho S.ABC có các tam giác SAB, SAC vuông tại A; tam giác ABC vuông tại B. Chứng minh:
a) 
b) 
2.3. Các tính chất.
a) tiếp cận.
- Đặt vấn đề: ở lớp dưới các em đã được biết tính chất: “Trong mặt phẳng có duy nhất một đường thẳng a đi qua một điểm O và vuông góc với đường thẳng b”. Tính chất này không còn đúng trong không gian. Nếu ta thay a hoặc b bởi một mặt ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_sinh_hoat_to_chuyen_mon_toan_o_truo.doc
  • docBia sang kien kinh nghiem.doc
  • docMỤC LỤC.doc