SKKN Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay nói chung, giáo dục mầm non nói riêng, việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non ngày càng được quan tâm chú trọng. Bởi giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em. Chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mần non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục các bậc học tiếp theo. Như Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt ”{7}.

Năm học 2018 - 2019 ngành Giáo dục huyện Đông Sơn tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Phương hướng chung của giáo dục mầm non năm học 2018 - 2019 là tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được coi là cơ hội, mà những người làm công tác giáo dục tạo ra cơ hội cho trẻ phát triển một cách hợp lý giữa việc chăm sóc và giáo dục trẻ {1}. Vì vậy việc giáo dục thói quen vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho trẻ chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.

Thực tế hiện nay, sức khỏe, sự an toàn của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ chủ quan đến khách quan đòi hỏi mỗi người phải có kiến thức, hành vi tự bảo vệ sức khỏe cho mình. Những kiến thức đó cần được học từ tuổi mầm non thông qua gia đình, nhà trường và cộng đồng từ những việc đơn giản nhất như: Thói quen vệ sinh, hành vi văn minh, kỹ năng sống. Qua đó tạo cơ hội cho trẻ sống và phát triển một cách khỏe mạnh về trí tuệ, thể chất.

Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ ảnh hưởng đến quá trình phát triển sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non hệ thần kinh nói riêng, các hệ cơ quan trong cơ thể nói chung chưa hoàn thiện về cấu tạo và chức năng. Do vậy, khả năng hoạt động của hệ thần kinh trẻ còn kém. Những tác động của môi trường bên ngoài không thích hợp có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh ở trẻ, làm kìm hãm sự phát triển hoặc làm rối loạn chức năng của nó. Mặt khác do kinh nghiệm sống của trẻ còn ít, cho nên trẻ cần được giáo dục, rèn luyện thói quen vệ sinh, để trẻ thích nghi với môi trường và phù hợp với lứa tuổi {7}.

 

doc 34 trang thuychi01 8693
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 
KỸ NĂNG VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ 5-6 TUỔI 
Ở TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG SƠN,
TỈNH THANH HÓA
 Người thực hiện: Lê Thị Tình
 Chức vụ: Chuyên viên
 Đơn vị công tác: Phòng Giáo dục và Đào tạo, 
 huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
MỤC LỤC
1
1.
MỞ ĐẦU	 
2
1.1.
Lý do chọn đề tài
3
1.2.
Mục đích nghiên cứu
3
1.3.
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
3
2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1.
Cơ sở lý luận
3
2.2.
Thực trạng của vấn đề.
4
2.2.1.
Thực trạng chung
4
2.2.2.
Thuận lợi
4
2.2.3.
Khó khăn
5
2.2.4.
Khảo sát chất lượng đầu năm học
5
2.3.
Các biện pháp thực hiện
6
2.3.1.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo
6
2.3.2.
Biện pháp 2: Coi trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ CBQL, GV các nhà trường trên địa bàn huyện. 
8
2.3.3.
Biện pháp 3: Giáo dục vệ sinh thông qua hoạt động học và lồng ghép qua hoạt động khác. 
10
2.3.4.
Biện pháp 4: Giáo dục thói quen vệ sinh thông qua hoạt động vui chơi.
13
2.3.5.
Biện pháp 5: Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ thông qua mọi lúc, mọi nơi.
14
2.3.6.
Biện pháp 6: Chỉ đạo các nhà trường làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh.	
15
2.3.7.
Biện pháp 7: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá.
16
2.4.
4. Kết quả đạt được:
18
3.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1.
Kết luận
19
3.2.
Kiển nghị 
19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
21
HÌNH ẢNH MINH HỌA SKKN
23
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay nói chung, giáo dục mầm non nói riêng, việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non ngày càng được quan tâm chú trọng. Bởi giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em. Chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mần non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục các bậc học tiếp theo. Như Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt ”{7}.
Năm học 2018 - 2019 ngành Giáo dục huyện Đông Sơn tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Phương hướng chung của giáo dục mầm non năm học 2018 - 2019 là tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được coi là cơ hội, mà những người làm công tác giáo dục tạo ra cơ hội cho trẻ phát triển một cách hợp lý giữa việc chăm sóc và giáo dục trẻ {1}. Vì vậy việc giáo dục thói quen vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho trẻ chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
Thực tế hiện nay, sức khỏe, sự an toàn của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ chủ quan đến khách quan đòi hỏi mỗi người phải có kiến thức, hành vi tự bảo vệ sức khỏe cho mình. Những kiến thức đó cần được học từ tuổi mầm non thông qua gia đình, nhà trường và cộng đồng từ những việc đơn giản nhất như: Thói quen vệ sinh, hành vi văn minh, kỹ năng sống... Qua đó tạo cơ hội cho trẻ sống và phát triển một cách khỏe mạnh về trí tuệ, thể chất.
Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ ảnh hưởng đến quá trình phát triển sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non hệ thần kinh nói riêng, các hệ cơ quan trong cơ thể nói chung chưa hoàn thiện về cấu tạo và chức năng. Do vậy, khả năng hoạt động của hệ thần kinh trẻ còn kém. Những tác động của môi trường bên ngoài không thích hợp có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh ở trẻ, làm kìm hãm sự phát triển hoặc làm rối loạn chức năng của nó. Mặt khác do kinh nghiệm sống của trẻ còn ít, cho nên trẻ cần được giáo dục, rèn luyện thói quen vệ sinh, để trẻ thích nghi với môi trường và phù hợp với lứa tuổi {7}.
Trẻ lứa tuổi mầm non khi bắt đầu làm quen với trường lớp do chuyển từ môi trường gia đình sang môi trường tập thể vì thế đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng nhất định để hòa nhập. Phần lớn trẻ đến trường thiếu thói quen và kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân như: Chải răng, rửa tay, rửa mặt như thế nào cho sạch và đúng cách. Chính vì vậy việc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ ngay từ khi trẻ còn bé là điều vô cùng quan trọng. Song có nhiều phụ huynh lại cho rằng trẻ còn quá nhỏ để nhận thức được, nên trẻ cần sự bao bọc của người lớn, điều đó hoàn toàn sai lầm. 
Trước thực trạng trên, ngoài việc chăm sóc giáo dục trường mầm non cần tập trung vào việc giáo dục, rèn luyện, hình thành những thói quen, kỹ năng vệ sinh cần thiết cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Với vai trò là người quản lý, tôi luôn suy nghĩ những biện pháp chỉ đạo các trường mầm non trên địa bàn huyện về giáo dục trẻ có thói quen vệ sinh thường xuyên? Để phụ huynh hiểu được trẻ mầm non cần phải giáo dục vệ sinh ngay từ khi đến trường lớp mầm non. Vì thế tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ trong trường mầm non, nhằm tìm ra những biện pháp giáo dục tốt nhất, giúp trẻ có những kỹ năng, thói quen vệ sinh. Từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ ở trường mầm non trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu áp dụng một số phương pháp sau:
* Phương pháp nghiên cứu lý luận
	+ Phương pháp khái quát hóa
	+ Phương pháp phân tích tổng hợp
	Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 
	* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
	+ Phương pháp điều tra; quann sát
	+ Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn
+ Phương pháp nêu gương
	+ Phương pháp thực nghiệm sự phạm
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
	+ Phương pháp thống kê 
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Vệ sinh có thể hiểu là các thao tác, liên quan đến việc duy trì sức khỏe và sự sống được áp dụng để giảm tỷ lệ nhiễm và lây lan dịch bệnh. Thói quen vệ sinh là biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Để vệ sinh trở thành thói quen văn hóa mỗi đứa trẻ cần phải có một quá trình tập luyện {2}.
Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong
những nhiệm vụ giáo dục quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với sự hình hành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Bởi đây là giai đoạn đánh dấu sự tự lập dần dần trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giai đoạn định hình nhân cách. Giáo dục thói quen vệ sinh là rèn luyện cho trẻ những thói quen của nếp sống văn minh như: Tính sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. Đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, khoa học về vệ sinh. Giáo dục rèn luyện cho trẻ các kỹ năng thói quen vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ biết tự kiểm tra, đánh giá hành động vệ sinh của mình, của bạn. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen thực hiện hành vi, vệ sinh văn minh để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân.
Chăm sóc giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non là việc làm thiết thực, nhằm giúp trẻ có thói quen nề nếp vệ sinh, phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành và phát triển các kỹ năng sống cơ bản. 
Trẻ có thói quen vệ sinh tốt là một trong những cách phòng tránh dịch bệnh đơn giản và ít tốn kém nhất, những công việc vệ sinh hàng ngày tưởng như rất đơn giản như: Chải răng, rửa mặt, rửa tay, rửa chân, đi giày dép... nhưng lại rất cần thiết trong đời sống hàng ngày của trẻ. Làm tốt công việc vệ sinh không chỉ giúp trẻ phòng bệnh, duy trì sức khỏe tốt mà còn giúp trẻ tạo ấn tượng tốt với những người xung quanh {5}.
Giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non là giúp trẻ hiểu được tại sao cần phải thực hiện vệ sinh sạch sẽ. Thông qua giáo dục hình thành cho trẻ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định về các thói quen cá nhân, vì ở lứa tuổi này rất dễ uốn nắn. Tuy nhiên, trẻ chưa tự giác phục vụ bản thân, vì vậy cần có những biện pháp giáo dục, chăm sóc phù hợp và khoa học để hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh tốt trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
2.2. Thực trạng chung
Đông Sơn là một huyện đồng bằng, thuần nông, có 15 xã, thị trấn với 16 trường mầm non. Toàn huyện có 21.047 hộ dân, dân số 75.696 người, diện tích tự nhiên 82.406 km2.
2.2.1. Thuận lợi
- Tính đến năm học 2018 - 2019 toàn huyện có 14/16 trường đạt 87,5% đã đạt chuẩn Quốc gia. Vì vậy, môi trường giáo dục trong lớp, ngoài trời cũng đã được các nhà trường cải thiện đáng kể;
- Mạng lưới trường, lớp mầm non được quy hoạch tương đối tốt, đảm bảo 15 xã, thị trấn có 16 trường mầm non, mỗi trường tập trung ở 01 điểm, dân số ít nên quy mô các trường vừa và nhỏ, nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị.... không quá lớn;
- Trình độ đội ngũ giáo viên hàng năm được nâng lên rõ rệt (92.4% trên chuẩn), chất lượng đội ngũ có nhiều chuyển biến tích cực, ứng dụng CNTT được triển khai rộng rãi, có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và đổi mới việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non; 
- Công tác bồi dưỡng cán bộ giáo viên luôn được chú trọng, các chuyên đề được cập nhật kịp thời và đầy đủ. Cán bộ giáo viên được trẻ hóa nhiều nên rất năng động, sáng tạo, tiếp cận nhanh với những vấn đề chuyên môn mới, nắm bắt nhanh những vấn đề mới trong việc xây dựng môi trường;
- Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ đầy đủ (ca cốc, khăn mặt, bàn trải đánh răng, bát thìa...) các đồ dùng thường xuyên được vệ sinh, khử trùng hàng ngày, khu vực vệ sinh luôn khô ráo sạch sẽ. Phụ huynh đã hiểu được mục đích giáo dục vệ sinh cho trẻ và cùng phối hợp tốt với giáo viên và nhà trường về cách chăm sóc sức khỏe, giáo dục vệ sinh cho trẻ đúng cách và khoa học.
- Công tác xã hội hóa giáo dục hàng năm luôn được lãnh đạo các cấp và nhân dân quan tâm chăm lo đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, nhân dân tích cực đóng góp xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học.
2.2.2. Khó khăn
	- Toàn huyện có 15 xã, thị trấn, là một huyện nhỏ, thuần nông, điều kiện kinh tế-xã hội còn gặp nhiều khó khăn.
- Môi trường giáo dục ở các trường mầm non đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng đều ở tất cả các trường song một số trường còn nặng tính hình thức mà chưa mang lại hiệu quả thiết thực trong giáo dục. Đặc biệt là khai thác sử dụng môi trường giáo dục chưa linh hoạt, sáng tạo, chưa thực sự phát huy được tính tích cực tham gia hoạt động của trẻ. 
- Hiện nay việc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ cũng được giáo viên thực hiện. Song chưa được quan tâm chú trọng nên hiệu quả chưa cao. Giáo viên thực hiện chưa đúng thao tác, chưa đúng quy trình, các nội dung thực hiện thường bị cắt xén, hoặc có thực hiện thì cũng đại khái qua loa. Trong khi đó trẻ mầm non còn rất nhỏ trẻ chưa có ý thức để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Trường lớp mầm non là nơi tập trung đông người, nếu cô giáo không giáo dục vệ sinh cho trẻ hoặc giáo dục kém trẻ sẽ không có ý thức giữ gìn vệ sinh. Như vậy ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của trẻ và có nguy cơ phát sinh, lây lan các dịch bệnh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Chính vì thế cô giáo cần có những hiểu biết cơ bản để giáo dục vệ sinh cho trẻ, thông qua hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày ở trường mầm non, cũng như phối hợp với phụ huynh ở nhà. 
	2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng
Kết quả khảo sát thực trạng vào thời điểm tháng 9/2018 ở 16 trường mầm non, 48 lớp mẫu giáo; 240 trẻ/48 lớp mẫu giáo và 48 giáo viên như sau: 
* Môi trường giáo dục trong lớp: Khảo sát 48 lớp mẫu giáo/3 độ tuổi
TT
Nội dung đánh giá
Số lớp đạt yêu cầu
Tỉ lệ
(%)
1
Lớp có số lượng góc chơi phù hợp độ tuổi (4-5 góc/lớp).
48
100
2
Lớp có tên các góc phù hợp, phân chia không gian hợp lý, màu sắc hài hòa, gọn mảng khối, vừa tầm trẻ. có nội dung chơi rõ ràng, thiết kế theo hướng mở, linh hoạt, sáng tạo. 
22
45,8
3
Học liệu chơi phong phú, đa dạng, vệ sinh, an toàn.
30
62,5
4
Hệ thống giá, hộp học liệu sắp xếp khoa học, đẹp mắt, thuận tiện cho sử dụng và phù hợp với từng góc chơi.
22
45,8
5
Đồ dùng, đồ chơi tự làm từ nguyên vật liệu sẵn có, sản phẩm mang mầu sắc riêng của địa phương.
16
33,3
6
Có đủ đồ dùng, trang thiết bị cho trẻ sử dụng khi chơi.
35
72,9
7
Lớp có kho, có khu vệ sinh riêng, hiên trước, hiên sau đảm bảo yêu cầu
40
83,3
 Số lớp được đánh giá chung đạt yêu cầu:
22
45,8
* Môi trường giáo dục ngoài lớp: Khảo sát 16 trường mầm non
TT
Nội dung đánh giá
Số trường đạt yêu cầu
Tỉ lệ
(%)
1
Trường có đủ diện tích sân chơi và các khu vực chơi theo quy định 
9
56,2
1.1
Có sân chơi cứng với ít nhất 5-6 loại đồ chơi ngoài trời thường xuyên được tu sửa, an toàn cho trẻ hoạt động.
15
93,7
1.2
Có sân chơi mềm đa dạng các loại đồ chơi, thiết bị phát triển vận động cho trẻ.
3
18,7
1.3
Có vườn cổ tích đảm bảo yêu cầu
9
56,2
1.4
Có vườn rau của bé đảm bảo yêu cầu
12
75,0
2
Trường có các khu vực chơi khác như: trải nghiệm kỹ năng xã hội, trải nghiệm các giác quan, khu chơi cát nước, trò chơi dân gian...
8
50,0
3
Mỗi khu vực có đủ thiết bị, đồ chơi phù hợp tính chất hoạt động của trẻ.
8
50,0
4
Có sử dụng học liệu tự nhiên, sẵn có ở địa phương, an toàn trong quá trình hoạt động.
10
62,5
 Số trường được đánh giá chung đạt yêu cầu:
8
50,0
* Đối với trẻ: Khảo sát 240 trẻ mẫu giáo/48 lớp qua việc trò chuyện, quan sát khi trẻ tham gia các hoạt động.
TT
Nội dung đánh giá
Số trẻ đạt yêu cầu
Tỉ lệ
(%)
1
Trẻ mạnh dạn, tự tin, thân thiện và tích cực trong giao tiếp và trong các hoạt động tập thể. 
125
52,0
2
Hiểu nội dung chơi, cách chơi; Có kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi theo chức năng.
120
50,0
3
Biết chơi theo nhóm, có kỹ năng giao tiếp phối hợp với bạn chơi, thể hiện sự tôn trọng, hợp tác, chia sẻ 
85
35,4
4
Có tính kỷ luật trong khi chơi và biết tự đánh giá.
95
39,6
 Số trẻ được đánh giá chung đạt yêu cầu:
85
35,4
* Năng lực của giáo viên khi hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động: Khảo sát 48 giáo viên trực tiếp đứng lớp thông qua dự giờ, trao đổi phỏng vấn và quan sát môi trường hoạt động trong lớp.
TT
Nội dung đánh giá
Số GV đạt yêu cầu
Tỉ lệ
(%)
1
Giáo viên nắm vững nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
48
100
2
Giáo viên coi trọng ngôn ngữ giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
28
58,3
3
Giáo viên có ý thức trong việc tận dụng nguyên vật liệu tự nhiên, sẵn có để tạo nên đồ dùng, đồ chơi và thường xuyên thay đổi cách trang trí, sắp xếp góc chơi tạo hứng thú cho trẻ.
24
50,0
4
Biết tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
24
50,0
5
Giáo viên có phương pháp, ý tưởng sáng tạo khi xây dựng và tổ chức hoạt động phát huy tính tích cực của trẻ
12
25,0
 Số giáo viên xếp loại chung đạt yêu cầu:
23
47,9
	Nhận xét: Qua khảo sát thực tế môi trường trong và ngoài lớp, chất lượng trẻ và giáo viên ở các lớp, tôi nhận thấy:
	* Về môi trường giáo dục trong lớp: 100% các lớp có đủ số lượng góc chơi phù hợp độ tuổi. Tuy nhiên số lớp giáo viên biết đặt tên cho các góc, phân chia không gian giữa các góc, bố trí màu sắc, mảng khối, vừa tầm trẻ chưa được giáo viên chú trọng, quan tâm nhiều. Việc thiết kế góc chơi theo hướng mở, linh hoạt, sáng tạo và hệ thống giá, hộp học liệu sắp xếp chưa khoa học, đồ dùng, đồ chơi làm từ nguyên vật liệu sẵn có, sản phẩm mang mầu sắc riêng của địa phương còn hạn chế. 
-> Số lớp được đánh giá chung đạt yêu cầu là 22/48 lớp mới đạt 45,8%.
* Về môi trường giáo dục ngoài lớp học: Sân chơi mềm với các loại đồ chơi, thiết bị phát triển vận động cho trẻ còn hạn chế. Các khu vực chơi khác như: trải nghiệm kỹ năng xã hội, trải nghiệm các giác quan, khu chơi cát nước, trò chơi dân gian chưa được các trường đầu tư, quan tâm.
-> Số trường được đánh giá chung đạt yêu cầu là 8/16 trường mới đạt 50%.
	* Đánh giá về kỹ năng của trẻ: Đa số trẻ hào hứng tham gia chơi, biết cách chơi với đồ chơi. Song thao tác, kỹ năng chơi còn đơn giản, nghèo nàn. Sự hợp tác chơi theo nhóm chưa bền vững, nhanh chán, nhanh thay đổi do kỹ năng chơi chưa tốt. Tính kỷ luật còn hạn chế, khả năng tự đánh giá, khả năng diễn đạt khi đánh giá chưa lưu loát...
-> Số trẻ được đánh giá chung đạt yêu cầu là 85/240 trẻ mới đạt 35,4%.
	* Về nhận thức và năng lực của giáo viên: 100% giáo viên nắm vững các nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 Tuy nhiên giáo viên chưa có ý thức trong việc tận dụng nguyên vật liệu tự nhiên, sẵn có để tạo nên đồ dùng, đồ chơi tạo hứng thú cho trẻ. Số giáo viên có phương pháp, ý tưởng sáng tạo khi xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn rất hạn chế. Việc tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn chưa được chú ý nhiều. Vì vậy mà góc chơi chưa hấp dẫn trẻ, kỹ năng chơi của trẻ chưa phong phú.
-> Số giáo viên xếp loại chung đạt yêu cầu là 23/48 người mới đạt 47,9%	 
2.2.4. Khảo sát chất lượng đầu năm học
Trước thuận lợi và khó khăn trên khi tiến hành áp dụng các biện pháp tôi khảo sát chất lượng đầu năm học như sau.
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học (tháng 9/2018)
TT
Lớp
GV chủ nhiệm
Số trẻ
Nội dung đánh giá
Thói quen VS thân thể (rửa mặt, rửa tay, chân, đi giày dép, đánh răng, trải tóc, mặc quần áo)
Thói quen vệ sinh trong ăn uống
Thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định, giữ gìn VSMT
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học tôi thấy kết quả chưa cao. Trẻ có thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường mới đạt 60.5% %; trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống mới đạt 58%; đặc biệt thói quen vệ sinh thân thể rất thấp mới đạt 54.5%. Từ thực trạng trên với vai trò và trách nhiệm là người quản lý, chỉ đạo chuyên môn tôi suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp chỉ đạo, giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ mẫu giáo ở trường mầm non trên địa bàn huyện Đông Sơn đạt hiệu quả tốt hơn.
2.3. Biện pháp thực hiện.
 	2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo
Việc xây dựng kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó được ví như chiếc
chìa khóa mở để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã đề ra, là kim chỉ nam có tác dụng chỉ đạo cho hoạt động thực hiện theo con đường đã định sẵn. Kế hoạch cũng có thể được xem như ngọn đèn dẫn lối cho ta thực hiện công việc một cách khoa học và đi đến thành công. Cho nên kế hoạch tôi xây dựng là những mục tiêu được xác định, những nội dung cụ thể, những phương thức tốt nhất để tôi lựa chọn. Việc xây dựng kế hoạch tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, đánh giá đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, xây dựng kế hoạch phải cụ thể, bám sát vào mục tiêu đề ra và phù hợp với đối tượng trẻ, thì kế hoạch đó mới có thể thực hiện và đạt mục tiêu theo kế hoạch. Tôi chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục vệ sinh cho trẻ vào các chủ đề một cách đầy đủ, rõ ràng, đối với giáo viên các lớp 5 tuổi xây dựng kế hoạch phù hợp với lớp mình phụ trách.
	Ví dụ: Nội dung giáo dục vệ sinh cho trẻ vào các chủ đề.
 Chủ đề “Trường mầm non” 
- Dạy trẻ nhận biết được các món ăn tại trường có lợi cho sức khỏe.
- Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân như: Lau mặt, chải răng, súc miệng, rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt, rửa chân, mặc quần áo, đi vệ sinh đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Dạy trẻ nhận

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_giao_duc_ky_nang_ve_s.doc