SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập nhận biết các hợp chất hữu cơ nhằm cao chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học tại trường THPT Quảng Xương 4

SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập nhận biết các hợp chất hữu cơ nhằm cao chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học tại trường THPT Quảng Xương 4

Hóa học là một ngành khoa học thực nghiệm, có vai trò quan trọng trong cuộc sống và cần thiết đối với các ngành khoa học khác. Nhiệm vụ của mỗi giáo viên dạy hóa học ở trường phổ thông càng nặng nề hơn khi gánh trên vai trọng trách: “trồng người” đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hiện nay, trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam đòi hỏi giáo viên bộ môn phải phát huy được năng lực tự học của học sinh và mỗi học sinh phải thực hiện học đi đôi với hành. Tự học và thực hành thí nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng trong trong quá trình học tập bộ môn. Ngoài việc giúp học sinh hiểu chính xác và vận dụng các kiến thức đã học, việc làm bài tập nhận biết còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, tính tích cực, trí thông minh, sự sáng tạo; đào sâu và mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động mà không làm nặng nề hơn lượng kiến thức đã được qui định trong chương trình.

Với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật vượt bậc như vũ bão hiện nay, xã hội cần có những người lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao , có tính tự lực, tự chủ và tư duy sáng tạo và ứng ụng thực tế. Để đáp ứng nhu cầu đó ngay trong ghế nhà trường chúng ta cần phải suy nghĩ về cải tiến phương pháp dạy học như thế nào nhằm có thể phát huy ngay tính tích cực chủ động , tính tự lực tự học cho học sinh và học phải đi đôi với hành. Vì vậy mỗi giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp hình thành ý thức tự học, chủ động nghiên cứu khoa học cho học sinh nhằm phát huy năng lực nhận thức cho người học. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập nhận biết các hợp chất hữu cơ nhằm cao chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học tại trường THPT Quảng Xương 4”,để nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giúp học sinh học tập có hiệu quả hơn.

 

doc 22 trang thuychi01 5640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập nhận biết các hợp chất hữu cơ nhằm cao chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học tại trường THPT Quảng Xương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI	
	Hóa học là một ngành khoa học thực nghiệm, có vai trò quan trọng trong cuộc sống và cần thiết đối với các ngành khoa học khác. Nhiệm vụ của mỗi giáo viên dạy hóa học ở trường phổ thông càng nặng nề hơn khi gánh trên vai trọng trách: “trồng người” đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hiện nay, trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam đòi hỏi giáo viên bộ môn phải phát huy được năng lực tự học của học sinh và mỗi học sinh phải thực hiện học đi đôi với hành. Tự học và thực hành thí nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng trong trong quá trình học tập bộ môn. Ngoài việc giúp học sinh hiểu chính xác và vận dụng các kiến thức đã học, việc làm bài tập nhận biết còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, tính tích cực, trí thông minh, sự sáng tạo; đào sâu và mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động mà không làm nặng nề hơn lượng kiến thức đã được qui định trong chương trình. 
Với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật vượt bậc như vũ bão hiện nay, xã hội cần có những người lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao , có tính tự lực, tự chủ và tư duy sáng tạo và ứng ụng thực tế. Để đáp ứng nhu cầu đó ngay trong ghế nhà trường chúng ta cần phải suy nghĩ về cải tiến phương pháp dạy học như thế nào nhằm có thể phát huy ngay tính tích cực chủ động , tính tự lực tự học cho học sinh và học phải đi đôi với hành. Vì vậy mỗi giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp hình thành ý thức tự học, chủ động nghiên cứu khoa học cho học sinh nhằm phát huy năng lực nhận thức cho người học. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập nhận biết các hợp chất hữu cơ nhằm cao chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học tại trường THPT Quảng Xương 4”,để nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giúp học sinh học tập có hiệu quả hơn.
II. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Bài tập hoá học là một trong những phần không thể thiếu trong quá trình dạy và học hóa học, làm bài tập giúp các em củng cố khắc sâu thêm kiến thức đồng thời rèn luyện tư duy logic của bản thân. Bài tập phân biệt chất rất quan trọng nhưng trong sách giáo khoa hoặc sách tham khảo tôi nhận thấy hầu như không có chuyên đề về nhận biết. Bởi vậy mục tiêu của tôi khi làm đề tài này là hệ thống lại các dấu hiệu nhận biết đơn giản, các hiện tượng đặc trưng của các chất khi tham gia phản ứng hoá học, đồng thời hệ thống lại các chất chỉ thị các thuốc thử để dùng nhận biết các chất. Khi đã hệ thống lại toàn bộ dấu hiệu phản ứng đặc trưng thì sắp xếp theo từng loại, từng hợp chất thành các bảng để khi tìm để dễ dàng tìm thấy, nhận biết và so sánh. 
Các dạng bài tập của bài toán nhận biết học sinh sẽ dựa vào bảng dấu hiệu, phản ứng đặc trưng để tìm ra các cách nhận biết. Khi đã có dạng bài tập học sinh sẽ tìm ra phương pháp giải bài toán đó nhanh nhất và khoa học nhất. 
- Nhiệm vụ của đề tài: 
Khảo sát các bài tập lên lớp của học sinh lớp 11,12 trường THPT Quảng Xương 4.
Đánh giá rút kinh nghiệm.
Đề ra các giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả làm bài tập nhận biết của học sinh .
III . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa ,sách giáo viên hóa học lớp 11, 12,các đề thi đại học, đề thi THPT Quốc gia, đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn hóa học từ năm 2007 đến 2016.
- Học sinh khối 12, học sinh ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi học sinh giỏi.
- Các dấu hiệu nhận biết các chất hữu cơ và các phương pháp giải các dạng bài tập nhận biết.
IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Giới hạn nghiên cứu là học sinh khối 11,12 trường THPT Quảng Xương 4 
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tư liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm
Phương pháp quan sát thực tế: quan sát các cách làm phân biệt của học sinh
Phương pháp hỏi đáp: trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh về những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. 
Phương pháp thống kê, phân tích số liệu .
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Bài toán về nhận biết các chất là phải dựa vào các phản ứng hoá học đặc trưng để nhận biết nghĩa là phản ứng mà dùng để nhận biết phải là những phản ứng gây ra các hiện tượng bên ngoài mà giác quan con người có thể cảm nhận và cảm thụ được. Cụ thể là dùng mắt để nhận biết hiện tượng hoà tan, kết tủa, mất màu, tạo màu hay đổi màu. Dùng mũi để nhận biết các mùi vị đặc trưng như NH3 có mùi khai, SO2: sốc, H2S mùi trứng thối. Tuyệt đối không dùng phản ứng không đặc trưng. Vậy đòi hỏi học sinh phải nắm vững lý thuyết về tính chất hoá học và biết phản ứng nào là đặc trưng từ đó vận dụng làm bài tập. Nhưng để nhớ được tính chất hoá học đặc trưng của nhiều hợp chất hữu cơ thì quả là khó khăn. Vì vậy, giáo viên phải giúphọc sinh biết cách hệ thống các kiến thức về tính chất hóa học đặc trưng của từng hợp chất, để từ đó dễ dàng làm được các bài tập nhận biết.
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn hoá học đã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học. 
Chương trình Sách giáo khoa hoá học mới có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn hoá học cho học sinh. Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học.
Được sự đồng tình của xã hội, nhất là các bậc cha mẹ học sinh tích cực  phối hợp cùng với nhà trường  trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Khó khăn:
	Đối với học sinh trung học thì chương trình học nặng về cả số môn học và với cả lượng kiến thức khổng lồ. Môn Hoá học cũng thế kiến thức nhiều mà đòi hỏi các em phải học nhớ rất kỹ thì mới có thể làm bất cứ dạng bài tập nào. 
 Nhiều học sinh không thể phân biệt được các dạng bài tập và không nhớ nổi các phương pháp giải bài toán. Nhiều học sinh còn tình trạng luời học , không xác định được mục đích học tập nên mất gốc ngay từ đầu nên khi học phần hoá hữu cơ cảm thấy vô cùng phức tạp. 
III. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Đưa ra được các phương pháp giải bài tập nhận biết truyền đạt tới học sinh để khi học sinh gặp bất kỳ bài tập phân biệt nào cũng biết nhận dạng và nhớ phản ứng đặc trưng của các chất để làm. 
 	2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Trước tiên phải dạy cho các em biết về : Phương pháp trình bày một lời giải về nhận biết
* Bước 1: Lấy mẫu thử.
* Bước 2: Chọn thuốc thử (tuỳ thuộc yêu cầu đề bài yêu cầu: Thuốc thử tuỳ chọn, hay hạn chế, hay không dùng thuốc thử bên ngoài,...).
* Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện tượng) rút ra kết luận đã nhận được hoá chất nào.
* Bước 4: Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
Ta thấy rằng bước 2 là quan trong nhất học sinh phải xác định được phải dùng thuốc thử nào, cách làm nào để phân biệt được. Muốn vậy các em phải nắm rõ phản ứng đặc trưng mà các em có thể tìm hiểu qua các bảng mà tôi cung cấp sau:
 a . NHẬN BIẾT CÁC CHẤT HỮU CƠ (Tổng quát)
Chất muốn nhận biết
Thuốc thử
Hiện 
tượng 
Phản ứng
Hợp chất có liên kết 
C =C 
hay - C º C 
dd Brom
Phai màu 
nâu đỏ
CnH2n + Br2 ® CnH2n Br2
CnH2n-2+ 2Br2 ® CnH2n Br4
Phenol
dd Brom
Kết 
tủa 
trắng
Anilin
Hợp chất có liên kết 
C = C
dd KMnO4
Phai 
màu 
tím
3CH2 = CH2 + 2KMnO4 + 4H2O 
 ® 3HOCH2-CH2OH + 2MnO2 + 2KOH
- C º C -
3CHºCH+8KMnO4 ® 3HOOC-COOH + 8MnO4¯+8KOH
Ankyl benzen
Ankin có liên kết ba đầu mạch
dd AgNO3 trong
NH3 (Ag2O)
Kết tủa 
vàng nhạt
R-CºC-H + Ag[(NH3)2]OH ® R-CºC-Ag¯ + H2O + 2NH3
Hợp chất có nhóm 
– CH = O:
Andehit, glucozo, mantozo
Kết tủa Ag (phản ứng tráng bạc) 
R - CH = O + 2Ag[(NH3)2]OH
 ® R - COONH4 + 2Ag¯ + H2O + 3NH3­
CH2OH-(CHOH)4-CHO + Ag2O 
 CH2OH-(CHOH)4-COOH + 2Ag¯
(Phản ứng này nhận biết nước tiểu bệnh tiểu đường có chứa glucozơ)
Axit fomic
HCOOH+2Ag[(NH3)2]OH®(NH4)2CO3 + 2Ag¯ +H2O+2NH3
Hay: HCOOH + Ag2O ®CO2 + 2Ag¯ + H2O
Este formiat 
H – COO – R
HCOOR+2Ag[(NH3)2]OH®(NH4)2CO3 + 2Ag¯ +ROH+2NH3
Hợp chất có nhóm –CH= O
Cu(OH)2
¯ Cu2O đỏ gạch
R-CHO + 2Cu(OH)2 RCOOH + Cu2O¯ + 2H2O
Ancol đa chức (có ít nhất 2 nhóm – OH gắn vào 2 C liên tiếp)
Tạo dd màu xanh lơ trong suốt
Anđehit 
dd NaHSO3 bảo hòa
Kết tủa dạng kết tinh
R - CHO + NaHSO3 ® R - CHOH - NaSO3¯
Metyl xêton
Hợp chất có H linh động: axit, Ancol, phenol
Na, K
Sủi bọt khí không màu
2R - OH 	+ 	2Na 	®	 2R - ONa 	+ H2­ 
2R - COOH 	+ 	2Na 	® 2R - COONa 	+ H2­ 
2C6H5 - OH 	+ 	2Na 	® 2C6H5 - ONa 	+ H2
 b. NHẬN BIẾT CÁC CHẤT HỮU CƠ (Cụ thể)
Chất 
Thuốc thử
Hiện tượng 
Phản ứng
Ankan
Cl2/ás
Sản phẩm sau PƯ làm hồng giấy quỳ ẩm
CnH2n+2 + Cl2 ® CnH2n+1Cl +HCl
Anken
dd Br2
Mất màu 
CnH2n + Br2 ® CnH2n Br2
dd KMnO4
mất màu 
3CnH2n + 2KMnO4 + 4H2O ® 3CnH2n(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH
Khí Oxi 
Sp cho pứ tráng gương
2CH2 = CH2 + O2 CH3CHO
Ankađien
dd Br2
Mất màu
CnH2n-2 + 2Br2 ® CnH2nBr4
Ankin
dd Br2
Mất màu 
CnH2n-2 + 2Br2 ® CnH2nBr4
dd KMnO4
mất màu 
3CHºCH+8KMnO4 ® 3HOOC-COOH + 8MnO4¯+8KOH
AgNO3/NH3 (có nối 3 đầu mạch)
kết tủa màu vàng nhạt
HC º CH + 2[Ag(NH3)2]OH ® Ag - C º C - Ag¯ + 2H2O + 4NH3
R-C º C-H + [Ag(NH3)2]OH ® R-C º C-Ag¯ + H2O + 2NH3
dd CuCl trong NH3
kết tủa màu đỏ
CH º CH + 2CuCl + 2NH3 ® Cu - C º C - Cu¯ + 2NH4Cl
R - C º C - H + CuCl + NH3 ® R - C º C - Cu¯ + NH4Cl
Toluen
dd KMnO4, t0
Mất màu
Stiren
dd KMnO4
Mất màu
Ancol
Na, K
­ không màu
2R - OH 	+ 	2Na 	®	 2R - ONa 	+ H2­ 
Ancol
bậc I
CuO (đen)
t0
Cu (đỏ),
Sp cho pứ tráng gương
R - CH2 - OH + CuO R - CH = O + Cu + H2O
R - CH = O + 2Ag[(NH3)2]OH 
 ® R- COONH4 + 2Ag¯ + H2O + 3NH3
Ancol 
bậc II
CuO(đen) t0
Cu (đỏ),
Sp không pứ tráng gương
R - CH2OH - R¢ + CuO R - CO - R¢ + Cu + H2O
Ancol
đa chức
Cu(OH)2
dung dịch màu xanh lam
Anilin
nước Brom
Tạo kết tủa trắng
Anđehit
AgNO3 trong NH3
¯ Ag trắng
R - CH = O + 2Ag[(NH3)2]OH
 ® R - COONH4 + 2Ag¯ + H2O + 3NH3­
Cu(OH)2
NaOH, t0
¯ đỏ gạch
RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH RCOONa + Cu2O¯ + 3H2O
dd Brom
Mất màu
RCHO + Br2 + H2O ® RCOOH + 2HBr
Andehit no hay ko no đều làm mất màu nước Br2 vì đây là phản ứng oxi hóa khử. Muốn phân biệt andehit no và không no dùng dd Br2 trong CCl4, môi trường CCl4 thì Br2 không thể hiện tính oxi hóa nên chỉ phản ứng với andehit không no
Chất 
Thuốc thử
Hiện tượng 
Phản ứng
Axit cacboxylic
Quì tím
Hóa đỏ
­ CO2
2R - COOH + Na2CO3 ® 2R - COONa + CO2­ + H2O
Aminoaxit
Hóa xanh
Hóa đỏ
Không đổi
Số nhóm - NH2 > số nhóm - COOH 
Số nhóm - NH2 < số nhóm - COOH
Số nhóm - NH2 < số nhóm - COOH
­ CO2
2H2N-R-COOH + Na2CO3 ® 2H2N-R-COONa + CO2­ + H2O
Amin
Quì tím
Hóa xanh
Glucozơ
Cu(OH)2
dd xanh lam 
2C6H12O6 + Cu(OH)2 ® (C6H11O6)2Cu + 2H2O
Cu(OH)2
NaOH, t0
¯ đỏ gạch
CH2OH - (CHOH)4 - CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH 
 CH2OH - (CHOH)4 - COONa + Cu2O¯ + 3H2O
AgNO3 / NH3
¯ Ag trắng
CH2OH - (CHOH)4 - CHO + 2Ag[(NH3)2]OH
 ® CH2OH-(CHOH)4-COONH4 + 2Ag¯ + H2O + 3NH3­
dd Br2
Mất màu 
CH2OH-(CHOH)4-CHO + Br2® CH2OH-(CHOH)4-COOH+2HBr
Saccarozơ
C12H22O11
Thuỷ phân
sản phẩm tham gia pứ tráng gương
C12H22O11 + H2O ® C6H12O6 + C6H12O6
	 Glucozơ	 Fructozơ 
Vôi sữa
Vẩn đục
C12H22O11 + Ca(OH)2 ® C12H22O11.CaO.2H2O
Cu(OH)2
dd xanh lam 
C12H22O11 + Cu(OH)2 ® (C12H22O11)2Cu + 2H2O
Mantozơ
C12H22O11
Cu(OH)2
dd xanh lam 
C12H22O11 + Cu(OH)2 ® (C12H22O11)2Cu + 2H2O
AgNO3/NH3
¯ Ag trắng
Thuỷ phân
sản phẩm tham gia pứ tráng gương
C12H22O11 + H2O ® 2C6H12O6 (Glucozơ) 
Tinh bột
(C6H10O5)n
Thuỷ phân
sản phẩm tham gia pứ tráng gương
(C6H10O11)n + nH2O ® nC6H12O6 (Glucozơ) 
ddịch iot
Tạo dung dịch màu xanh tím, khi đun nóng màu xanh tím biến mất, khi để nguôi màu xanh tím lại xuất hiện 
Chú ý:
Phân biệt lòng trắng trứng và hồ tinh bột: khi đun nóng:lòng trắng trứng khi đun nóng sẽ đông lại (chuyển về thể rắn như bạn vẫn thấy khi luộc trứng)của polipeptit,còn tinh bột khi đun nóng không chuyển về thể rắn mà tồn tại ở dạng keo nhớt,quắn.hai trạng thái này hoàn toàn khác nhau vi vậy có thể phân biệt bằng mắt thường. 
* Phân biệt mantozo và glucozo
Mặc dù matozơ là đi saccarit nhưng chỉ có một liên kết C-O ở gốc GLUCOZƠ thứ 2 mở vòng để trở về dạng anđehit được nên giống như GLUCOZƠ, MANTOZƠ tráng gương theo tỉ lệ 1:2 (1MOL GLUCOZƠ hay MATOZƠ cho 2mol Ag ).
Để phân biệt matozơ và glucozơ ta có thể làm như sau
Lấy cùng một khối lượng như nhau 2 chất đó cho tráng gương chất nào cho nhiều Ag hơn là glucozơ ! (Vì nGlucozơ=m/180 còn nMantozơ=m/342 mà!) nhưng lưu ý là không thực hiện phản ứng trong môi trường axit tránh sự thuỷ phân Mantozơ. 
* Phân biệt glucozo và fructozo:
Nhiều người nói rằng dùng dung dịch Br2 vì fructozo không phản ứng với nước Br2 nhưng có cách khác thay thế đó là dùng phản ứng đặc trưng khi glucozo chuyển thành Glutamic rồi cho tác dụng với Fe+ như đã nói ở trên 
* Phân biệt lòng trắng trứng
Lòng trắng trừng có thể nhận biết bằng Cu(OH)2 đã phản ứng với các nhóm peptit -CO-NH- cho sản phẩm có màu tím.
 * Chất vô cơ thường được nhận biết đầu tiên
 Ví dụ :CO2, SO2 làm đục vôi trong. cho qua Br2 để nhận biết SO2 làm mất màu brom
CO2,HCl làm đổi màu quỳ tím
Khi bài nhận biết có H2 trong đó ta phải nghĩ ngay tới trường hợp nhận biết H2 trước bằng phản ứng đốt, sản phẩm tạo H2O, cho qua Ca(OH)2 không tạo kết tủa còn các hợp chất HC khi cho đốt(sẽ tạo CO2) cho qua Ca(OH)2 thì sẽ sinh kết tủa CaCO3
c - MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP NHẬN BIẾT 
DẠNG 1: NHẬN BIẾT BẰNG THUỐC THỬ TỰ CHỌN
Phương pháp làm bài tập dạng này là ta có thể dùng bất cứ chất nào là phản ứng đặc trưng của chất để làm thuốc thử. Không giới hạn thuốc thử
 *Ví Dụ 
Câu 1: Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất lỏng mất nhãn sau:Viết các phương trình minh họa
(1) ancol etylic; (2) phenol; (3) axit axetic; (4) stiren; (5) benzen
Bài làm: Cách trình bày của một bài nhận biết như sau:
	+ Bước 1: Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử
 + Bước 2: 
-Cho quỳ tím vào các mẫu thử nếu
+ Quỳ hoá đỏ là 
+ không hiện tượng là các chất còn lại 
- Cho dd brom vào các mẫu thử còn lại nếu
+ thấy kết tủa trắng là phenol 
+ Mất màu dd brom là stiren 
+2 chất còn lại không hiện tượng gì,cho Na vào 2 mẫu thử còn lại nếu thấy có sủi bọt khí là ancol etylic
*** Khi học sinh đã biết các bước làm thì chỉ cần trình bày qua sơ đồ ( hay gọi là bản đồ tư duy)
Hướng dẫn cho học sinh :
 chất nb 
thuốc thử 
ancol etylic
Stiren
phenol
axit axetic
benzen
Quỳ tím 
(1)ko hiện tượng 
(1)ko hiện tượng 
(2)ko hiện tượng 
đỏ 
ko hiện tượng 
(2)
Cu(OH)2
Dd màu xanh lam
ko hiện tượng 
 + dd AgNO3
ko hiện tượng 
ko hiện tượng
 ↓trắng 
dd HNO3
¯ trắng
ko hiện tượng 
Phương trình: 
CHOH + 3Br ® CHBrOH¯ + 3HBr
C2H5OH + Na ® C2H5ONa + H­
C HCH=CH + Br ® C HCHB-CHBr
Câu 2: Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất mất nhãn sau:
(1) CH3COOH; (2) CH2=CH-COOH; (3) CH3-CH2-OH; (4) CH2=CH-CH2-OH
 Hướng dẫn: 
 chất nb 
thuốc thử 
CH3COOH
CH2=CHCOOH
 CH3-CH2-OH 
CH2=CH-CH2-OH 
Quỳ tím
 Hoá đỏ
(1)
 Hoá đỏ
(1)
ko hiện tượng 
(2)
ko hiệntượng 
(2)
Dd brom
(1)+(2)
Không hiện tượng 
mất màu
Không hiện tượng 
mất màu
Phương trình: CH2=CH-COOH + Br ® CH2Br-CHBr-COOH 
CH2=CH-CH2-OH + Br ® CH2Br-CHBr-OH 
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất sau: etilen glicol; propan-2-ol; phenol; stiren; anđehit axetic
Hướng dẫn
 chất nb 
thuốc thử 
Etylenglycol
Propan -2-ol
phenol
stiren
Anđehit axetic
Na
 Có khí bay lên(1)
 Có khí bay lên
(1)
ko hiện tượng 
(2)
ko hiệntượng 
(2)
ko hiện tượng 
(2)
Cu(OH)2
Dd màu xanh lam
ko hiện tượng 
 + dd AgNO3
ko hiện tượng 
ko hiện tượng
 ↓trắng 
dd HNO3
¯ trắng
ko hiện tượng 
Phương trình: 
CH4(OH)2 + Na ® CH4(ONa) + H
CHOH + 3Br ® CHBrOH¯ + 3HBr
C3H7OH + Na ® C3H7ONa + H­
2CHO + Cu(OH) ® (CHO)Cu + 2HO
CH3 CH = O + 2Ag[(NH3)2]OH® CH3 - COONH4 + 2Ag¯ + H2O + 3NH3­
Câu 4: Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất sau: pent-2-en, pent-1-in, toluen ,metanol ,bezen, Pent-2-en, pent-1-in, toluen ,metanol ,benzen
Hướng dẫn
 chất nb 
thuốc thử 
Pent-2-en
benzen
toluen
metanol	
Pent-1-in
+ dd 
AgNO3
ko hiện tượng
 ko hiện tượng 
ko hiện tượng 
ko hiệntượng 
kết tủa vàng 
Na
Dd màu xanh lam
ko hiện tượng 
Không hiện tượng 
Có khí bay lên
KMnO4
mất màu ở đk thường
Không hiện tượng
mất màu khi đun nóng 
phương trình: 
C3H7-C º C-H + [Ag(NH3)2]OH ®C3H7-C º C-Ag¯ + H2O + 2NH3
3C5H10 + 2KMnO4 + 4H2O ® 3CnH2n(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH
2CH3- OH 	+ 	2Na 	®	 2CH3 - ONa 	+ H2­ 
CHCH +2KMnO ® CHCOOK+2MnO +KOH +HO 	
Câu 5: Dùng phương pháp hóa học phân biệt các chất lỏng: CH3COOH, glucozơ, C6H5NH2, CH3COOCH3.
Bài làm
Từ đề bài, học sinh cần phân tích được các chất theo thứ tự là: axit, glucozơ là C6H12O6, amin, este. Từ đó lựa chọn thuốc thử đề phân biệt.
- Cho quỳ tím vào 4 chất
 Chất làm quỳ tím hóa đỏ là CH3COOH, 3 chất còn lại không hiện tượng
- Cho dung dịch Brom vào 3 chất
 Chất có kết tủa trắng là C6H5NH2, 2 chất còn lại không hiện tượng
C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 + 3HBr
- Cho Cu(OH)2 vào 2 chất
 Chất làm tan kết tủa tạo dung dịch màu xanh lam là glucozơ, chất không hiện tượng là CH3COOCH3
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
Câu 6:phương pháp hóa học phân biệt các chất lỏng: saccarozơ, C2H5NH2, anilin, Tinh bột.
Bài làm
- Cho dung dịch iot vào 4 chất
 Chất xuất hiện hợp chất màu xanh tím là tinh bột, 3 chất còn lại không hiện tượng
- Cho quỳ tím vào 3 chất
 Chất làm quỳ tím hóa xanh là C2H5NH2, 2 chất cò lại không hiện tượng.
- Cho Cu(OH)2 vào 2 chất
 Chất làm tan kết tủa tạo dung dịch màu xanh lam là saccarozơ, chất không hiện tượng là anilin (C6H5NH2).
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
Câu 7: Dùng phương pháp hóa học phân biệt các chất lỏng: C2H5COOCH3, CH3CHO, glixerol, etanol.
Bài làm
- Cho dd AgNO3/NH3 vào 4 chất
 Chất có kết tủa bạc là CH3CHO, 3 chất còn lại không hiện tượng.
 CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
- Cho Cu(OH)2 vào 3 chất
 Chất làm tan kết tủa tạo dung dịch màu xanh lam là glixerol, 2 chất còn lại không hiện tượng.
 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2]2Cu + 2H2O
- Cho kim loại Na vào 2 chất
 Chất có sủi bọt khí là etanol, chất không hiện tượng là C2H5COOCH3
C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2H2
Câu 8: Dùng phương pháp hóa học phân biệt các chất lỏng: C6H12O6, C6H5NH2, H2NCH2COOH, C2H5COOH.
Bài làm
- Cho quỳ tím vào 4 chất
 Chất làm quỳ tím hóa đỏ là C2H5COOH, 3 chất còn lại không làm quỳ tím đổi màu.
- Cho Cu(OH)2 vào 4 chất
 Chất làm tan kết tủa tạo dung dịch màu xanh lam làC6H12O6, 2 chất còn lại không hiện tượng
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
- Cho nước Brom vào 2 chất còn lại
 Chất có kết tủa trắng là C6H5NH2, chất còn lại không hiện tượng
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr
Trên đây là lí thuyết cần nắm và một số bài tập nhận biết để học sinh tham khảo. Khi đã nắm vững lí thuyết, các em sẽ thấy các bài tập nhận biết là một dạng bài tập tương đối đơn giản và dể làm.
* BÀI TẬP ÁP DỤNG 
Câu 1: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất khí mất nhãn:
(1) etan; (2) etilen; (3) axetilen; (4) SO2; (5) NH3
Câu 2: Nhận biết các chất lỏng mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học:
(1) etilen glicol ; (2) benzen ; (3) axit axetic ; (4) phenol 
Câu 3: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các hoá chất sau:
1. axetien,metan ,propen,toluen 
2. glixeron, ancol etylic,benzen, stiren
3. but-1-in, but-2-in, butan, etanol , etylen glicol
4. pent-2-en, pent-1-in, toluen ,metanol ,bezen, 
5. amoniăc , etin, etan,cacbonic, propen
Dạng 2: TRƯỜNG HỢP GIỚI HẠN THUỐC THỬ
Bước 1: chọn thuốc thử nào thử được nhiều chất nhất 
Bước 2: Nếu vẫn chưa nhận biết được hết, lấy hoá chất vừa nhận được làm thuốc thử để thử tiếp đến khi nào nhận biết hết thì thôi.
- Một số thuốc thử hay gặp : dd AgNO3/NH3, Cu(OH)2, đôi khi còn là quỳ tím
* Ví Dụ 
Câu 1: Chỉ dùng 1 hoá chất làm thuốc thử hãy nhận biết các hoá chất sau: anilin, axit acrylic, và etanol
Giải
Cho dd Brom vào từng mẫu thử nếu thấy : 
+ xuất hiện kết tủa trắng là anilin.
+ Dd brom bi nhạt màu là axit acrylic
CH2=CH – COOH + Br2 → CH2Br – CHBr – COOH
Không thấy hiện tượng gì là etanol
Câu 2: chỉ dùng 1 hoá chất làm thuốc thử hãy nhận biết các hoá chất sau: 
CH3COOH, H2N – CH2 –COOH , H2N – CH2

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_giai_bai_tap_nhan_biet_c.doc