SKKN Kinh nghiệm hình thành kỹ năng thương thuyết, giải quyết mâu thuẩn cho học sinh lớp chủ nhiệm 10 C10 – Trường THPT Tĩnh Gia 3 nhằm phòng, chống bạo lực học đường hiệu quả

SKKN Kinh nghiệm hình thành kỹ năng thương thuyết, giải quyết mâu thuẩn cho học sinh lớp chủ nhiệm 10 C10 – Trường THPT Tĩnh Gia 3 nhằm phòng, chống bạo lực học đường hiệu quả

Giáo dục là quốc sách của Nhà nước ta. Việc phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu mục tiêu đối với giáo dục phổ thông là “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.[2]

Theo mục tiêu trên của Đảng, thế hệ học sinh Việt Nam trong thời đại mới phải được giáo dục và phát triển toàn diện. Bên cạnh việc phát triển trí tuệ, thể chất, Đảng chú trọng việc giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh. Chỉ thị số 2919 /CT-BGDDT ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục cũng nhấn mạnh: “Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong nhà trường; thực hiện tốt hoạt động chào cờ, hát quốc ca trong các cơ sở giáo dục; chú trọng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả ”[1]

Thực hiện chủ trương của Đảng và ngành Giáo dục, các trường phổ thông trên cả nước đã có nhiều nổ lực trong việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tạo điều kiện để học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận, giáo dục phổ thông trong thời gian qua cũng còn tồn tại một số hạn chế cần được giải quyết. Trong đó, bạo lực học đường là một trong những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. Thực tế ở một số địa phương, bạo lực học đường có xu hướng trở thành “vấn nạn” với những hình thức biểu hiện phong phú và gây nên nhiều hậu quả đối với nạn nhân của tình trạng này.

 

doc 20 trang thuychi01 5201
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm hình thành kỹ năng thương thuyết, giải quyết mâu thuẩn cho học sinh lớp chủ nhiệm 10 C10 – Trường THPT Tĩnh Gia 3 nhằm phòng, chống bạo lực học đường hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM HÌNH THÀNH KỸ NĂNG THƯƠNG THUYẾT, GIẢI QUYẾT MÂU THUẨN CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM 10 C10 – TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3 NHẰM PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG HIỆU QUẢ.
THANH HÓA, NĂM 2019
Người thực hiện: Nguyễn Văn Đạt
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
MỤC LỤC
 Nội dung	 Trang
1. Mở đầu..	1
1.1. Lí do chọn đề tài.	2	
1.2. Mục đích nghiên cứu..	2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....	2
1.4. Phương pháp nghiên cứu....	2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ...	2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....	2
2.1.1. Mâu thuẩn xã hội – khái niệm, nguyên nhân và hậu quả...........................	2
2.1.2. Kỹ năng thương thuyết, giải quyết mâu thuẩn....................................	3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....	3
2.3. Kinh nghiệm hình thành kỹ năng thương thuyết, giải quyết mâu thuẩn cho học sinh lớp chủ nhiệm 10 C10 – trường THPT Tĩnh Gia 3 nhằm phòng, chống bạo lực học đường hiệu quả....................................................	4
2.3.1. Hoạt động 1: Khởi động và giới thiệu.................................................	4
2.3.2. Hoạt động 2: Những hậu quả đáng buồn.............................................	5
2.3.3. Hoạt động 3: Những nhân tố bí ẩn......................................................	6
2.3.4. Hoạt động 4: Chiến lược giải quyết mâu thuẩn...................................	8
2.3.5. Hoạt động 5: Bí quyết kìm chế căng thẳng.........................................	10
2.3.6. Hoạt động 6: Tổng kết.........................................................................	12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường............	13
3. Kết luân, kiến nghị .	14
3.1. Kết luận..	14
3.2. Kiến nghị................................................................................................	15
Tài liệu tham khảo.........................................................................................	16
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng khoa học Ngành đánh giá từ loại C trở lên...............................................................................	16
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục là quốc sách của Nhà nước ta. Việc phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu mục tiêu đối với giáo dục phổ thông là “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống,  năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.[2]
Theo mục tiêu trên của Đảng, thế hệ học sinh Việt Nam trong thời đại mới phải được giáo dục và phát triển toàn diện. Bên cạnh việc phát triển trí tuệ, thể chất, Đảng chú trọng việc giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh. Chỉ thị số 2919 /CT-BGDDT ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục cũng nhấn mạnh: “Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong nhà trường; thực hiện tốt hoạt động chào cờ, hát quốc ca trong các cơ sở giáo dục; chú trọng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả”[1]
Thực hiện chủ trương của Đảng và ngành Giáo dục, các trường phổ thông trên cả nước đã có nhiều nổ lực trong việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tạo điều kiện để học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận, giáo dục phổ thông trong thời gian qua cũng còn tồn tại một số hạn chế cần được giải quyết. Trong đó, bạo lực học đường là một trong những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. Thực tế ở một số địa phương, bạo lực học đường có xu hướng trở thành “vấn nạn” với những hình thức biểu hiện phong phú và gây nên nhiều hậu quả đối với nạn nhân của tình trạng này.
Là giáo viên đã nhiều năm phụ trách công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy, giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Bởi đối với nhiều học sinh, giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người thầy đồng hành cùng các em tiếp cận những chân lí khoa học, mà còn là một người bạn, một chuyên gia tư vấn rất được tin tưởng. Với sức ảnh hưởng đó, giáo viên chủ nhiệm có thể kịp thời định hướng, giúp học sinh hình thành một số kỹ năng điều chỉnh thái độ, hành vi ứng xử cho đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội và quy định của pháp luật.
Xuất phát từ những lí do trên, qua nhiều năm phụ trách công tác chủ nhiệm, tôi muốn đóng góp “Kinh nghiệm hình thành kỹ năng thương thuyết, giải quyết mâu thuẩn cho học sinh lớp chủ nhiệm 10 C10 – trường THPT Tĩnh Gia 3 nhằm phòng, chống bạo lực học đường hiệu quả”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trang bị cho học sinh một số kỹ năng thương thuyết, giải quyết những mâu thuẩn phát sinh trong quá trình học tập, qua đó, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả, hình thành một môi trường giáo dục thân thiện, tích cực.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, tổng kết vấn đề hình thành kỹ năng thương thuyết, giải quyết mâu thuẩn cho học sinh lớp chủ nhiệm 10C10 – trường THPT Tĩnh Gia 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: 
Đề tài kết hợp phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các nghiên cứu lý luận về kỹ năng thương thuyết, giải quyết mâu thuẩn, những hành vi bạo lực học đường...
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Đối với học sinh: Điều tra kỹ năng thương thuyết, giải quyết những mâu thuẩn trong học tập và cuộc sống thông qua việc phỏng vấn, giải quyết tình huống giả định....
Đối với giáo viên: Tìm hiểu quan điểm của giáo viên về việc hình thành cho học sinh những kỹ năng thương thuyết, giải quyết những mâu thuẩn nhằm phòng chống tình trạng bạo lực học đường.
 - Phương pháp thống kê, sử lí số liệu: 
Tiến hành thống kê, sử lí số liệu về thực trạng và tính khả thi của đề tài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Mâu thuẩn xã hội – khái niệm, nguyên nhân và hậu quả
	- Khái niệm: “Mâu thuẩn xã hội là mâu thuẫn giữa những con người. Mâu thuẩn xã hội được đặc trưng bằng sự đối lập các lợi ích và quan điểm; được biểu hiện bằng các hành vi đụng độ, xô xát giữa các cá nhân, các nhóm, các tầng lớp xã hội”. [4]
	- Nguyên nhân: Trong cuộc sống, mâu thuẩn xã hội thường nảy sinh từ những nguyên nhân sau:
Do khác nhau về suy nghĩ, quan điểm và phản ứng đối với cùng một tình huống, sự vật, hiện tượng.
	Do có khác biệt về mong muốn, nhu cầu về lợi ích cá nhân.
	Do hạn chế về cách nhìn nhận sự việc, chỉ xuất hát từ ý muốn, suy nghĩ chủ quan của mình mà không thừa nhận, tôn trọng suy nghĩ của người khác.
	Những kiểu tư duy hiếu thắng, trả thù, gây hấn, ích kỹ bản thân, không cần quan tâm tới hậu quả, không quan tâm tới suy nghĩ của người khác
	Do cách thể hiện ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi không phù hợp hoặc thiếu thiện chí của cả hai bên [4].
	- Hậu quả: Khi mâu thuẩn xẩy ra, nếu học sinh không biết cách giải quyết tích cực thì rất dễ dẫn tới những hậu quả tiêu cực. Các em có thể cáu giận với bạn bè, khó chịu với mọi người. Các em để sự tức giận đeo đẳng mình, từ đó, ảnh hưởng không tốt tới trạng thái tâm lý và sức khỏe tinh thần. Các em cũng có thể bị trừng phạt hoặc trả thù. Đôi khi, từ những sự việc rất nhỏ lại dẫn đến các hậu quả lớn như mất quan hệ, thậm chí đổ máu hoặc có án mạng.
2.1.2. Kỹ năng thương thuyết, giải quyết mâu thuẩn
	Khi đối mặt với mâu thuẩn, mỗi người cần biết giải quyết một cách hòa bình thông qua kỹ năng thương thuyết. “Thương thuyết là hành vi và quá trình mà trong đó hai hay nhiều bên tiến hành trao đổi, trảo luận về các mối quan tâm chung và những điểm còn bất đồng, để đi đến một thỏa thuận thống nhất”[5].
	Để thương thuyết, giải quyết mâu thuẩn thành công, cần nắm vững một số nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, hiểu rõ nguồn gốc vấn đề, tích cực nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau để thấy được điểm mấu chốt của vấn đề là gì. Để tìm được phương pháp giải quyết một cách khoa học một vấn đề bất kỳ dù lớn hay nhỏ thì trước hết phải hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề đó. Việc tìm ra được nguồn gốc nguyên nhân vấn đề là cơ sở để đưa ra giải pháp tốt xử lý vấn đề hiệu quả.
Thứ hai, tự tin, tích cực và thân thiện trong quá trình thương thuyết. Điều này giúp đối tác cảm nhận được sự tôn trọng, trân thành, từ đó tạo không khí thuận lợi để giải quyết thành công vấn đề bằng phương pháp hòa bình. 
Thứ ba, luôn duy trì thái độ bình tĩnh. Sự bình tĩnh là cơ sở để đưa ra những quyết định sáng suốt, đúng đắn, tìm lối thoát nếu cuộc thương thuyết đi vào bề tắc.[5] 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Tĩnh Gia 3 (xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia) đóng trên địa bàn của khu kinh tế Nghi Sơn. Khu vực tuyển sinh của Nhà trường là những xã đang có chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Bên cạnh những tác động tích cực, quá trình này cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lí học sinh của Nhà trường. Một bộ phận học sinh hấp thụ lối sống không chuẩn mực, cách hành xử thô bạo, thiếu kìm chế từ những hiện tượng đáng lên án trên mạng xã hội. Từ đó, các em có thói quen dùng bạo lực để giải quyết những mâu thuẩn phát sinh trong trường, lớp học.
	Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy giáo viên chủ nhiệm tại trường THPT Tĩnh Gia 3 đã có nhiều cố gắng trong công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, đặc biệt là kỹ năng giải quyết những vấn đề tồn tại trong môi trường giáo dục cho học sinh. Tuy nhiên, các giáo viên chủ nhiệm chưa đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề giúp học sinh hình thành kỹ năng thương thuyết, giải quyết mâu thuẩn nhằm phòng chống bạo lực học đường hiệu quả. Do đó, trong những năm học trước, tình trạng bạo lực học đường vẫn chưa được giải quyết triệt để tại trường THPT Tĩnh Gia 3.
Năm học 2018 – 2019, Ban Giám hiệu trường THPT Tĩnh Gia 3 phân công nhiệm vụ cho tôi chủ nhiệm lớp 10 C10. Đây là lớp có chất lượng đầu vào thấp hơn so với các lớp thuộc “tốp” đầu. Nhiều học sinh lớp 10 C10 không chỉ hạn chế về năng lực học tập mà còn hạn chế về kỹ năng giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là những mâu thuẩn nảy sinh trong quá trình học tập. Thực tế cuộc khảo sát đầu năm học 2018 - 2019 do tôi tiến hành tại lớp 10 C10 cho thấy, 100% học sinh đều muốn giải quyết mâu thuẩn bằng biện pháp hòa bình. Tuy nhiên, chỉ có 04 trên tổng số 43 học sinh của lớp đưa ra được một số kỹ năng thương thuyết cơ bản để giải quyết mâu thuẩn, 39 học sinh còn lại tỏ ra lúng túng, thiếu kỹ năng thương thuyết. Thậm trí, một số học sinh không hình dung được hoạt động thương thuyết là gì. 
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên là trong một thời gian dài, nhà trường chú trọng giáo dục về kiến thức các môn học trong chương trình phổ thông, chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Mặt khác, học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 sinh sống ở địa bàn nông thôn, ít có điều kiện tiếp cận với các hoạt động giáo dục kỹ năng sống như học sinh phổ thông ở những thành phố lớn. Trong khi đó, các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa có cán bộ chuyên trách công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh... 
Trước thực trạng trên, việc hình thành cho học sinh một số kỹ năng thương thuyết, giải quyết mâu thuẩn nhằm phòng chống bạo lực học đường hiệu quả là một yêu cầu cấp thiết.
2.3. Kinh hình thành kỹ năng thương thuyết, giải quyết mâu thuẩn cho học sinh lớp chủ nhiệm 10 C10 – trường THPT Tĩnh Gia 3 nhằm phòng, chống bạo lực học đường hiệu quả.
	Để hình thành cho học sinh kỹ năng thương thuyết, giải quyết mâu thuẩn một cách hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm có thể thông qua các tiết sinh hoạt lớp, dẫn dắt học sinh trải nghiệm qua các hoạt động. Nhằm gây hứng thú cho học sinh, giáo viên đặt cho mỗi hoạt động một tên gọi cụ thể. Tùy thuộc vào dung lượng thông tin cần truyền tải trong mỗi hoạt động, giáo viên lựa chọn số lượng hoạt động phù hợp với thời gian 45 phút của tiết sinh hoạt. Sau đây là một số hoạt động cơ bản giáo viên cần tiến hành để hình thành kỹ năng thương thuyết, giải quyết mâu thuẩn cho học sinh.
2.3.1. Hoạt động 1: Khởi động và giới thiệu
- Mục đích: Giúp các em có tâm lí vui vẽ, thoải mái và làm quen với chủ đề của bài học về “Tư duy tích cực – giải quyết mâu thuẩn”.
- Cách thức tiến hành:
Giáo viên bắt đầu hoạt động này bằng việc hỏi các em đã bao giờ các em gặp phải tình huống căng thẳng, tức giận trong cuộc sống chưa? Có bao giờ các em gặp mâu thuẩn và xung đột không. Giáo viên khích lệ một số em chia sẽ, trao đổi.
Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp cận với bài học hôm nay bằng một trò chơi có tên là Ai mạnh – Ai giỏi [Phụ lục 01]
Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên đề nghị các em ngồi vòng tròn và chia sẽ cảm nhận, suy nghỉ của mình về trò chơi. Giáo viên khích lệ các em nói ra những nhận xét của mình về về cách nên làm và cách không nên làm được thể hiện trong trò chơi.
Liên hệ giữa trò chơi và bài học, giáo viên nhấn mạnh với học sinh rằng, trong thực tế cuộc sống, nhiều khi chúng ta cố gắng thể hiện quyền lực của mình một cách quá mức mà không nhận ra rằng mình cần phải hợp tác và thương lượng với bạn bè, những người xung quanh để đạt được mục đích tốt đẹp. 
Thông qua hoạt động trên, giáo viên dẫn dắt, giới thiệu với học sinh về chủ đề bài học. Giáo viên lưu ý nhấn mạnh mục đích của bài học và mong muốn các em tích cực trao đổi, chia sẽ và tham gia vào các hoạt động.
2.3.2. Hoạt động 2: Những hậu quả đáng buồn
	- Mục đích: Giúp học sinh nhận thức được những hậu quả không hay, đáng buồn khi không kiểm soát được bản thân và giải quyết mâu thuẩn bằng bạo lực.
- Cách thức tiến hành:
	Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu chuyện đã được chia sẽ trên mạng Internet hoặc truyền hình về việc học sinh giải quyết mâu thuẩn bằng bạo lực. Nếu có điều kiện, giáo viên có thể trình chiếu một số hình ảnh hoặc clips minh họa (Hình 01). Chú ý tránh những hình ảnh quá nhạy cảm hoặc phản cảm (hở thân, đánh nhau quá tàn bạo,).
Hình 01. Một số hình ảnh minh họa về bạo lực học đường [3]
Giáo viên hỏi các em suy nghĩ gì về hình ảnh hoặc clips đó. Để học sinh tham gia vào hoạt động, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi gợi ý như: “Nguyên nhân nào dẫn đến mâu thuẩn?”, “Vì sao những bạn trong hình ảnh, clips trên lại chọn bạo lực để giải quyết mâu thuẩn?”, “Những hậu quả có thể xẩy ra khi giải quyết mâu thuẩn bằng bạo lực?” 	
Nếu có thời gian, giáo viên khích lệ học sinh kể một số câu chuyện mà các em biết, trong đó có xẩy ra mâu thuẩn, chửi mắng, đánh nhau. Giáo viên hướng dẫn các em tập trung vào nguyên nhân của mâu thuẩn, sự việc xẩy ra như thế nào và hậu quả để lại cũng như suy nghĩ, cảm xúc của các em. 
	Khi học sinh trao đổi, thảo luận, giáo viên ghi tóm tắt những từ khóa về hậu quả của việc giải quyết mâu thẩn bằng bạo lực do các em đưa ra. Ví dụ: Trầm cảm, tổn thương tâm lí, đau đớn, thương tật, chết chóc, tù tội, học kém....
Giáo viên nhấn mạnh, một trong những hậu quả nặng nề nhất mà bạo lực học đường gây ra đối với nạn nhân là những tổn thương sâu sắc và lâu dài về tâm lí. Giáo viên minh họa cho vấn đề này bằng câu chuyện của nữ sinh N.T.H.Y ở Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên xẩy ra vào tháng 04.2019. Sau khi bị nhóm năm học sinh đánh hội đồng ở giữa lớp học, giữa tiếng cổ vũ của nhiều học sinh khác và không nhận được sự can thiệp của các giáo viên, em Y. đã bị hoảng loạn tinh thần, phải nhập viện điều trị (Hình 02).
Hình 02. Học sinh N.T.H.Y phải nhập viện 
điều trị sau khi bị đánh hội đống [7]
Theo người thân của em Y, khi được xuất viện, Y. vẫn luôn ám ảnh với những cơn ác mộng, thường xuyên giật mình giữa đêm. Y. cũng không dám ra ngoài vì ngại ánh mắt của mọi người. 
Theo Tiến sỹ tâm lý Vũ Thu Hương, vết thương trên thân thể Y. sẽ lành nhưng nỗi đau, nỗi ám ảnh về việc bị lột quần áo trước bạn bè có thể sẽ theo Y. suốt cả cuộc đời [7].
	Kết thúc hoạt động, giáo viên khẳng định rằng, mâu thuẩn là chuyện thường xẩy ra trong cuộc sống và nó là bình thường, thậm trí là tích cực nếu chúng ta biết cách giải quyết đúng đắn. Song, nếu chúng ta dùng bạo lực để giải quyết thì sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc như trong những câu truyện trên.
2.3.3. Hoạt động 3: Những nhân tố bí ẩn
	- Mục đích: Giúp học sinh tự tìm hiểu và thống nhất những nguyên tắc về suy nghĩ, thái độ, hành vi khi giải quyết mâu thuẩn.
- Cách thức tiến hành:
	Giáo viên hỏi học sinh có ai biết trò chơi truyền hình “Nhân tố bí ẩn/ The X factors không? Sau đó, giáo viên gợi ý để cả lớp tham gia trò chơi tương tự mang tên “Những nhân tố bí ẩn” với các phương án, chiến lược giải quyết mâu thuẩn, xung đột trong cuộc sống.
	Giáo viên nêu một tình huống bất kì có thể dẫn đến mâu thuẩn. Ví dụ: Một bạn học sinh nghi ngờ một bạn khác đã nói xấu mình với cô giáo; hai bạn nam cùng thích một bạn nữ và muốn “loại bỏ đối thủ”,
	Sau đó, giáo viên đề nghị mỗi học sinh hãy suy nghĩ và viết ra thẻ giấy màu trắng bốn từ khóa mà mình nghĩ là quan trọng cần phải có để giúp giải quyết mâu thuẩn bằng con đường không bạo lực. Các từ đó có thể chỉ về những suy nghĩ, thái độ và hành vi của những đối tượng liên quan đến mâu thuẩn. Cả lớp thống nhất gọi đó là “những nhân tố bí ẩn”.
	Tiếp theo, giáo viên sử dụng kỹ thuật “kết nhóm” để giúp các em tạo nhóm nhanh. Giáo viên hô “kết nhóm, kết nhóm” và đề nghị học sinh hô “nhóm mấy, nhóm mấy?”. Giáo viên hô “kết đôi, kết đôi”. Khi đó, mỗi học sinh phải tìm cho mình một bạn bất kì. Sau đó, hai học sinh trong mỗi nhóm sẽ chia sẽ với nhau bốn “nhân tố bí ẩn” của mình và chọn ra bốn “nhân tố bí ẩn” chung của đôi bạn. Các nhân tố bí ẩn chung này có thể là những từ trùng nhau (nếu có) của hai em hoặc do hai em thỏa thuận, trao đổi với nhau chọn lựa từ các từ khóa mà hai em đã viết ra. Các “nhân tố bí ẩn” được thống nhất của các cặp đôi sẽ được viết trên thẻ giấy màu vàng.
	Trò chơi tiếp tục với hoạt động kết nhóm bốn. Hai em trong mỗi nhóm đôi phải tìm để kết với một nhóm đôi khác để tạo thành nhóm bốn người. Sau đó, các em cùng thảo luận để tìm ra bốn “nhân tố bí ẩn” chung của nhóm. Nếu lớp đông, có thể tiếp tục kết thành nhóm 8 người. Các nhóm mới dùng các màu giấy khác (xanh hoặc đỏ) để thể hiện “nhân tố bí ẩn” của nhóm mình. (Hình 03)
Hình 03. Nhóm thảo luận để tìm ra “nhân tố bí ẩn”[6]
	Sau khi trò chơi kết thúc, giáo viên đề nghị các nhóm chia sẽ những “nhân tố bí ẩn” mà nhóm cuối cùng của mình đưa ra. Giáo viên tổng hợp viết trên bảng hoặc giấy khổ Ao. Những nhân tố bí ẩn được nhiều nhóm lựa chọn sẽ được đánh dấu hoặc ghi chú số lần được lựa chọn.
	Giáo viên giúp cả lớp tổng kết hoạt động bằng cách nhấn mạnh rằng, để giải quyết mâu thuẩn mà không dùng bạo lực, chúng ta cần nhớ đến các “nhân tố bí ẩn” này. Giáo viên chú trọng một số từ khóa như: bình tĩnh, hợp tác, trao đổi, cởi mỡGiáo viên có thể bổ sung hoặc khích lệ học sinh bổ sung những “nhân tố bí ẩn” nếu thấy cần thiết nhưng chưa được đề cập.
	Giáo viên lưu ý các em rằng quá trình tìm “nhân tố bí ẩn” vừa rồi cũng là một trong những cách các em có thể linh hoạt áp dụng để giải quyết mâu thuẩn, trong đó các em: tôn trọng, lắng nghe ý kiến của bạn, chấp nhận suy nghĩ khác; trao đổi, thảo luận và thỏa thuận giải pháp cả hai bên cùng chấp nhận được
	Hoạt động trên không chỉ giúp các em hiểu phải có thái độ, hành vi thế nào để giải quyết mâu thuẩn mà còn là cơ hội thực hành việc trao đổi, thương thuyết giữa các em để tìm giải pháp chung là các “nhân tố bí ẩn”.
2.3.4. Hoạt động 4: Chiến lược giải quyết mâu thuẩn
 	- Mục đích: Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm nhằm giúp các em ý thức được các cách giải quyết

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_hinh_thanh_ky_nang_thuong_thuyet_giai_quyet.doc