SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn học hát lớp 5
Trong việc dạy học Âm nhạc phổ thông nói chung và ở tiểu học nói riêng, phân môn học hát có một vị trí quan trọng có thể nói học hát là phần chính trong bài học của bộ môn Âm nhạc.
Khi học một bài hát học sinh không chỉ phải thuộc được lời ca của bài hát mà còn phải hát theo giai điệu lời ca. Để làm được điều đó, học sinh không chỉ hát lại theo giáo viên một cách dập khuôn mà còn phải biết lắng nghe, quan sát thật kỹ (độ ngân dài - ngắn của âm thanh, độ cao - thấp của âm thanh) trên đàn để hát cho đúng. Ngoài ra khi hát những chỗ luyến, láy, móc giật cũng phải thể hiện thật chính xác. Điều quan trọng không kém trong bài học hát đó là phải biết thể hiện đúng tính chất, tình cảm của từng bài hát. Giáo viên không chỉ dạy bài hát đơn thuần mà còn có sự liên kết nội dung bài hát với các kiến thức liên quan mang tính kết hợp liên môn như: Văn học, Lịch sử, Địa lý. tích hợp môi trường để mở rộng hiểu biết cho học sinh. Bên cạnh đó, các em còn phải học cách vận động phụ hoạ theo bài hát như: Gõ đệm, vỗ tay theo bài hát, hay múa theo bài hát. Giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh múa những động tác phù hợp với bài hát đó, mà còn phải biết cách gợi mở cho các em tìm tòi các cách múa phụ hoạ khác mang tính sáng tạo và độc lập của riêng các em.
Dạy học hát là cả một quá trình quy tụ của mọi hoạt động môn Âm nhạc. Qua việc dạy hát, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển tư duy, kỹ năng, kỹ xảo, đòi hỏi khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, lắng nghe, ghi nhớ, bên cạnh đó còn giúp học sinh rèn luyện đức tính kiên trì nhẫn nại, có ý chí khắc phục khó khăn, có thói quen xét đoán có căn cứ, tính cẩn thận, chu đáo, cụ thể từng bước hình thành và phát triển rèn luyện thói quen, khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt có tính sáng tạo khắc phục cách suy nghĩ và làm lại theo giáo viên một cách máy móc, dập khuôn.
Môc lôc 1. më ®Çu Trang 1.1. Lý do chän ®Ò tµi. ...2. 1.2. Môc ®Ých nghiªn cøu...3. 1.3. Đèi tîng nghiªn cøu.. 3. 1.4. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu..3. 2. néi dung 2.1. C¬ së lí luËn .3.... 2.2. Thực trạng vấn đề 5..... 2.3. C¸c giải ph¸p ®· sử dụng. 6.... 2.4. HiÖu qu¶ cña s¸ng kiÕn kinh nghiÖm...16... 3. kÕt LUẬN, KIẾN NGHỊ a. Kết luận...........................17 b. Kiến nghị.....18... 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Trong việc dạy học Âm nhạc phổ thông nói chung và ở tiểu học nói riêng, phân môn học hát có một vị trí quan trọng có thể nói học hát là phần chính trong bài học của bộ môn Âm nhạc. Khi học một bài hát học sinh không chỉ phải thuộc được lời ca của bài hát mà còn phải hát theo giai điệu lời ca. Để làm được điều đó, học sinh không chỉ hát lại theo giáo viên một cách dập khuôn mà còn phải biết lắng nghe, quan sát thật kỹ (độ ngân dài - ngắn của âm thanh, độ cao - thấp của âm thanh) trên đàn để hát cho đúng. Ngoài ra khi hát những chỗ luyến, láy, móc giật cũng phải thể hiện thật chính xác. Điều quan trọng không kém trong bài học hát đó là phải biết thể hiện đúng tính chất, tình cảm của từng bài hát. Giáo viên không chỉ dạy bài hát đơn thuần mà còn có sự liên kết nội dung bài hát với các kiến thức liên quan mang tính kết hợp liên môn như: Văn học, Lịch sử, Địa lý... tích hợp môi trường để mở rộng hiểu biết cho học sinh. Bên cạnh đó, các em còn phải học cách vận động phụ hoạ theo bài hát như: Gõ đệm, vỗ tay theo bài hát, hay múa theo bài hát. Giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh múa những động tác phù hợp với bài hát đó, mà còn phải biết cách gợi mở cho các em tìm tòi các cách múa phụ hoạ khác mang tính sáng tạo và độc lập của riêng các em. Dạy học hát là cả một quá trình quy tụ của mọi hoạt động môn Âm nhạc. Qua việc dạy hát, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển tư duy, kỹ năng, kỹ xảo, đòi hỏi khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, lắng nghe, ghi nhớ, bên cạnh đó còn giúp học sinh rèn luyện đức tính kiên trì nhẫn nại, có ý chí khắc phục khó khăn, có thói quen xét đoán có căn cứ, tính cẩn thận, chu đáo, cụ thể từng bước hình thành và phát triển rèn luyện thói quen, khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt có tính sáng tạo khắc phục cách suy nghĩ và làm lại theo giáo viên một cách máy móc, dập khuôn. Nói như vậy, việc dạy học hát có một ý nghĩa giáo dục to lớn trong bộ môn Âm nhạc. Với chương trình thay sách mới, ở các lớp 1, 2, 3, học sinh học Âm nhạc trong môn nghệ thuật, việc học Âm nhạc ở các lớp đó chủ yếu là học bài hát kết hợp một số hoạt động. Đến lớp 5 Âm nhạc được tách riêng thành một bộ môn học có sách giáo khoa cho học sinh và sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên. Như vậy, lên lớp 5 việc học Âm nhạc của học sinh tiểu học đã chuyển sang một giai đoạn mới, có nhiều điểm khác biệt so với các lớp 1, 2, 3. Là một giáo viên đứng lớp và giảng dạy môn Âm nhạc tại trường tiểu học tôi nhận thấy chất lượng của phân môn học hát trong bộ môn Âm nhạc của nhà trường đang còn kém. Để nâng cao và đáp ứng chương trình hiện tại ở lớp 5, để đảm bảo chất lượng giáo dục, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong việc dạy học hát lớp 5. Chính vì thế tôi đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu ở sáng kiến này là: "Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn học hát lớp 5" 1.2. Mục đích nghiên cứu Qua những năm vừa qua, tôi đã trực tiếp giảng dạy tại trường tiểu học. Tôi đã và đang tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng trong việc dạy học hát lớp 5. Xác định mục đích của đề tài cần giải quyết một số nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu về dạy học hát cho học sinh lớp 5 nhằm giúp học sinh không những hát đúng, hát hay mà còn biết thể hiện được tính chất, tình cảm chứa đựng trong bài hát. - Qua việc dạy học hát, chỉ ra được cách giúp học sinh tìm hiểu và củng cố khả năng ghi nhớ nốt nhạc và ký hiệu âm nhạc. - Giáo viên phân tích và hướng dẫn cho học sinh thực hiện chính xác được các hoạt động kèm theo khi dạy học hát. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà tôi nghiên cứu: Giúp học sinh học tốt phân môn học hát của lớp 5. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Tôi sử dụng một số phương pháp chính như sau: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp quan sát, đàm thoại. - Phương pháp thực nghiệm và tổng hợp kinh nghiệm. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận Âm nhạc có một khả năng tác động đến con người một cách kì diệu, từ lúc sinh ra, nằm trên nôi tâm hồn trẻ đã được thổi lồng vào tiếng mẹ ru à ơi, đó là những âm thanh ban đầu đứa trẻ cảm nhận được và những phản ứng, xúc cảm ấy chính là những âm thanh với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ em. Bởi nó là những phương tiện tích cực trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nhiều mặt như: Thẩm mỹ, đạo đức, thể chất. Đối với học sinh tiểu học: Âm nhạc là một môn học tích cực vì sau khi các em ở mẫu giáo tất cả đều quen với hoạt động ca hát nên khi lên lớp 1, 2 học sinh vẫn quen với kiểu học như mầm non, thích được hát, được múa, được vui chơi, lớn lên một chút ý thức của các em được phát triển. Tâm lý thích được thể hiện vì thế môn học này hầu hết các em yêu thích. Quan hệ thẩm mỹ với nghệ thuật âm nhạc là sự phản ánh âm nhạc trong ý thức của cá nhân các em, đó là tập hợp những mối liên hệ có lựa chọn của các em đối với các tác phẩm âm nhạc và các hoạt động âm nhạc. Mục đích của giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển ở các em khả năng lĩnh hội cảm thụ và hiểu biết cái đẹp. Thực ra các em chưa có một sự cảm nhận như học sinh THCS hay PTTH, nhưng chúng sẽ cảm nhận được qua người giáo viên hướng cho học sinh của mình về những tính thẩm mỹ đó và người giáo viên làm được điều đó là sự thành công. Thứ hai, Âm nhạc nó là phương tiện hình thành phong cách đạo đức ở trẻ em, đôi khi tác động này còn mạnh hơn lời khuyên hay lời ra lệnh nghiêm khắc. Các tác phẩm Âm nhạc ca ngợi thiên nhiên, đất nước, con người qua sự giới thiệu của giáo viên đã tạo cho các em tình yêu quê hương, tổ quốc, lòng biết ơn những người đã cống hiến, hi sinh cho Tổ quốc. Hay qua các làn điệu dân ca các em càng thêm tự hào và tình yêu quê hương thêm nồng nàn. Nói chung qua những tiết học hát đã tạo nên niềm vui, sự phấn khởi chung trong khi biểu diễn hát múa, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn. Điều này nghĩa là giáo dục ý chí hội nhập với cộng đồng và là phương tiện thúc đẩy phát triển trí tuệ và thể chất cho các em. Cũng như các loại hình nghệ thuật khác Âm nhạc có ý nghĩa nhận thức nhiều hiện tượng đời sống được phản ánh trong tác phẩm Âm nhạc, làm phát triển thêm vốn hiểu biết cho các em về xã hội, tự nhiên. Âm nhạc trong nhà trường tiểu học tạo điều kiện phát triển chung cho nhân cách các em. Mối liên hệ giữa tất cả các mặt của giáo dục trong đó có Âm nhạc tạo điều kiện phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ, thể chất, đạo đức. Dạy học sinh học hát một bài hát, giáo viên phải giải quyết hai vấn đề then chốt: - Làm cho học sinh nắm được và thực hiện chính xác các bước cần thiết của quá trình học hát và rèn luyện nhân cách thực hiện các bước đó một cách thành thạo. - Giúp các em biết vận dụng các khả năng, năng lực, năng khiếu mà mình vốn có để cảm thụ âm nhạc và thể hiện nó thích hợp với từng bài hát với từng tính chất, giai điệu khác nhau. *Quy trình học hát một bài hát được nêu ra các bước sau: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm. + Hát mẫu bài hát. + Đọc lời ca theo tiết tấu. + Khởi động giọng. + Tập hát. + Hát kết hợp với các hoạt động. + Luyện tập, kiểm tra đánh giá kiến thức vừa học. + Rút ra bài học giáo dục. Thực tiễn dạy học hát đã khẳng định sự đúng đắn của các bước học trên. Để làm cho học sinh có thói quen và kỹ năng áp dụng các bước học, cần giúp các em từng bước nắm được và biết cách thực hiện vận dụng ngay từ tiểu học. *Qua quá trình học hát của học sinh, ta thấy học sinh phải sử dụng khả năng năng lực có tính chính xác để hát thuộc và đúng giai điệu, lời ca bài hát, phải có khả năng cảm thụ âm nhạc bằng một tình cảm trong sáng, lành mạnh mới có thể diễn đạt được tính chất của bài hát. Trong quá trình dạy chúng ta cần nghiên cứu kỹ hơn các bước học để giúp các em nắm vững, đúng kiến thức. 2.2. Thực trạng vấn đề a. Thực trạng ban đầu của đối tượng Vào năm học này tôi được phân công dạy 5 khối lớp trong đó khối 5 gồm 1 lớp: 5A, sỹ số 19 HS, 100% là học sinh nông thôn. Thuận lợi: - Khối 5 là khối lớp có sỹ số tương đối thấp, luôn được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường. Nhìn chung các em ngoan, dễ bảo, có ý thức trong học tập. - Bản thân tôi thời gian công tác còn ít, tuy chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, đồng thời luôn có ý thức học hỏi với mong muốn chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao. Khó khăn: Gia đình các em học sinh nằm ở địa bàn nông thôn. Do vậy dân trí chưa cao, đời sống vật chất còn thiếu, nên việc phân nhóm học sinh và việc kết hợp với phụ huynh là rất khó khăn. Môn Âm nhạc đến với trường học sau một số môn học khác vì thế việc nhận thức về bộ môn Âm nhạc đang còn kém, bị xem nhẹ. Các em thiếu sách giáo khoa, thiếu vở chép nhạc, thiếu đồ dùng, dụng cụ dành cho học sinh( như: Thanh phách, Song loan, Trống, Mõ...). Chính vì những khó khăn trên, nên khi dạy các em học hát rất vất vả, khả năng tư duy cũng như năng lực tiếp thu âm nhạc đang còn kém, chậm. Các em có thói quen hát tự do, không đúng nhạc nên khi uốn nắn rất lâu và khó hình thành một cách sâu sắc cách trình bày, thể hiện bài hát, hát đúng nhạc theo đàn, đúng nhịp, phách, đúng cao độ, trường độ ... b. Đề tài khảo sát như sau: Hãy trình bày một bài hát mà em yêu thích nhất trong chương trình đã học ở lớp 4. Qua khảo sát ban đầu bằng thực tế trình độ của học sinh lớp 5A với tổng số 19 học sinh, tôi thu được kết quả như sau: Mức độ đạt được Số lượng Tỉ lệ Thể hiện tốt bài hát 3 em 16% Hát thuộc bài hát 15 em 79% Chưa hoàn thành hết bài hát 1 em 5% c. Nguyên nhân: - Qua thực tế giảng dạy cho thấy nguyên nhân chủ yếu mà các em vấp phải là khi hát các em còn rụt rè, e ngại, chưa tự tin, mạnh dạn để thể hiện bài hát. - Phần lớn học sinh của lớp chưa biết cách hát một bài hát có đệm nhạc. Các em hát theo thói quen là hát một mạch cho xong bài, không đúng nhạc, không theo đàn, hát không có sức biểu cảm, sai cao độ, trường độ, phách, nhịp rất nhiều. Nên khi giáo viên chỉnh sửa những chỗ sai đó cũng rất khó khăn. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm Khi học hát việc đầu tiên tôi yêu cầu các em là phải ngồi im chú ý cô giáo giới thiệu bài. Không phải các em chỉ lắng nghe không mà các em còn phải biết quan sát bằng trực quan trên tranh ảnh, trên bảng phụ để ghi nhớ thầm nội dung bài hát, tên tác giả và nắm được điều đáng chú ý trong bài. Việc tìm hiểu những điều đáng lưu ý trong bài được dựa trên hệ thống câu hỏi do giáo viên gợi mở cho học sinh. Phần giới thiệu tìm hiểu bài hát chỉ với một lượng thời gian nhất định của bài học, giáo viên cần phải truyền tải cho học sinh hai đến ba nội dung chính: + Giới thiệu tác giả, xuất xứ bài hát. + Giới thiệu tác phẩm: Nội dung và tính chất bài hát. + Giới thiệu những điểm đáng lưu ý trong bài hát. Đối với phần nội dung giới thiệu về tác giả bài hát tuỳ thuộc vào các bài hát, tác giả khác nhau. Giáo viên phải lựa chọn chắt lọc với một mức độ nhất định. VD: Đối với bài hát: "Reo vang bình minh" của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước. Ta nhận thấy phần giới thiệu về tác giả có một vốn kiến thức và vốn từ để dẫn dắt vào bài học một cách phong phú thì ta có thể áp dụng như sau: Ta treo chân dung nhạc sỹ Lưu Hữu Phước lên bảng cho học sinh quan sát, sau đó giới thiệu " Lưu Hữu Phước là nhạc sỹ rất quen thuộc với thiếu nhi Việt Nam. Những bài hát ông sáng tác đã được rất nhiều thế hệ thiếu nhi đón nhận, yêu thích như: Thiếu nhi thế giới liên hoan, Múa vui, Trong những bài hát ông viết cho thiếu nhi có một bài hát rất tiêu biểu đó là bài " Reo vang bình minh" mà chúng ta sẽ học trong tiết học này". Đó là ví dụ một lời giới thiệu dựa trên tên tuổi và các bài hát quen thuộc của nhạc sỹ đó. Vậy với những bài hát có xuất xứ được dịch sang lời Việt bằng giai điệu của nhạc sỹ nước ngoài, hay là làn điệu dân ca thì chúng ta sẽ phải giới thiệu như thế nào? Đối với những bài hát nước ngoài và dân ca, lời giới thiệu bao giờ cũng hướng cho học sinh biết tới xuất xứ của bài hát đó. Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh vị trí địa lý của nước đó, vùng miền đó trên bản đồ, có thể mở rộng cho học sinh bằng các tập tục, đặc điểm riêng từng vùng, từng đất nước. Hoặc có thể liên hệ với các bài hát nước ngoài và các bài hát dân ca khác để dẫn dắt vào bài hát mới. VD: Bài hát "Ước mơ " nhạc: Trung Quốc, lời Việt: An Hòa. Giáo viên giới thiệu: Trong chương trình học của môn Âm nhạc từ lớp 1 đến lớp 4 các em đã được học rất nhiều các bài hát nước ngoài như: Đàn gà con (Nhạc: Philippencô, lời: Việt Anh), Chúc mừng sinh nhật (nhạc Anh, lời Việt: Đào Ngọc Dung), Con chim non ( Dân ca Pháp), Chúc mừng(nhạc Nga, lời Việt: Hoàng Lân) đến lớp 5 chúng ta sẽ được học thêm một bài hát nước ngoài với một tình cảm ấm áp, chân thành, tha thiết đó là bài " Ước mơ " nhạc: Trung Quốc, lời Việt: An Hòa. Trên cơ sở phân biệt được những điểm mạnh, điểm nhấn của bước khởi điểm đó mà giáo viên có thể sử dụng một cách phong phú, đa dạng các lời giới thiệu khác nhau dành cho từng bài hát khác nhau. Tuy nhiên, trong phần giới thiệu bài hát sử dụng cách giới thiệu thông qua nội dung, tính chất của bài hát vẫn là cách thông dụng và được sử dụng chủ yếu cơ bản nhất đối với người giáo viên. Có rất nhiều phương pháp để giới thiệu bài hát cho học sinh, nhưng dù ở bất kì cách giới thiệu nào giáo viên cũng phải đảm bảo giới thiệu đầy đủ, chính xác và cho học sinh nắm bắt được trọng tâm của bài hát là: Tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát. Sự trau dồi, rèn rũa, lựa chọn vốn từ ngữ đơn giản và phương pháp truyền đạt dễ hiểu để giới thiệu vào bài học, kết hợp với sự kiên trì, nhẫn nại, biết quan sát, tập trung lắng nghe của học sinh sẽ tạo nên hiệu quả đáng kể trong phần mở đầu của bài học; tuy nhiên trong phần" Giới thiệu tác giả, tác phẩm" học sinh không chỉ lắng nghe và ghi nhớ những gì mà giáo viên giới thiệu, thuyết trình. Học sinh còn phải biết vận dụng các kiến thức, trí nhớ của mình đã học cho phần "Nghe giới thiệu những điểm cần lưu ý trong bài hát". Bên cạnh đó, học sinh cần phải có một trí nhớ tốt, một sự tiếp thu nhanh nhạy những dữ kiện kiến thức mà mình đã học để vận dụng trong phần này. Nếu như ở phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm hoạt động chủ yếu của giáo viên là thuyết trình cho học sinh tiếp thu và lắng nghe, ghi nhớ thì đến phần này giáo viên sẽ là người hỏi kiểm tra trí nhớ, độ tiếp thu kiến thức của học sinh, còn học sinh là người trả lời và củng cố kiến thức đã học. Học sinh lúc này phải biết quan sát, vận động trí nhớ của mình để tìm tòi lại các kiến thức. Vì thế yêu cầu được đặt ra cho học sinh là phải hiểu kĩ, tìm kĩ và nhớ kĩ bản nhạc bài hát đang học. VD: Với bài hát "Reo vang bình minh" nhạc và lời: Lưu Hữu Phước, giáo viên đưa ra bảng phụ chép sẵn bản nhạc và lời ca bài hát: Giáo viên hỏi Học sinh trả lời - Bài hát được viết ở nhịp gì? - Nhịp 2 4 - Bài hát có các hình nốt gì? - Hình nốt: Nốt trắng ( h), nốt đen ( q), nốt đen chấm dôi (j), nốt móc đơn (e) - Có âm vực như thế nào?( nốt có cao độ thấp nhất và nốt có cao độ cao nhất) - Nốt có cao độ thấp nhất là: Đô (quãng 1). - Nốt có cao độ cao nhất là: Rê (quãng 2) - Có âm điệu như thế nào? - Âm điệu vừa phải - trong sáng. - Có sử dụng các kí hiệu âm nhạc nào? - Có dấu lặng đơn (E), Dấu lặng đen (Q), Dấu nối (U) - Bài hát được chia thành mấy câu hát? - Bài hát được chia thành 4 câu hát. Tuy nhiên, ngoài những cách vận động học sinh bằng cách hỏi và trả lời, giáo viên còn phải bổ sung thêm kiến thức cho học sinh như: Các ký hiệu âm nhạc nữa được sử dụng trong bài hát mà các em chưa học đến đó là: - Dấu quay lại: - Khung thay đổi: 1 2 - Tiết tấu móc giật: @ q i s| o e e| Giáo viên phải hướng dẫn kỹ cho học sinh cách hát khi gặp các ký hiệu âm nhạc trên, để thể hiện đúng ý đồ của tác giả gửi gắm trong bài hát. Học sinh phải nhìn nhận, ghi nhớ và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Như đã nói ở trên, phải tạo điều kiện cho học sinh có niềm hứng thú, niềm vui, say mê khi học hát. Vì thế nếu ngay trong phần mở đầu của bài học học sinh tìm thấy cho mình những điểm đó thì bài học sẽ có hiệu quả ngay từ đầu và làm đòn bẩy để thực hiện tốt các bước tiếp theo. b. Hát mẫu bài hát Hát mẫu: Là một bước nắm vai trò then chốt trong việc dạy học hát. Trong bất kể một tiết học nào cũng không thể thiếu bước đi quan trọng này. Ở phần này giáo viên là người truyền đạt học sinh là người tiếp nhận. Tuy nhiên làm thế nào để tạo ra một bước học thành công thì cũng là một việc không dễ. Đây là một hoạt động có sức cuốn hút lôi kéo hứng thú cho học sinh một cách mạnh mẽ. Nên để thực hiện được hoạt động này, giáo viên phải là người "Nghệ sỹ thực thụ" phải thể hiện thật chuẩn xác bài hát, được tất cả tình cảm, tính chất ẩn chứa trong bài hát. Vì thế đối với giáo viên hát mẫu là diễn mẫu. Qua phần hát mẫu, giáo viên không những chỉ ra một cách cụ thể giai điệu và lời bài hát mà còn chỉ ra được cách thể hiện các ký hiệu âm nhạc trong bài hát như thế nào, cách thể hiện tính chất các bài hát khác nhau ra sao. VD: Khi hát bài hát Reo vang bình minh của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước: Giáo viên cần thể hiện được những chỗ ngắt, nghỉ của dấu lặng đơn, dấu lặng đen. Thể hiện được âm điệu vui tươi, vừa phải, trong sáng của bài hát cụ thể qua nét mặt, giọng hát, phong cách. Tuy nhiệm vụ chính trong phần này là hát mẫu. Nhưng điều quan trọng không chỉ nghe giai điệu và lời ca không mà còn phải thật nhạy cảm với cách thể hiện bài hát, phải biết quan sát tinh tế và tìm tòi một cách sáng tạo. Qua cách thể hiện bài hát của giáo viên, học sinh nắm được những chỗ luyến láy, những chỗ ngắt nghỉ như thế nào; gặp vào các ký hiệu âm nhạc như dấu quay lại, khung thay đổi, tiết tấu móc giật thì phải hát ra làm sao. Phải ghi nhớ âm điệu của bài hát đó. Có thể giáo viên hát mẫu hoặc thực hiện thành đài cátséc, băng đĩa nhạc thâu sẵn bài hát. Đó cũng là phương pháp đổi mới đáng chú ý và thu hút được hiệu quả cao. Khi hát mẫu do điều kiện chưa sử dụng được đài cátséc, đĩa nhạc. Cho nên trước khi hát mẫu tôi thường phải tập luyện nhiều lần để khi dạy cho các em nghe phải thật chuẩn xác và mạch lạc. Còn học sinh khi đã nắm rõ nội dung bài hát, phân biệt được cách hát bài hát, cách sử dụng các ký hiệu âm nhạc trong bài, thì lúc nghe hát mẫu các em phải nhanh trí phát hiện ra cách thể hiện bài hát đó như thế nào. Tôi có thể hỏi lại cách sử dụng ký hiệu âm nhạc và biểu đạt bài hát để khắc sâu hơn cho các em. c. Đọc lời ca theo tiết tấu Đối với học sinh tiểu học, việc đọc vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn. Tuy không còn là học sinh lớp 1, lớp 2, lớp đang chập chững, bập bẹ đánh vần từng nét chữ nữa, nhưng học sinh lớp 5 không tránh khỏi những từ khó đọc và chưa hiểu hết nghĩa của từ đó trong bài hát. Vì thế hoạt động "Đọc lời ca theo tiết tấu" là rất cần thiết. Trước khi đọc lời ca giáo viên phải đọc trước và giải thích được những từ khó đọc trong bài, thậm chí giáo viên còn phải cho học sinh đánh vần lại trước những từ khó ấy. Học sinh đọc theo sự hướng dẫn của giáo viên. Các em đã được tập quen dần phần hoạt động này trong các lớp dưới. Nên khi thực hiện các em phải quan sát các giáo viên, làm lại theo hướng dẫn của giáo viên một cách chính xác. d. Khởi động giọng Quá trình phát âm phải là sự phối hợp chính xác của các hoạt động lấy hơi, đẩy hơi với các hoạt động khác của cơ quan phát âm như phối hợp với thanh quản, với bộ phận truyền âm (cuống họng và mồm). Khi khởi động giọng, học sinh không đơn giản là làm theo giáo viên mà phải biết cách mở khẩu hình, biết cách lấy hơi, giữ hơi. Mở khẩu hình là khi hát tạo nên hình dáng của mồm và môi. Bởi hình dáng của mồm và môi khi hát thay đổi sự phát âm nhả chữ, nghĩa là phụ thuộc vào nguyên âm và phụ âm. Chẳng hạn nguyên âm A, Ô môi tạo hình dá
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_phan_mon_hoc_hat_lop.doc