SKKN Kinh nghiệm dạy văn miêu tả của phân môn Tập làm văn lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh

SKKN Kinh nghiệm dạy văn miêu tả của phân môn Tập làm văn lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh

Học môn Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và các môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi tìm hiểu khám phá nghiên cứu kho tàng tri thức vô tận của loài người. Mỗi bài văn là một sản phẩm không lặp lại của từng học sinh trước một đề bài. Do đó có thể nói, việc học văn làm văn giúp các em bộc lộ rõ nét nhất, trọn vẹn nhất những suy nghĩ riêng, tính sáng tạo, thể hiện chân thực về con người mình. Vì thế việc dạy và học Tập làm văn luôn cần có sự đổi mới. Bản thân tôi đang là giáo viên đứng lớp giảng dạy, đón nhận đưa kỹ năng sống vào môn Tập làm văn nên cần nỗ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của mình với học sinh.

 Năm học 2015 -2016, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy một số học sinh viết câu sai ngữ pháp, dùng từ chưa phù hợp với hoàn cảnh và đặc biệt là thiếu ý. Mặt khác học sinh Tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chưa cao, chưa có những quan sát tinh tế, năng lực ngôn ngữ chưa phát triển tốt, chưa thực sự biết cách diễn đạt điều muốn tả. Các em còn khá e ngại, rụt rè, ngại phát biểu dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao. Vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học tập làm văn theo hướng phát huy tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh là hết sức cấp thiết.

 Tuy nhiên, dạy Tập làm văn như thế nào cho phù hợp với trình độ học sinh lớp 4. Điều đó khiến tôi tìm tòi, suy nghĩ để tìm biện pháp giúp học sinh học Tập làm văn tốt nhất. Tôi xin đề xuất: "Kinh nghiệm dạy văn miêu tả của phân môn Tập làm văn lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh".

 

doc 22 trang thuychi01 9585
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy văn miêu tả của phân môn Tập làm văn lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
 Học môn Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và các môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi tìm hiểu khám phá nghiên cứu kho tàng tri thức vô tận của loài người. Mỗi bài văn là một sản phẩm không lặp lại của từng học sinh trước một đề bài. Do đó có thể nói, việc học văn làm văn giúp các em bộc lộ rõ nét nhất, trọn vẹn nhất những suy nghĩ riêng, tính sáng tạo, thể hiện chân thực về con người mình. Vì thế việc dạy và học Tập làm văn luôn cần có sự đổi mới. Bản thân tôi đang là giáo viên đứng lớp giảng dạy, đón nhận đưa kỹ năng sống vào môn Tập làm văn nên cần nỗ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của mình với học sinh.
 Năm học 2015 -2016, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy một số học sinh viết câu sai ngữ pháp, dùng từ chưa phù hợp với hoàn cảnh và đặc biệt là thiếu ý. Mặt khác học sinh Tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chưa cao, chưa có những quan sát tinh tế, năng lực ngôn ngữ chưa phát triển tốt, chưa thực sự biết cách diễn đạt điều muốn tả. Các em còn khá e ngại, rụt rè, ngại phát biểu dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao. Vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học tập làm văn theo hướng phát huy tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh là hết sức cấp thiết.
 Tuy nhiên, dạy Tập làm văn như thế nào cho phù hợp với trình độ học sinh lớp 4. Điều đó khiến tôi tìm tòi, suy nghĩ để tìm biện pháp giúp học sinh học Tập làm văn tốt nhất. Tôi xin đề xuất: "Kinh nghiệm dạy văn miêu tả của phân môn Tập làm văn lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh". 
2. Mục đích nghiên cứu.
* Giúp học sinh: - Rèn kĩ năng quan sát tìm ý, lập dàn ý.
-Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc; Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Bồi dưỡng tình yêu mến, gắn bó biết trân trọng những gì xung quanh 
- Học sinh tự tìm tòi, phát hiện, chủ động chiếm lĩnh kiến thức; ứng dụng thành thạo các tri thức đã lĩnh hội được vào trong cuộc sống; biết làm tốt một bài văn miêu tả; có tiền đề tốt để viết văn miêu tả lớp 5.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Nghiên cứu dạy văn miêu tả của phân môn Tập làm văn lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu, đọc sách và các tài liệu tham khảo.
- Điều tra khảo sát thực tế.
- Sử dụng các phương pháp khác: Phân tích ngôn ngữ, so sánh đối chiếu, thống kê và xử lý các số liệu thu được.
B- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4.
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn. Để làm được một bài văn, học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn. 
 Việc đổi mới phương pháp dạy môn Tập làm văn, thể loại văn miêu tả ở lớp 4 cho chúng ta thấy trong việc thừa kế cái cũ, cái vốn có đòi hỏi phải là một sự sáng tạo. Với các phân môn khác của Tiếng Việt trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học chỉ rõ quy trình các bước lên lớp rất cụ thể rõ ràng. Còn với phân môn Tập làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra quy trình chung nhất cho mỗi loại bài, chủ yếu vẫn là sự sáng tạo của giáo viên khi lên lớp. Còn việc học thì sao? Ngoài sách giáo khoa Tiếng Việt thì hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo cho học sinh, giúp cho học sinh có cái nhìn đa dang, phong phú hơn. Song những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm văn lại thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Chính vì vậy dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới ở Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng là việc làm cần thiết để giúp học sinh học môn Tiếng Việt tốt hơn và cũng là cũng để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
 Dạy tập làm văn theo hướng đổi mới nhằm khích lệ học sinh tích cực, sáng tạo, chủ động trong học tập, biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn bản, văn bản. Nói cách khác, các phân môn trong môn Tiếng Việt là phương tiện để hỗ trợ cho việc dạy tập làm văn được tốt. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ DẠY PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4
1. Thực trạng chung về vấn đề dạy phân môn Tập làm văn lớp 4. 
 Toàn trường có 10 lớp với 253 học sinh, trong đó khối 4 có hai lớp với 39 học sinh. Nhìn chung các em đều là con em nông thôn, nhiều em gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa các em phải ở nhà với ông bà. Bởi vậy sự quan tâm đến việc học hành của các em chưa sát sao. Khả năng tiếp thu bài của các em còn nhiều hạn chế. Song với môn Tập làm văn, chương trình mới được đưa ra quá trừu tượng, khó đối với học sinh nói chung, học sinh Trường Tiểu học Thọ Lộc nói riêng. Bởi phân môn học này mang tính tổng hợp kiến thức giữa tất cả các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện. Các phân môn này đều có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt là để học tốt phân môn Tập làm văn cần có sự hỗ trợ tích cực của tất cả các phân môn khác nó đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy, sáng tạo và khả năng diễn đạt trước lớp mới học tốt môn học này ...
 Mặt khác, phân môn Tập làm văn lớp 4 có nhiều thể loại. Mỗi thể loại bài là một mạch kiến thức khác nhau mà việc tiếp thu bài của học sinh còn hạn chế, ít động não, sử dụng câu chưa phù hợp, vốn từ nghèo, ít đọc sách nên việc viết văn đối với học sinh là rất khó, bài viết khô khan.
2. Thực trạng việc giảng dạy Tập làm văn của giáo viên: 
a- Thuận lợi:
- Sự chỉ đạo, chuyên môn của phòng giáo dục, trường, tổ chuyên môn có vai trò tích cực, giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn. 
- Qua các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, hội thảo đã có nhiều giáo viên thành công khi dạy Tập làm văn. 
- Qua các phương tiện thông tin đại chúng: Ti vi, đài, sách, báo... giáo viên tiếp cận với phương pháp đổi mới khi dạy Tập làm văn thường xuyên hơn. 
b- Khó khăn:
 Tiếng Việt là môn học khó, nhất là phân môn Tập làm văn đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú cần phải có vốn sống thực tế, người giáo viên biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy. Biết gợi mở óc tò mò, khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp cho các em nói viết thành văn bản, ngôn ngữ quả không dễ. 
3. Thực trạng việc học phân môn Tập làm văn của học sinh.
a- Thuận lợi: 
- Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có nội dung phong phú, sách giáo khoa được trình bày với kênh hình đẹp, trang thiết bị dạy học hiện đại, hấp dẫn học sinh, phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em.
- Các em đã được học chương trình thay sách từ lớp 1, đặc biệt là ở lớp 2, lớp 3 các em đã nắm vững kiến thức, kỹ năng của phân môn Tập làm văn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tạo lập ngôn bản, kỹ năng kể chuyện miêu tả. Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn ở lớp 4- thể loại văn miêu tả đạt kết quả cao.
b- Khó khăn:
- Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao. 
- Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học. 
- Vốn từ vựng của học sinh chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hành độc lập. Cụ thể là: Các em viết câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgíc, tính sáng tạo trong thực hành viết văn chưa cao, thể hiện ở cách bố cục bài văn, cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động. 
- Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối hành văn của riêng mình. Ví dụ: Phần lớn học sinh dùng luôn lời cô hướng dẫn để viết bài của mình.
- Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4 hiện đang học thể loại bài miêu tả, nhìn chung các em đã nắm được cấu trúc một bài văn miêu tả nhưng bài làm của các em còn viết theo một lối mòn khuôn sáo, kém hấp dẫn, ít cảm xúc và nghèo hình ảnh, đặc biệt là các em chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa.
Tóm lại: Mặc dù học sinh nắm được kiến thức cơ bản của phân môn Luyện từ và câu nhưng khi áp dụng vào viết văn thì các em thường mắc các lỗi trên, kết hợp với việc chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật, vốn từ lại nghèo nàn  nên bài văn miêu tả của các em còn khô khan,  lủng củng, nghèo cảm xúc. Bài văn trở thành một bảng liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả.
 Từ thực tế trên ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng môn Tập làm văn lớp 4 đầu năm học 2015-2016.
 Đề bài: Tuổi thơ ai cũng có những đồ chơi yêu thích đã từng gắn bó với mình như một người bạn: Một bộ xếp hình nhiều màu sắc, một chiếc ô tô có dây cót, một chú thỏ nhồi bông dễ thương, một cô búp bê biết khóc.... Em hãy tả lại một trong những đồ chơi đó.
Kết quả cụ thể như  sau:
Lớp
Số học sinh
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
4A
20
13
65%
7
35%
Qua khảo sát cho thấy học sinh chưa biết cách diễn đạt, câu văn chưa có hình ảnh, vốn từ vựng chưa nhiều, hiểu biết thực tế còn ít, ý văn nghèo nàn, câu văn lủng củng, do vậy chất lượng bài viết của các em chưa cao. Học sinh quan sát đồ vật khi tả không theo một trình tự hợp lý, chưa biết tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt đồ vật này với đồ vật kia. Tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu còn nhiều. Kết quả này cũng thể hiện phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học. 
III - CÁC GIẢI PHÁP DẠY MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4.
Từ thực trạng việc dạy học phân môn Tập làm văn nói chung và việc dạy học làm văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng tôi thấy cần thiết để có những biện pháp sáng tạo trong văn miêu tả lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học.
Biện pháp 1: Người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh để từ đó tìm ra hướng đi đúng, tìm ra những phương pháp phù hợp khi lên lớp.
Văn miêu tả là loại văn thuộc phong cách nghệ thuật đòi hỏi viết bài phải giàu cảm xúc, tạo nên cái "hồn" chất văn của bài làm. Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn hướng tới cái thiện.
Đối với loại bài này, tôi hướng dẫn học sinh biết cách quan sát các đồ vật, con vật gần gũi mà các em thường thấy ở xung quanh. Vào lớp, tôi cho học sinh thi đua cá nhân, nhóm tìm nhanh các đồ vật có thể tả. Sau đó gợi ý cho các em cách lập dàn ý một đoạn, một bài hoàn chỉnh và yêu cầu mỗi em phải tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép khi quan sát một đồ vật, một con vật và có nhiệm vụ giúp các em hệ thống lại các ý đã quan sát để lập thành dàn bài chi tiết đạt yêu cầu, có hệ thống.
Đối với các em chưa hoàn thành, tôi cho các em trình bày phần mở bài và kết luận. Thường thì học sinh còn hạn chế tiếp thu vấn đề tôi gọi trong lúc này là để các em có thể trình bày ngắn gọn các ý khi sai sót, ngoài những nụ cười cởi mở giáo viên chỉ nên nhẹ nhàng sửa sai và động viên cho các em này.
 Ở phần thân bài, tôi thường phân nhóm 4 cho các em thảo luận theo dàn ý chi tiết, các em nối tiếp, hỗ trợ nhau thực hiện:
 + Phần bao quát chung.
 + Phần chi tiết từng bộ phận.
 + Phần hoạt động liên quan.
Ví dụ: Tả về đồ vật: “Tả chiếc cặp sách”. 
 Yêu cầu thảo luận phần thân bài sau đây:
+ HS1: Tả bao quát, hình dạng, màu sắc, chất liệu của cặp?
+ HS2: Tả chi tiết từng bộ phận của đồ vật: Các bộ phận bên ngoài của cặp? (mặt cặp, nắp cặp, quai xách, dây đeo, khóa); Xoa lên da cặp em có cảm giác gì?(trơn, nhẵn, ram ráp,...) .....
+ HS3: Tả bên trong cặp có mấy ngăn ? Mỗi ngăn đựng gì? 
+ HS4: Em có thích cái cặp của em không? Tại sao? Em dùng cặp, giữ gìn cặp như thế nào?
 Sau khi thảo luận xong một nhóm học sinh trình bày:
+ HS1: Cặp hình chữ nhật, làm bằng vải giả da, màu tím, nắp màu đen. Dài hơn hai gang tay của em, rộng khoảng một gang rưỡi. Cặp có nhiều màu rất đẹp.
+ HS2: Ở phía trên cặp có quai xách thật êm tay. Sau lưng là hai quai đeo. Hai ổ khóa bằng sắt, mỗi khi đóng hoặc mở nghe “tách, tách” rất vui tai. Ngoài mặt cặp có in hình chú chó đốm rất đẹp.
+ HS3: Phía bên trong có ba ngăn. Ngăn lớn đựng sách, ngăn thứ hai đựng bảng con, đồ dùng khác , ngăn thứ ba nhỏ nhất đựng bút, thước, và các đồ dùng như: áo đi mưa, chai nước, 
+ HS4: Chiếc cặp giúp em đựng sách vở không bị rơi rớt và không bị mưa ướt.
Biện pháp 2: Tạo động cơ học văn miêu tả cho học sinh.
Công việc đầu tiên của dạy học Tập làm văn là tạo ra được động cơ, nhu cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia vào cuộc giao tiếp (nói, viết). Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn bậc Tiểu học, mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Trong đó, học văn miêu tả góp phần phát triển tư duy hình tượng của trẻ được rèn luyện phát triển nhờ biện pháp so sánh, nhân hóa... khi miêu tả. Nhưng làm thế nào để thực hiện được những nhiệm vụ trên mà không biến các em thành những “thợ” viết văn? Vậy ta cần kích thích các em yêu văn và có nhu cầu viết văn. Trước hết hãy tạo tình huống khiến các em háo hức khám phá điều thú vị trong đối tượng miêu tả. Ví dụ: Tôi hướng dẫn cho học sinh quan sát bức tranh cây phượng đang ra hoa đỏ rực và hỏi: Quan sát tranh em thấy cây hoa có đặc điểm gì mà nhà thơ Xuân Diệu đã ví "như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau."
Học sinh sẽ phân tích tìm đặc điểm tương đồng của bộ phận nào đó của cây hoa với muôn ngàn cánh bướm thắm đậu khít nhau. Qua đây cũng rèn luyện cho các em óc quan sát tinh tế, sự liên tưởng và tư duy phân tích, kích thích các em suy luận. Hướng dẫn học sinh viết văn miêu tả phải gắn liền với việc hình thành những kĩ năng sống khác. Như rèn các em biết giữ gìn đồ vật, tổ chức cho học sinh trồng, chăm sóc và bảo vệ cây... Học sinh được trau dồi vốn sống, biết suy nghĩ, có những cảm xúc, tình cảm. Từ đó, mới luyện các em cách thể hiện suy nghĩ, tình cảm bằng ngôn ngữ nói, viết. Khi ra đề Tập làm văn. Tôi luôn chú ý đề bài yêu cầu viết về những gì gần gũi thân thiết với học sinh, tạo ra được động cơ nói năng, kích thích các em muốn nói, viết về nội dung mà đề bài đã yêu cầu. Trong tiết kiểm tra viết (sách Tiếng Việt 4 Tập 2 – Trang 92) có 4 đề bài gợi ý. Tôi đã đưa ra các đề khác nhằm gợi cảm xúc cho các em trước khi viết bài. 
Ví dụ: Đề 1: Hãy tả một cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em. 
Đề 2: Hãy tả một cây do chính tay em vun trồng. 
Đề 3: Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích. 
Đề 4: Tả một vườn rau(hoa) gần nơi em ở.
Khi học sinh đã có hứng thú học văn miêu tả, ta tiếp tục duy trì điều đó trong suốt quá trình học tập và tiếp tục rèn các kĩ năng khác theo yêu cầu khi viết văn. Ngoài ra, bên cạnh yêu cầu duy trì chủ đề để đạt mục đích giao tiếp, bài văn phải có sự phát triển, chủ đề phải được triển khai. Giáo viên cần chỉ ra các hướng cho học sinh viết bài: viết theo trình tự thời gian, không gian hay từ toàn thể đến bộ phận... Các bài văn miêu tả của học sinh phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc. Điều này chi phối kĩ thuật viết đồng thời đòi hỏi dạy viết văn miêu tả phải được bắt đầu từ việc hình thành tình cảm đối với đối tượng được miêu tả.
Biện pháp 3: Cần giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả.
Văn miêu tả mang tính chất thông báo thẩm mỹ, dù miêu tả bất kỳ đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh lại những sự vật hiện tượng một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái riêng biệt của mỗi người. Nhà văn Phạm Hổ cho rằng: "Cái riêng, cái mới trong văn miêu tả phải gắn với cái chân thật".
 Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của người viết nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép người viết "bịa" một cách tùy ý. Để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật, tôi đã uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối, bệnh công thức sáo rỗng. Mặt khác, tôi cần giúp các em nắm được trong văn miêu tả, ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu âm thanh,  và các thể loại văn khác.
Từ việc hiểu rõ đặc điểm của thể loại văn miêu tả, hiểu rõ con đường mình cần đi và đích mình cần tới, chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi chọn lọc từ ngữ, sẽ gọt giũa kỹ hơn từng lời, từng ý trong bài văn và như vậy chất lượng bài làm của các em sẽ tốt hơn. Tôi lưu ý học sinh cần phải thực hiện yêu cầu sau:
* Đảm bảo yêu cầu quan sát đối tượng miêu tả:
- Quan sát tổng thể đối tượng, chú ý cả ở trạng thái động và tỉnh. Quan sát bằng tất cả các giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác, cảm giác.....
- Nếu tả cảnh: cần quan sát tỉ mỉ từng phần(bộ phận) của cảnh theo trình tự hợp lí (Ví dụ: Từ ngoài vào trong, từ bộ phận chủ yếu đến các bộ phận thứ yếu), hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian (Ví dụ: sáng, trưa, chiều, tối).
3.1. Tả theo trình tự không gian 
 Từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc ngược lại. Tả từ xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải  hoặc ngược lại. Trình tự này thường được vận dụng khi miêu tả loài vật, cảnh vật, đồ vật, cây cối, tả cảnh nói chung.
a. Tả từ dưới lên trên: 
 Ví dụ: "Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành”.
 ( Rừng hồi xứ Lạng, Tô Hoài )
 Tác giả quan sát và tả rất tinh tế về cây hồi, rồi quả hồi và cuối cùng là lá hồi theo trình tự dưới lên trên. Dùng lối miêu tả tĩnh với những tính từ ( thẳng, cao, tròn xoe, giòn, dễ gãy ), dùng cách nói nhân hoá quả hồi phơi mình làm cho sự miêu tả thêm gần gũi, sinh động.
b. Tả từ ngoài vào trong
Ví dụ: "Cái vành, cái áo đều làm bằng nan tre. Hai cái tai nó bằng tre già màu nâu. Mỗi tai có một cái lỗ tròn xoe. Lúc nào, tai cũng tỉnh táo để nghe ngóng. Cối có hai hàm răng bằng gỗ dẻ. U gọi là dăm. Răng có nhiều, ken vào nhau".
 (Cái cối tân, Tiếng Việt 4 tập 1)
c. Tả từ xa đến gần.
Ví dụ: "Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm trên da trời. Càng đến gần, những đàn chim bay đen kịt trời Mỗi lúc tôi càng nghe tiếng chim kêu náo động như tiếng xúc những rổ đồng tiền"
 (Trích Đất rừng Phương Nam, Đoàn Giỏi)
3.2. Tả theo trình tự thời gian.
Quan sát diễn biến của thời gian từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, từ mùa này sang mùa khác, từ tháng này sang tháng khác Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước, cái gì xảy ra sau (có sau) thì tả sau. Trình tự này thường được vận dụng trong bài văn tả cảnh vật, hiện tượng tự nhiên (tả cảnh) hay tả cảnh sinh hoạt của người.
Ví dụ: " Buổi chiều, xe dừng lại một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt"
( Đường đi Sa Pa, Nguyễn Phan Hách, TV4, tập 2 )
3.3. Tả theo trình tự tâm lý:
Thấy đặc điểm gì nổi bật, thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh cho bản thân (buồn, vui, yêu, ghét) thì tập trung quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác quan sát sau, tả sau Trình tự này thường được vận dụng khi tả đồ vật, tả loài vật, tả người. chỉ cần miêu tả những điểm nổi bật nhất, không nhất thiết phải tả đầy đủ, chi tiết, như nhau tất cả các đặc điểm của đối tượng.
Ví dụ: "Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngay thẳng đuột".
(Sầu riêng, Mai Văn Thọ, TV4, tập 2)
Chú ý phát hiện những đặc điểm riêng, phân biệt đối tượng được tả với đối tượng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_van_mieu_ta_cua_phan_mon_tap_lam_van_lo.doc