SKKN Kinh nghiệm dạy học tích hợp theo hướng phát triển năng lực học sinh bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (“Sa hành đoản ca”) của Cao Bá Quát (Ngữ văn 11 - Chương trình cơ bản)

SKKN Kinh nghiệm dạy học tích hợp theo hướng phát triển năng lực học sinh bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (“Sa hành đoản ca”) của Cao Bá Quát (Ngữ văn 11 - Chương trình cơ bản)

Làm thế nào để trở thành người giáo viên hiệu quả trong bối cảnh văn học nhà trường có nhiều chuyển biến như hiện nay? Đó là điều tôi luôn trăn trở tìm hướng giải quyết để việc dạy học Ngữ văn có chất lượng, hiệu quả cao.

Giữa văn học nhà trường với học sinh THPT ngày nay có một khoảng cách không nhỏ về tâm lí tiếp nhận và khám phá, sáng tạo. Điều này không chỉ do tâm lí lứa tuổi mà còn do tác động của sự hội nhập, bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Học sinh có thể tiếp cận tri thức từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau, các thông tin ấy rất phong phú và đa chiều. Đó vừa là điều kiện tốt để các em tự tìm kiếm tri thức nhưng cũng không ít em đã sa đà vào các trò chơi điện tử, các trang mạng xã hội,.để rồi mai một văn hóa đọc, mất dần hứng thú với những tác phẩm văn học trong nhà trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường và giáo viên nói riêng.

Hơn nữa, qua những tiết dạy hoặc dự giờ, những buổi trao đổi chuyên môn, tôi nhận thấy: Học sinh không hứng thú và khó tiếp nhận các văn bản văn học thời kì trung đại; Nếu giáo viên chỉ dạy học theo phương pháp truyền thống thì tiết học thực sự không hiệu quả. Học sinh không hứng thú, ít ấn tượng vẻ đẹp của tác phẩm, không vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Quả là “cách làm cũ khó có kết quả mới” như giáo sư Trần Đình Sử từng nhận định khi bàn về đổi mới giáo dục.

 

docx 19 trang thuychi01 9541
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy học tích hợp theo hướng phát triển năng lực học sinh bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (“Sa hành đoản ca”) của Cao Bá Quát (Ngữ văn 11 - Chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài:
Làm thế nào để trở thành người giáo viên hiệu quả trong bối cảnh văn học nhà trường có nhiều chuyển biến như hiện nay? Đó là điều tôi luôn trăn trở tìm hướng giải quyết để việc dạy học Ngữ văn có chất lượng, hiệu quả cao.
Giữa văn học nhà trường với học sinh THPT ngày nay có một khoảng cách không nhỏ về tâm lí tiếp nhận và khám phá, sáng tạo. Điều này không chỉ do tâm lí lứa tuổi mà còn do tác động của sự hội nhập, bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Học sinh có thể tiếp cận tri thức từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau, các thông tin ấy rất phong phú và đa chiều. Đó vừa là điều kiện tốt để các em tự tìm kiếm tri thức nhưng cũng không ít em đã sa đà vào các trò chơi điện tử, các trang mạng xã hội,...để rồi mai một văn hóa đọc, mất dần hứng thú với những tác phẩm văn học trong nhà trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường và giáo viên nói riêng.
Hơn nữa, qua những tiết dạy hoặc dự giờ, những buổi trao đổi chuyên môn, tôi nhận thấy: Học sinh không hứng thú và khó tiếp nhận các văn bản văn học thời kì trung đại; Nếu giáo viên chỉ dạy học theo phương pháp truyền thống thì tiết học thực sự không hiệu quả. Học sinh không hứng thú, ít ấn tượng vẻ đẹp của tác phẩm, không vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Quả là “cách làm cũ khó có kết quả mới” như giáo sư Trần Đình Sử từng nhận định khi bàn về đổi mới giáo dục.
Từ đó tôi ý thức sâu sắc: Để hoạt động dạy học Ngữ văn thực sự hiệu quả thì giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn với các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhóm, sơ đồ tư duy,...theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Có như vậy thì giáo viên mới thực sự là người truyền lửa, khơi dậy hứng thú, đam mê của học trò đối với văn chương. Học sinh mới thực sự phát huy vai trò chủ thể của quá trình dạy – học, chủ động chiếm lĩnh tri thức, vận dụng được vốn hiểu biết, các kĩ năng vào học tập và cuộc sống.
Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan như trên, tôi quyết định chọn đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp theo hướng phát triển năng lực học sinh bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (“Sa hành đoản ca”) của Cao Bá Quát (Ngữ văn 11- Chương trình cơ bản) làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2017 – 2018. 
I.2. Mục đích nghiên cứu: 
Nghiên cứu của đề tài này nhằm mục đích tạo không khí lớp học lôi cuốn, khơi dậy hứng thú với văn chương nơi học sinh; giúp các em chủ động chiếm lĩnh, vận dụng kiến thức một cách hiệu quả hơn. Qua đó phát huy tối đa năng lực, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Đề tài hướng đến phát triển những năng lực cụ thể sau cho học sinh:
+ Năng lực quan sát, phân tích hình ảnh; Năng lực tư duy: Tư duy mạch lạc, nhìn vấn đề có tính hệ thống.
+ Năng lực tự học, liên hệ các nội dung kiến thức có tính chất liên môn, liên hệ các vấn đề gắn với môn Ngữ văn.
+ Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm; Năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống. 
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc dạy học tích hợp theo hướng phát triển năng lực học sinh bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (“Sa hành đoản ca”) của Cao Bá Quát (Ngữ văn 11- Chương trình cơ bản) tại lớp 11B2 (lớp thực nghiệm) và lớp 11B4 (lớp đối chứng) của trường THPT Triệu Sơn 1, khóa học 2016 – 2019. Cả hai lớp đều là lớp ban ATừ đó thấy được tính hiệu quả của đề tài trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài bao gồm:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1, tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, soạn bài giảng theo phương pháp, kế hoạch đã đề ra.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra, khảo sát thực tế dạy học ở trường THPT Triệu Sơn 1 để thấy được hiệu quả của việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp theo hướng phát triển năng lực học sinh.
	 	 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê và xử lý số liệu ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Qua đó thấy được hiệu quả của đề tài. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh:
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nêu rõ: Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và lĩnh hội tri thức, chú trọng khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực [1]. Dạy học theo định hướng năng lực cho phép cá nhân hóa việc học: Trên cơ sở mô hình năng lực, người học sẽ bổ sung những thiếu hụt của cá nhân để thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mình. Dạy theo định hướng năng lực chú trọng vào kết quả đầu ra [1]. Như vậy, trong tiết học ta nên kết hợp với việc tổng hợp kiến thức bằng sơ đồ tư duy để học sinh khái quát kiến thức bài học có hệ thống và nhớ kiến thức lâu hơn.
	Để phát triển năng lực của học sinh trong giờ học Ngữ văn cấp THPT, cần đổi mới mạnh mẽ mô hình tổ chức dạy học trong việc thiết kế bài học. Thiết kế phải thể hiện rõ các hoạt động của học sinh chiếm vị trí chủ yếu trong tiến trình tổ chức dạy học. Bằng việc vận dụng thuyết kiến tạo vào dạy học, thiết kế bài học cần theo định hướng hình thành và phát triển năng lực của học sinh trong quá trình dạy học với các bước: Khởi động/ Hình thành kiến thức/ Thực hành luyện tập/ Vận dụng/ Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo [2]. 
Về thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học tạo được sự tham gia tích cực của học sinh trong học tập, góp phần hình thành, phát triển năng lực hợp tác. Trong thảo luận nhóm, học sinh được tham gia trao đổi, thảo luận vấn đề cả nhóm cùng quan tâm, đồng thời vẫn bày tỏ được quan điểm cá nhân mang tính dân chủ. Trong thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm, nhóm có thể tự bầu nhóm trưởng, các thành viên khác tìm hiểu vấn đề, nêu ý kiến, đại diện nhóm trình bày kết quả. Kết quả làm việc nhóm đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp [3]. 
Về sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy (bản đồ tư duy) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề,...bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết và sự liên tưởng với tư duy tích cực. Cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể thể hiện bằng một dạng sơ đồ tư duy theo một các riêng như dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau. Do đó, việc lập sơ đồ tư duy phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân [4].
II.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Thuận lợi: 
+ Trường THPT Triệu Sơn 1, đa phần HS học theo ban tự nhiên, ban cơ bản A và cơ bản D nên việc tiếp cận văn bản theo định hướng phát triển năng lực có nhiều thuận lợi. Với kiểu tư duy lôgic của những môn học tự nhiên, HS có hứng thú với các hoạt động học tập chủ động, phát huy khả năng suy luận và sáng tạo.
+ Học sinh có điều kiện và khả năng tiếp cận công nghệ thông tin tốt, vì vậy các em có thể chủ động tìm tài liệu trên mạng internet để phục vụ các hoạt động học tập.
- Khó khăn:
+ Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT các năm qua, tôi nhận thấy: Hiện nay học sinh có xu hướng không chú trọng nhiều đến môn Ngữ văn, thường cho rằng môn văn chỉ học để thi xét tốt nghiệp. 
+ Do tâm lí lứa tuổi và bùng nổ công nghệ thông tin nên nhiều học sinh ít quan tâm, dành ít thời gian cho việc đọc các tác phẩm văn học trong nhà trường.
+ Văn bản “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Sa hành đoản ca) của Cao Bá Quát là một bài thơ khó tiếp nhận đối với học sinh. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, mang đặc trưng thể loại của văn học trung đại, sử dụng điển tích, hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng, tâm tư nhân vật trữ tình phong phú, sâu sắc,... nên học sinh khó hiểu, thường có tâm thế không thích ngay khi bắt đầu tiếp cận.
Vì vậy, cần phải dạy học văn bản “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Sa hành đoản ca) của Cao Bá Quát theo định hướng năng phát triển lực để giúp học sinh chủ động nắm vững kiến thức và hứng thú hơn đối với bài học này nói riêng, môn Ngữ văn nói chung.
II.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
*BƯỚC 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học: Đọc hiểu văn bản “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (“Sa hành đoản ca”) - Cao Bá Quát.
*BƯỚC 2: Xác định nội dung chủ đề bài học.
1. Nội dung 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
2. Nội dung 2: Tìm hiểu chi tiết nội dung của văn bản:
2.a. Tìm hiểu hình tượng bãi cát và đường cùng: ý nghĩa tả thực, ý nghĩa biểu tượng.
2.b. Tìm hiểu hình tượng lữ khách: Hoàn cảnh và tâm tư. (Tâm trạng, thái độ, tư tưởng)
3.Nội dung 3: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ.
4. Nội dung 4: Luyện tập, kiểm tra đánh giá, vận dụng, mở rộng. 
*BƯỚC 3: Xác định mục tiêu bài học.
a. Kiến thức: - Giúp học sinh: 
+ Hiểu về cuộc đời, con người tác giả và hoàn cảnh sáng tác, thể loại hành.
+ Cảm nhận được hình tượng bãi cát, đường cùng và “lữ khách”.
+ Vận dụng kiến thức tổng hợp ở các môn học địa lí, lịch sử, vật lí, giáo dục công dân để lí giải, chiếm lĩnh tri thức mới. 
b. Kĩ năng: 
+ Củng cố thêm kĩ năng đọc- hiểu văn bản văn học trung đại, rèn luyện thêm cho HS kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng phân tích, bình luận.
+ Rèn luyện cho Hs kĩ năng khái quát kiến thức bằng các sơ đồ tư duy.
c. Thái độ:
+ Trân trọng nhân cách cao đẹp của Cao Bá Quát. Có cái nhìn đúng đắn về con đường công danh và khát vọng vươn tới những giá trị mới, tiến bộ, không ngại đấu tranh với cái cũ và lạc hậu.
+ Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong học tập khi làm việc cá nhân và làm việc nhóm, ham học, hứng thú với bộ môn. Thấy được ý nghĩa và chủ động vận dụng kiến thức liên môn để lí giải, hiểu rõ một số hình ảnh trong tác phẩm văn học.
 d. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực tư duy, năng lực quan sát tranh, năng lực phân tích hình ảnh. 
+ Năng lực tự học, liên hệ các nội dung kiến thức có tính chất liên môn, liên hệ các vấn đề gắn với môn ngữ văn.
+ Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm; Năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống: lí tưởng sống của thanh niên hiện nay. 
*BƯỚC 4: Lập bảng mô tả mức độ mỗi loại câu hỏi để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh.
Nội dung
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và vận dụng cao
Tìm hiểu chung
- Nêu được nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại của tác phẩm.
- Hiểu được tác động hoàn cảnh sáng tác đến việc thể hiện nội dung tư tưởng bài thơ.
- Chỉ ra đặc điểm thể hành ở trong tác phẩm.
- Vận dụng sơ đồ tư duy để khái quát kiến thức chung phần tiểu dẫn.
Tìm hiểu chi tiết văn bản
- Xác định các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm.
Hình tượng bãi cát dài và con đường cùng
- Xác định những chi tiết miêu tả hình tượng bãi cát và đường cùng.
- Phân tích đặc điểm hình tượng bãi cát và con đường cùng.
- Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình tượng trên.
- Vận dụng kiến thức địa lí, vật lí đã học, chỉ ra nguyên nhân các đặc điểm của bãi cát và việc đi trên cát.
- Khái quát, so sánh, nhận xét về hình tượng bãi cát dài và con đường cùng. 
Hình tượng lữ khách
- Xác định những chi tiết khắc họa hình tượng lữ khách.
- Phân tích hoàn cảnh và tâm tư của lữ khách khi đi trên bãi cát và đường cùng.
- Khái quát, đánh giá về hình tượng lữ khách.
Tổng kết.
- Xác đinh được những giá trị cơ bản của tác phẩm.
- Chỉ ra những nét chính về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm.
-Vận dụng sơ đồ tư duy để khái quát kiến thức bài học.
- Đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật.
Luyện tập, kiểm tra, đánh giá.
- Xác định được phong cách ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật của văn bản.
- Hiểu được tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm.
- Cảm nhận về hình tượng bãi cát dài và lữ khách trong đoạn thơ.
Vận dụng, mở rộng
- Nắm được thái độ của tác giả đối với danh lợi và phường danh lợi.
- Vận dụng kiến thức tổng hợp, viết đoạn văn thuyết minh về tác giả Cao Bá Quát.
- Liên hệ, bày tỏ quan điểm về công danh sự nghiệp của thanh niên ngày nay.
*BƯỚC 5: Biên soạn câu hỏi cho từng nội dung theo các mức độ yêu cầu đã mô tả.
1. Nội dung 1: Tìm hiểu chung:
*Câu hỏi ở mức độ nhận biết: 
- Nêu những nét chính về tác giả Cao Bá Quát?
- Dựa vào kiến thức lịch sử và tiểu dẫn, nêu hoàn cảnh sáng tác ?
- Bài thơ được viết bằng ngôn ngữ nào? Thể loại gì? Đặc điểm thể loại ấy?
*Câu hỏi thông hiểu: Con người, cuộc đời Cao Bá Quát và hoàn cảnh sáng tác đã tác động như thế nào đến bài thơ?
*Câu hỏi vận dụng và vận dụng cao: Hãy khái quát nội dung mục Tìm hiểu chung thành sơ đồ tư duy.
2. Nội dung 2: Tìm hiểu chi tiết nội dung văn bản.
2.a. Tìm hiểu vẻ đẹp hình tượng bãi cát và đường cùng trong văn bản. 
*Câu hỏi nhận biết: Hãy chỉ ra những chi tiết trong bài thơ miêu tả bãi cát và đường cùng?
*Câu hỏi thông hiểu: 
- Hình ảnh bãi cát và đường cùng được khắc họa trong bài thơ có đặc điểm gì? Việc đi trên cát được tác giả khắc họa như thế nào?
- Nhà thơ dùng hình ảnh bãi cát và đường cùng diễn tả điều gì về cuộc sống?
- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để gợi lên hình tượng bãi cát và đường cùng? Ý nghĩa của các biện pháp ấy?
*Câu hỏi vận dụng và vận dụng cao: 
- Vận dụng kiến thức đã biết về các môn địa lí, vật lí, hãy lí giải nguyên nhân các đặc điểm của bãi cát, đường cùng và cảm giác khi đi trên cát được khắc họa trong bài thơ.
- Hãy tìm một số câu thơ trung đại viết về hình ảnh bãi cát và con đường cùng. So sánh với hình ảnh bãi cát và đường cùng trong bài thơ này?
- Em có nhận xét gì về hình tượng bãi cát và đường cùng trong tác phẩm?
2.a. Tìm hiểu hình tượng lữ khách trong văn bản. 
*Câu hỏi nhận biết:
- Hoàn cảnh của lữ khách được gợi lên như thế nào trong bốn câu thơ đầu? 
*Câu hỏi thông hiểu:
- Nhận xét về nhịp điệu của bốn câu thơ đầu và sắc thái cảm xúc thể hiện qua từ “lại”? Qua đó hãy hình dung dáng điệu và tâm trạng của khách.
- Ở hai câu thơ 5,6 khách trách ai?Vì sao trách? Giọng điệu ra sao? Đằng sau lời tự trách ấy ta biết được điều gì về khách?
- Lữ khách đã thể hiện suy nghĩ, thái độ gì về danh lợi và phường danh lợi?
- Khúc đường cùng và những câu hỏi liên tiếp, nhất là câu hỏi cuối thể hiện tâm trạng, tư tưởng gì của tác giả?
*Câu hỏi vận dụng, vận dụng cao:
- Cách xưng hô đối với nhân vật trữ tình trong bài thơ có gì đặc biệt? Dụng ý nghệ thuật của cách xưng hô ấy?
- Em có nhận xét gì về hình tượng lữ khách và cách xây dựng hình tượng này?
3. Nội dung 3: Tổng kết.
*Câu hỏi nhận biết, thông hiểu: 
- Qua tìm hiểu bài thơ, em hãy sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
*Câu hỏi vận dụng và vận dụng cao:
- Em đánh giá gì về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
4. Nội dung 4: Luyện tập, kiểm tra đánh giá, vận dụng, mở rộng.
*Câu hỏi nhận biết: 
- Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ?
*Câu hỏi thông hiểu:
- Xác định biện pháp nghệ thuật ở câu thơ: “Bãi cát dài lại bãi cát dài”. Tác dụng của biện pháp ấy?
- Cao Bá Quát có thái độ như thế nào đối với danh lợi và phường danh lợi? 
*Câu hỏi vận dụng và vận dụng cao:
- Cảm nhận một đoạn trích trong tác phẩm.
- Viết một đoạn văn thuyết minh về tác giả Cao Bá Quát.
- Qua việc học tác phẩm “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát, em hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về việc theo đuổi công danh sự nghiệp của thanh niên ngày nay.
*BƯỚC 6: Thiết kế tiến trình dạy học. 
Hoạt động 1 : Khởi động
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Gv: Chiếu video vùng cát trắng, núi, biển (Slide 1) và bản đồ Việt Nam, bắc miền Trung, hình ảnh người đi trên cát. (Slide 2)
- GV hỏi: Các hình ảnh trên gợi cho em nghĩ đến vùng đất nào trên đất nước ta? Em có ấn tượng gì về vùng đất ấy?
- HS: Hình ảnh trên gợi đến vùng Quảng Bình, Quảng Trị có những dải cát trắng kéo dài liên tiếp, phía đông giáp biển, phía tây là dãy Trường Sơn, phía bắc, phía nam đều có núi non trùng điệp.
- GV: Em nào đã đi trên những dải cát trắng như vậy? Hãy chia sẻ cảm giác của em về trải nghiệm ấy.
-HS: Đi trên cát sẽ khó khăn, mệt nhọc hơn so với đi trên đường bằng.
- Gv chia sẻ mục tiêu của bài học: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hình ảnh bãi cát dài và người đi trên cát, đó cũng chính là hình ảnh ẩn dụ cho người trí thức xưa trên con đường mưu cầu danh lợi qua tác phẩm "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" của một nhà thơ lớn thời Nguyễn - Cao Bá Quát. (GV chiếu slide 3)
- Những cồn cát trắng ở vùng Quảng Bình, Quảng Trị.
- Cao Bá Quát - nhà thơ lớn thời Nguyễn.
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
- GV: Em hãy nêu những nét chính về tác giả Cao Bá Quát?
- Dự kiến HS trả lời: Cao Bá Quát (1809?- 1855) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên. Quê làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Là nhà thơ tài năng, bản lĩnh, khí phách hiên ngang, giàu tâm huyết với đời. Cuộc đời gặp nhiều lận đận, trắc trở, nhất là đường công danh. Thơ văn còn lại: 1400 bài thơ, hơn 20 bài văn xuôi, một số bài phú Nôm, hát nói; Nội dung: thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV giới thiệu một số công trình nghiên cứu về thơ văn Cao Bá Quát. (GV trình chiếu slide 4)
- GV: Dựa vào tiểu dẫn và kiến thức lịch sử đã biết, hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Cuộc đời Cao Bá Quát cùng hoàn cảnh trực tiếp đã tác động như thế nào đến bài thơ?
- Dự kiến HS trả lời: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng, trì trệ, chế độ khoa cử nghiệt ngã, nhiều bất công. Trong bối cảnh đó, Cao Bá Quát đi thi Hội nhiều lần mà không đỗ, trên đường vào kinh đô Huế, nhiều lần đi qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị). Hình ảnh bãi cát dài khô nóng, sóng biển, núi non trùng điệp là những hình ảnh có thực, cùng với cảnh ngộ của bản thân đã gợi cảm hứng cho ông sáng tác bài thơ này. Điều này thể hiện rõ trong cảm hứng lẫn hình tượng thơ.
- GV nhận xét, bổ sung: Lí tưởng tiến thân thời Nguyễn đã khủng hoảng trầm trọng. Con đường tiến thân của trí thức thời trung đại là học, thi để ra làm quan. Lí tưởng của đạo Nho đã bộc lộ nhiều hạn chế, không còn phù hợp với thời đại. Hơn nữa một bộ phận không nhỏ Nho sĩ đã xem đây là con đường mưu cầu công danh lợi lộc để vinh thân, phì gia thay vì để khẳng định bản thân và cống hiến cho đất nước.
- GV: Bài thơ được viết bằng ngôn ngữ gì? Sáng tác theo thể loại nào? Đặc điểm của thể loại này? 
- HS trả lời. Dự kiến trả lời: Bài thơ được sáng tác bằng chữ Hán, theo thể hành, là một thể thơ cổ của Trung Quốc, có tính tự do, phóng khoáng, không gò bó về số câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.
- Gv : Hãy khái quát nội dung nội dung mục Tìm hiểu chung bằng sơ đồ tư duy.
- HS làm việc cá nhân, trình bày. GV nhận xét, khái quát. (GV trình chiếu slide 5)
I.Tìm hiểu chung .
1.Tác giả: [5].
- Cao Bá Quát (1809?- 1855) là nhà thơ tài năng, bản lĩnh, giàu tâm huyết với đời.
- Cuộc đời gặp nhiều lận đận, trắc trở, nhất là đường công danh, hi sinh trong cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn.
- Thơ văn: Chủ yếu viết bằng chữ Hán; thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác: 
- Bối cảnh lịch sử, thời đại: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng, trì trệ. Chế độ khoa cử nghiệt ngã, nhiều bất công. Lí tưởng tiến thân của tầng lớp trí thức đương thời khủng hoảng trầm trọng. [6].
- Hoàn cảnh trực tiếp: Cao Bá Quát nhiều lần đi đi thi Hội mà không đỗ, ông đi qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng, những trải nghiệm ấy đã gợi cảm hứng để sáng tác bài thơ này.
II. Đọc hiểu chi tiết văn bản theo hình tượng.
 * GV hướng dẫn HS đọc: Đọc cả ba phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. Đọc chính xác, thể hiện sự suy tư, day dứt. Chú ý đún

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_theo_huong_phat_trien_nang.docx
  • pptBÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT- HÒAN THIỆN.ppt
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
  • docMucluc SKKN.doc
  • pdfPHỤ LUC SKKN.pdf
  • docTailieuthamkhao.doc
  • docTrang bìa skkn.doc