SKKN Kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác hướng nghiệp và quản lý các lớp liên kết đào tạo nghề

SKKN Kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác hướng nghiệp và quản lý các lớp liên kết đào tạo nghề

Giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề quan tâm của mọi quốc gia,mọi dân tộc.Một xã hội muốn phát triển đòi hỏi phải phát triển giáo dục vì giáo dục tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống,đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp,vì giáo dục hướng nghiệp gắn liền với hình thành và phát triển con người,động lực của mọi sự phát triển kinh tế xã hội.Sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá ,hiện đại hoá mà Việt Nam đang tiến hành trong điều kiện mới có thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sức sáng tạo nguồn nhân lực Việt Nam quá trình lâu dài, gắn bó với cuộc sống học tập và lao động của mỗi con người. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giáo dục hướng nghiệp nhằm chuẩn bị cho học sinh sớm có ý thức chọn ngành nghề phù hợp với nguyện vọng cá nhân và với sự phân công lao động xã hội, tạo điều kiện cho việc học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp đạt được kết quả tốt nhất. Trong quá trình mỗi người tham gia vào đời sống sản xuất xã hội, giáo dục hướng nghiệp cũng chính là quá trình mỗi người lao động tiếp tục tự đào tạo, bồi dưỡng, tìm được sự phù hợp của các năng lực bản thân với nghề nghiệp và có thể điều chỉnh khi cần thiết, góp phần tạo ra năng suất lao động xã hội cao nhất mà mỗi cá nhân có thể thực hiện.

doc 16 trang thuychi01 6261
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác hướng nghiệp và quản lý các lớp liên kết đào tạo nghề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề quan tâm của mọi quốc gia,mọi dân tộc.Một xã hội muốn phát triển đòi hỏi phải phát triển giáo dục vì giáo dục tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống,đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp,vì giáo dục hướng nghiệp gắn liền với hình thành và phát triển con người,động lực của mọi sự phát triển kinh tế xã hội.Sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá ,hiện đại hoá mà Việt Nam đang tiến hành trong điều kiện mới có thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sức sáng tạo nguồn nhân lực Việt Nam quá trình lâu dài, gắn bó với cuộc sống học tập và lao động của mỗi con người. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giáo dục hướng nghiệp nhằm chuẩn bị cho học sinh sớm có ý thức chọn ngành nghề phù hợp với nguyện vọng cá nhân và với sự phân công lao động xã hội, tạo điều kiện cho việc học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp đạt được kết quả tốt nhất. Trong quá trình mỗi người tham gia vào đời sống sản xuất xã hội, giáo dục hướng nghiệp cũng chính là quá trình mỗi người lao động tiếp tục tự đào tạo, bồi dưỡng, tìm được sự phù hợp của các năng lực bản thân với nghề nghiệp và có thể điều chỉnh khi cần thiết, góp phần tạo ra năng suất lao động xã hội cao nhất mà mỗi cá nhân có thể thực hiện. 
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, có khoảng 60% sinh viên ra trường làm việc trái với ngành đã được đào tạo, trong số đó có 47,6% làm trái ngành vì không thích ngành mình đã học, điều này chứng tỏ công tác hướng nghiệp đã bị “bỏ quên” hoặc không mang lại hiệu quả như mong đợi. Số học sinh trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN – GDTX) chiếm khoảng 11% tổng số học sinh tốt nghiệp bậc trung học hàng năm hầu như chưa được tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp; tỉ lệ thi đậu vào đại học, cao đẳng hàng năm chỉ chiếm không tới 1%, vào học trung cấp chuyên nghiệp khoảng 5%, đa số các em ra trường không có việc làm hoặc tham gia lao động ngay mà không qua đào tạo1. 
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX đi học các lớp liên kết đào tạo nghề hầu như chưa được quan tâm hoặc nếu có cũng chỉ là mang tính tự phát. Đã có không ít những chương trình hướng nghiệp cho học sinh như tư vấn tại sân trường,  nhưng hiệu quả của việc định hướng nghề nghiệp chưa cao, dẫn đến hệ quả là các em học sinh nghe tư vấn xong vẫn không biết mình phù hợp với ngành nào, nghề nào. 
Bên cạnh các chương trình tư vấn hướng nghiệp được tổ chức hàng năm, giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm là người tiếp xúc với các em hàng ngày, biết được khá rõ lực học của các em, biết được ít nhiều tính cách, hoàn cảnh gia đình của mỗi em, do đó, họ là những người sâu sát các em nhất. Từ đó có thể định hướng cho các em nên chọn nghề gì phù hợp để khi ra trường các em có thể tham gia ngay vào thị trường lao động. 
Muốn làm được như vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phải kiên nhẫn trong tiếp cận cũng như trong định hướng nghề cho học sinh, hỗ trợ các em với tất cả tình yêu thương và trách nhiệm của người thầy. Có thể nói, công tác hướng nghiệp cho học viên học các lớp liên kết đào tạo nghề nhằm phân luồng học sinh sau tốt nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho các em rất quan trọng, đặc biệt là ở bậc trung học phổ thông (THPT). Vì vậy với cương vị là giáo viên chủ nhiệm và kinh nghiệm của bản thân tôi thấy vấn đề quản lý và định hướng cho học viên học các lớp liên kết đào tào là rất cần thiết và cấp bách hiện nay 
Ý thức được điều đó, trong năm học 2018 - 2019 này, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác hướng nghiệp và quản lý các lớp liên kết đào tạo nghề”. 
II. Mục đích nghiên cứu.
 -Với cương vị là GVCN phải tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo có hiệu quả công tác liên kết đào tạo đối với các cơ sở có chức năng liên kết
- Giúp học sinh, phụ huynh nhận thức rõ được việc học nghề là cần thiết. Xóa bỏ dần quan niệm, học nghề chỉ để cộng điểm khuyến khích khi thi THPT. Làm sao để xã hội coi giáo dục nghề nghiệp là rất bình thường.
Để từ đó phụ huynh và học sinh có được cái nhìn tổng quan về học nghề và liên kết đào tạo nghề trong trung tâm GDNN – GDTX.
- Nhằm tạo ra nhiều hướng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường, hạn chế thấp nhất tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình bổ túc trung học phổ thông mà không được tham gia thị trường lao động hoặc tham gia thị trường lao động mà không được qua đào tạo. Đồng thời, đảm bảo tính liên thông giữa các hoạt động giáo dục hướng ghiệp và đào tạo nghề, sử dụng hợp lý nhất, rút ngắn thời gian đào tạo nhưng vẫn mở ra khả năng học tập tiếp tục và tạo nhiều cơ hội học tập, việc làm cho học sinh. 
III. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 10A5, Trung tâm GDNN – GDTX Thọ Xuân. Năm học 2018 – 2019.
- Thời gian nghiên cứu: 2 năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Thu thập những thông tin lý luận với vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, có thể tham mưu cho ban giám đốc về các nghề liên kết đào tạo, định hướng nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp ,cho học sinh trên các tập san giáo dục, các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tham khảo trên Internet...
2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Phát các phiếu thăm dò đối với phụ huynh, học sinh sau đó dựa trên các phiếu thống kê, xử lý số liệu đưa ra kết quả.
3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
+ Tham khảo báo cáo tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo và khảo sát số liệu hàng năm về công tác liên kết đào tạo và kết quả đạt được qua các năm
+ Tham khảo những kinh nghiệm trong công tác quản lý học viên của đồng nghiệp và các cán bộ quản lý của các cơ sở liên kết đào tạo
4. Phương pháp thử nghiệm.
Áp dụng các giải pháp vào công tác quản lý và định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 10A 5 Trung tâm GDNN – GDTX Thọ Xuân, năm học 2018 - 2019.
 B. PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận.
 Quản lý là một hoạt động lao động tất yếu trong quá trình phát triển xã hội loài người,nó được bắt nguồn và ngắn chặt với sự phân công và hợp tác lao động.Sự cần thiết của hoạt động quản lý đã được C Mác khẳng định bằng ý tưởng độc đáo và đầy sức thuyết phục” Một người đọc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình,còn một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng” Quản lý gắn liền với cuộc sống và hoạt động của con người,vì thế nó rất đa dạng và phức tạp một số tác giả cho rằng quản lý là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn,tổ chức và thực hiện các nguồn lực các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra sự hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại,ổn định phát triển của tổ chức trong một môi trường luôn biến động
Trong quyết định của hội đồng chính phủ số 126-CP ngày 19 tháng 3 năm 1981 về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường. Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn việc chọn nghề của học sinh cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với năng khiếu cá nhân. 
Công tác hướng nghiệp ở các trường gồm các nhiệm vụ sau đây:
- Giáo dục thái độ lao động đúng đắn;
- Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề;
- Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất;
- Động viên hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hóa.
Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” 
Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Học sinh trung tâm GDNN - GDTX có những đặc điểm tâm lý và nhân cách chung của lứa tuổi, đồng thời, có những nét riêng do ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh và môi trường tác động: thường có tâm lý tự ti, ít cố gắng và khá nhạy cảm; ít có thể phát triển học văn hóa lên cao nhưng lại có ưu điểm hơn khi rẽ sang học nghề; cơ hội vào các trường cao đẳng, đại học là vô cùng khó khăn. Việc trang bị cho các em những kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng lao động nghề nghiệp để nhanh chóng đi vào thế giới nghề nghiệp là một việc làm cần thiết. Sau khi tốt nghiệp ra trường, các em có thể bắt tay ngay vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học lên để đạt được trình độ nghề nghiệp cao hơn.
Thực hiện mục tiêu giáo dục, làm nên chất lượng giáo dục phải là công việc của cả hệ thống, nhưng người trực tiếp làm nên chất lượng giáo dục, trực tiếp tác động lên quá trình hình thành, phát triển nhân cách người học thì chỉ có cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm của mỗi nhà trường.
Trước hết, họ phải là những nhà giáo dục chứ không phải những “thợ dạy”. Chỉ có xác định đúng mỗi giáo viên chủ nhiệm phải là nhà quản lý lãnh đạo tập thể học sinh nhưng họ cũng là nhà giáo dục, phải có đủ tài năng sư phạm mới tác động hỗ trợ từng học sinh hoàn thiện phát triển nhân cách, đồng thời là người tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho có hiệu quả nhất trong việc tác động đến sự phát triển  nhân cách, định hướng nghề nghiệp, phát triển toàn diện học sinh. 
II. Thực trạng vấn đề.
1. Thuận lợi.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thọ Xuân được sáp nhập từ 2 trung tâm: Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp, Trung tâm dạy nghề huyện Thọ Xuân, theo Quyết định số: 3116/QĐ-UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 23/8/2017. 
Trung tâm là một đơn vị có nhiều chức năng trong đó có chức năng dạy nghề cho người lao động hoặc được phép liên kết với các trường cao đẳng, trung cấp để đào tạo cấp bằng trung cấp nghề cho người lao động. Bước vào năm học mới 2018 – 2019 với nhiều sự thay đổi nhân sự và nhiệm vụ nhưng tập thể cán bộ trong Trung tâm luôn đoàn kết phấn đấu hoàn thành tốt công việc, nâng cao chất lượng dạy và học đảm bảo cho học sinh khi tốt nghiệp sẽ có hai bằng: Bằng THPT và bằng trung cấp nghề. Quản lý liên kết nghề và định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ đầu để sau khi tốt nghiệp các em không bị bỡ ngỡ và có tay nghề tốt đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhiều năm liên tục nên qua thực tế và học hỏi kinh nghiệm của các anh chị em trong trung tâm tôi cũng có được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý các lớp liên kết đào tạo cũng như định hướng nghề nghiệp cho các em.
2. Khó khăn.
Năm học 2017 – 2018, tôi được nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 10A2. Là một giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, hướng nghiệp nên kết quả tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề cho học sinh còn thấp. Vì vậy, số học sinh lớp 10A2 tôi chủ nhiệm năm học 2017 – 2018 chỉ theo học một nghề duy nhất là tin học văn phòng (mục đích chỉ là có chứng chỉ để cộng điểm thi THPT). Khi ra trường phần lớn các em không sử dụng bằng nghề của mình để xin việc tham gia vào lao động sản xuất để nuôi sống bản thân mà phải đi học các nghề khác đáp ứng nhu cầu về việc làm của xã hội.
Hiện nay trung tâm GDNN – GDTX Thọ Xuân đã liên kết với các trường Cao đảng nghề cơ giới Ninh Bình, Cao đẳng nghề Lilama ,cao đẳng nghề Hà Nam, cao đẳng bách khoa để đào tạo nghề (vận hành máy san nền, Kĩ thuật chế biến món ăn, điện tử điện lạnh, công nghệ ôtô điện dân dụng, hàn xì,tin học văn phòng) cho học sinh trung tâm để sau khi tốt nghiệp phổ thông học sinh có bằng trung cấp nghề. Nhưng hiệu quả chưa cao, tỉ lệ học sinh tham gia theo học thấp, phần lớn các em đi học theo số đông, chứ chưa có định hướng chọn nghề rõ ràng. Mặt khác một số em chưa xác định được sau khi ra trường mình sẽ làm gì, nên còn thờ ơ chưa quan tâm dẫn đến lối suy nghỉ học cũng được, không học cũng được đã khiến các em chưa hứng thú với việc chọn nghề, học nghề.
(Xem bảng phụ lục số 1 và bảng phụ lục số 2).
Các giải pháp về quản lý và hoạt động hướng nghiệp tại trung tâm còn ít chủ yếu là tư vấn tại sân trường, không có hoạt động nào được đánh giá ở mức độ thường xuyên, số khách thể thường xuyên tham gia các hoạt động có tỉ lệ rất thấp và chủ yếu là học sinh khối 12. Nên công tác quản lý, định hướng nghề nghiệp và chọn nghề của học sinh còn mơ hồ, chưa rõ ràng và đúng đắn.
Từ thực tế trên bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm luôn suy nghỉ tìm ra những giải pháp cụ thể để có những biện pháp quản lý và định hướng nghề nghiệp để các em có thể lựa chọn cho mình một nghề phù hợp với bản thân, gia đình và xã hội.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
1. Tìm hiểu nhu cầu thị trường và việc làm.
Tôi đầu tư nhiều tời gian để tìm hiểu về các biện pháp quản lý các em học nghề có hiệu quả vả chất lượng ,tránh tình trạng học đối phó,ngoài ra tôi còn tìm hiểu nhu cầu thị trường về việc làm hiện nay để có thể có những tham mưu kịp thời với ban lãnh đạo trung tâm về các nghề đang được xã hội chú trọng, cũng như có những tư vấn đúng đắn cho học sinh, phụ huynh để các em không chỉ có được nghề phù hợp mà ra trường còn có được việc làm ổn định. Tôi đã lên mạng Internet, tìm hiểu qua các phương tiện thông tin như tivi báo đài xem ngành nghề nào được xã hội coi trọng,dễ xin việc khi học ra trường. Mặt khác tôi còn đến trực tiếp đến các công ty đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân như: công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Sáu (Thôn 5, Xuân Lai, Thọ Xuân, Thanh Hóa); Công ty TNHH sản xuất và xây dựng Vạn Thành (Thôn Phú hậu 1, Xuân Vinh, Thọ Xuân, Thanh Hóa); Công ty TNHH 1 thành viên bò sữa Việt Nam – Trang trại bò sữa Thanh Hóa (Thôn Bàn Lai, Xuân Phú, Thọ Xuân) tìm hiểu yêu cầu năng lực lao động, kĩ năng lao động và nhu cầu việc làm của các công ty hiện nay. Để từ đó có cơ sở để tư vấn cho phụ huynh và học sinh chọn nghề phù hợp.
Xưởng may tại Trung tâm Thọ Xuân cơ sở 1
Hình ảnh thực hành nghề tại các cơ sở liên kết đào tạo nghề
Sau đây tôi xin liệt kê 1 số nghề mà khi tìm hiểu cá nhân tôi cho rằng sau khi tốt nghiệp cơ hội việc làm cao hoặc chí ít nếu đến mức không xin được việc thì vẫn có thể tự kinh doanh.
* Nghề nấu ăn
Là nghề mà bạn có thể xin việc ở bất cứ đâu, không ở đâu là không có nhu cầu nhân lực về bếp. Tỉ lệ theo sự phát triển của xã hội, nhu cầu ăn uống, liên hoan gia tăng kéo theo nhà hàng, dịch vụ ăn uống mọc lên liên tục. Học nấu ăn phù hợp với cả nam và nữ. Có thể đi làm tại các nhà hàng, khách sạn, hoặc tự kinh doanh nếu muốn.
* Nghề điện lạnh
Tại các thành phố lớn, các dự án bất động sản mọc nhanh hơn nấm. Kéo theo đó là nhu cầu lắp đặt các hệ thống làm lạnh của tòa nhà cà các công trình. Đây là nghề mà không có trường đại học nào đào tạo, bản chất của nghề này nó 100% phải là học nghề.
* Nghề điện công nghiệp
So sánh giữa điện công nghiệp và điện dân dụng thì điện công nghiệp có cơ hội nghề nghiệp lớn hơn. Bất cứ nhà máy sản xuất nào cũng cần có thợ điện bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành máy móc. Nhu cầu nhân công có kỹ thuật của ngành này tập trung tại các thành phố và khu công nghiệp. Nhu cầu nhân công khan hiếm kéo theo lương của nghề này cũng không hề tệ.
* Nghề sửa chữa ô tô
Là nghề yêu cầu kỹ thuật rất cao, có thể nói là còn cao hơn đa số các ngành thuộc đại học. Cần cân nhắc kĩ trước khi học nghề này. Không phải chì cần đam mê mà còn cần phải thông minh, chịu khó và quyết tâm cao.
100% sinh viên nghề này được đặt hàng từ khi nhập học. Tốt nghiệp xong các em chỉ cần chọn xem nơi nào lương cao thì vào làm. Ở đây tôi muốn nói đến những em có trình độ, ngược lại thì các em rất khó xin việc.
* Nghề may
Là nghề không yêu cầu kỹ thuật cao, nhưng lại yêu cầu sự tỉ mĩ, khéo léo và chăm chỉ. Hiện nay trên địa bàn huyện và các huyện lân cận có rất nhiều công ty may. Nên nhu cầu về lao động lớn.
2. Khảo sát đối tượng.
Đối với học sinh Trung tâm GDNN - GDTX, do những đặc điểm riêng của mình, các em cần phải được tham gia vào các vị trí lao động phù hợp, trong đó, công việc trước mắt là chuẩn bị, định hướng cho các em học tập để trở thành những lao động kỹ thuật (theo nghĩa hẹp), đó là những lao động kỹ thuật mang tính chất thực hành (lao động có kỹ năng thực hành nghề ở các cấp trình độ khác nhau, trực tiếp làm ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Chính vì vậy, tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho HS trung tâm GDNN - GDTX theo định hướng phát triển nguồn nhân lực cần được thực hiện bằng phương thức lồng ghép với các hoạt động giáo dục chính khoá, trong đó, quan tâm đến vấn đề hướng học và hướng nghiệp qua giáo dục nghề.
Để làm tốt công tác quản lý, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp là nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh.Từ đó có biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng học sinh Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức quản lý tổ chức giáo dục, định hướng nghề phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân.
 Công tác nghiên cứu của giáo viên chủ nhiệm lớp thường tập trung vào các nội dung sau đây:
+Nghiên cứu các giải pháp quản lý với từng đối tượng học sinh ,từng hoàn cảnh cụ thể để có được kết quả tốt nhất
+ Nghiên cứu tình hình địa phương về vị trí địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội, mức sống, nguồn sống, ngành nghề sản xuất, trình độ văn hóa, tôn giáo, truyền thống học tập và phong trào xã hội hóa giáo dục
+  Nghiên cứu tình hình gia đình học sinh như trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, hoàn cảnh, mức sống.
+ Nghiên cứu học sinh: số lượng, chất lượng học tập, đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt, quá trình học tập, những ưu điểm, nhược điểm, thực trạng về tính chuyên cần, về phương pháp học tập, kết quả học tập. 
Tất cả những nội dung trên sẽ rất hữu ích giúp cho giáo viên chủ nhiệm lớp  trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và chọn nghề cho học sinh một cách có hiệu quả. Từ đó lập kế hoạch tuyên truyền để đạt hiệu quả cao. Bản thân tôi cũng đã thực hiện một số biện pháp cụ thể để khảo sát, nắm rõ đặc điểm tình hình học sinh.
2.1. Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ.
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Học lực
0
0
6
12%
40
81%
3
7%
0
0
Hạnh kiểm
42
86%
4
8%
3
6%
0
0
0
0
2.2. Khảo sát đối tượng thông qua các phiếu điều tra.
2.2.1. Phiếu thăm dò ý kiến học sinh.
Họ tên: 	
Ngày sinh:/./.
Nơi sinh:.Giới tính:..
Sức khỏe:  
Hoàn cảnh gia đình:.
Sở trường: ...
Sở thích: .
Họ tên cha:	Nghề nghiệp: .
Họ tên mẹ:	Nghề nghiệp: .
Nguyện vọng của em sau khi tốt nghiệp THPT:
Học cao đẳng, đại học Đi làm Nguyện vọng khác
Nghề đăng kí học: .......
2.2.2. Phiếu thăm dò ý kiến phụ huynh.
Họ tên HS: ..
Họ tên Cha (Mẹ): 
1. Nguyện vọng của phụ huynh sau khi con mình tốt nghiệp THPT:
Học cao đẳng, đại học Đi làm Nguyện vọng khác
2. Nghề phụ huynh muốn con mình đăng kí học: ...
2.3. Trò truyện, tiếp xúc trực tiếp với học sinh, phụ huynh.
 -Qua các buổi họp phụ huynh tôi đưa ra các biện pháp quản lý học sinh qua các buổi học nghề để phụ huynh nắm bắt và cùng phối hợp với GVCN sao cho đạt được kết quả tốt nhất
- Qua các buổi các tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi quan sát hoạt động của các học sinh để hiểu hơn về tính cách cũng như điểm mạnh điểm yếu của các em. 
- Qua các buổi 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong_cong_tac_huon.doc