SKKN Kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác hướng nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh lớp 10 tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên
Giáo dục hướng nghiệp là một quá trình lâu dài, gắn bó với cuộc sống học tập và lao động của mỗi con người. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giáo dục hướng nghiệp nhằm chuẩn bị cho học sinh sớm có ý thức chọn ngành nghề phù hợp với nguyện vọng cá nhân và với sự phân công lao động xã hội, tạo điều kiện cho việc học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp đạt được kết quả tốt nhất. Trong quá trình mỗi người tham gia vào đời sống sản xuất xã hội, giáo dục hướng nghiệp cũng chính là quá trình mỗi người lao động tiếp tục tự đào tạo, bồi dưỡng, tìm được sự phù hợp của các năng lực bản thân với nghề nghiệp và có thể điều chỉnh khi cần thiết, góp phần tạo ra năng suất lao động xã hội cao nhất mà mỗi cá nhân có thể thực hiện.
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung tâm GDNN - GDTX hầu như chưa được quan tâm hoặc nếu có cũng chỉ là mang tính tự phát. Đã có không ít những chương trình hướng nghiệp cho học sinh như tư vấn tại sân trường, nhưng hiệu quả của việc định hướng nghề nghiệp chưa cao, dẫn đến hệ quả là các em học sinh nghe tư vấn xong vẫn không biết mình phù hợp với ngành nào, nghề nào.
Bên cạnh các chương trình tư vấn hướng nghiệp được tổ chức hàng năm, giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm là người tiếp xúc với các em hàng ngày, biết được khá rõ lực học của các em, biết được ít nhiều tính cách, hoàn cảnh gia đình của mỗi em, do đó, họ là những người sâu sát các em nhất. Từ đó có thể định hướng cho các em nên chọn nghề gì phù hợp để khi ra trường các em có thể tham gia ngay vào thị trường lao động.
Muốn làm được như vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phải kiên nhẫn trong tiếp cận cũng như trong định hướng nghề cho học sinh, hỗ trợ các em với tất cả tình yêu thương và trách nhiệm của người thầy. Có thể nói, công tác hướng nghiệp nhằm phân luồng học sinh sau tốt nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho các em rất quan trọng, đặc biệt là ở Trung tâm GDNN – GDTX. Vậy, giáo viên chủ nhiệm có vai trò như thế nào trong công tác hướng nghiệp?
Ý thức được điều đó, trong năm học 2017 - 2018 này, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác hướng nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh lớp 10 tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên”.
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài. Giáo dục hướng nghiệp là một quá trình lâu dài, gắn bó với cuộc sống học tập và lao động của mỗi con người. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giáo dục hướng nghiệp nhằm chuẩn bị cho học sinh sớm có ý thức chọn ngành nghề phù hợp với nguyện vọng cá nhân và với sự phân công lao động xã hội, tạo điều kiện cho việc học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp đạt được kết quả tốt nhất. Trong quá trình mỗi người tham gia vào đời sống sản xuất xã hội, giáo dục hướng nghiệp cũng chính là quá trình mỗi người lao động tiếp tục tự đào tạo, bồi dưỡng, tìm được sự phù hợp của các năng lực bản thân với nghề nghiệp và có thể điều chỉnh khi cần thiết, góp phần tạo ra năng suất lao động xã hội cao nhất mà mỗi cá nhân có thể thực hiện. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung tâm GDNN - GDTX hầu như chưa được quan tâm hoặc nếu có cũng chỉ là mang tính tự phát. Đã có không ít những chương trình hướng nghiệp cho học sinh như tư vấn tại sân trường, nhưng hiệu quả của việc định hướng nghề nghiệp chưa cao, dẫn đến hệ quả là các em học sinh nghe tư vấn xong vẫn không biết mình phù hợp với ngành nào, nghề nào. Bên cạnh các chương trình tư vấn hướng nghiệp được tổ chức hàng năm, giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm là người tiếp xúc với các em hàng ngày, biết được khá rõ lực học của các em, biết được ít nhiều tính cách, hoàn cảnh gia đình của mỗi em, do đó, họ là những người sâu sát các em nhất. Từ đó có thể định hướng cho các em nên chọn nghề gì phù hợp để khi ra trường các em có thể tham gia ngay vào thị trường lao động. Muốn làm được như vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phải kiên nhẫn trong tiếp cận cũng như trong định hướng nghề cho học sinh, hỗ trợ các em với tất cả tình yêu thương và trách nhiệm của người thầy. Có thể nói, công tác hướng nghiệp nhằm phân luồng học sinh sau tốt nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho các em rất quan trọng, đặc biệt là ở Trung tâm GDNN – GDTX. Vậy, giáo viên chủ nhiệm có vai trò như thế nào trong công tác hướng nghiệp? Ý thức được điều đó, trong năm học 2017 - 2018 này, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác hướng nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh lớp 10 tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên”. II. Mục đích nghiên cứu. - Giúp học sinh, phụ huynh nhận thức rõ được việc học nghề là cần thiết. Xóa bỏ dần quan niệm, học nghề chỉ để cộng điểm khuyến khích khi thi THPT. Làm sao để xã hội coi giáo dục nghề nghiệp là rất bình thường. Để từ đó phụ huynh và học sinh có được cái nhìn tổng quan về học nghề và đào tạo nghề trong trung tâm GDNN – GDTX. - Nhằm tạo ra nhiều hướng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường, hạn chế thấp nhất tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình bổ trung học phổ thông mà không được tham gia thị trường lao động hoặc tham gia thị trường lao động mà không được qua đào tạo. Đồng thời, đảm bảo tính liên thông giữa các hoạt động giáo dục hướng ghiệp và đào tạo nghề, sử dụng hợp lý nhất, rút ngắn thời gian đào tạo nhưng vẫn mở ra khả năng học tập tiếp tục và tạo nhiều cơ hội học tập, việc làm cho học sinh. III. Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh lớp 10A3, Trung tâm GDNN – GDTX Thọ Xuân. Năm học 2017 – 2018. - Thời gian nghiên cứu: 2 năm học 2014 - 2015 và 2017 - 2018. IV. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp,định hướng nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp trong công tác hướng nghiệp cho học sinh trên các tập san giáo dục, các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tham khảo trên Internet... 2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. Phát các phiếu thăm dò đối với phụ huynh, học sinh sau đó dựa trên các phiếu thống kê, xử lý số liệu đưa ra kết quả. 3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. + Tham khảo báo cáo tổng kết hàng năm của nhà trường. + Tham khảo kinh nghiệm của các giáo viên trường bạn. + Tham khảo những kinh nghiệm chủ nhiệm của các đồng nghiệp trong trung tâm. 4. Phương pháp thử nghiệm. Áp dụng các giải pháp vào công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 10A3 Trung tâm GDNN – GDTX Thọ Xuân, năm học 2017 - 2018. B. PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận. Trong quyết định của hội đồng chính phủ số 126-CP ngày 19 tháng 3 năm 1981 về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường. Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn việc chọn nghề của học sinh cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với năng khiếu cá nhân. Công tác hướng nghiệp ở các trường gồm các nhiệm vụ sau đây: - Giáo dục thái độ lao động đúng đắn; - Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề; - Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; - Động viên hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hóa. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Học sinh trung tâm GDNN - GDTX có những đặc điểm tâm lý và nhân cách chung của lứa tuổi, đồng thời, có những nét riêng do ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh và môi trường tác động: thường có tâm lý tự ti, ít cố gắng và khá nhạy cảm; ít có thể phát triển học văn hóa lên cao nhưng lại có ưu điểm hơn khi rẽ sang học nghề; cơ hội vào các trường cao đẳng, đại học là vô cùng khó khăn. Việc trang bị cho các em những kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng lao động nghề nghiệp để nhanh chóng đi vào thế giới nghề nghiệp là một việc làm cần thiết. Sau khi tốt nghiệp ra trường, các em có thể bắt tay ngay vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học lên để đạt được trình độ nghề nghiệp cao hơn. Thực hiện mục tiêu giáo dục, làm nên chất lượng giáo dục phải là công việc của cả hệ thống, nhưng người trực tiếp làm nên chất lượng giáo dục, trực tiếp tác động lên quá trình hình thành, phát triển nhân cách người học thì chỉ có cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm của mỗi nhà trường. Trước hết, họ phải là những nhà giáo dục chứ không phải những “thợ dạy”. Chỉ có xác định đúng mỗi giáo viên chủ nhiệm phải là nhà quản lý lãnh đạo tập thể học sinh nhưng họ cũng là nhà giáo dục, phải có đủ tài năng sư phạm mới tác động hỗ trợ từng học sinh hoàn thiện phát triển nhân cách, đồng thời là người tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho có hiệu quả nhất trong việc tác động đến sự phát triển nhân cách, định hướng nghề nghiệp, phát triển toàn diện học sinh. II. Thực trạng vấn đề. 1. Thuận lợi. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thọ Xuân được sáp nhập từ 2 trung tâm: Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp Thọ Xuân và Trung tâm dạy nghề Thọ Xuân, theo Quyết định số: 3116/QĐ-UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 23/8/2017. Trung tâm là một đơn vị có nhiều chức năng trong đó có chức năng dạy nghề cho người lao động hoặc được phép liên kết với các trường cao đẳng, trung cấp để đào tạo cấp bằng trung cấp nghề cho người lao động. Bước vào năm học mới 2017 – 2018 với nhiều sự thay đổi nhân sự và nhiệm vụ nhưng tập thể cán bộ trong Trung tâm luôn đoàn kết phấn đấu hoàn thành tốt công việc, nâng cao chất lượng dạy và học đảm bảo cho học sinh khi tốt nghiệp sẽ có hai bằng: Bằng THPT và bằng trung cấp nghề. 2. Khó khăn. Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, có khoảng 60% sinh viên ra trường làm việc trái với ngành đã được đào tạo, trong số đó có 47,6% làm trái ngành vì không thích ngành mình đã học, điều này chứng tỏ công tác hướng nghiệp đã bị “bỏ quên” hoặc không mang lại hiệu quả như mong đợi. Số học sinh trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN – GDTX) chiếm khoảng 11% tổng số học sinh tốt nghiệp bậc trung học hàng năm hầu như chưa được tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp; tỉ lệ thi đậu vào đại học, cao đẳng hàng năm chỉ chiếm không tới 1%, vào học trung cấp chuyên nghiệp khoảng 5%, đa số các em ra trường không có việc làm hoặc tham gia lao động ngay mà không qua đào tạo. Học sinh Trung tâm GDNN - GDTX có học lực khá, giỏi rất ít, chủ yếu là học sinh có học lực trung bình, tỉ lệ học sinh có học lực yếu khá cao. Từ đó đã phản ánh một thực trạng nổi bật, đó là: Học sinh Trung tâm hiện nay phần lớn là có học lực đầu vào lớp 10 rất thấp (điểm thi tuyển sinh lớp 10 không đủ để vào các trường công lập), chỉ có một số ít các em có học lực khá, giỏi nhưng do điều kiện, hoàn cảnh (từ ngoài tỉnh chuyển đến, gia đình gặp khó khăn nên phải vừa làm, vừa học, gặp rủi ro khi thi tuyển vào lớp 10 THPT...). Bảng 1: Bảng tổng hợp học lực đầu vào của học sinh khối 10 Năm học 2017 - 2018 Lớp Sĩ số Học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 10A1 47 1 2,1 7 14,9 29 61,7 8 17 2 4,3 10A2 46 0 0 5 10,9 32 69,6 6 13 3 6,5 10A3 43 0 0 4 9,3 31 72,1 7 16,3 1 2,3 Năm học 2014 – 2015, tôi được nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 10A3. Là một giáo viên trẻ mới về trường, chưa quen với môi trường giáo dục, kinh nghiệm hướng nghiệp chưa nhiều nên kết quả tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề cho học sinh còn thấp. Vì vậy, số học sinh lớp 10A3 tôi chủ nhiệm năm học 2014 – 2015 chỉ theo học một nghề duy nhất là tin học văn phòng (mục đích chỉ là có chứng chỉ để cộng điểm thi THPT). Khi ra trường phần lớn các em không sử dụng bằng nghề của mình để xin việc tham gia vào lao động sản xuất để nuôi sống bản thân mà phải đi học các nghề khác đáp ứng nhu cầu về việc làm của xã hội. Bảng 2: Bảng số liệu học sinh các lớp đăng kí học nghề khi chưa có sự tư vấn của giáo viên chủ nhiệm Năm học 2014 - 2015 2017 - 2018 Lớp 10A1 10A2 10A3 10A1 10A2 10A3 Sĩ số 39 42 40 47 46 43 Nghề Nấu ăn SL 0 0 0 14 12 15 % 0 0 0 29,8 26,1 34,9 Máy san nền SL 0 0 0 0 3 6 % 0 0 0 0 6,5 14 Điện công nghiệp SL 0 0 0 0 6 1 % 0 0 0 0 13 2,3 Điện lạnh SL 0 0 0 10 0 2 % 0 0 0 21,3 0 4,7 Công nghệ ôtô SL 0 0 0 3 0 1 % 0 0 0 6,4 0 2,3 Sửa chữa xe máy SL 0 0 0 0 5 1 % 0 0 0 0 10,9 2,3 May SL 0 0 0 0 0 1 % 0 0 0 0 0 2,3 Tin SL 20 23 27 5 5 3 % 51,3 54,8 67,5 10,6 10,9 7 Tổng SL 20 23 27 32 31 30 % 51,3 54,8 67,5 68,1 67,4 69,8 Hiện nay trung tâm GDNN – GDTX Thọ Xuân đã liên kết với các trường Cao đẳng nghề cơ giới Ninh Bình, Cao đẳng nghề Lilama để đào tạo nghề (vận hành máy san nền, Kĩ thuật chế biến món ăn, điện tử điện lạnh, công nghệ ôtô điện dân dụng, hàn xì) cho học sinh trung tâm để sau khi tốt nghiệp phổ thông học sinh có bằng trung cấp nghề. Nhưng hiệu quả chưa cao, tỉ lệ học sinh tham gia theo học thấp, phần lớn các em đi học theo số đông, chứ chưa có định hướng chọn nghề rõ ràng. Mặt khác một số em chưa xác định được sau khi ra trường mình sẽ làm gì, hay học gì nên còn thờ ơ chưa quan tâm dẫn đến lối suy nghỉ học cũng được, không học cũng được đã khiến các em chưa hứng thú với việc chọn nghề, học nghề. Bản thân phụ huynh cũng chưa nhận thức đúng đắn về chọn nghề và học nghề tại trường phổ thông hiện nay. Phần lớn phụ huynh đang còn suy nghỉ để con mình học lấy bằng THPT rồi sau đó mới học nghề, đi làm. Bảng 3: Bảng số liêu học sinh, phụ huynh lớp 10A3 đăng kí học nghề trước khi giáo viên chủ nhiệm tư vấn hướng nghiệp Đối tượng Học sinh Phụ huynh Số lượng 43 43 Tỉ lệ SL % SL % Nghề Nấu ăn 15 34,9 17 39,5 Máy san nền 6 14 12 27,9 Điện công nghiệp 1 2,3 5 11,6 Điện lạnh 2 4,7 5 11,6 Công nghệ ôtô 1 2,3 4 9,4 Sửa chữa xe máy 1 2,3 0 0 May 1 2,3 0 0 Tin 3 7 0 0 Tổng 30 69,8 43 100 Các hoạt động hướng nghiệp tại trung tâm còn ít chủ yếu là tư vấn tại sân trường, không có hoạt động nào được đánh giá ở mức độ thường xuyên, số khách thể thường xuyên tham gia các hoạt động có tỉ lệ rất thấp và chủ yếu là học sinh khối 12. Nên định hướng nghề nghiệp và chọn nghề của học sinh còn mơ hồ, chưa rõ ràng và đúng đắn. Từ thực tế trên bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm luôn suy nghỉ tìm ra những giải pháp cụ thể giúp học sinh định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 10 để các em có thể lựa chọn cho mình một nghề phù hợp với bản thân, gia đình và đáp ứng nhu cầu của xã hội. III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 1. Tìm hiểu nhu cầu thị trường và việc làm. Tôi đầu tư nhiều tời gian để tìm hiểu nhu cầu thị trường và việc làm hiện nay để có những tham mưu kịp thời với ban lãnh đạo trung tâm về các nghề đang được xã hội chú trọng, cũng như có những tư vấn đúng đắn cho học sinh, phụ huynh để các em không chỉ có được nghề phù hợp mà ra trường còn có được việc làm ổn định. Tôi đã lên mạng Internet, tìm hiểu qua các phương tiện thông tin như tivi báo đài xem ngành nghề nào được xã hội coi trọng,dễ xin việc khi học ra trường. Mặt khác tôi còn đến trực tiếp đến các công ty đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân như: công ty TNHH sản xuất và thương mại Xuân Sáu (Thôn 5, Xuân Lai, Thọ Xuân, Thanh Hóa); Công ty TNHH sản xuất và xây dựng Vạn Thành (Thôn Phú hậu 1, Xuân Vinh, Thọ Xuân, Thanh Hóa); Công ty TNHH 1 thành viên bò sữa Việt Nam – Trang trại bò sữa Thanh Hóa (Thôn Bàn Lai, Xuân Phú, Thọ Xuân) tìm hiểu yêu cầu năng lực lao động, kĩ năng lao động và nhu cầu việc làm của các công ty hiện nay. Để từ đó có cơ sở để tư vấn cho phụ huynh và học sinh chọn nghề phù hợp. Hình ảnh tại công ty TNHH sản xuất và xây dựng Vạn Thành Hình ảnh tại công ty TNHH 1 thành viên bò sữa Việt Nam Trang trại bò sữa Thanh Hóa. Sau đây tôi xin liệt kê 1 số nghề mà khi tìm hiểu cá nhân tôi cho rằng sau khi tốt nghiệp cơ hội việc làm cao hoặc chí ít nếu đến mức không xin được việc thì vẫn có thể tự kinh doanh. * Nghề nấu ăn Là nghề mà bạn có thể xin việc ở bất cứ đâu, không ở đâu là không có nhu cầu nhân lực về bếp. Tỉ lệ theo sự phát triển của xã hội, nhu cầu ăn uống, liên hoan gia tăng kéo theo nhà hàng, dịch vụ ăn uống mọc lên liên tục. Học nấu ăn phù hợp với cả nam và nữ. Có thể đi làm tại các nhà hàng, khách sạn, hoặc tự kinh doanh nếu muốn. * Nghề điện lạnh Tại các thành phố lớn, các dự án bất động sản mọc nhanh hơn nấm. Kéo theo đó là nhu cầu lắp đặt các hệ thống làm lạnh của tòa nhà cà các công trình. Đây là nghề mà không có trường đại học nào đào tạo, bản chất của nghề này nó 100% phải là học nghề. * Nghề điện công nghiệp So sánh giữa điện công nghiệp và điện dân dụng thì điện công nghiệp có cơ hội nghề nghiệp lớn hơn. Bất cứ nhà máy sản xuất nào cũng cần có thợ điện bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành máy móc. Nhu cầu nhân công có kỹ thuật của ngành này tập trung tại các thành phố và khu công nghiệp. Nhu cầu nhân công khan hiếm kéo theo lương của nghề này cũng không hề tệ. * Nghề hướng dẫn du lịch Đây là nghề cực hot với thu nhập không hề thấp, phù hợp cả nam và nữ. Tuy nhiên cần đam mê và phải có sức khỏe tốt. Những năm trở lại đây khi nền kinh tế phát triển hơn trước. Nhu cầu thăm quan, du lịch là điều phải có với bất cứ doanh nghiệp nào vào mỗi dịp hè hàng năm. * Nghề sửa chữa xe máy Là nghề có độ phức tạp không cao, thời gian học ngắn. Bạn có thể đi làm thuê hoặc tự mở cửa hàng sửa chữa xe máy riêng của mình. Là nghề có thu nhập cao và lượng nhân công có trình độ thiếu rất nhiều. * Nghề sửa chữa ô tô Là nghề yêu cầu kỹ thuật rất cao, có thể nói là còn cao hơn đa số các ngành thuộc đại học. Cần cân nhắc kĩ trước khi học nghề này. Không phải chì cần đam mê mà còn cần phải thông minh, chịu khó và quyết tâm cao. 100% sinh viên nghề này được đặt hàng từ khi nhập học. Tốt nghiệp xong các em chỉ cần chọn xem nơi nào lương cao thì vào làm. Ở đây tôi muốn nói đến những em có trình độ, ngược lại thì các em rất khó xin việc. * Nghề may Là nghề không yêu cầu kỹ thuật cao, nhưng lại yêu cầu sự tỉ mĩ, khéo léo và chăm chỉ. Hiện nay trên địa bàn huyện và các huyện lân cận có rất nhiều công ty may. Nên nhu cầu về lao động lớn. 2. Khảo sát đối tượng. Đối với học sinh Trung tâm GDNN - GDTX, do những đặc điểm riêng của mình, các em cần phải được tham gia vào các vị trí lao động phù hợp, trong đó công việc trước mắt là chuẩn bị, định hướng cho các em học tập để trở thành những lao động kỹ thuật (theo nghĩa hẹp), đó là những lao động kỹ thuật mang tính chất thực hành (lao động có kỹ năng thực hành nghề ở các cấp trình độ khác nhau, trực tiếp làm ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Chính vì vậy, tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung tâm GDNN - GDTX theo định hướng phát triển nguồn nhân lực cần được thực hiện bằng phương thức lồng ghép với các hoạt động giáo dục chính khoá, trong đó, quan tâm đến vấn đề hướng học và hướng nghiệp qua giáo dục nghề. Để làm tốt công tác giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp là nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh. Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, định hướng nghề phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân. Công tác nghiên cứu của giáo viên chủ nhiệm lớp thường tập trung vào các nội dung sau đây: + Nghiên cứu tình hình địa phương về vị trí địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội, mức sống, nguồn sống, ngành nghề sản xuất, trình độ văn hóa, tôn giáo, truyền thống học tập và phong trào xã hội hóa giáo dục + Nghiên cứu tình hình gia đình học sinh như trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, hoàn cảnh, mức sống. + Nghiên cứu học sinh: số lượng, chất lượng học tập, đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt, quá trình học tập, những ưu điểm, nhược điểm, thực trạng về tính chuyên cần, về phương pháp học tập, kết quả học tập. Tất cả những nội dung trên sẽ rất hữu ích giúp cho giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và chọn nghề cho học sinh một cách có hiệu quả. Từ đó lập kế hoạch tuyên truyền để đạt hiệu quả cao. Bản thân tôi cũng đã thực hiện một số biện pháp cụ thể để khảo sát, nắm rõ đặc điểm tình hình học sinh. 2.1. Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ. Bảng 4: Bảng tổng hợp học lực, hạnh kiểm học sinh lớp 10A3 Tốt Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Học lực 0 0 4 9,3 31 72,1 7 16,3 1 2.3 Hạnh kiểm 34 79,1 5 10,9 4 10 0 0 0 0 2.2. Khảo sát đối tượng thông qua các phiếu điều tra. 2.2.1. Phiếu thăm dò ý kiến học sinh. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Họ tên: Ngày sinh:/./. Nơi sinh:.Giới tính:.. Sức khỏe: Hoàn cảnh gia đình:. Sở trường: ... Sở thích: . Họ tên cha: Nghề nghiệp: . Họ tên mẹ: Nghề nghiệp: . Nguyện vọng của em sau khi tốt nghiệp THPT: Học cao đẳng, đại học Đi làm Nguyện vọng khác Nghề đăng kí học: ....... 2.2.2. Phiếu thăm dò ý kiến phụ huynh. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN PHỤ HUYNH Họ tên HS: .. Họ tên Cha (Mẹ): 1. Nguyện vọng của phụ huynh sau khi con mình tốt nghiệp THPT: Học cao đẳng, đại học Đi làm Nguyện vọng khác 2. Nghề phụ huynh muốn con mình đăng kí học: ... 2.3. Trò truyện, tiếp xúc trực tiếp với học sinh, phụ huynh. - Qua các
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong_cong_tac_huon.doc