SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên về nâng cao tính tự lập cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Đông Minh- Huyện Đông Sơn - Thanh Hóa
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
ở Việt Nam. Vị trí của giáo dục mầm non là đặt nền tảng cho sự phát triển nhân
cách thông qua hệ thống giáo dục quốc dân. Mục đích chung của giáo dục mầm
non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban
đầu của nhân cách con người: "Cần phát triển một số giá trị, nét tính cách và
phẩm chất cần thiết: mạnh dạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, . tạo
điều kiện cho trẻ tham gia vào đời sống xã hội. Trong cuộc sống, khả năng tự
lập là một phẩm chất nhân cách vô cùng quan trọng của con người. Nhờ vào khả
năng tự lập mà con người có khả năng tự hoạt động, tự cố gắng tham gia và
hoàn thành công việc trên cơ sở năng lực của bản thân.
Khả năng tự lập phát triển từ thấp đến cao, bắt đầu từ tuổi thơ. Như vậy,
giáo dục khả năng tự lập cho trẻ là một nhiệm vụ cần thiết, trẻ em mầm non là
tương lai của đất nước, là chủ nhân tương lai của xã hội trong thế kỉ mới - thế kỉ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thế kỉ của một nền văn hóa thông tin với khoa
học công nghệ - thế kỉ đòi hỏi những con người mới, hiện đại, độc lập và tự chủ.
Giáo dục khả năng tự lập có ý nghĩa trong mọi giai đoạn hình thành nhân cách,
đặc biệt là lứa tuổi trước tiểu học. Có thể khẳng định: Mẫu giáo lớn là lứa tuổi
cần thiết phải trang bị cho trẻ khả năng tự lập; giáo dục khả năng tự lập cho trẻ,
hướng khả năng tự lập của trẻ phát triển theo chiều hướng đúng đắn nhất.
MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG I MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài 01 1.2 Mục đích nghiên cứu 02 1.3 Đối tượng nghiên cứu 02 1.4 Phương pháp nghiên cứu 02 II NỘI DUNG 02 2.1 Cơ sở lí luận 02 2.2 Thực trạng vấn đề nâng cao tính tự lập cho trẻ 04 2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 07 2.3.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch đặt ra mục tiêu và rèn luyện những kỹ năng tự lập cần thiết cho trẻ. 07 2.3.2. Biện pháp 2: Biện pháp chỉ đạo giáo viên biết phân công công việc cho trẻ hợp lý, tạo môi trường cơ hội cho trẻ được làm việc và duy trì các thói quen: 08 2.3.3 Biện pháp 3: Biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép rèn luyện tính tự lập cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua các hoạt động chơi ở các góc của trẻ: 11 2.3.4. Biện pháp 4: Biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn luyện tính tự lập cho trẻ thông qua biện pháp khen ngợi tuyên dương: 12 2.3.5. Biện pháp 5: Biện pháp chỉ đạo giáo viên phối kết hợp cùng gia đình trong việc giáo dục tính tự lập cho trẻ 13 2.4 Hiệu quả của SKKN 16 III KẾT LUẬN 17 3.1 Kết luận 17 3.2 Kiến nghị 18 1 I. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam. Vị trí của giáo dục mầm non là đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách thông qua hệ thống giáo dục quốc dân. Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người: "Cần phát triển một số giá trị, nét tính cách và phẩm chất cần thiết: mạnh dạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, ... tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào đời sống xã hội. Trong cuộc sống, khả năng tự lập là một phẩm chất nhân cách vô cùng quan trọng của con người. Nhờ vào khả năng tự lập mà con người có khả năng tự hoạt động, tự cố gắng tham gia và hoàn thành công việc trên cơ sở năng lực của bản thân. Khả năng tự lập phát triển từ thấp đến cao, bắt đầu từ tuổi thơ. Như vậy, giáo dục khả năng tự lập cho trẻ là một nhiệm vụ cần thiết, trẻ em mầm non là tương lai của đất nước, là chủ nhân tương lai của xã hội trong thế kỉ mới - thế kỉ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thế kỉ của một nền văn hóa thông tin với khoa học công nghệ - thế kỉ đòi hỏi những con người mới, hiện đại, độc lập và tự chủ. Giáo dục khả năng tự lập có ý nghĩa trong mọi giai đoạn hình thành nhân cách, đặc biệt là lứa tuổi trước tiểu học. Có thể khẳng định: Mẫu giáo lớn là lứa tuổi cần thiết phải trang bị cho trẻ khả năng tự lập; giáo dục khả năng tự lập cho trẻ, hướng khả năng tự lập của trẻ phát triển theo chiều hướng đúng đắn nhất. Như chúng ta đã biết ngay từ tuổi ấu thơ trẻ đã có khả năng tự lập, dần dần nhận biết được những người thân yêu của mình, sau đó trẻ phân biệt được mối quan hệ giữa những người xung quanh và vị trí của mình trong gia đình, đó là bản năng sinh tồn mà con người sinh ra đã có. Trong từng lứa tuổi, khả năng tự lập được hình thành và phát triển đồng thời phát huy được những năng lực vốn có của trí tuệ nhờ đó trẻ có thể tự mình làm một việc gì đó mà không cần sự trợ giúp của người khác. Để tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, mục đích của giáo dục mầm non là định hướng tất cả khả năng tự lập của trẻ, góp phần hình thành cho trẻ những cơ sở chuẩn mực ban đầu về tính cách, phẩm chất cần thiết như: mạnh dạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giácđưa trẻ tham gia vào các hoạt động trong đời sống hằng ngày. Từ những biểu hiện của trẻ chúng ta nhận thấy khả năng tự lập có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến trí tuệ, cảm xúc và trong các hoạt động. Trẻ tự tin, tự kiểm soát, điều khiển hành vi của mình. Tính tự lập quyết định việc hình thành nhân cách, trí tuệ, cảm xúc của trẻ. Bởi vậy giáo dục khả năng tự lập cho trẻ ở cấp học mầm non là một nhiệm vụ hết sức cần thiết, bởi tính tự lập là một trong những tính cách cơ bản, đóng vai trò quan trọng giúp trẻ khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống và đặc biệt là trẻ có thể tự lo cho mình thật tốt dù không có bố mẹ, người lớn bên cạnh hay gặp bất kỳ tính huống khó khăn nào. Giáo dục khả năng tự lập cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong mọi giai đoạn hình thành nhân cách, đặc biệt là trong lứa tuổi chuẩn bị bước vào bậc tiểu học, sẽ góp phần đặt nền tảng vững chắc đầu tiên về phát triển thể lực, trí tuệ để đào tạo những chủ nhân tương lai cho đất nước. 2 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nâng cao tính tự lập cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường Mầm non Đông Minh- Huyện Đông Sơn- Thanh Hóa. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên về nâng cao tính tự lập cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường Mầm non Đông Minh- Huyện Đông Sơn- Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tôi vận dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp điều tra: Nắm tình hình qua các giáo viên đứng lớp, cha mẹ trẻ và trẻ Mẫu giáo lớn A1 trường Mầm non Đông Minh - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của giáo viên và trẻ trong việc xây dựng tính tự lập cho trẻ. Quan sát sự quan tâm và sử dụng thành quả để phục vụ cho việc dạy học các hoạt động học KPKH và giáo dục tính tự lập cho trẻ của giáo viên đứng lớp. - Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả thực hiện từng tiêu chí theo từng học kì trong năm năm để so sánh. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Kế hoạch của giáo viên khi xây dựng các biện pháp lồng ghép Kết quả trên trẻ qua các kế hoạch của giáo viên - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo về giáo dục lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ, các kỹ năng về: “giáo dục tính tự lập cho trẻ”. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của trẻ 5 - 6 tuổi về tự lập Một số nhà tâm lý học coi khả năng tự lập là một trong những nét đặc trưng của nhân cách, đại diện là T.I. Ganhenlin, A.A Sinirnop, E.U. Dmitriev... họ cho rằng: Khả năng tự lập phải hình thành trên cơ sở người học đã có một số vốn kiến thức, hiểu biết một số kỹ năng nhất định và biết vận dụng chúng vào những tình huống khác nhau trong thực tế, đó phải là những tình huống mới mẻ mà trẻ đối mặt trong cuộc sống. Khả năng tự lập của trẻ được bộc lộ rõ qua các hành vi và ta sẽ có thể dễ dàng quan sát thấy được trong khi trẻ đang thực hiện các mối quan hệ người - người, hay giữa con người - thế giới xung quanh. K.D.Usinski cũng nghiên cứu khả năng tự lập của trẻ gắn với lao động, nhưng ông đi sâu cụ thể vào lao động tự phục vụ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Ông cho rằng: tự lập trước hết là phải có sự yêu thích lao động; do đó muốn giáo dục khả năng tự lập trước hết cần phải làm sao cho trẻ có niềm say mê với lao động; phải khơi gợi cho trẻ ý thức tích cực về lao động và con người lao động; phải thúc đẩy trẻ tham gia vào lao động, tập lao động trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, từ những việc đơn giản, tới các việc phức tạp hơn trong khả năng có thể của chúng. Mức độ phát triển khả năng tự lập của trẻ phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ của trẻ với lao động. { 1} Như vậy, đằng sau hành vi tự lập của trẻ, ở bất cứ độ tuổi nào bao giờ cũng cần phải có một vai trò lãnh đạo hướng dẫn và những yêu cầu của người 3 lớn. Điều cần quan tâm và đặc biệt chú ý ở đâu là trẻ càng lớn lên thì sự tác động của người lớn càng cần phải ít bộc lộ một cách lộ liễu, trực tiếp hơn. Nếu trẻ thường xuyên phải buộc mình tuân theo những yêu cầu của người lớn thì dần dần nó bắt đầu tự định hướng theo những yêu cầu này, coi như đó là những chuẩn mực hành vi cần phải tuân theo. Càng hiểu rõ luật lệ, giới hạn thì trẻ sẽ càng biết cách tự lập. Chỉ khi nào dựa trên những cơ sở, những thói quen tương ứng, tức là những định hình đã được hình thành, đáp ứng yêu cầu của người lớn thì chúng ta mới có thể giáo dục cho trẻ tự lập một cách đúng đắn nhất, hình thành nên một trong những nét nhân cách quý báu cho trẻ. Đối với trẻ 5-6 tuổi thì nhà giáo dục Maria Montessori đã khẳng định, trẻ 0-6 tuổi có trí tuệ thẩm thấu, khả năng học hỏi kỳ diệu từ môi trường, như một miếng bọt biển có thể thấm hút mọi thứ xung quanh mình. Chỉ cần cung cấp một môi trường an toàn, hỗ trợ, với những đồ đạc vừa kích cỡ, các dụng cụ thực hành mời gọi trên giá, trẻ sẽ háo hức tự mình làm mọi thứ. Những quan sát và trải nghiệm của bà đã và đang được chứng minh ở các trường học Montessori. Khi được ở trong môi trường phù hợp, với đầy đủ vật dụng, trẻ sẽ tự lấy đồ dùng học tập, tự cất vào giá khi sử dụng xong, tự lau dọn bàn ghế và phòng học, tự đi vệ sinh, mặc quần áo, đi giày và các hoạt động thực hành cuộc sống khác{2} Theo giáo sư - tiến sĩ Vũ Gia Hiền, trẻ 5-6 tuổi đã hình thành nhân cách. các em bắt đầu khám phá được khả năng và phẩm chất của mình, hiểu được thái độ của những người xung quanh, có phản xạ vui buồn về thành công và thất bại, về ưu khuyết điểm của bản thân, về những khả năng và sự bất lực. Tuy nhiên, khả năng hiểu của các em chỉ ở mức độ đơn giản. Ở lứa tuổi này, trẻ đã biết được giới tính của mình, là trai hay gái. Lúc này, hành vi của người lớn có tác động rất lớn đến bé. Cũng trong giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu biết hành động có mục đích, biết lập ra kế hoạch theo thời gian gần và không gian hẹp. Mặc dù các em chưa có khái niệm kiểm soát thời gian và không gian nên chúng chỉ hành động theo bản năng mà chưa biết đánh giá kết quả. Hiểu được đặc điểm này, giáo viên trong các trường mẫu giáo, cha mẹ trẻ, nên tập cho trẻ biết chờ đợi, kiềm chế hành vi, lời nói bộc phát qua những hoạt động cụ thể. Cần tổ chức trò chơi có luật chơi, nhờ đó mục đích thô sơ (chơi) có thể trở thành kỹ năng sống. {3} Nhechaeva trong "Giáo dục trẻ mẫu giáo trong lao động" đã khẳng định qua quá trình nghiên cứu lâu dài của mình: Lao động tự phục vụ đối với trẻ nhỏ như ăn mặc, vệ sinh cá nhân, giúp người lớn làm những công việc vừa sức... là biện pháp tốt nhất để hình thành khả năng tự lập cho trẻ. Khi trẻ đã biết lao động tự phục vụ thì ít hay nhiều trẻ cũng giảm dần sự phụ thuộc vào người lớn. Sự phát triển khả năng tự lập này có thể thấy rõ qua: Từ chỗ trẻ thấy rằng mình có thể tự làm việc này, việc nọ mà trẻ trở nên tự tin, tin tưởng vào khả năng của mình hơn, chúng sẽ cố gắng vượt mọi khó khăn trong mức cao nhất có thể hoàn thành một nhiệm vụ hay công việc nào đó mà không cần sự can thiệp của người lớn. Như vậy, hình thành kỹ năng kỹ xảo và thói quen tự phục vụ là vô cùng ý nghĩa đối với sự phát triển khả năng tự lập của trẻ nhỏ. {4} 4 2.2. Thực trạng vấn đề khiến trẻ không tự lập của trẻ 5- 6 tuổi trường Mầm Đông Minh Huyện Đông Sơn. Chúng ta điều biết rằng trong những năm tháng đầu đời, trẻ em phải phụ thuộc vào cha mẹ, từ miếng ăn, giấc ngủ, đến chuyện mặc quần áo, đi giày, tắm rửa, vệ sinh. Và khi trẻ lớn dần lên, dù đã đủ khả năng và khéo léo để làm hết những việc tự phục vụ cá nhân nhưng trẻ vẫn thích nhõng nhẽo đòi cha mẹ phải làm cho mình. Và vì yêu con, thương con, nên cha mẹ làm cho con tất cả. Rồi bỗng một ngày, trẻ buông tay cha mẹ ra, tự làm hết mọi việc, độc lập trong từng suy nghĩ và hành động. Quá trình tách rời này là một việc không thể thiếu trong hành trình lớn lên của trẻ. Như vậy có thể khẳng định rằng mỗi người sinh ra đều có các bộ phận đầy đủ giống như người khác (ngoại trừ những người khiếm khuyết). Tại sao cuộc sống lại tạo ra những con người hoàn toàn khác nhau: có người dùng chính đôi tay để nuôi sống mình, để làm mọi việc phục vụ mình và phục vụ người khác; cũng có không ít người luôn dựa dẫm vào người khác ?. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng kế hoạch rèn luyện tính tự lập cho trẻ nhằm thực hiện nội dung phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: Giáo viên trong lớp điều học qua chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, có tính yêu nghề mến trẻ, có năng lực sư phạm vững vàng, trình độ chuyên môn của giáo viên trong trường đạt 100% chuẩn và trên 77,7% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, 4 giáo viên trên 2 lớp mẫu giáo lớn năng lực vững vàng có 3 giáo viên trình độ đại học và 1 cao đẳng sư phạm, được xếp loại về chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN suất xắc 4/4 đạt 100 % Gia đình phụ huynh ở quê nên điều kiện chăm sóc trẻ gần gủi trẻ được nhiều thời gian bên trẻ hơn. Các gia đình ở quên thường có các mối quan hệ xã hội, mọi người xung quanh, làng xóm, quê hương. Trẻ ở quê có điệu kiện tiếp cận với chuyên đề tốt vì thường gia đình có nhiều thế hệ khác nhau * Khó khăn: Về phía phụ huynh: Chính tâm lý phải dành những gì tốt nhất, sự quan tâm quá mức, nhường bộ con mong muốn con hoàn hảo, theo sát và luôn để mắt đến trẻ, xem trẻ như 1 hòn ngọc quý mà rơi là vỡ nên bao bọc bằng cách sẵn sàng đáp ứng tất cả mọi đòi hỏi của con mà không đắn đo suy nghĩ rằng điều đó có thực sự cần thiết mà không đòi hỏi con phải có sự nỗ lực để có được . Nhưng một thực tế đang sảy ra là rất nhiều cha mẹ ở quê đây vẫn luôn chạy theo con đút cho con ăn, trẻ ăn có thể lên tới 2 đến 3 tiếng, rồi rót nước cho con uống, mặc quần áo, đi giày cho con, thậm chí tới lúc con 5 tuổi, vẫn mẹ lại thường không muốn con cái mình phải chịu khổ. Họ sợ con vất vả nên không giám cho con đụng vào 1 công việc gì như cầm chổi quét nhà hay cùng kênh kê sạp, bàn ghế sợ đụng vào chân, không giám cho con thu dọn đồ cá nhân của mình sợ bé nhặt nhầm của bạn không giám cho trẻ giặt khăn sợ trẻ giây nước ướt quần áo...vậy là họ đáp ứng tất cả điều đó và cũng có ý yêu cầu giáo viên phaỉ phục vụ trẻ những điều đó. Nhưng họ không biết rằng điều này lại khiến cho trẻ có lối sống ý lại, dựa dẫm vào người lớn vào gia đình. Chính tâm lý phải dành những 5 gì tốt nhất, sự quan tâm quá mức, nhường bộ con mong muốn con hoàn hảo, theo sát và luôn để mắt đến trẻ, xem trẻ như 1 hòn ngọc quý mà rơi là vỡ nên bao bọc bằng cách sẵn sàng đáp ứng tất cả mọi đòi hỏi của con mà không đắn đo suy nghĩ rằng điều đó có thực sự cần thiết mà không đòi hỏi con phải có sự nỗ lực để có được và rồi quan tâm tới con quá mức là một trong những cách khiến con không tự lập. Phía giáo viên: Giáo viên còn thờ ơ với chuyên đề hoặc chưa nhận thức đúng về giáo dục tính tự lập cho trẻ trong trường né tránh nhưng soi mói và tránh những tiếng dị nghị của phụ huynh rằng bắt con họ làm việc trong lớp. Và chưa tìm ra những nội dung và hình thức lồng ghép giáo dục về tính tự lập cho trẻ chưa thực sự mang tính chuyên đề. Qua nhiều năm công tác và từ những thực trạng về tính tự lập của trẻ thời bây giờ bản thân thấy rằng việc rèn luyện tính tự lập cho trẻ là 1 điều cực kỳ quan trọng, cấp bách nên đã đi sâu nghiên cứu và tiến hành bước khảo sát đầu năm tại lớp Mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường Mầm non Đông Minh với số trẻ khảo sát là 30 trẻ như sau: Kết quả thể hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa có Nội dung Yêu cầu đạt Trẻ % Trẻ % Trẻ % - Kỹ năng chăm sóc bản thân như: Tự nhặt xếp gọn gàng đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo gấp quần áo gọn gàng, rửa mặt, tay, đánh răng, đi dép, chuẩn bị mũ, áo khoác, khẩu trang khi đi ra ngoài, tự ăn, 15 50 10 33,3 5 16.6 - Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Dọn dẹp sắp xếp thu dọn đồ dùng đồ chơi cùng cô, lao động cùng các bạn như sắp đồ dùng, kê bàn ăn, sạp ngủ, lau nước trên sàn, lau bụi trên bàn, gạt nước sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi, bỏ rác đúng nơi quy định.. 12 40 12 40 6 20 - Kỹ năng hỗ trợ người khác: Giúp đỡ em bé hơn đi lên xuống cầu thang, dỗ em bé khi khóc.. Bật tivi, bật quạt, lấy bát ăn cơm, lấy cốc uống nước, cất dép đúng quy định, xách phụ đồ, tưới cây. 10 33.3 12 40 8 26,6 Tổng cộng 41.1 37.7 21 Kết quả khảo sát: Trẻ thể hiện theo yêu cầu 6 Thường xuyên: đạt 41.1 % Thính thoảng: đạt 37.1 % Chưa có: đạt 21 % Từ thực tế trên cho thấy trẻ ở lứa tuổi này còn quá thụ động, chưa tự giác tham gia vào các hoạt động lao động hoặc ý thức mang tính tự lập và cảm thấy nhiệm vụ cấp bách của nhà trường đề xây dựng cho trẻ 1 con người mới, 1 con người có 1 kỹ năng sống có thể bắt kịp với xu thế phát triển hiện đại của con người mới, xã hội văn minhbản thân đã đi vào xây dựng chỉ đạo xây dựng lớp để thực nghiệm xây dựng chuyên để chỉ đạo giáo viên rèn luyện tính tự lập cho trẻ Mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi ở trường Mầm non Đông Minh- Đông Sơn- Thanh hóa 2.3. Các giải pháp áp dụng có hiệu quả để chỉ đạo giáo viên nâng cao tính tự lập ở trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường Mầm non Đông Minh. 2.3.1: Chỉ đạo giúp giáo viên nhận thức đúng tầm quan trong của Tự lập từ đó xây dựng kế hoạch đặt ra mục tiêu và rèn luyện những kỹ năng tự lập cần thiết cho trẻ. Để tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, mục đích của giáo dục mầm non là định hướng tất cả khả năng tự lập của trẻ, góp phần hình thành cho trẻ những cơ sở chuẩn mực ban đầu về tính cách, phẩm chất cần thiết như: mạnh dạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giácđưa trẻ tham gia vào các hoạt động trong đời sống hằng ngày. Giáo dục tính tự lập là được coi là nhiệm vụ trung tâm trong việc giáo dục rèn luyện cho trẻ mẫu giáo nên chỉ đạo cho giáo viên thấu hiểu được tự lập cho trẻ mẫu giáo có những kỹ năng như: - Kỹ năng chăm sóc bản thân như: Tự nhặt xếp gọn gàng đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo gấp quần áo gọn gàng, rửa mặt, tay, đánh răng, đi dép, chuẩn bị mũ, áo khoác, khẩu trang khi đi ra ngoài, tự ăn, - Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Dọn dẹp sắp xếp thu dọn đồ dùng đồ chơi cùng cô, lao động cùng các bạn như sắp đồ dùng, kê bàn ăn, sạp ngủ, lau nước trên sàn, lau bụi trên bàn, gạt nước sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi, bỏ rác đúng nơi quy định.. - Kỹ năng hỗ trợ người khác: Giúp đỡ em bé hơn đi lên xuống cầu thang, dỗ em bé khi khóc.. Bật tivi, bật quạt, lấy bát ăn cơm, lấy cốc uống nước, cất dép đúng quy định, xách phụ đồ, tưới cây. Những biểu hiện của trẻ chúng ta nhận thấy khả năng tự lập có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến trí tuệ, cảm xúc và trong các hoạt động. Trẻ tự tin, tự kiểm soát, điều khiển hành vi của mình. Tính tự lập quyết định việc hình thành nhân cách, trí tuệ, cảm xúc của trẻ. Bởi vậy giáo dục khả năng tự lập cho trẻ ở cấp học mầm non là một nhiệm vụ hết sức cần thiết, bởi tính tự lập là một trong những tính cách cơ bản, đóng vai trò quan trọng giúp trẻ khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống và đặc biệt là trẻ có thể tự lo cho mình thật tốt dù không có bố mẹ, người lớn bên cạnh hay gặp bất kỳ tính huống khó khăn nào. Nhận thức được những yêu cầu của các kỹ năng đó mà giáo viên lên kế hoạch đặt ra mức độ đạt được ở từng giai đoạn, từng tháng mà lồng ghép vào 7 các hoạt động của lớp mình cho phù hợp. Có thể giáo viên lập ra những danh sách, những việc làm mà trẻ có khả năng làm được tùy thuộc vào độ tuổi và thời gian mức độ đạt được của trẻ như dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong, sắp sếp lại các góc chơi trong lớp, tự làm vệ sinh cá nhân như đánh răng sau khi ăn xong, lau miệng, uống nước, mặc quần áo khi thấy lạnh và cởi quần áo khi thấy nóng, phụ giúp giáo viên quét dọn lớp, lau bàn ăn, sắp đồ dùng học tập gọn gàng ngăn nắp, dọn dẹp nhà cửa, gấp quần áo bỏ vào thùng đồ cá nhân của mình vào từng tháng để đưa ra các yêu cầu đạt cho tháng đó và đặt yêu cầu rèn luyện cho những tháng tiếp theo. Dựa trên những yêu cầu cần đạt ở cuối mỗi độ tuổi mà chỉ đaọ giáo viên lên kế hoạch lồng ghép giáo dục tính tự lập vào từng thời điểm trong ngày cho phù hợp. Ví dụ: - Vào thời điểm đón trẻ giáo viên yêu cầu trẻ cần chào bố mẹ ông bà, chào cô xong đi vào lớp cất thay dép, bỏ mũ áo khẩu trang và tự mình cất túi đồ dùng cá nhân vào tủ đồ của mình. - Trong khi thể dục sáng giáo viên yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm vụ cất lồng dép để vào giáo đặt ngay ngắn biết cởi áo ấm (nếu mùa đông)
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_chi_dao_giao_vien_ve_nang_cao_tinh_tu_lap_c.pdf