SKKN Kích thích hứng thú học tập môn Vật lý cho học sinh lớp 10 thông qua tổ chức buổi học ngoại khóa với chủ đề “Đi tìm nhà Vật lý tương lai

SKKN Kích thích hứng thú học tập môn Vật lý cho học sinh lớp 10 thông qua tổ chức buổi học ngoại khóa với chủ đề “Đi tìm nhà Vật lý tương lai

Tôi rất tâm đắc với một câu nói của Anh-xtanh: “Hầu hết các giáo viên phí hoài thời gian bằng việc đặt những câu hỏi nhằm tìm những điều học sinh không biết, trong khi nghệ thuật đặt câu hỏi chính là để khám phá xem học sinh thực sự biết và có khả năng biết những gì”. Thật vậy, với sự kì vọng của phụ huynh học sinh và áp lực thành tích, khi bước chân lên bục giảng giáo viên đều cố gắng truyền đạt một cách nhiều nhất các kiến thức, để học sinh có thể đạt điểm cao nhất trong các kì thi. Kết quả đem lại đa phần các em chịu khó ôn luyện kết quả khả quan; mặt khác một số không chịu được áp lực học tập các em thường có biểu hiện: thu mình trong các hoạt động tập thể, bàng quang vô tâm với mọi người xung quanh, đặc biệt dễ sa vào các tệ nạn, bạo lực học đường . Do đó, để giáo dục sự phát triển toàn diện của học sinh cũng cần nhìn lại các em có khả năng biết gì, mong muốn gì; thay vì nhồi nhét kiến thức, thì cần định hướng cho các em khám phá chiếm lĩnh kiến thức.

Trong hai năm trở lại đây, trường THPT Tĩnh Gia 2 đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh như: ngoại khóa toàn trường môn Tiếng Anh, Lịch sử, Vật lý và đặc biệt là Hội thi rung chuông vàng “Tìm hiểu 990 năm danh xưng Thanh Hóa” 4 học sinh của Trường đã đạt giả cao cấp Huyện và cấp Tỉnh. Điều này cho ta một nhìn nhận rằng học sinh rất hứng thú với hoạt động ngoại khóa và rất cần các sân chơi kiến thức tổ chức một cách thường xuyên.

 

docx 25 trang thuychi01 10183
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kích thích hứng thú học tập môn Vật lý cho học sinh lớp 10 thông qua tổ chức buổi học ngoại khóa với chủ đề “Đi tìm nhà Vật lý tương lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU 
2
1.1. Lí do chọn đề tài .
2
1.2. Mục đích nghiên cứu ..
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu .
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .
3
1.4.1. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết 
3
1.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm .
3
2. NỘI DUNG 
4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
4
2.1.1. Phần 1: Đi tìm nhân tài 
4
2.1.2. Phần 2: Ấn tượng Vật lý ..
11
2.1.3. Phần 3: Nhà Vật lý tương lai 
14
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
16
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ..
16
2.3.1. Giới thiệu thành phần tham dự, văn nghệ chào mừng ..
16
2.3.2. Phần thi 1: Đi tìm nhân tài ..
17
2.3.3. Phần thi 2: Ấn tượng Vật lý 
17
2.3.4. Phần: Trò chơi khán giả ..
18
2.3.5. Phần thi 3: Nhà Vật lý tương lai ..
19
2.3.6. Phần trao thưởng .
22
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
22
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...
24
3.1. Kết luận ..
24
3.2. Kiến nghị .
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO .
25
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tôi rất tâm đắc với một câu nói của Anh-xtanh: “Hầu hết các giáo viên phí hoài thời gian bằng việc đặt những câu hỏi nhằm tìm những điều học sinh không biết, trong khi nghệ thuật đặt câu hỏi chính là để khám phá xem học sinh thực sự biết và có khả năng biết những gì”. Thật vậy, với sự kì vọng của phụ huynh học sinh và áp lực thành tích, khi bước chân lên bục giảng giáo viên đều cố gắng truyền đạt một cách nhiều nhất các kiến thức, để học sinh có thể đạt điểm cao nhất trong các kì thi. Kết quả đem lại đa phần các em chịu khó ôn luyện kết quả khả quan; mặt khác một số không chịu được áp lực học tập các em thường có biểu hiện: thu mình trong các hoạt động tập thể, bàng quang vô tâm với mọi người xung quanh, đặc biệt dễ sa vào các tệ nạn, bạo lực học đường. Do đó, để giáo dục sự phát triển toàn diện của học sinh cũng cần nhìn lại các em có khả năng biết gì, mong muốn gì; thay vì nhồi nhét kiến thức, thì cần định hướng cho các em khám phá chiếm lĩnh kiến thức. 
Trong hai năm trở lại đây, trường THPT Tĩnh Gia 2 đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh như: ngoại khóa toàn trường môn Tiếng Anh, Lịch sử, Vật lý và đặc biệt là Hội thi rung chuông vàng “Tìm hiểu 990 năm danh xưng Thanh Hóa” 4 học sinh của Trường đã đạt giả cao cấp Huyện và cấp Tỉnh. Điều này cho ta một nhìn nhận rằng học sinh rất hứng thú với hoạt động ngoại khóa và rất cần các sân chơi kiến thức tổ chức một cách thường xuyên. 
Về môn học Vật lý lớp 10, đã có giảm tải chương trình dù vậy đang còn rất nặng về đơn vị kiến thức. Bên cạch đó, bước vào kiến thức cấp 3 học sinh bắt đầu phải đi sâu vào phân tích và tính toán rất nhiều, đều này đã gây ra sự chán nản ở một bộ phận học sinh khi học Vật lý. Tuy nhiên, trong quá trình dạy Tác giả thấy rằng, các tiết dạy có thí nghiệm trực quan mang lại hiệu quả cao: người dạy trình bày vấn đề rõ ràng, thuyết phục; người học bị lôi cuốn vào các hiện tượng Vật lý và 45 phút dạy và học trôi qua một cách nhẹ nhàng bổ ích.
Vì những lí do trên Tác giả thấy rằng cần có hình thức học tập vui vẻ, cuốn hút, làm cho các em thêm yêu môn học và đã tổ chức được buổi học ngoại khóa Vật lý vào cuối năm học. Trên cơ sở này, Tác giả quyết định viết sáng kiến kinh nghiệm với tên gọi Kích thích hứng thú học tập môn Vật lý cho học sinh lớp 10 thông qua tổ chức buổi học ngoại khóa với chủ đề “Đi tìm nhà Vật lý tương lai”, để nhận được sự góp ý, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực tạo sân chơi kiến thức cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tạo cho học sinh khả năng tư duy lôgic kiến thức Vật lý trong mối quan hệ với các môn học khác.
- Nâng cao khả năng sáng tạo trong các thí nghiệm Vật lý, từ đó nâng cao hứng thú học tập môn Vật lý nói chung.
- Rút ra kinh nghiệm thực tiễn trong tổ chức ngoại khóa ở lớp học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Hứng thú học ngoại khóa học sinh lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Nghiên cứu các đơn vị kiến thức môn Vật lý có liên quan đến các môn học: Toán, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng, Thể dục 
- Tổng hợp, lựa chọn, xây dựng quy tắc trò chơi phù hợp với đặc thù của môn học thông qua thực tế trường học, tài liệu, trên internet và trên truyền hình.
1.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm 
- Thiết kế các thí nghiệm có thể thực hiện khả thi đảm bảo: trong phạm vi chương trình đã học, hiện tượng rõ ràng, thời gian thực hiện ngắn, không tốn kém khi chuẩn bị dụng cụ cho lớp. 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung buổi học ngoại khóa chia làm 3 phần thi và phần trò chơi khán giả:
2.1.1. Phần 1: Đi tìm nhân tài
Mục đích: 
- Kiểm tra được kiến thức nhiều môn học: Toán học, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục quốc phòng, Thể dục, Giáo dục công dân  trong mối quan hệ kiến thức với môn Vật lý. Qua đó học sinh thấy được sự liên quan bổ trợ kiến thức giữa các môn học. 
- Tạo được sự thích thú ban đầu, mỗi học sinh sẽ gạt bỏ được sự ngại ngùng và xem mình như là một phần của buổi ngoại khóa; tránh được trường hợp một số học sinh cảm giác mình bị “bỏ rơi”.
- Rèn luyện được khả năng nghiên cứu kiến thức độc lập của học sinh.
- Phần thi có nét tương đồng với cuộc thi Rung chông vàng đã tổ chức ở trường tháng 4/2019 vừa qua, đây cũng là cơ hội để cho rất nhiều học sinh của lớp trải nghiệm được cảm giác thi đấu mà trước đó các em chỉ biết cổ vũ nhiệt tình.
- Tìm được 8 học sinh xứng đáng nhất tham gia vào các phần sau một cách khách quan, và để học sinh thấy không có sự ưu ái, thiên vị cho bất kì cá nhân nào.
Luật chơi
- Số lượng học sinh dự thi: Tất cả học sinh trong lớp.
- Cách chơi: Học sinh ngồi theo số thứ tự từ 1 đến 42; mỗi học sinh sẽ nghe câu hỏi và giơ đáp án sau 15 giây, trả lời đúng sẽ tiếp tục thi và trả lời sai sẽ trở thành khán giả. Phần thi sẽ dừng lại khi số thí sinh còn lại là không quá 8. Trường hợp còn 8 thí sinh thi đấu, thì 8 thí sinh tiếp tục tham dự phần thi sau. Nếu ít hơn 8, thì người dẫn chương trình sẽ đặt câu hỏi cho khán giả để lấy đủ 8, ai trả lời đúng nhanh và đúng sẽ được chọn thi phần sau.
- Sau phần chơi, sẽ bốc thăm ngẫu nhiên, chia 8 thí sinh thành 4 đội thi đấu cho các phần 2.
Nội dung kiến thức phần thi
Câu hỏi 1:
- Nội dung: Hai lực có giá đồng quy độ lớn lần lượt 6N và 18N. Hợp lực có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 10N.
B. 12N.
C. 25N.
- Đáp án: A
- Đây là sự liên môn giữa Vật lý đối với Toán ở chủ đề vectơ. Trong chương trình Vật lí Phổ thông, chúng ta thấy rằng vectơ được sử dụng để biểu diễn: Lực, vận tốc, gia tốc, động lượng Trong tổng hợp lực hai lực có giá đồng quy, sẽ áp dụng quy tắc cộng véctơ trong Toán học và tìm độ lớn của lực tổng hợp : 
 với 
 khi cùng hướng
 khi ngược hướng 
và độ lớn hợp lực nằm trong khoảng:
- Ý nghĩa: Trong lao động thực tiễn như tìm độ chịu lực kết cấu xây dựng, nắn răng thẩm mỹ. Ta có thể tính toán được lực tác dụng theo các phương nào và độ lớn bằng bao nhiêu để đạt hiệu quả mong muốn.
Câu hỏi 2:
- Nội dung: Trong cấu trúc tinh thể muối ăn. Hãy cho biết ion Na+ chuyển động như thế nào?
A. Chuyển động hỗn loạn.
B. Chuyển động xung quanh vị trí cố định.
C. Chuyển động xung quanh vị trí không cố định.
- Đáp án: B
- Tinh thể muối ăn gồm các ion Na+ và Cl-, mồi ion dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng trùng với mỗi đỉnh của khối lập phương. Điều này có thể giải thích rõ hơn thông qua sự liên hệ kiến thức với bộ môn Hóa học. Các ion Na+ và Cl- chúng bị hút về phía nhau với lực hút tĩnh điện được gọi là liên kết ion, cùng một số điện tích trái dấu làm cho các hợp chất ion trung tính không có điện tích. Các nguyên tử
Hình 1: Cấu trúc tinh thể muối ăn
có xu hướng có được cấu hình khí hiếm để có được sự ổn định và do đó chúng có thể mất hoặc thu được các điện tử. Nguyên tử Natri có một electron trong vỏ hóa trị của nó do đó nó có xu hướng mất electron đó để có được sự ổn định. Tương tự nguyên tử Clo có bảy electron trong vỏ hóa trị của nó và có xu hướng thu được một electron để có được sự ổn định. Do đó nguyên tử Clo tạo thành ion Clorua (anion) và nguyên tử Natri tạo thành ion Natri (cation). Cả hai ion tích điện trái dấu đều thu hút tĩnh điện để tạo thành Natri clorua.
- Ý nghĩa: Khi nghiên cứu tính chất Vật lý của vật chất cần sự liên hệ chặt chẽ hơn về tính chất Hóa học để có cách nhìn sâu rộng hơn; tránh nghiên cứu bề ngoài, máy móc.
 Câu hỏi 3:
- Nội dung: Bong bóng của cá là cơ quan có tác dụng gì? 
A. Điều chỉnh được tỉ trọng và khả năng nổi của cá.
B. Giữ thăng bằng cho cá.
C. Là nơi chứa oxi giúp cá có thể hô hấp được.
- Đáp án: A
- Một câu hỏi thuộc lĩnh vực Sinh học, tuy nhiên có thể giải thích bằng kiến thức môn Vật lý. Khi các bơi trong nước chị tác dụng của trong lực và lực đẩy Ac-si-mét ngược hướng nhau, bong bóng cá là một nội quan của các loài cá, có hình dạng như một chiếc túi chứa không khí giúp cá có thể điều chỉnh được tỉ trọng và khả năng nổi của mình, điều này khiến cá có thể lơ lửng ở một độ sâu nhất định mà không cần phải bơi. 
 Hình 2: Bong bóng của cá
- Ý nghĩa: Bằng kiến thức Vật lý cũng có thể giải thích và cái nhìn rõ ràng hơn về các đặc điểm sinh vật.
Câu hỏi 4: 
- Nội dung: "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” là câu tục ngữ nói lên sự thích nghi của con người với môi trường sống và đây là sự tồn tại của vật chất ở thể nào?
A. Thể khí.
B. Thể lỏng.
C. Thể rắn.
- Đáp án: B
- "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” ý nghĩ Văn học nói lên sự thích nghi của con người với môi trường sống và đây cũng chính là tính chất Vật lý của chất lỏng: không có hình dạng xác định mà có hình dạng của bình chứa.
Câu hỏi 5: 
- Nội dung: Bản chất của hiện tượng Thủy triều là lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác dụng lên nước ở bề mặt Trái Đất. Hãy cho biết Ông cha ta đã lợi dụng hiện tượng này trong chiến thắng sông Bạch Đằng bao nhiêu lần?
A. 3 lần.
B.1 lần. 
C. 2 lần.
- Đáp án: A
- Thuỷ triều là hiện tượng lượng nước biển dâng lên rồi lại rút đi một cách tuần hoàn ở Trái Ðất. Từ ngàn xưa con người đã biết được quy luật của nó phần lớn là nhờ vào kinh nghiệm chứ không thể giải thích được nguyên nhân gây ra hiện tượng Thủy triều một cách khoa học. Mãi đến khi Niu-tơn tìm ra được Định luật Vạn vật hấp dẫn thì hiện tượng Thủy triều mới bước đầu giải thích có cơ sở khoa học.
Ông cha ta 3 lần chiến thắng trên song Bạch Đằng: năm 938 Ngô Quyễn chiến thắng Quân Nam Hán, năm 981 Lê Đại Hành trước quân Tống và Chiến thắng của Trần Hưng Đạo trước quân Nguyên - Mông năm 1288.
- Ý nghĩa: Học sinh hiểu rõ nguyên nhân về chiến thắng Bạch Đằng đó là biết lợi dụng hiện tượng Thuỷ triều đề tạo nên sức mạnh và đây cùng chính là chiến lược tài tình của Ông cha ta; đồng thời giáo dục lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc cho thể hệ trẻ hôm nay. 
Hình 3: Hình vẽ các cọc gỗ được vót nhọn đóng xuống sông Bạch Đằng
Câu hỏi 6: 
- Nội dung: Hiện tượng Nguyệt thực xảy ra khi
A. Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời.
B. Trái Đất ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng.
C. Mặt Trời ở giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
- Đáp án: B
- Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa.
Hình 4: Hình vẽ mô phỏng Nguyệt thực
Câu hỏi 7: 
- Nội dung: Các vụ tai nạn trong tham gia Giao thông thường do người lái xe không làm chủ tốc độ. Điều 12 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT quy định khi xe lưu thông với tốc độ trên 60km/h thì khoảng cách tối thiểu giữa hai xe là 35m. Em hãy cho biết từ hiện tượng Vật lý nào cần phải quy định như vậy?
A. Quán tính.
B. Tương tác hấp dẫn.
C. Mất trọng lượng.
- Đáp án: A
- Quán tính là tính chất của vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Khi khoảng cách giữa các xe dưới mức quy định, khi xe trước gặp sự cố xe sau phanh gấp thì do hiện tượng quán tính sẽ dễ xảy ra va chạm gây hậu quả nghiêm trọng.
- Ý nghĩa: Qua câu hỏi, thì bên cạnh việc nghiên cứu hiện tượng Quán tính của vật, sẽ lồng ghép kiến thúc môn Giáo dục công dân trong việc giáo dục luật đường bộ cho học sinh.
Hình 5: Tai nạn thảm khốc do giữa các ôtô không giữ được cự li và tốc độ.
Câu hỏi 8:
- Nội dung: Thiết bị, hay phương tiện nào sau sử dụng Động cơ nhiệt? 
A. Quạt điện
B. Xe môtô 
C. Ấm điện.
- Đáp án: B
- Động cơ nhiệt là động cơ mà một phần năng lượng khi đốt cháy chuyển thành công cơ học. Động cơ nhiệt là loại động cơ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bao gồm động cơ chạy bằng xăng, dầu điêzen như: môtô, ôtô, tàu thủy, máy bay; đến các động cơ chạy bằng nhiên liệu đặc biệt của tên lửa, tàu vũ trụ và chạy bằng năng lượng nguyên tử như tàu sân bay, tàu ngầm, tàu phá băng
Hình 6: Mô hình Động cơ đốt trong
- Ý nghĩa: Trên cơ sở kiến thức Vật lý học sinh hiểu được nguyên tắc hoạt động của động cơ, và cách sử dụng động cơ sao cho sự hao phí nhiên liệu ít nhất.
Câu hỏi 9: 
- Nội dung: Khi bắn súng, cần tì chắc súng vào vai có tác dụng gì?
A. Giảm tốc độ giật lùi súng.
B. Tăng tốc độ của đạn.
C. Giữ cân bằng cho súng khi bắn.
- Đáp án: A
- Động lượng của hệ súng – đạn bảo toàn, tốc độ của đạn khi bay ra khỏi nòng súng có một giá trị xác định theo thiết kế của nhà sản xuất. Vì vậy khi súng càng nặng thì tốc độ giật lùi càng nhỏ. Tuy nhiên, điều này gây khó khăn cho việc sử 
Hình 7: Các động chí Dân quân tự vệ đang được huấn luyện bắn đạn thật
dụng súng. Cách hiệu quả nhất tì chắc súng vào vai, xem súng và người liền khối và do đó sẽ giảm đáng kể tốc độ giật lùi của súng. 
- Ý nghĩa: Từ kiến thức chuyển động bằng phản lực, cho các em học sinh một bài học kinh nghiệm; khi tham gia học bắn súng nhất thiết không được rụt rè, hời hợt mà phải cầm và tì chắc súng vào vai. Điều này sẽ tránh khỏi những nguy hiểm như súng bay về sau gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh
Câu hỏi 10:
- Nội dung: Quỹ đạo trọng tâm của người trong chuyển động Nhảy xa là gì? 
A. Một cung tròn.
B. Đoạn thẳng.
C. Parabol.
- Đáp án: C
- Trong chuyển động nhảy xa, hướng nhảy ban đầu chếch lên; nó tương đồng với chuyển động ném xiên trong vật lý, và quỹ đạo trọng tâm của người là một parabol. Tầm bay xa phụ thuộc vào tốc độ dậm nhảy và hướng nhảy. Người nhảy xa sẽ chạy đà sao cho khi dậm nhảy đạt tốc độ lớn nhất và hướng nhảy hợp với mặt đất 450.
Hình 8: Hình vẽ mô tả vị trí trọng tâm của người trong nhảy xa
- Ý nghĩa: Học sinh có thể nâng cao thành tích môn nhảy xa, bằng cách vận dụng kiến thức chuyển động ném xiên thực hiện hướng nhảy và đạt tốc độ phù hợp.
2.1.2. Phần 2: Ấn tượng Vật lý
Mục đích
- Tạo cho học sinh một tư duy logic khi nghiên cứu các vấn đề Vật lý, qua đó rút ra các đặc điểm chung nhất.
- Xây dựng được tinh thần hợp tác làm việc nhóm giữa hai thành viên trong đội chơi; đồng thời tạo cho học sinh một khả năng xâu chuỗi những giả thuyết, từ đó mạnh dạn đoán ô chữ khóa.
- Tạo hứng thú cho học sinh khi nghiên cứu về lịch sử Vật lý, cụ thể về con người sự nghiệp của nhà Vật lý, Toán học vĩ đại Niu - tơn. 
- Lựa chọn được hai thành viên ưu tú nhất vào vòng 3.
Luật chơi
- Có 4 ô chữ hàng ngang và một ô chữ khóa; mỗi đội sẽ chọn và trả lời ô chữ hàng ngang, xâu chuỗi các nội dung để tìm ô chữ khóa. Sau 2 lượt chọn ô hàng ngang, các đội được quyền dự đoán ô chữ khóa; trả lời đúng thì phần thi kết thúc, trả lời sai đội bị loại khỏi phần thi. Khi các ô chữ hàng ngang được chọn hết, các đội không có câu trả lời ô chữ khóa, câu trả lời sẽ dành cho khán giả.
- Cách tính điểm: Trả lời đúng ô hàng ngang 20 điểm, đúng ô khóa 30 điểm.
- Đội chơi cao điểm nhất sẽ lọt vào vòng 3.
Nội dung kiến thức phần thi
Ô chữ 1: Đây là nguyên nhân khi tắt máy xe vẫn có thể chuyển động được một quãng dường trước khi dừng lại?
Q
U
Á
N
T
Í
N
H
Ô chữ 2: 1 mã lực = 746W là cách tính công suất dã dùng ở nước nào?
A
N
H
Ô chữ 3: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, hợp lực tác dụng lên vật và véc tơ vận tốc có đặc điểm gì?
N
G
Ư
Ợ
C
H
Ư
Ớ
N
G
P
H
Ả
N
L
Ự
C
Ô chữ 4: Nếu A tác dụng lên B gọi là lực thì lực do B tác dụng lên A gọi là gì?
Ô chữ khóa: Nhà bác học người Anh mở một cuộc cách mạng khoa học vĩ đại và là ông tổ nghành Cơ học?
N
I
U
T
Ơ
N
- Xâu chuỗi các ô chữ hàng ngang nhận thấy sự liên quan đến ô chữ khóa:
+ Định luật I Niu – Tơn hay còn gọi là định luật Quán tính.
+ Niu-Tơn: Nhà bác học người Anh.
+ Theo định luật II Niu –Tơn, gia tốc cùng hướng với lực tác dụng lên vật, do đó trong chuyển động thẳng chậm dần đều hợp lực tác dụng lên vật ngược hướng với véctơ vận tốc.
+ Theo định luật III Niu-Tơn: “Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật A cũng tác dụng lên vật B một lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều”. Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
- Ô chữ khóa tên nhà bác học vĩ đại Niu – Tơn, người được nhận định “thiên tài của các thiên tài”. Sau đây là những công trình nổi tiếng của ông:
+ Ba định luật Niu – Tơn và Định luật Vạn vật hấp dẫn là nền tảng cho Cơ học cổ điển .
 Hình 9: Isắc – Niutơn (1643 – 1727)
+ Khám phá ra và giải thích sự Tán sắc ánh sáng.
+ Phát triển phép tính Vi phân và Tích phân và đưa ra Nhị thức Niu-Tơn tổng quát.
+ Chế tạo ra Kính viễn vọng phản xạ đầu tiên. vv
2.1.3. Phần 3: Nhà Vật lý tương lai
Mục đích
- Tạo cho học sinh một sân chơi “thực nghiệm Vật lý”, các em sẽ có cảm giác như mình đang là một nhà khoa học trước tình huống Vật lý đó là được: nhận biết hiện tượng, đưa ra các phương án lý thuyết và tiến hành kiểm chứng bằng thực nghiệm.
- Cho học sinh thêm một cách nhìn khác hơn về học môn Vật lý, một môn học sinh động, thực nghiệm, gắn liền với đời sống hàng ngày; thay vì phần lớn thời gian trong năm học nghiên cứu lí thuyết và làm bài tập chuẩn bị cho các kì thi.
- Tạo ra sự ganh đua học tập, tìm ra một học sinh xứng đáng nhất để trao thưởng qua đó tạo được một tinh thần cầu tiến trong học tập. 
Luật chơi
- Hai thành viên của đội ở vòng 2 sẽ đối đầu nhau trong các tình huống thí nghiệm Vật lý. Giáo viên sẽ đưa tình huống thí nghiệm Vật lý; thí sinh sẽ nêu ra hiện tượng và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng. 
- Qua 3 tình huống thí nghiệm giáo viên sẽ đưa ra quyết định người chiến thắng và đạt danh hiệu “nhà Vật lý tương lai” của lớp.
Nội dung kiến thức phần thi
Thí nghiệm 1: 
- Dụng cụ: 1 miếng xốp, 1 ngọn nến, 1 chậu thủy tinh, 1 cốc thủy tinh, nước.
- Yêu cầu: Giáo viên tiến hành dán ngọn nến lên miếng xốp, đặt lên mặt nước trong chậu thủy tinh. Đốt chạy ngọn nến, sau đó dùng cốc thủy tinh úp lên ngọn nến. Yêu cầu học sinh dự đoán hiện tượng xảy ra. 
- Hiện tượng thí nghiệm: Ngọn nến tắt và mực nước bên trong cốc sẽ dâng cao hơn so với bên ngoài cốc.
 - Cơ sở lí thuyết: Khi dùng cốc úp ngọn nến, nhiệt độ lượng khí trong cốc tăng. Khi miệng cốc đến mặt nước thì lượng oxi sau một thời gian ngắn sẽ hết và nến tắt. Nhiệt độ khí trong cốc giảm xuống và áp suất của khí cũng giảm và thấp hơn bên ngoài, do đó mực nước trong cốc sẽ dâng lên để cân bằng áp suất so với ngoài cốc. 
Thí nghiệm 2: 
- Dụng cụ: 1 cốc thủy tinh, 1 mảnh giấy nhỏ, 1 ngọn nến.
- Yêu cầu: Tiến hành thí nghiệm đốt mảnh giấy sao cho mảnh giấy không cháy.
- Phương án: Ép thật sát mảnh giấy vào thành cốc, sau đó đốt mảnh giấy, mảnh giấy sẽ không cháy.
- Cơ sở lí thuyết: Khi ép sát mảnh giấy vào thành cốc và đốt mảnh giấy, thì sự truyền nhiệt lượng từ giấy vào thành cốc diễn ra rất nhanh. Do đó, nhiệt độ của giấy khi đốt lửa không đạt đến nhiệt độ cần thiết để cháy. Không thể lí giải tờ giấy khi bị ép sát thiếu oxi cần cho sự cháy, vì mặt còn lại tiếp xúc với không khí rất lớn. Tuy nhiên khi mảnh giấy đặt ngoài không khí sự truyền nhiệt lượng từ mảnh giấy ra không khí nhỏ, nên sẽ đạt nhiệt độ cần thiết và bốc cháy ngay lập tức. 
Thí nghiệm 3: 
- Dụng cụ: 1 quả trứng chín, 1 quả trứng sống.
- Yêu cầu: Tiến hành thí nghiệm phân biệt quả trứng chín, trứng sống.
- Phương án: Xoay hai quả trứng, quả trứ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kich_thich_hung_thu_hoc_tap_mon_vat_ly_cho_hoc_sinh_lop.docx
  • docx1. Bia SKKN.docx