SKKN Khơi dậy lòng đam mê của học sinh góp phần phát triển một số ngành nghề truyền thống qua bài: Công nghiệp silicat – Hoá học 11 nâng cao

SKKN Khơi dậy lòng đam mê của học sinh góp phần phát triển một số ngành nghề truyền thống qua bài: Công nghiệp silicat – Hoá học 11 nâng cao

Bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO xác định là: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để chung sống”, có ý nghĩa rất quan trọng trong sự thành công của mỗi cá nhân, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn xã hội. Như vậy mục tiêu giáo dục của thế giới cho thấy rõ giáo dục không chỉ cung cấp kiến thức mà còn phải hình thành cho người học những kĩ năng, thái độ để họ có thể sống và làm việc trong xã hội luôn thay đổi sau khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI. Cốt lõi của đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường kĩ năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm đã và đang được toàn ngành giáo dục hưởng ứng và đã có một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được hết nhu cầu tạo đạo con người theo yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại.

Tạo hứng thú học tập cho học sinh luôn luôn được nhiều nhà giáo dục quan tâm bởi thông qua hoạt động học tập, học sinh được hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, ngôn ngữ, khả năng hợp tác, làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức Từ đó phát triển tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời lĩnh hội được kiến thức bài học và kiến thức xã hội. Đó chính là nền tảng cho việc hình thành, phát triển và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

Khi học sinh đã có được hứng thú học tập thí các em mới yêu thích môn học và từ đó giáo viên mới có thể truyền đạt kiến thức đến học sinh được. Chính vì lí do trên chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Khơi dậy lòng đam mê của học sinh góp phần phát triển một số ngành nghề truyền thống qua bài: Công nghiệp silicat – Hoá học 11 nâng cao ”.

 

doc 24 trang thuychi01 7043
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khơi dậy lòng đam mê của học sinh góp phần phát triển một số ngành nghề truyền thống qua bài: Công nghiệp silicat – Hoá học 11 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO xác định là: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để chung sống”, có ý nghĩa rất quan trọng trong sự thành công của mỗi cá nhân, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn xã hội. Như vậy mục tiêu giáo dục của thế giới cho thấy rõ giáo dục không chỉ cung cấp kiến thức mà còn phải hình thành cho người học những kĩ năng, thái độ để họ có thể sống và làm việc trong xã hội luôn thay đổi sau khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI. Cốt lõi của đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường kĩ năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm đã và đang được toàn ngành giáo dục hưởng ứng và đã có một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được hết nhu cầu tạo đạo con người theo yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại.
Tạo hứng thú học tập cho học sinh luôn luôn được nhiều nhà giáo dục quan tâm bởi thông qua hoạt động học tập, học sinh được hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, ngôn ngữ, khả năng hợp tác, làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thứcTừ đó phát triển tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời lĩnh hội được kiến thức bài học và kiến thức xã hội. Đó chính là nền tảng cho việc hình thành, phát triển và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Khi học sinh đã có được hứng thú học tập thí các em mới yêu thích môn học và từ đó giáo viên mới có thể truyền đạt kiến thức đến học sinh được. Chính vì lí do trên chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Khơi dậy lòng đam mê của học sinh góp phần phát triển một số ngành nghề truyền thống qua bài: Công nghiệp silicat – Hoá học 11 nâng cao ”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần nâng cao tính tích cực tư duy của học sinh, gắn liền hai mặt kiến thức và tư duy, đồng thời hình thành ở học sinh nhân cách có khả năng sáng tạo thực sự, góp phần rèn luyện trí thông minh cho học sinh, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, yêu quý các ngành nghề truyền thống
Giúp học sinh tích cực vận dụng các kiến thức hóa học đã học và các môn học khác để góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan và từ đó khoảng cách giữa lí thuyết và thực tiễn sẽ được thu hẹp lại, để Hoá Học phát huy đúng nghĩa của nó là một một thực nghiệm, các vấn đề thắc mắc của cuộc sống phải thực sự được soi sáng bởi lí thuyết hoá học sâu sắc.
Có ý thức tuyên truyền giáo dục để người khác cùng thực hiện thiết thực để bảo vệ môi trường sống.
Giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp thông qua các ngành nghề sẽ được trình bày trong đề tài có liên quan đến các vật liệu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
  Là các biện pháp phát triển tư duy, ý thức học tập bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu của học sinh và vai trò của môi trường trong việc hoàn thành nhiệm vụ bộ môn thông qua phần kiến thức quan trọng: công nghiệp silicat.
Học sinh lớp 11A1, 11A3 trường Trung học phổ thông Vĩnh Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu lý luận về phát triển tư duy của học sinh, giáo trình dạy Hóa học ở trường phổ thông.
Điều tra quan sát thực tế trong và ngoài giờ lên lớp.
Trò chuyện với giáo viên và học sinh.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các kiến thức liên quan về chủ đề được phân công, học sinh sẽ có được cái nhìn khái quát về nền công nghiệp silicat hiện nay dựa trên những kiến thức hoá học. Từ đó, giúp học sinh hiểu được phương hướng của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật-cơ sở của nhiều ngành sản xuất trong thực tế đời sống hiện nay, học sinh sẽ nhận ra được mối liên hệ mật thiết giữa lý thuyết và thực tiễn và thấy được vai trò quan trọng của hoá học đối với việc phục vụ cho khoa học sản xuất và đời sống.
 Trên cơ sở này, học sinh sẽ nhận thức được rằng để có thể áp dụng bài học lý thuyết vào thực tiễn sản xuất thì chính bản thân các em phải có được những kiến thức đầy đủ chính xác và phù hợp với ngành sản xuất đó. Chính nhận thức này sẽ hình thành cho các em ý thức định hướng nghề nghiệp trong tương lai ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. 
 Giáo dục thế hệ trẻ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là nhiệm vụ chiến lược của dân tộc mình.
 Trong điều kiện hiện nay khi khoa học của nhân loại đang phát triển như  vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn giúp cho học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Môn hóa học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh, mục đích của môn học muốn học sinh hiểu đúng hoàn chỉnh, nâng cao tri thức hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học hoá học.
 Nhân loại đang giải quyết vấn đề về nhu cầu năng lượng và nhiên liệu ngày càng tăng nhưng thực tế lại thiếu năng lượng và khan hiếm nhiên liệu do tiêu thụ quá nhiều, vấn đề ô nhiễm môi trường.
Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề vật liệu trong việc sản xuất và sử dụng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, trang trí nội thất.
Hóa học là một ngành khoa học có mối quan hệ trực tiếp với môi trường, trong quá trình giảng dạy khi đặt câu hỏi với học sinh : “Em có biết mối quan hệ giữa hoá học và môi trường”. Phần đông các em không biết những chất nào trong hoá học có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, những tác hại của các chất hoá học đối với môi trường và những thành tựu to lớn mà hoá học mang lại trong việc cải tạo môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Để đạt được mục đích của  hoá học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hoá là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy ngoài những hiểu biết về hoá học người giáo viên còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút, gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi có đề cập đến: Khơi dậy lòng đam mê của học sinh góp phần phát triển một số ngành nghề truyền thống qua bài : Công nghiệp silicat –Hoá học 11 nâng cao với mục đích góp phần giúp học sinh dễ hiểu, gần gũi với môi trường, với thực tiễn sản xuất để hoá học không còn mang đặc thù của môn học khó hiểu như một thuật ngữ khoa học  và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường và yêu thích các ngành nghề truyền thống Việt Nam.
 Trong giới hạn của đề tài tôi không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề mà chỉ nêu lên một vài suy nghĩ đề xuất của cá nhân coi đó là kinh nghiệm qua một số vấn đề trong công nghiệp silicat với mong muốn tạo ra và phát triển phương pháp dạy hoá học hiểu quả cao hơn qua các bài giảng hoá học.     
2.3.  Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề :       
1. Khơi dậy lòng đam mê của học sinh góp phần phát triển một số ngành nghề truyền thống qua bài : Công nghiệp silicat –Hoá học 11 nâng cao cho học sinh biết được vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế và đời sống sản xuất.
2. Khơi dậy lòng đam mê của học sinh góp phần phát triển một số ngành nghề truyền thống qua bài : Công nghiệp silicat –Hoá học 11 nâng cao cho học sinh biết được những vấn đề đặt ra cho nhân loại: đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường từ các nhà máy sản xuất, các làng nghề truyền thống sản xuất các vật liệu này ảnh hưởng đến cuộc sống của con người .
 3. Khơi dậy lòng đam mê của học sinh góp phần phát triển một số ngành nghề truyền thống qua bài : Công nghiệp silicat –Hoá học 11 nâng cao cho học sinh biết được việc phát triển các vật liệu này giúp tạo ra hàng loạt công việc giải quyết việc làm cho nhân dân và tăng thu nhập cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế xã hội tại vùng miền đó.
 4. Khơi dậy lòng đam mê của học sinh góp phần phát triển một số ngành nghề truyền thống qua bài : Công nghiệp silicat –Hoá học 11 nâng cao cho học sinh biết được vai trò của các loại vật liệu đó có ý thức trong sử dụng các loại vật liệu đó
 5. Khơi dậy lòng đam mê của học sinh góp phần phát triển một số ngành nghề truyền thống qua bài : Công nghiệp silicat –Hoá học 11 nâng cao cho học sinh biết được các dạng vật liệu khác nhau có ý nghĩa như thế nào từ đó các em thêm yêu cuộc sống này.
 6. Khơi dậy lòng đam mê của học sinh góp phần phát triển một số ngành nghề truyền thống qua bài: Công nghiệp silicat – Hoá học 11 nâng cao cho học sinh biết được về các vật liệu này và đây cũng là một trong những nguồn định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho các em. 
2.4. Nội dung đề tài 
  Hóa học và công nghiệp hóa học với những thành tựu to lớn, những phát minh đa dạng mới mẻ đã và đang góp phần phát triển sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, làm cho cuộc sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng phong phú, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt, hóa học có vai trò quan trọng đối với việc tạo ra các loại vật liệu quan trọng nhằm thay đổi thế giới của chúng ta.
 Các loại vật liệu thuỷ tinh, sợi thuỷ tinh, gốm, sứ, xi măngcó ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi diện mạo chung của thế giới. Ngoài ra, chúng còn mở ra một kỷ nguyên mới trong cuộc cách mạng công nghệ thông tin, đó là cáp quang. Chúng đã làm cho ngành này phát triển một cách vượt bậc: Con người có thể truyền tải một lượng thông tin lớn hơn rất nhiều so với trước đây, con người có thể liên lạc với nhau một cách dễ dàng hơn mà không còn tình trạng nghẽn mạng như trước đây. Đặc biệt con người đang trên đường bước vào cuộc cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng vạn vật kết nối và tự động hoá, chắc chắn những gì mà cáp quang mang lại là rất quan trọng.
 Hóa học có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước trong hiện tại và tương lai. Nó đã góp phần tìm ra những vật liệu mới và chính việc sản xuất các vật liệu này nhằm mục đích quan trọng để phục vụ cho cuộc sống của con người và phát triển nền kinh tế của các quốc gia có thế mạnh của các vật liệu này.
I. THUỶ TINH
1. Thành phần hoá học và tính chất của thuỷ tinh
 Thuỷ tinh loại thông thường được dùng làm cửa kính, chai, lọlà hỗn hợp của natri silicat, canxi silicat và silic đioxit, có thành phần gần đúng viết dưới dạng các oxit là Na2O.CaO.6SiO2. Thuỷ tinh loại này được sản xuất bằng cách nấu chảy một hỗn hợp gồm cát trắng, đá vôi và soda ở 14000C:
	6SiO2 + CaCO3 + Na2CO3 Na2O.CaO.6SiO2 + 2CO2
 Thuỷ tinh không có cấu trúc tinh thể mà là chất vô định hình, nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi đun nóng nó mềm dần rồi mới chảy, do đó có thể tạo ra những đồ vật và dụng cụ có hình dạng như ý muốn.
2. Một số loại thuỷ tinh
 Ngoài loại thuỷ tinh thông thường nêu trên, còn có một số loại thuỷ tinh khác, vói thành phần hoá học và công dụng khác nhau.
 Khi nấu thuỷ tinh, nếu thay Na2CO3 bằng K2CO3 thì được thuỷ tinh kali, có nhiệt độ hoá mềm và nhiệt độ nóng chảy cao hơn. Thuỷ tinh kali được dùng làm các dụng cụ thí nghiệm, lăng kính, thấu kính
 Thấu kính từ lâu đã được con người sử dụng vào các công việc trong cuộc sống như giúp những người thợ sửa chữa đồng hồ nhìn thấy những chi tiết rất nhỏ của đồng hồ giúp người thợ sửa chữa chính xác hơn, với những thợ chế tác kim hoàn, khi cần chế tác những chi tiết cực kỳ tinh xảo, để tạo ra được những tác phẩm kim hoàn cực nhỏ nhưng đẹp và chính xác thì kính lúp cũng góp phần rất quan trọng, với tỉ lệ học sinh Việt Nam bị cận thị cao thì kính cận thuỷ tinh cũng đã mang lại ánh sáng cho một tỉ lệ cao những chủ nhân tương lai của chúng ta. Ngoài ra, không thể không kể đến đó là kính hiển vi, giúp các nhà khoa học nhìn thấy những chi tiết mà mắt thường không nhìn được
 Thuỷ tinh chứa nhiều chì oxit dễ nóng chảy và trong suốt, được gọi là thuỷ tinh pha lê.
 Hình ảnh Bình pha lê
 Thuỷ tinh thạch anh được sản xuất bằng cách nấu chảy silic dioxit tinh khiết. Loại thuỷ tinh này có nhiệt độ hoá mềm cao, có hệ số nở nhiệt rất nhỏ, nên không bị nứt khi nóng lạnh đột ngột.
 Khi cho thêm oxit của một số kim loại, thuỷ tinh sẽ có màu sắc khác nhau, do tạo nên các silicat có màu. Thí dụ, crom (III) oxit (Cr2O3) cho thuỷ tinh màu lục, coban oxit (Cô) cho thuỷ tinh màu xanh nước biển.
 Công dụng của Lăng kính: 
 Thông qua việc xác định góc lệch cực tiểu của lăng kính và góc chiết quang của lăng kính, bạn có thể tính được chiết suất của lăng kính => ứng dụng đo chiết suất của chất rắn, chất lỏng bằng giác kế.
 Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là ánh sáng đơn giản trường hợp ánh sáng tới từ nguồn sáng phức tạp thì tia ló sẽ bị tách ra thành nhiều thành phần ánh sáng có mầu sắc khác nhau.
 Một số lăng kính có cấu tạo hình học và chất liệu đặc biệt có khả năng vừa cho ánh sáng đi qua vừa phản xạ toàn phần dùng đề điều chỉnh đường đi của tia sáng hoặc tạo ảnh thuận chiều trong máy ảnh, ống nhòm ...
 Lăng kính Abbe–König dùng để đảo ảnh 180° và thường được dùng trong các ống nhòm và một số loại Kính Thiên Văn. Nó có cấu tạo gồm 2 lăng kính thủy tinh được gắn chặt với nhau tạo thành hình chữ V lùn đối xứng. Ánh sáng đi vào vuông góc với 1 mặt, phản xạ toàn phần tại 1 mặt nghiêng 30°, rồi tiếp tục được phản xạ tại bộ phận "mái" ở đáy, sau đó ánh sáng được phản xạ tại mặt nghiêng 30° đối diện rồi đi ra vuông góc với mặt lăng kính.
 Hình ảnh lăng kính 
 Hình ảnh dụng cụ thí nghiệm hoá học
 Giới thiệu về “Sợi thuỷ tinh và sợi quang”
 Khi kéo thuỷ tinh nóng chảy qua một thiết bị có nhiều lỗ nhỏ, ta được những sợi có đường kính từ 2 đến 10 (1 micromet =10-6m) gọi là sợi thuỷ tinh
 Bằng phương pháp ly tâm hoặc thổi không khí nén vào dòng thuỷ tinh nóng chảy ta thu được những sợi ngắn gọi là bông thuỷ tinh. Sợi thuỷ tinh không giòn và rất dai, có độ chịu nhiệt, độ bền hoá học và độ cách điện cao, độ dẫn nhiệt thấp.
 Nguyên liệu để sản xuất sợi thuỷ tinh dễ kiếm, rẻ tiền, việc sản xuất khá đơn giản, nên hiện nay được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau: sản xuất chất dẻo thuỷ tinh; làm vật liệu lọc; chế tạo vật liệu cách điện; may áo bảo hộ lao động chống cháy, chống axit; lót cách nhiệt cho các cột chưng cất, làm vật liệu kết cấu trong chế tạo máy, xây dựng, chế tạo sợi quang
 Sợi quang còn gọi là sợi dẫn quang, là loại sợi bằng thuỷ tinh thạch anh được chế biến đặc biệt, có độ tinh khiết cao, có đường kính từ vài nicromet đến vài chục micromet. Do có cấu tạo đặc biệt, nên sợi quang truyền được xung ánh sáng mà cường độ bị suy giảm rất ít. Sợi quang được dùng để tải thông tin đã được mã hoá dưới dạng tín hiệu xung laze. Một cặp sơi quang nhỏ như sợi tóc cũng có thể truyền được 10000 cuộc trao đổi điện thoại cùng một lúc. Hiện nay, sợi quang là cơ sở cho phương tiện truyền tin hiện đại, phát triển công nghệ thông tin, mạng internet điều khiển tự động, máy đo quang họcCáp quang là các sợi quang được bọc các lớp đồng, thép và nhựa.
 Có thể thấy rằng trong những năm gần đây, sợi thuỷ tinh đã được sử dụng một cách rất rộng rãi trong cuộc sống cúa con người, nó mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Có thể kể đến đó là làm hệ thống ống dẫn nước sinh hoạt về Hà Nội cung cáp nước cho mọi hoạt động của Thủ Đô, Tuy nhiên, do độ bền về mặt cơ học nên nhiều đoạn ống đã bị vỡ nên đã làm gián đoạn quá trình cung cấp nước sinh hoạt.
 Sợi thuỷ tinh còn được sử dụng làm hệ thống cáp quang, nối internet toàn cầu, giúp thông tin giữa Việt Nam và nhiều quôc gia trên thế giới được thông suốt, ngoài ra, mạng internet tốc độ cao do cáp quang mang lại cũng đã làm thay đổi thế giới, tốc độ truy cập internet nhanh hơn nhiều so với mạng dây đồng truyền thống đã giúp con người làm việc hiệu quả hơn, tuy nhiên việc dây cáp quang dễ đứt gãy do hoạt động địa chất, cá cắn,đã làm hệ thống cáp quang cúa Việt Nam đi Hồng Kông nhiều lần bị đứt làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của con người
 Hình ảnh sợi thuỷ tinh
 Hình ảnh sợi cáp quang
II. ĐỒ GỐM
 Đồ gốm là vật liệu được chế tạo chủ yếu từ đất sét và cao lanh. Tuỳ theo công dụng, người ta phân biệt gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa, gốm kĩ thuật và gốm dân dụng.
Gạch và ngói
 Gạch và ngói thuộc loại gốm xây dựng. Phối liệu để sản xuất chúng gồm đất sét loại thường và một ít cát được nhào với nước thành khối dẻo, sau đó tạo hình, sấy khô và nung ở 900-10000C sẽ được gạch và ngói. Sau khi nung, gạch và ngói thường có màu đỏ gây nên bởi sắt oxit ở trong đất sét.
 Gạch và ngói đây là hai vật liệu từ rất lâu trong lịch sử ngành xây dựng Việt Nam đã được sử dụng để tạo ra những ngôi nhà Việt truyền thống đến hiện đại, vật liệu này đã tạo ra cho con người nhiều công trình từ nhà ở, đến công sở, trường học, khang trang, tiện nghi và an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt với tính chất của nó thì những căn nhà ở Việt Nam có thể chống trọi lại với nhiều cơn bão lớn, đem đến một sự yên tâm nhất định cho những con người trong ngôi nhà.
 Trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc hiện nay, có rất nhiều nhà máy gạch ngói như: Công ty gạch Vĩnh Hoà, nhà máy Phú Thịnhđã ra đời và đang hoạt động hiệu quả, mỗi năm đóng góp thuế không nhỏ cho nhà nước và tạo công ăn việc làm cho nhân dân vùng lân cận giúp cải thiện đời sống kinh tế địa phương. Tuy nhiên, phát triển gạch nung cũng làm tốn nhiên liệu than,làm ô nhiễm môi trường không khí làm cho sức khoẻ của người dân không tốt, nên lộ trình chính phủ đã cấm các lò thủ công và chuyển sang gạch không nung để bảo vệ môi trường sống của con người.
 Hình ảnh gạch và ngói
2. Gạch chịu lửa
 Gạch chịu lửa thường được dùng để lót lò cao, lò luyện thép, lò nấu thuỷ tinhCó hai loại gạch chịu lửa chính: gạch đinat và gạch samôt. Phối liệu để chế tạo gạch đinat gồm 93-96% SiO2, 4-7% CaO và đất sét; nhiệt độ nung khoảng 1300-14000C. Gạch đinat chịu được nhiệt độ 1690-17200C.
 Phối liệu để chế tạo gạch samôt gồm bột samôt trộn với đất sét và nước. Sau khi đóng khuôn và sấy khô, vật liệu được nung ở 1300-14000C. Bột samôt là đất sét được nung ở nhiệt độ rất cao rồi nghiền nhỏ.
Gạch chịu lửa axit 
Gạch chịu lửa axit có đặc tính độ hút nước rất thấp ( độ xốp thấp ), cường độ cao, chịu lửa trên 15800C. Do đó, được sử dụng xây lót trong các thùng, bể khuấy chứa axit chủng luyện ở nhiệt độ cao. Được sử dụng chủ yếu trong công nghệ kẽm điện phân, công nghệ nhiệt điện
 Hình ảnh gạch chịu lửa
Sành, sứ và men
a) Đất sét sau khi nung ở nhiệt độ khoảng 1200-13000C thì biến thành sành. Sành là vật liệu cứng, gõ kêu, có màu nâu hoặc xám. Để có độ bóng và lớp bảo vệ không thấm nước, người ta tạo một lớp men mỏng ở mặt ngoài của đồ sành.
b) sứ là vật liệu cứng, xốp, có màu trắng, gõ kêu. Phối liệu để sản xuất sứ gồm cao lanh, fenspat, thạch anh và một số oxit kim loại. Đồ sứ được nung hai lần, lần đầu ở 10000C, Sau đó tráng men và trang trí, rồi nung lần thứ hai ở nhiệt độ cao hơn, khoảng 1400-15000C. Sứ có nhiều loại: sứ dân dụng, sứ kĩ thuật. Sứ kĩ thuật được dùng để chế tạo các vật liệu cách điện, tụ điện, buzi đánh lửa, các dụng cụ thí nghiệm.
c) Men có thành phần chính giống sứ, nhưng dễ nóng chảy hơn. Men được phủ lên bề mặt sản phẩm, sau đó nung lên ở nhiệt độ thích hợp để men biến thành một lớp thuỷ tinh che kín bề mặt sản phẩm. Làng gốm Bát Tràng, các nhà máy sứ Hải Dương, Đồng Nailà những cơ sở sản xuất đồ sứ nổi tiếng.
 Gốm là một trong những phát minh quan trọng của tổ tiên ta từ ngàn đời nay, đồ gốm đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân ta. Với trí sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người thợ gốm, gốm cổ Việt Nam đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang tính dân gian sâu sắc.
 Gốm là một trong những phát minh quan trọng của tổ tiên ta từ ngàn đời nay, đồ gốm đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân ta. Với trí sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người thợ gốm, gốm cổ Việt Nam đã trở thành một loại h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_khoi_day_long_dam_me_cua_hoc_sinh_gop_phan_phat_trien_m.doc