SKKN Khai thác sâu hình vẽ sách giáo khoa giúp học sinh giải quyết các bài tập thực nghiệm trong chương trình hoá học trung học phổ thông

SKKN Khai thác sâu hình vẽ sách giáo khoa giúp học sinh giải quyết các bài tập thực nghiệm trong chương trình hoá học trung học phổ thông

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học.

 Cùng với xu hướng đó, mục tiêu giáo dục môn hoá học cấp trung học phổ thông là trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành thông qua môn hoá học, học sinh có được hệ thống kiến thức hoá học phổ thông từ cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp. Hình thành và phát triển các tiềm năng, các năng lực sẵn có và các năng lực chuyên biệt của môn hoá học như: năng lực thực hành hoá học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

 Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học là một trong những cách tích cực hoá hoạt động dạy và học. Trong đó thí nghiệm là một trong các phương tiện trực quan quan trọng với môn hoá học (môn khoa học thực nghiệm). Thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối liên hệ và quan hệ có tính qui luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp làm cơ sở để nắm vững các qui luật, các khái niệm khoa học và biết cách khai thác chúng. Thí nghiệm hoá học có tác dụng phát triển tư duy, giúp học sinh tiếp cận gần hơn với thực tiễn và củng cố niềm tin khoa học của học sinh.

 Tuy nhiên không phải lúc nào trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng có thể sử dụng thí nghiệm. Và để hỗ trợ giáo viên có thể sử dụng, khai thác các hình vẽ, mô hình để phát triển các năng lực cơ bản cho học sinh về thực tiễn, thực hành thí nghiệm cũng như các kĩ năng suy luận, phân tích, tổng hợp.

 Trong các kì thi tuyển sinh đại học – cao đẳng trong những năm gần đây, đến nay là thi trung học phổ thông quốc gia và các kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh đã xuất hiện nhiều hơn những câu hỏi liên quan đến hình vẽ, sơ đồ nhằm phát triển các năng lực tổng hợp của học sinh. Nhưng thực tế lượng bài tập về chủ đề này còn ít và đa số học sinh vẫn còn được tiếp cận ít về dạng bài tập có hình vẽ.

 Đứng trước các yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu nhiệm vụ năm học và thực trạng của công tác giảng dạy, tôi chọn đề tài:

 “Khai thác sâu hình vẽ sách giáo khoa giúp học sinh giải quyết các bài tập thực nghiệm trong chương trình hóa học trung học phổ thông”.

 

doc 31 trang thuychi01 5260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khai thác sâu hình vẽ sách giáo khoa giúp học sinh giải quyết các bài tập thực nghiệm trong chương trình hoá học trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH THANH HOÁ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC SÂU HÌNH VẼ SÁCH GIÁO KHOA GIÚP HỌC SINH GIẢI QUYẾT CÁC BÀI TẬP THỰC NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
	Người thực hiện	: Nguyễn Thị Cẩm Lê
	Chức vụ	: Giáo viên
	SKKN thuộc môn	: Hoá học
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU	1
1.1. Lí do chọn đề tài	1
1.2. Mục đích nghiên cứu	1
1.3. Nhiệm vụ đề tài	2
1.4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài	2
1.5. Các phương pháp nghiên cứu	2
1.6. Danh mục kí tự viết tắt	2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm	3
2.1.1. Vai trò của hình vẽ - Các hình thức sử dụng hình vẽ	3
2.1.2. Ý nghĩa của bài tập hoá học sử dụng hình vẽ	3
2.1.3. Hệ thống các hình vẽ khai thác	3
2.1.4. Nguyên tắc thiết kế và phân loại bài tập thực nghiệm hoá học	6
2.2. Thực trạng vấn đề	7
2.3. Thiết kế và phân loại bài tâp thực nghiệm hoá học	8
2.3.1. Bài toán thu và tinh chế các chất	8
2.3.2. Bài toán điều chế các chất	9
2.3.3. Bài toán thể hiện tính chất, chứng minh hiện tượng của các chất 	13
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.	16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	18
3.1. Kết luận	18
3.2. Kiến nghị	18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. 
	Cùng với xu hướng đó, mục tiêu giáo dục môn hoá học cấp trung học phổ thông là trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành thông qua môn hoá học, học sinh có được hệ thống kiến thức hoá học phổ thông từ cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp. Hình thành và phát triển các tiềm năng, các năng lực sẵn có và các năng lực chuyên biệt của môn hoá học như: năng lực thực hành hoá học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
	Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học là một trong những cách tích cực hoá hoạt động dạy và học. Trong đó thí nghiệm là một trong các phương tiện trực quan quan trọng với môn hoá học	 (môn khoa học thực nghiệm). Thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối liên hệ và quan hệ có tính qui luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp làm cơ sở để nắm vững các qui luật, các khái niệm khoa học và biết cách khai thác chúng. Thí nghiệm hoá học có tác dụng phát triển tư duy, giúp học sinh tiếp cận gần hơn với thực tiễn và củng cố niềm tin khoa học của học sinh. 
	Tuy nhiên không phải lúc nào trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng có thể sử dụng thí nghiệm. Và để hỗ trợ giáo viên có thể sử dụng, khai thác các hình vẽ, mô hình để phát triển các năng lực cơ bản cho học sinh về thực tiễn, thực hành thí nghiệm cũng như các kĩ năng suy luận, phân tích, tổng hợp.
	Trong các kì thi tuyển sinh đại học – cao đẳng trong những năm gần đây, đến nay là thi trung học phổ thông quốc gia và các kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh đã xuất hiện nhiều hơn những câu hỏi liên quan đến hình vẽ, sơ đồ nhằm phát triển các năng lực tổng hợp của học sinh. Nhưng thực tế lượng bài tập về chủ đề này còn ít và đa số học sinh vẫn còn được tiếp cận ít về dạng bài tập có hình vẽ.
	Đứng trước các yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu nhiệm vụ năm học và thực trạng của công tác giảng dạy, tôi chọn đề tài: 
	“Khai thác sâu hình vẽ sách giáo khoa giúp học sinh giải quyết các bài tập thực nghiệm trong chương trình hóa học trung học phổ thông”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Từ các hình vẽ của sách giáo khoa, tôi thiết kế và khai thác các bài tập có sử dụng hình vẽ với nhiều khía cạnh nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Thông qua đó hướng dẫn cho học sinh cách nhìn nhận vấn đề từ hình vẽ và thiết kế thêm một số bài tập thực nghiệm cho học sinh.
1.3. Nhiệm vụ đề tài
- Nêu vai trò và tác dụng của hình vẽ, các hình thức sử dụng mô hình, hình vẽ.
- Tổng hợp và phân loại các hình vẽ trong sách giáo khoa hóa học trung học phổ thông thuộc các chương trình chuẩn và nâng cao. 
1. 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
	Nghiên cứu các mô phỏng thí nghiệm điều chế, minh hoạ tính chất của các chất trong chương trình trung học phổ thông. Đối tượng là các vấn đề thực hành dễ bị hiểu sai, thiếu sót, nhầm lẫn, gây khó khăn đối với học sinh lớp 10, 11, học sinh luyện thi trung học phổ thông quốc gia, luyện thi học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hoá. 
1.5. Các phương pháp nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Nghiên cứu tài liệu về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, các văn bản về nhiệm vụ năm học.
- Nghiên cứu các bài tập hình vẽ có từ trước để tìm ra những điểm mới.
- Trao đổi với đồng nghiệp, với học sinh.
- Đọc và phân tích các bài tập trong các kì thi cấp tỉnh và cấp quốc gia.
- Đọc và phân tích các dạng bài tập từ các sách tham khảo của một số nhà xuất bản có uy tín.
- Phân loại hình vẽ và thiết kế câu hỏi.
1.6. Danh mục kí tự viết tắt
BTTN 	: bài tập thực nghiệm
dd 	: dung dịch
ĐC	: đối chứng
GV	: giáo viên
HS 	: học sinh
PTHH 	: phương trình hoá học
PTN 	: phòng thí nghiệm
TCHH 	: tính chất hoá học
THPT	: trung học phổ thông 
TN 	: thí nghiệm
HT	: hiện tượng
TNHH 	: thí nghiệm hoá học
	KT	: kiểm tra
	TH	: trường hợp
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Vai trò của hình vẽ - Các hình thức sử dụng hình vẽ
2.1.1.1. Vai trò
	- Thay thế những vật thật quá nhỏ hoặc quá to, quá nguy hiểm.
	- Làm sáng tỏ cấu tạo và dụng cụ của những máy móc phức tạp.
	- GV chuyển các nội dung bài giảng từ phức tạp đến đơn giản, từ trừu tượng đến cụ thể nhằm giúp cho HS dễ tiếp thu bài, thêm hứng thú học tập bộ môn cho HS.
	- Củng cố, ôn tập, kiểm tra kiến thức của HS.
	- Ở những địa phương cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy chưa đầy đủ, chưa đảm bảo, còn thiếu nhiều thiết bị thí nghiệm thì hình vẽ trong giảng dạy hoá học giúp HS hình dung được vật thật khi làm TN.
2.1.1.2. Các hình thức sử dụng hình vẽ
	- Dùng hình vẽ có đầy đủ chú thích là nguồn kiến thức để HS khai thác thông tin, hình thành kiến thức mới.
	- Dùng hình vẽ không có đầy đủ chú thích giúp HS kiểm tra các thông tin còn thiếu.
	- Dùng hình vẽ không có chú thích nhằm yêu cầu HS phát hiện kiến thức ở mức độ khái quát hoặc kiểm tra kiến thức, kĩ năng.
2.1.2. Ý nghĩa của bài tập hoá học sử dụng hình vẽ
	- Bài tập hoá học sử dụng hình vẽ giúp củng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, không chỉ đơn giản là tái hiện kiến thức mà yêu cầu HS vận dụng những điều đã học vào những tình huống cụ thể trong nghiên cứu khoa học và đời sống.
	- Bài tập hoá học sử dụng hình vẽ là dạng bài tập mang tính trực quan, sinh động gắn liền với kiến thức và kĩ năng thực hành hoá học, góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS.
	- Bài tập hoá học sử dụng hình vẽ giúp đa dạng hoá nội dung và hình thức bài tập, tạo hứng thú học tập cho HS.
	- Bài tập hoá học sử dụng hình vẽ giúp HS ôn tập và hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực và hiệu quả nhất.
2.1.3. Hệ thống các hình vẽ khai thác
2.1.3.1. Hình vẽ các phương pháp thu khí
H2O
Hình 3
Hình 2
Hình 1
Phương pháp chiết
Phương pháp kết tinh
Phương pháp chưng cất
2.1.3.2. Hình vẽ tách và tinh chế các chất
2.1.3.3. Hình vẽ điều chế và minh hoạ tính chất của các chất
HOÁ HỌC 10
STT
Hình vẽ- Tên mô hình TN
1
Điều chế khí clo trong phòng TN
2
 Tính tẩy màu của clo
3
 Điều chế axit clohiđric
4
 Tính tan của HCl
5
 Điều chế oxi trong phòng TN
6
 Lưu huỳnh tác dụng với hiđro
7
 Điều chế khí SO2 trong phòng TN
HOÁ HỌC 11
STT
Hình vẽ- Tên mô hình TN
1
 TN điều chế amoniac
2
 Tính tan của khí NH3 trong nước
3
TN đốt cháy NH3 trong oxi
4
TN nhiệt phân muối NH4Cl
5
Bông và CuSO4(khan)
Hợp chất hữu cơ
dd Ca(OH)2
Điều chế axit nitric
6
 Xác định C và H trong hợp chất hữu cơ 
2.1.4. Nguyên tắc thiết kế và phân loại bài tập thực nghiệm hoá học
2.1.4.1. Nguyên tắc
TÍNH CHÂT
VẬT LÍ- HOÁ HỌC
CHẤT 
CẦN ĐIỀU CHẾ
PP ĐIỀU CHẾ
(Hoá chất, dụng cụ)
XỬ LÍ Ô NHIỄM
PP TINH CHẾ
(8)
(1)
(2)
(7)
(4)
(6)
(9)
(10)
(11)
(5)
PP THU CHẤT
* Thiết lập mối quan hệ
* Trên cơ sở thiết lập các mối quan hệ giữa tính chất của chất và các phương pháp điều chế, ta có thể khai thác các dạng hình vẽ cho bài tập thực nghiệm theo các hướng khác nhau, tuỳ vào mục đích của từng phần, từng nội dung bài học để kiểm tra, đánh giá và phát triển khả năng tư duy, nâng cao năng lực thực hành của HS. 
* Với cùng 1 hình vẽ khi xem xét, đánh giá một hay nhiều yếu tố trong hình ta có thể xây dựng được nhiều bài toán khác nhau.
(1)
(2)
(5)
(3)
(4)
Minh hoạ: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiêm như sau:
- Hóa chất bị khử được dùng trong bình cầu (2) không thể là:
A. MnO2	B. KMnO4	C. KClO3 	D. HCl.
- Vai trò của dung dịch NaCl trong bình (3) là:
A. Hòa tan khí clo.	B. Giữ lại khí hidroclorua.
C. Giữ lại hơi nước.	D. Giữ lại axit clohiđric.
- Vai trò của dung dịch H2SO4 đặc trong bình (4) là:
	A. Giữ lại khí clo.	B. Giữ lại khí hidroclorua.
	C. Giữ lại hơi nước.	D. Giữ lại axit clohiđric.
- Khi (1): HCl đặc; (2): MnO2; (3): NaCl bão hoà; (4): H2SO4 đặc. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO.
B. Khí clo thu được trong bình eclen là khí clo khô.
C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3.
D. Không thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch NaCl.
2.1.4.2. Phân dạng 
 + Bài toán thu và tinh chế các chất.
 + Bài toán điều chế các chất.
 + Bài toán thể hiện tính chất, chứng minh hiện tượng, định luật của các chất.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
- Hình vẽ trong sách giáo khoa thường được giới thiệu lồng ghép vào các tiết dạy nên thời gian khai thác còn hạn chế, việc hiểu đầy đủ và vận dụng hình vẽ vào các bài tập thực nghiệm chưa sâu, chưa phong phú, đa dạng.
- Số lượng bài tập thực nghiệm có hình vẽ trong sách giáo khoa còn ít.
- Trong quá trình tiến hành thí nghiệm HS chưa có cái nhìn tổng quan, sâu sắc về bản chất của thí nghiệm, dẫn đến còn mắc nhiều sai sót khi giải quyết các bài tập thực nghiệm liên quan đến hình vẽ.
2.3. Thiết kế và phân loại bài tập thực nghiệm hoá học:
Cl2
Hình 2
Cl2
Hình 1
Bông tẩm
dd NaOH
2.3.1. Bài toán thu và tinh chế các chất
* Phương pháp thu khí:
Ví dụ 1: Trong các hình vẽ mô tả các 
thu khí clo sau đây, hình vẽ đúng là
Cl2
dd NaCl
bão hoà
Hình 4
Cl2
H2O
Hình 3
	A. Hình 4.	
	B. Hình 2.
	C. Hình 1.	
	D. Hình 3.
Phân tích: HS nắm được tính chất vật lí của khí clo: nặng hơn không khí; không tác dụng với không khí; tác dụng với nước. 
=> Chọn phương án C. Hình 1.
Ví dụ 2: Sau khi điều chế 3 khí X, Y, Z được thu lần lượt theo hình 1, 2, 3.
Hình 2
Hình 1
H2O
Hình 3
Vậy 3 khí đó lần lượt là:
	A. H2; SO2; HCl.	B. CO2; H2; H2S.	
	C. CH4; HCl; NH3.	D. CO2; NH3; CH4.
Phân tích: HS phân tích: 	
	Hình 1: Thu khí nặng và không tác dụng với không khí => SO2, CO2.
	Hình 2: Thu khí nhẹ và không tác dụng với không khí => H2, CH4.
	Hình 3: Thu khí không tan và không tác dụng với nước => H2, CO2, CH4.
Kết hợp mối tương quan giữa các phương án sự phù hợp hay không của các khí. 
Hình 1.1
=> Chọn phương án D. CO2; NH3; CH4.
* Phương pháp chiết: Thiết bị chứa a, b là phễu chiết, 
chứa chất lỏng chảy xuống là lọ tam giác, qua khoá c. 
Ví dụ 3: Ở hình hình 1.1, hai chất (a) và (b) không thể là:
	A. nước và ancol. 	B. nước và dầu ăn.
	C. nước và xăng. 	D. benzen và nước. 
=> Chọn phương án A
Ví dụ 4: Ở hình 1.1, hai chất (a) và (b) lần lượt là
	A. nước và ancol. B. nước và dầu ăn.
	C. dầu ăn và nước. D. ancol và nước.
Phân tích: HS cần nắm được: 2 chất lỏng dùng để tách không hòa tan vào nhau và chất lỏng (a) có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của chất lỏng (b)
=> Chọn phương án C
A
B
C
Hỗn hợp khí
Hình 1.2
Ví dụ 5: Để tách khí N2 tinh khiết ra khỏi hỗn hợp khí gồm: NH3, CO2, O2, N2 ta sử dụng thiết bị như hình vẽ dưới đây (hình 1.2) cùng với các hóa chất: dd Ca(OH)2, dd H2SO4 loãng, P trắng. Thứ tự các hóa chất trong dụng cụ (A), (B), (C) lần lượt là:
A. dd Ca(OH)2; dd H2SO4 loãng; P trắng. 
B. dd H2SO4 loãng; dd Ca(OH)2; P trắng.
C. P trắng; dd Ca(OH)2; dd H2SO4 loãng. 
D. P trắng; dd H2SO4 loãng; dd Ca(OH)2.
Phân tích:
Đây là bài tập sử dụng hình vẽ, đồng thời là bài tập tinh chế các chất, vì vậy muốn thu được N2 tinh khiết HS phải nhận thức được những chất nào có khả năng tác dụng với các khí còn lại mà không tác dụng với N2, muốn biết được điều đó, các em phải nắm vững tính chất của N2. 
Cho hỗn hợp khí qua bình (A) chỉ có NH3 bị giữ lại: 
	H2SO4 + 2NH3 ® (NH4)2SO4
	Khí không phản ứng với dd H2SO4 loãng bay ra: CO2, O2 và N2.
 Cho hỗn hợp khí qua bình 2 chứa dd Ca(OH)2 khí CO2 bị giữ lại:
	Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3¯ + H2O
	Khí không tác dụng bay ra là O2 và N2.
Cho hỗn hợp 2 khí còn lại qua bình (C) chứa P trắng, O2 bị giữ lại:
	4P + 5O2 ® 2P2O5
	Khí còn lại không tác dụng N2.
=> Chọn phương án B
Hình 2.1
2.3.2. Bài toán điều chế các chất
* Hình 2.1: Điều chế khí (B) thu bằng 
phương pháp dời chỗ của nước từ chất rắn (A).
Lưu ý: Đáy ống nghiệm chứa rắn (A) lắp cao hơn 
miệng, để hơi nước thoát ra từ nhiệt phân không 
làm vỡ, nứt ống nghiệm và tháo ống dẫn khí ra trước
khi tắt đèn cồn.
Vận dụng xây dựng cho các bài toán sau:
Ví dụ 6: Hình 2.1 là sơ đồ điều chế và thu khí B. 
Biết rằng A là chất rắn có màu tím. Công thức của A, B lần lượt là:
A. KMnO4, O2.	B. KClO3/MnO2, O2.
C. KMnO4, Cl2. 	D. KNO3, O2.
Phân tích: 	Rắn (A) màu tím => KMnO4 
	Khí (B) thu bằng phương pháp dời chỗ của nước. 
=> Chọn phương án A
Ví dụ 7: Hình 2.1 là sơ đồ điều chế và thu khí B. Biết rằng A là hỗn hợp chỉ gồm 3 chất rắn màu trắng. Vậy khí B là
A. Cl2. B. O2. C. NH3. D. CH4.
Phân tích: HS đánh giá được khí (B) ít hoặc không tan, không tác dụng với nước. Loại được các phương án A, C.
Kết hợp điều kiện A là hỗn hợp chỉ gồm 3 chất rắn màu trắng. 
 => Chọn phương án D
Khí (E)
Hình 2.2
* Hình 2.2: Điều chế khí (E) từ quá trình tương tác chất rắn hoặc lỏng (A) với chất lỏng (B) và thu bằng phương pháp dời chỗ của không khí, miệng bình quay lên. 
	Vận dụng xây dựng cho các bài toán sau: 
Ví dụ 8: Hình 2.2 là sơ đồ điều chế và thu 
khí (E) không màu, nhưng độc từ chất rắn (A) 
và chất lỏng (B) khi đun nóng. Thứ tự các chất 
A, B, E lần lượt là:
A. CuS; dd H2SO4 loãng; H2S. 
B. Na2SO3; dd H2SO4 loãng; SO2.
C. CaCO3; dd H2SO4 loãng; CO2. 
D. Fe; dd H2SO4 loãng; H2.
Phân tích:
	Nhận định khí (E) phải nặng hơn không khí, độc và đánh giá được phản ứng hoá học nào xảy ra.
=> Chọn phương án B. Na2SO3 + H2SO4 loãng ® Na2SO4 + SO2­ + H2O
Ví dụ 9: Hình 2.2 là sơ đồ điều chế và thu khí E (không màu, độc). Công thức của khí E và bông tẩm dung dịch D lần lượt là:
A. CO2 và KOH. B. SO2 và NaOH. C. NH3 và H2SO4. D. SO2 và HCl.
Phân tích: Nhận định từ bài cho khí E không màu, độc (loại A). 
	Xác định được E phải nặng hơn không khí (loại C).
	Mối quan hệ giữa E với D để khử độc
	SO2 + 2NaOH ® Na2SO3 + H2O	(1)
	SO2 + Na2SO3 + H2O ® 2NaHSO3	(2)
=> Chọn phương án B.
GV khai thác: Qua hình 2.2 có thể xây dựng ra rất nhiều câu đánh giá năng lực HS thông qua khai thác thông tin về đặc điểm các chất dd (B); chất (A) lỏng hoặc rắn; khí E; bông tẩm dung dịch (D). 
Dữ liệu xây dựng câu hỏi đánh giá
A (rắn hoặc lỏng)
B (lỏng)
D (lỏng)
E (khí)
Điều chế
MnO2
KMnO4 
KClO3
HCl đặc
Dung dịch bazơ OH- 
(NaOH, Ca(OH)2, ...)
Cl2
Muối sunfua S2-; sunfit SO32-; HSO3- tan trong H+
Muối cacbonat 
CO32-; HCO3-.
Axit H+ ( HCl, H2SO4 loãng,)
H2S
SO2 
CO2
Vụn kim loại (Cu,)
H2SO4 đặc
SO2
HNO3 đặc
NO2
NaCl tinh thể
H2SO4 đậm đặc
HCl
 (dd B)
(A)
dd E
Bông tẩm
 dd D
Hình 2.3
Ví dụ 10: Hình 2.3 là sơ đồ điều chế và thu 
axit clohiđric. Chọn phát biểu chính xác về thí nghiệm
trong hình vẽ bên.
A. Sản phẩm sinh ra trong (E) là dung dịch HCl.
B. Thí nghiệm chứng tỏ khí HCl không tan trong nước.
C. Điều kiện của phản ứng là NaCl dạng rắn 
và dung dịch H2SO4 nồng độ loãng.
D. Để hạn chế khí thoát ra, có thể tẩm 
vào miếng bông dung dịch H2SO4 đặc.
=> Chọn phương án A.
Hình 2.4
Ví dụ 11: Hình 2.4 mô tả quá trình điều 
chế khí Cl2. Khí Cl2 sinh ra thường
lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu 
được khí Cl2 khô thì dung dịch (Z) và 
dung dịch (T) lần lượt là:
A. NaOH và H2SO4 đặc. 
B. H2SO4 đặc và NaCl.
C. H2SO4 đặc và AgNO3. 
D. NaCl và H2SO4 đặc.
Phân tích:
- Hỗn hợp sinh ra ngoài Cl2 còn có hơi nước và hiđroclorua. Hấp thụ hơi nước ta dùng dung dịch H2SO4 đặc. Hấp thụ HCl ta dùng dung dịch bão hoà NaCl 
- Giả sử dung dịch Z là H2SO4 đặc thì H2O bị hấp thụ trước, tuy nhiên sau khi qua dung dịch NaCl bão hòa HCl bị giữa lại nhưng do áp suất hơi bão hòa nên sẽ có một lượng hơi nước trên bề mặt hấp thụ không hết. Do đó khí Cl2 vẫn còn lẫn hơi nước.
- Do đó phải hấp thụ HCl trước, hấp thụ H2O sau. Vậy dung dịch Z là dung dịch muối (NaCl) và dung dịch T là H2SO4 đặc. 
 => Chọn phương án D.
Hình 2.5
Bông tẩm xút
Ví dụ 12: Hình 2.5 mô tả quá trình điều chế 
khí (X) trong phòng thí nghiệm. 
Vậy (X) là khí nào sau đây?
	A. NH3	B. NO2
	C. HNO3	D. NO
Phân tích
	HS cần có kĩ năng quan sát tốt, nhớ các thí nghiệm điều chế các chất đã học trong chương để vận dụng làm bài tập này. Sơ đồ trên được sử dụng để điều chế HNO3.
	 NaNO3 + H2SO4 (đặc) HNO3 + NaHSO4
Vai trò của bông tẩm xút: nhằm để trung hòa hơi HNO3, nước đá để ngưng tụ axit.
 => Chọn phương án C.
Ví dụ 13: (Trích đề thi minh hoạ đề thi THPT QG 2015)
	Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm (Hình 2.5).
Phát biểu sai khi nói về quá trình điều chế HNO3 là:
A. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.
B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
C. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83oC) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
=> Chọn phương án A.
Ví dụ 14: (Trích đề thi HSG tỉnh Thanh Hoá 2014- 2015)
Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ như hình vẽ dưới đây có thể dùng điều chế những chất khí nào trong số các khí sau: Cl2, O2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4. Giải thích. 
Phân tích
* Để điều chế được khí C như bộ dụng cụ vẽ 
thì khí C phải có đặc điểm: nặng hơn 
không khí (= 29) và không tác dụng 
với không khí ở điều kiện thường.
 => có thể điều chế được các khí: 
Cl2, SO2, CO2, O2.
* GV có thể khai thác bài toán để đánh giá năng lực thông qua dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 
Câu hỏi: Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ như hình vẽ có thể dùng điều chế những chất khí, trong số các khí sau: Cl2, O2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4. Số chất khí (C) có thể điều chế và thu được là
	A. 6	 	 B. 3	 	C. 4 	 D. 5
=> Chọn phương án C.
2.3.3. Bài toán thể hiện tính chất, chứng minh hiện tượng của các chất
Hình 3.1
Ví dụ 15: Hình 3.1 chứng minh tính chất vật lí và 
hóa học của X. Khí X có thể là
A. O2 hoặc N2. B. O2 hoặc NH3.
C. N2 hoặc HCl. D. NH3 hoặc HCl.
Phân tích
	HCl, NH3 tan tốt trong nước. 
Chất lỏng (Y)
Dung dịch
Hình 3.2
Lượng nước hòa tan khí làm giảm áp suất trong bình, sự chênh lệch áp suất trong và ngoài tạo lực kéo cột nước phun liên tục. HCl tan vào nước tạo dung dịch axit HCl làm quì tím hóa đỏ hoặc NH3 tan vào nước và tác dụng với nước tạo NH4+ và OH- làm quì tím hóa xanh.
=> Chọn phương án D.
Ví dụ 16: Tiến hành thí nghiệm bình chứa khí X tiếp
 xúc với chất lỏng (Y) qua ống dẫn khí. Hiện tượng
dung dịch (Y) phun ngược vào bình. Trong các khí sau:
H2; N2; HCl; CO2; SO2; H2S; Cl2; C2H4; C2H2. 
Khi chất lỏng Y là H2O thì số chất khí X thoả mãn là
	 A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Phân tích
	Chất lỏng Y phun ngược lên bình. Nên khí X phải dễ hoà tan trong Y hoặc tác dụng với Y làm áp suất giảm mạnh, áp suất khí quyển đẩy chất lỏng vào bình chứa 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_khai_thac_sau_hinh_ve_sach_giao_khoa_giup_hoc_sinh_giai.doc