SKKN Khai thác kiến thức từ atlat Địa lý Việt Nam phục vụ kỳ thi THPT quốc gia 2017

SKKN Khai thác kiến thức từ atlat Địa lý Việt Nam phục vụ kỳ thi THPT quốc gia 2017

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 đang đến dần và có bao điểm mới so với kì thi các năm học trước. Là giáo viên giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT Mường Lát, tôi không khỏi băn khoăn, lo lắng cho học sinh khối 12 trường mình trong kỳ thi sắp tới. Trong xu thế học sinh ngày nay vốn dĩ đã không còn thích học các môn xã hội, đó là điều khó khăn cho giáo viên dạy các môn xã hội nói chung, môn Địa lí nói riêng. Điều này lại càng khó khăn hơn đối với giáo viên đang giảng dạy ở miền núi cao phí tây tỉnh Thanh Hóa, trong đó có trường THPT Mường Lát.

Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Địa lí khối 12 trường THPT Mường Lát, tôi đã có những ý tưởng từ lâu về môn học của mình bằng cách rèn luyện cho học sinh cách học không phải thuộc lòng nhiều từ kênh chữ mà học, hiểu và vận dụng từ kênh hình là chủ yếu. Điều đó được thực hiện trong Atlat Địa lí Việt Nam.

Nói đến Atlat là nói đến thực hành, nói đến sự tư duy logic tự học và sáng tạo của người học là chủ yếu nên học sinh đỡ nhàm chán. Ở lĩnh vực này tôi đã nghiên cứu trong nhiều năm trở lại đây và thấy phương án của mình có khả thi, có kết quả tốt đối với học sinh trường Mường Lát.

 

doc 17 trang thuychi01 12190
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Khai thác kiến thức từ atlat Địa lý Việt Nam phục vụ kỳ thi THPT quốc gia 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU ... 
 1.1. Lý do chọn đề tài ........ 
 1.2. Mục đích của đề tài .. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................
 1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ..
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ...
 2.3.1. Ghi nhớ kỹ các loại ký hiệu của bản đồ ..
 2.3.2. Rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng và toạ độ Địa lý trên bản đồ.
 2.3.3. Rèn luyện kỹ năng xác định khoảng cách trên bản đồ 
 2.3.4. Rèn luyện kỹ năng xác định vị trí địa lý trên bản đồ ..
 2.3.5. Rèn luyện kỹ năng mô tả địa hình trên bản đồ 
 2.3.6. Rèn luyện kỹ năng mô tả khí hậu trên bản đồ .....
 2.3.7. Rèn luyện kỹ năng mô tả sông ngòi trên bản đồ .
 2.3.8. Rèn luyện kỹ năng phát hiện các mối quan hệ địa lý..
 2.4. Đánh giá hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục nhà trường .
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .
 3.1. Kết luận chung .......................................................................
 3.2. Kiến nghị ................................................................................
TÀI LIỆU THANH KHẢO. ................................................................
1
1
2
2
3
4
4
4
5
5
6
9
11
12
13
14
15
16
17
17
18
19
 KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM PHỤC VỤ KỲ THI THPT QUỐC GIA 2017
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 đang đến dần và có bao điểm mới so với kì thi các năm học trước. Là giáo viên giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT Mường Lát, tôi không khỏi băn khoăn, lo lắng cho học sinh khối 12 trường mình trong kỳ thi sắp tới. Trong xu thế học sinh ngày nay vốn dĩ đã không còn thích học các môn xã hội, đó là điều khó khăn cho giáo viên dạy các môn xã hội nói chung, môn Địa lí nói riêng. Điều này lại càng khó khăn hơn đối với giáo viên đang giảng dạy ở miền núi cao phí tây tỉnh Thanh Hóa, trong đó có trường THPT Mường Lát. 
Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Địa lí khối 12 trường THPT Mường Lát, tôi đã có những ý tưởng từ lâu về môn học của mình bằng cách rèn luyện cho học sinh cách học không phải thuộc lòng nhiều từ kênh chữ mà học, hiểu và vận dụng từ kênh hình là chủ yếu. Điều đó được thực hiện trong Atlat Địa lí Việt Nam.
Nói đến Atlat là nói đến thực hành, nói đến sự tư duy logic tự học và sáng tạo của người học là chủ yếu nên học sinh đỡ nhàm chán. Ở lĩnh vực này tôi đã nghiên cứu trong nhiều năm trở lại đây và thấy phương án của mình có khả thi, có kết quả tốt đối với học sinh trường Mường Lát.
Rèn luyện kỹ năng khai thác và sử dụng Atlat giúp cho học sinh lĩnh hội được kiến thức khoa học Địa lý một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ kiến thức lâu bền vững chãi. Cách học tập có sử dung Atlat không những giúp các em nắm chắc kiến thức mà còn trau dồi cho các em phương pháp học tập nghiên cứu môn Địa lý thông qua hệ thống bản đồ, biểu đồ, ký hiệu... Những kiến thức tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội Việt Nam, được học sinh lĩnh hội gắn với hệ thống bản đồ trong Atlat sẽ dần dần hình thành nên trong ký ức các em một cái “nền” vững chắc trên đó sẽ tiếp tục được bồi thêm những kiến thức mới mà các em sẽ tiếp thu trong học tập và trong suốt cả cuộc đời học tập.
Rèn luyện kỹ năng khai thác sử dụng Atlat còn là phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển tư duy khoa học nói chung và tư duy Địa lý nói riêng. Trong khi học tập sử dụng Alalat, học sinh luôn phải quan sát, tưởng tượng, phân tích đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, xác lập các mối quan hệ địa lý, vì thế tư duy của các em luôn luôn hoạt động và phát triển [2].
Cấu trúc của đề thi THPT Quốc gia trong năm học vừa qua có nhiều điểm mới thuận lợi cho người học Địa lý rất nhiều khi biết vận dụng kiến thức trong Atlat để làm bài, đây là một lợi thế không phải môn học nào cũng có được (Atlat là tài liệu được mang vào phòng thi). Nghiên cứu đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2017 cho thấy. Cấu trúc đề có đến 5 câu thuộc về hỏi trực tiếp từ quan sát Atlat Địa lí Việt Nam. Ngoài ra nhiều câu hỏi mặc dù không yêu cầu sử dụng Atlat nhưng vẫn có thể dùng Atlat để khai thác và vận dụng kiến thức vào bài thi của mình. Tổng số câu hỏi liên quan cả hỏi trực tiếp và gián tiếp có thể vận dụng Atlat vào khoảng 18 đến 20 thậm chí 25 câu. Như vậy nếu nắm được kiến thức từ Atlat trong tay học sinh dễ dàng có được 5 điểm trong bài thi của mình.
Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về “Khai thác kiến thức từ Atlat Địa Việt Nam phục vụ kì thi THPT Quốc gia năm 2017” cho học sinh trường THPT Mường Lát làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi mạnh dạn trình bày quy trình hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lý trong quá trình học tập từ mức độ dễ đến khó dần theo từng mức độ kiến thức cho học sinh khối 12. Qua đó nhằm khắc phục một nhược điểm phổ biến trong học sinh là không có kỹ năng sử dụng bản đồ địa lý và Atlat đồng thời giúp các em có được phương pháp làm việc với Bản đồ Atlat một cách hiệu quả và tích cực nhất trong quá trình học tập và thi cử.
Nghiên cứu đề tài xong để áp dụng cho học học môn Địa lý có thể dành hơn 2 điểm phần làm việc với Bản đồ, Atlat trong các kỳ thi HSG cấp tỉnh và kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 sắp tới và những năm tiếp theo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Atlat Địa Lý Việt Nam. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hành thực hiện các phương pháp sau đây:
Khảo sát tình hình kỹ năng sử dụng Bản đồ Atlat của học sinh để nắm được mức độ hiểu biết của các em về khả năng này.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, thống kê số liệu, phân tích đánh giá tình hình để lựa chọn những kỹ năng cần thiết áp dụng cho học sinh, lựa chọn cách hướng dẫn phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Trong qúa trình dạy hàng ngày, thường xuyên sử dụng các kỹ năng này và chú ý rèn luyện cho học sinh vào các giờ học, vào giờ kiểm tra bài cũ, nhất là trong các tiết thực hành, tiết ôn thi
Kiểm tra lại kết quả và có điều chỉnh bổ sung kịp thời.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Atlat là phương tiện giảng dạy và học tập rất cần thiết và hữu ích đối với môn Địa lí ở nhà trường phổ thông. Cùng với sách giáo khoa, Atlat dịa lí là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và hệ thống giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu.
	 Atlat Địa lí Việt Nam do Công ty Cổ phần Bản đồ và Tranh ảnh giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản đã được các thầy, cô giáo và các em học sinh cả nước sử dụng trong nhiều năm qua [3].
	Thực hiện đổi mới chương trình Sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình sách giáo khoa mới; đến năm 2008 đã hoàn thành việc thay sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12. Trong nhiều năm qua để phù hợp với chương trình sách giáo khoa Địa lý, các tác giả và công ty Cổ phần Bản đồ và Tranh ảnh giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã nhiều lần tiến hành bổ sung, chỉnh lí cho phù hợp với nội dung chương trình giữa sách giáo khoa và Atlat địa lí [3].
	Atlat Địa lí Việt Nam là một hệ thống hoàn chỉnh các bản đồ có nội dung liên quan hữu cơ với nhau và bổ sung hỗ trợ cho nhau, được sắp xếp theo trình tự của chương trình và nội dung sách giáo khoa với ba phần chính, địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế, địa lí các vùng [3].
	Tóm lại với tập Atlat Địa lí Việt Nam, giáo viên giảng dạy cũng nhẹ nhàng, đỡ vất vả và học sinh học tập có sự đối chiếu giữa lí thuyết và thực hành nên việc tiếp nhận thông tin, kiến thức sẽ nhớ lâu bền hơn học mình lí thuyết. Đồng thời qua đó học sinh củng cố, rèn luyện được nhiều kĩ năng thực hành hơn nữa.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Quá trình giảng dạy ở trường THPT Mường Lát một thực tế cho thấy đối với bộ môn Địa lý là: 
	Thứ nhất; Kỹ năng đọc bản đồ của học sinh còn quá yếu, học sinh lúng túng trong việc sử dụng Atlat.
	Thứ hai: cả giáo viên và học sinh chưa quan tâm chú trọng đến phần thực hành với Bản đồ Atlat.
	Do vậy kết quả của các em khi làm bài trong các kỳ thi điểm thường không cao. Thí sinh thường bị mất điểm trong phần thực hành với Atlat.
	Thống kê một số lớp 12 qua các năm học trước để thấy được tỉ lệ học sinh rất yếu phần thực hành Atlat như sau:
	 	 (Đơn vị tính: Học sinh)
Khóa học
Tổng số HS
Mức độ khai thác kiến thức từ Atlat của HS lớp 12 
Vận dụng nhuần nhuyễn
Hiểu và biết vận dụng
Hiểu sơ bộ
Chưa hiểu Atlat
2013-2014
219
0
8
17
194
2014-2015
224
0
9
14
201
Đầu năm
2015-2016
220
0
8
22
190
Xuất phát từ thực trạng trên và mang tâm huyết của một nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các em học sinh lớp 12. Tôi quyết tâm thực hiện thành công đề tài này thông qua các giải pháp mình đã lựa chọn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 2.3.1. Ghi nhớ các loại ký hiệu của bản đồ
	Bất kì một cuốn tài liệu nào, một cuốn sách nào cũng đề có phần giải nghĩa trước tiên cho người đọc hiểu và nhận biết. Atlat Địa lí cũng vậy, trong một cuốn Atlat có rất nhiều kí hiệu khác nhau: từ các yếu tố tự nhiên, các yếu tố kinh tế - xã hội hoặc một số yếu tố địa lí khác đều được thể hiện bằng những kí hiệu khác nhau.
	Như vậy bất cứ học sinh nào muốn hiểu được nội dung của Atlat thì trước tiên phải nhớ, phải hiểu được nội dung các kí hiệu nói gì.
	Bên cạnh các kí hiệu thì một căn cứ cơ bản nữa giúp học sinh khai thác nắm bắt kiến thức một cách tối đa đó là việc tìm hiểu kĩ các bảng chú giải. Thông qua chú giải, giải thích kĩ cho người xem bản đồ, hình ảnh rõ được các nội dung thể hiện trong bản đồ đó. [3].
Các đối tượng địa lý trên Atlat thuộc nhiều loại, tự nhiên, kinh tế, xã hội. Kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng đại lý trên bản đồ rất đơn giản nhưng lại là những kỹ năng cơ bản hết sức cần thiết. Do đó phải rèn luyện kỹ năng này trước tiên trong quá trình dạy học cho học sinh, đặc biệt là học sinh khối 12 cần thiết hơn.
Các bước tiến hành: trước hết giáo viên phải đọc to, rõ ràng địa danh đồng thời chỉ lên bản đồ. Học sinh theo dõi trong Atlat, đối chiếu với lược đồ trong sách giáo khoa để tìm ra đối tượng. Sau đó, giáo viên ghi lại tên địa danh lên bảng, sau đó học sinh ghi lại vào vở ghi của mình. Như vậy, học sinh vừa nghe, vừa ghi, vừa quan sát nên địa danh dễ đi vào trí nhớ của mình [1].
Khó khăn nhất là học sinh phải tìm ra các đối tượng trên bản đồ của Atlat. Vì thế trong quá trình dạy học, giáo viên thường xuyên liên hệ về hình dạng đặc trưng của các đối tượng địa lý hoặc gắn nó với những đối tượng xung quanh để học sinh dễ nhận ra. 
*Quy trình thực hiện:
- Giáo viên đọc to, rõ ràng, chính xác địa danh và chỉ đối tượng trên bản đồ của Atlat.
- Cho học sinh đối chiếu tìm trên bản đồ trong sách giáo khoa hoặc Atlat.
- Giáo viên viết rõ ràng tên đối tượng lên bảng trong một góc riêng.
- Yêu cầu một số học sinh lên bảng xác định và phát âm lại tên địa danh sau đó cho các em ghi chép lại vào sổ tay địa lý hoặc vở ghi.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét hình thù đặc trưng của đối tượng địa lý trên Atlat.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét mối quan hệ của đối tượng với các vật khác xung quanh để sau này dễ nhận ra và tìm được đối tượng trên Atlat.
- Hướng dẫn cách chỉ đối tượng trên Atlat.
Quy trình này được tiến hành thường xuyên trong các giờ học dần dần hình thành ở các em kỹ năng đọc, chỉ, nhận biết đối tượng địa lý trên bản đồ một cách nhuần nhuyễn, thuần thục.
* Câu hỏi áp dụng:
	Câu 1. Vị trí điểm cực Bắc của nước ta nằm ở 23o 23’B thuộc tỉnh
	A. Cao Bằng.	B. Hà Giang	.	Điện Biên.	 D. Lạng Sơn.
	Câu 2. Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ gồm 
	A. 4 tỉnh.	B. 5 tỉnh.	C. 6 tỉnh.	 D. 7 tỉnh.
2.3.2. Rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng và toạ độ Địa lý 
Xác định phương hướng cũng là một kỹ năng đơn giản, học sinh đã được học ở các lớp dưới. Nhưng qua thực tế dạy học, tôi thấy nếu không thường xuyên rèn luyện lại kỹ năng này cho học sinh thì các em sẽ quên và không thể xác định phương hướng một cách chính xác trong Atlat cũng như ở bản đồ.
Quy trình tiến hành rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ tôi đã cho học sinh thực hiện theo quy trình sau:
Yêu cầu các em xác định phương hướng [2].
ĐB
Đ
T
N
B
ĐN
TB
TN
TT
- Xác định các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
- Hướng Đông Bắc – Tây Nam.
- Hướng Tây Bắc – Đông Nam. 
 Ví dụ: Xác định hướng di chuyển của một cơn bão đang ở Biển Đông có nguy cơ đổ bộ vào nước ta trong 1- 2 ngày tới. 
- Cho học sinh nhận rõ các đường vĩ tuyến chỉ hướng Tây - Đông và ngược lại. (chú ý Bản đồ Atlat khác với quả địa cầu là có điểm cực tây và điểm cực đông). Có như vậy thì học sinh mới xác định đúng được hướng di chuyển của cơn bão được.
* Các câu hỏi áp dụng
Câu 1. Địa hình vùng núi Tây bắc của nước ta chủ yếu chạy theo hướng
A. Đông Bắc – Tây Nam.	B. Bắc - Nam.
C. Đông – Tây.	D. Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 2. Gió mùa Mùa Đông tác động đến Miền Bắc nước ta có hướng
A. Đông Bắc.	B. Tây Nam.	Đông Nam.	D. Tây Bắc.
	Để giải quyết được các câu hỏi như trên thì dù trong câu hỏi không yêu cầu sử dụng AtLat, nhưng nếu các em được dạy kỹ, học kỹ và biết vận dụng vào AtLat để trả lời thì rất đơn gian. Chỉ cần nhìn qua Atlat thì các em đã thấy rõ được kết quả, câu trả lời ngay.
Bên cạnh đó việc xác định toạ độ địa lý trên bản đồ cho phép nhận ra ngay một địa điểm nào đó nằm ở đới khí hậu nào và từ đó suy ra đặc điểm cơ bản của khí hậu ở địa điểm đó. Vì khí hậu có ảnh hưởng đến tự nhiên do đó nói chung, nếu biết được đặc điểm của khí hậu của một nơi thì cũng có thể biết được những nét lớn về đặc điểm thổ nhưỡng, sông ngòi, thực vật ở nơi đó [2]. 
Việc xác định toạ độ địa lý không phải là công việc khó lắm nhưng học sinh thường rất lúng túng trong việc tìm toạ độ địa lý của một khu vực, một địa danh.
Ví dụ: Dựa vào Bản đồ trang 11 Atlat Địa lí Việt Nam hãy xác định các nhóm, các loại đất chính ở nước ta.
Do đó quy trình tiến hành rèn luyện kỹ năng xác định toạ độ địa lý cho học sinh nên theo các bước sau:
- Hướng dẫn học sinh cách chia kinh, vĩ độ trên khung bản đồ.
- Cho học sinh tập xác định kinh, vĩ độ của điểm gặp nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến được biểu hiện trên bản đồ.
- Chuyển sang tập xác định toạ độ địa lý của của một điểm nằm ngoài các đường kinh tuyến, vĩ tuyến được thể hiện trên bản đồ, ở các phép chiếu đồ khác nhau.
 	- Cuối cùng tập xác định toạ độ địa lý của một khu vực (tỉnh, thành phố, hòn đảo, quần đảo) ở trên các loại bản đồ và Atlat cho phép ta hiểu biết được các phép chiếu đồ khác nhau[1]. 
 Ví dụ: xác định toạ độ của một tàu cá Việt Nam đang bị trôi dạt trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ do hỏng máy. Hiện tại tàu đang ở vị trí có hệ tọa độ như sau:
108o10’Đ và 19,5o24’B. Như vậy căn cứ vào hệ tọa độ như trên học sinh có thể xác định đúng vị trí tàu gặp nạn.
2.3.3. Rèn luyện kỹ năng xác định khoảng cách trên bản đồ
Việc đo tính khoảng cách trên bản đồ để đánh giá cụ thể kích thước của các đối tượng địa lý có một ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học cũng như về mặt hình thành khái niệm địa lý cho học sinh.
- Để rèn luyện kỹ năng này, trước hết phải cho học sinh nắm chắc khái niệm về tỉ lệ bản đồ. Trong khi tính toán bằng cm trên bản đồ tỉ lệ nhỏ đổi ra khoảng cách ngoài thực địa, học sinh thường lúng túng. Giáo viên nên hướng dẫn cách quy đổi cho các em.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng thước tỷ lệ để tìm ra khoảng cách thực tế.
Đối với học sinh phổ thông thời gian dành cho rèn luyện kỹ năng địa lý không nhiều nên giáo viên cần lấy những ví dụ với đối tượng có ranh giới rõ ràng, hình dạng đơn giản để học sinh vận dụng.
	- Phần địa lí kinh tế cần cho các em biết tỉ lệ trên bản đồ là 1mm tương ứng với bao nhiêu nghìn con, nghìn ha, nghìn tấn
*Quy trình tiến hành như sau:
- Hướng dẫn học sinh sinh nắm vững khái niệm tỉ lệ bản đồ.
- Hướng dẫn học sinh đổi cm trong Atlat thành km, mm thành nghìn con, nghìn tấn, nghìn ha
(ảnh)
[3]. Tập Atlat Địa lí 12 – NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2014.
* Câu hỏi áp dụng
 	Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết các tỉnh có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất tập trung vào vùng 
	A. Đồng bằng sông Hồng	.	B. Đông Nam Bộ.
	C. Đồng bằng sông Cửu Long.	D. Duyên hải Nam trung Bộ.
	Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy xác định tỉnh có tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản (năm 2007) cao nhất nước ta là
	A. Kiên Giang.	B. Cà Mau.	
C. Bà Rịa – Vũng Tàu.	D. Bình Thuận. 
2.3.4. Rèn luyện kỹ năng xác định vị trí địa lý trên bản đồ
Khi rèn luyện kỹ năng này cần làm cho các em nắm chắc ý nghĩa quan trọng của vị trí địa lý, biết tự mình xác định vị trí địa lý khi tìm hiểu về bất kỳ một đối tượng địa lý tự nhiên nào và biết cách rút ra những kết luận quan trọng. Những yếu tố tự nhiên được lựa chọn để xác định vị trí địa lý tự nhiên của một khu vực nào đó có thể được phân tích về vị trí kinh tế [1]. 
Vị trí địa lý kinh tế, chính trị của một nước, một vùng cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử cũng như vị trí địa lý kinh tế.
 Ví dụ: Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang bị xâm nhập mặn trong thời gian gần đây. Phần lớn diện tích bị xâm nhập mặn do triều cường và nước biển dâng làm thu hẹp diện tích gieo trồng lúa của đồng bằng.
Như vậy, khi rèn luyện kỹ năng xác định vị trí địa lý cần cho học sinh rõ: Vị trí địa lý tự nhiên, vị trí kinh tế và chính trị không tách rời nhau mà gắn bó mật thiết. Vị trí địa lý là nhân tố đem lại bản sắc riêng cho mỗi vùng, mỗi nước. 
*Quy trình tiến hành:
- Làm cho học sinh nắm chắc khái niệm vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và vị trí địa lý chính trị; phân tích mối quan hệ của chúng với nhau.
- Cho các em tập xác định vị trí địa lý tự nhiên bắt đầu từ hình dạng lãnh thổ của mỗi vùng miền.
- Hướng dẫn các em tập xác định vị trí địa lý kinh tế.
- Hướng dẫn các em tập xác định vị trí địa lý chính trị.
* Câu hỏi áp dụng
 	Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân đầu người (năm 2007) thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ là
	A. Bình Phước.	B. Tây Ninh	.	C. Bình Dương.	 D. Đồng Nai.
	Câu 2. Việt Nam có đường biên giới chung dài nhất với nước
	A. Trung Quốc.	B. Lào.	 C. Căm Pu Chia. 	 D. Thái Lan.
2.3.5. Rèn luyện kỹ năng mô tả địa hình trên bản đồ
Dựa vào bản đồ địa lý tự nhiên, học sinh tập phân tích xem có những dạng điạ hình nào, phân bố ra sao, dạng địa hình nào chiếm ưu thế, chỗ cao nhất và thấp nhất. Từ việc mô tả những nét chung, cho học sinh mô tả những dạng địa hình và đặc điểm của mỗi dạng [1]. 
Ví dụ: Khi mô tả vùng núi Hoàng Liên Sơn của vùng Tây Bắc nước ta thì học sinh phải xem xét núi già hay trẻ, cao hay thấp, trung bình, nằm ở phần nào của lãnh thổ, tiếp cận với những dạng địa hình nào, có giáp biển và đại dương không, chạy theo hướng nào, dốc về hướng nào, bị cắt sẻ nhiều hay ít bởi các thung lũng sông, gây trở ngại gì với giao thông vận tải, có ảnh hưởng gì đến khí hậu của các địa phương vùng Tây Bắc [1]. 
*Quy trình rèn luyện kỹ năng mô tả địa hình trên bản đồ có thể theo các bước:
- Giáo viên mô tả địa hình mẫu của vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ, vừa mô tả vừa hướng dẫn học sinh cách thức, trình tự mô tả.
- Cho học sinh ghi dàn ý mô tả vào vở ghi hoặc sổ tay địa lý, khuyến khích học sinh học thuộc dàn ý đó.
- Học sinh tập mô tả địa hình các vùng, bắt đầu từ một khu vực có địa hình đơn giản.
- Cho học sinh mô tả địa hình theo dàn ý đã được ghi và tập mô tả địa hình nước ta. 
2.3.6. Rèn luyện kỹ năng mô tả khí hậu trên bản đồ
Để mô tả khí hậu của bất kỳ một lãnh thổ nào đều phải đề cập đến 3 yếu tố: nhiệt độ, mưa, gió. Sau khi cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết trên, giáo viên giới thiệu cho các em đàn ý, để dựa vào đấy, hướng dẫn các em tập mô tả khí hậu trên bản đồ khí hậu [1].
*Quy trình hướng dẫn học sinh nhận biết về khí hậu trên bản đồ
- Làm cho học sinh hiểu rõ mô tả khí hậu trên bản đồ có nghĩa là mô tả những yếu tố thành phần của nó như nhiệt độ,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_khai_thac_kien_thuc_tu_atlat_dia_ly_viet_nam_phuc_vu_ky.doc