SKKN Khai thác các tính chất của tứ diện vuông, giúp học sinh THPT giải quyết một lớp bài toán

SKKN Khai thác các tính chất của tứ diện vuông, giúp học sinh THPT giải quyết một lớp bài toán

Trong chương trình giáo dục quốc dân, môn Toán giữ một vai trò quan trọng. Môn Toán được coi là môn học công cụ, cung cấp các tri thức để người học có thể học tập các môn học khác. Trong phạm vi môn học của mình, môn Toán trang bị các tri thức toán học, tri thức phương pháp được coi là cách thức học tập, nghiên cứu toán học, nghiên cứu sự vật hiện tượng, nghiên cứu thế giới quan. Thông qua học toán, người học được hình thành, rèn luyện và phát triển tư duy. Thực tế, có nhiều người ít dùng trực tiếp kiến thức toán học vào thực tiễn cuộc sống, nhưng không ai phủ nhận rằng, những người học toán tốt thường có tư duy tốt. Vì vậy, người ta dùng các bài kiểm tra toán dưới nhiều hình thức khác nhau, dùng thành tích học tập môn Toán là một thước đo trong nhiều kì thi, kì tuyển dụng. Có những thực tế trên là do các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, môn Toán có vai trò quan trọng trong phát triển tư duy người học. Trong khi, thế giới ngày càng coi trọng “tư duy”; học tập bằng tư duy đem lại những giá trị bền vững. Tư duy cũng có thể coi là giá trị, là phương tiện và là mục tiêu của giáo dục hiện đại. Trên thế giới hiện có hai khuynh hướng giáo dục toán học: Thứ nhất, coi toán học là công cụ để tiếp thu tri thức, nghiên cứu các khoa học khác. Theo khuynh hướng này, môn Toán chỉ dạy cho học sinh một số lượng kiến thức vừa đủ để học những kiến thức phổ thông, không coi trọng dạy nguồn gốc cũng như phương pháp nghiên cứu toán học. Thứ hai, coi toán học mà đối tượng và phương pháp nghiên cứu của nó là điển hình để kích thích hứng thú, khơi dậy niềm say mê khám phá, qua đó truyền đạt phương pháp học tập, nghiên cứu, rèn luyện và phát triển tư duy người học. Do đó, trong dạy học môn Toán, người ta cố gắng thông qua dạy tri thức toán học để dạy cách phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy cách suy nghĩ, rèn luyện nhân cách. Ở Việt Nam, khuynh hướng thứ hai rất được coi trọng. Các nhà nghiên cứu và các nhà giáo dục đều cho rằng, cái còn lại sau những năm tháng vất vả học toán không phải chỉ là những công thức, quy tắc, mà còn là cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề, khả năng toán học hoá các tình huống của cuộc sống. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học môn Toán trong trường phổ thông là rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh .

doc 18 trang thuychi01 6811
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Khai thác các tính chất của tứ diện vuông, giúp học sinh THPT giải quyết một lớp bài toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài 
 Trong chương trình giáo dục quốc dân, môn Toán giữ một vai trò quan trọng. Môn Toán được coi là môn học công cụ, cung cấp các tri thức để người học có thể học tập các môn học khác. Trong phạm vi môn học của mình, môn Toán trang bị các tri thức toán học, tri thức phương pháp được coi là cách thức học tập, nghiên cứu toán học, nghiên cứu sự vật hiện tượng, nghiên cứu thế giới quan. Thông qua học toán, người học được hình thành, rèn luyện và phát triển tư duy. Thực tế, có nhiều người ít dùng trực tiếp kiến thức toán học vào thực tiễn cuộc sống, nhưng không ai phủ nhận rằng, những người học toán tốt thường có tư duy tốt. Vì vậy, người ta dùng các bài kiểm tra toán dưới nhiều hình thức khác nhau, dùng thành tích học tập môn Toán là một thước đo trong nhiều kì thi, kì tuyển dụng. Có những thực tế trên là do các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, môn Toán có vai trò quan trọng trong phát triển tư duy người học. Trong khi, thế giới ngày càng coi trọng “tư duy”; học tập bằng tư duy đem lại những giá trị bền vững. Tư duy cũng có thể coi là giá trị, là phương tiện và là mục tiêu của giáo dục hiện đại. Trên thế giới hiện có hai khuynh hướng giáo dục toán học: Thứ nhất, coi toán học là công cụ để tiếp thu tri thức, nghiên cứu các khoa học khác. Theo khuynh hướng này, môn Toán chỉ dạy cho học sinh một số lượng kiến thức vừa đủ để học những kiến thức phổ thông, không coi trọng dạy nguồn gốc cũng như phương pháp nghiên cứu toán học. Thứ hai, coi toán học mà đối tượng và phương pháp nghiên cứu của nó là điển hình để kích thích hứng thú, khơi dậy niềm say mê khám phá, qua đó truyền đạt phương pháp học tập, nghiên cứu, rèn luyện và phát triển tư duy người học. Do đó, trong dạy học môn Toán, người ta cố gắng thông qua dạy tri thức toán học để dạy cách phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy cách suy nghĩ, rèn luyện nhân cách. Ở Việt Nam, khuynh hướng thứ hai rất được coi trọng. Các nhà nghiên cứu và các nhà giáo dục đều cho rằng, cái còn lại sau những năm tháng vất vả học toán không phải chỉ là những công thức, quy tắc, mà còn là cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề, khả năng toán học hoá các tình huống của cuộc sống. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học môn Toán trong trường phổ thông là rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh .
 Hình học không gian nói chung và hình học giải tích nói riêng là một trong những phân môn quan trọng của Toán học phổ thông. Trong các kì thi học sinh giỏi hay thi THPTQG hình học chiếm một vị trí không nhỏ, việc học sinh được trang bị một nền kiến thức về hình học không gian chắc chắn sẽ giúp các em có cái nhìn tổng thể về môn hình học nói chung cũng như hiểu rõ sự liên hệ của hình học không gian thuần túy và hình học giải tích.Tứ diện vuông là một loại tứ diện đặc biệt, trong các đề thi học sinh giỏi hay THPTQG bài tập về tứ diện vuông xuất hiện cũng khá nhiều. Trong một khoảng thời gian vật chất nhất định, làm thế nào để có thể chọn và đưa ra một đáp án chính xác, cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề như thế nào... một số kinh nghiệm trong sáng kiến này sẽ giúp học sinh giải quyết một phần khó khăn khi gặp bài toán liên quan đến tứ diện vuông. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “ Khai thác các tính chất của tứ diện vuông, giúp học sinh THPT giải quyết một lớp bài toán.”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi mạnh dạn đề xuất việc khai thác một số tính chất của tứ diện vuông nhằm giải quyết một số bài toán hình học nói chung và hình học giải tích trong không gian nói riêng. Với mục đích giúp học sinh giải quyết nhanh chóng một số bài toán hình học trong không gian nhờ sử dụng tính chất của tứ diện vuông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến này nghiên cứu các tính chất của tứ diện vuông, từ đó vận dụng chúng vào giải quyết các bài toán hình học nói chung và hình học giải tích nói riêng có liên quan.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sáng kiến này dựa trên phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết, hệ thống lại kiến thức cơ bản có liên quan, xây dựng hệ thống bài tập vận dụng kiến thức cũ và tổ chức thực hiện.
 Thực tiễn dạy học cũng như việc dự giờ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp cũng giúp cá nhân tôi hoàn thiện cơ sở lý luận và tổ chức triển khai áp dụng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
 Trong chương trình SGK lớp 11 hình học nâng cao, học sinh đã được học khá đầy đủ các định nghĩa và tính chất của quan hệ vuông góc. Bên cạnh đó sách giáo khoa cũng cung cấp một hệ thống bài tập rất logic và có nhiều ứng dụng, từ thực tế giảng dạy, nếu biết khai thác tiềm năng cuả sách giáo khoa thì các bài tập này với vai trò là một công cụ giúp học sinh giải các bài toán khác, nói cách khác những bài toán cơ bản này được xem như những bài toán gốc mà trong quá trình giải toán học sinh thường qui về các bài toán gốc để việc giải toán được thuận lợi, có lời giải đẹp, ngắn gọn, đem lại cho học sinh nhiều sự hứng thú.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Hình học không gian là một trong những môn học khó đối với không ít học sinh. Để học tốt bộ môn này bản thân học sinh phải có óc tưởng tượng, tư duy logic, khả năng suy diễn tốt.Việc vận dụng các tính chất cơ bản của hình học không gian thuần túy vào giải quyết các bài toán hình học giải tích đòi hỏi học sinh phải có một nền tảng kiến thức chắc chắn về hình học không gian, bên cạnh đó học sinh còn phải biết liên hệ, suy diễn, qui lạ về quen, biết tương tự hóa và khái quát hóa các kiến thức liên quan đã học và vận dụng chúng vào giải toán hình học giải tích một cách thuần thục và hiệu quả.
Hiện nay việc dạy học theo chủ đề đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta có phải có cái nhìn bao quát mỗi chủ đề của môn học, phải thấy được sự liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong mỗi chủ đề, đồng thời cũng thấy được sự liên hệ của chủ đề đó với những chủ đề khác. Hơn nữa trong kì thi THPTQG, bằng hình thức thi trắc nghiệm, với khoảng thời gian ngắn- để hoàn thành tốt bài thi của mình bắt buộc học sinh phải có những cách giải ngắn gọn, lựa chọn chuẩn xác và nhanh chóng. Thực tiễn cho thấy, trong một số bài toán hình học có liên quan đến tứ diện vuông nếu khéo léo và sử dụng linh hoạt những tính chất đã học thì sẽ giúp học sinh nhanh chóng đi đến việc lựa chọn đáp án đúng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Trang bị cho học sinh đầy đủ các tính chất cơ bản của tứ diện vuông 
Xuất phát từ bài toán trong sách giáo khoa 
Bài toán cơ bản.
Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc. 
1)Chứng minh tam giác ABC có ba góc nhọn
2)Chứng minh rằng hình chiếu H của điểm O trên mp(ABC) trùng với trực tâm của tam giác (ABC)
3)Chứng minh .
Ta sẽ bổ sung thêm một số tính chất sau
4)Nếu H là trực tâm tam giác ABC thì OH vuông góc với mp(ABC)
5)( Định lí PitaGo trong không gian)
6) Giả sử các mặt bên OAB, OBC, OCA lần lượt tạo với (ABC) các góc .Chứng minh rằng .
7)Gọi X, Y, Z lần lượt là góc tạo bởi OA, OB, OC với mặt phẳng đáy thì 
8)Gọi R là bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện OABC thì 
9) Thể tích của tứ diện 
2.3.2.Xây dựng hệ thống các bài toán vận dụng tính chất của tứ diện vuông 
Bài toán gốc 1. Tứ diện vuông OABC có OA, OB,OC đôi một vuông góc, nếu M là trực tâm tam giác ABC thì OM vuông góc với mp(ABC).
Bài tập vận dụng 1.Trong không gian Oxyz, cho M(1;2;5). Phương trình của mặt phẳng (P) đi qua điểm M và cắt các trục tọa độ Ox, Oy, Oz tại A, B, C sao cho M là trực tâm tam giác ABC là
A. B. C. D..
Hướng dẫn 
Cách 1.
Gọi 
Phương trình mp(ABC) .
Do M thuộc mp (ABC) nên .Mặt khác do M là trực tâm tam giác ABC nên suy ra 
Thay (2) vào (1) ta được .
Vậy phương trình mp(ABC) là hay (chọn A).
Cách 2.
Sử dụng tính chất: nếu M là trực tâm tam giác ABC thì hay (ABC) là mp đi qua M và nhận làm véc tơ pháp tuyến.
Ptmp (ABC) 
Rõ ràng, việc sử dụng tính chất liên quan đã giúp bài toán nhanh chóng được giải quyết. 
Bài toán tương tự 1 
Trong không gian Oxyz, cho M(1;4;3). Phương trình của mặt phẳng (P) di qua điểm M và cắt các tia Ox, Oy, Oz tại A, B, C sao cho M là trực tâm tam giác ABC là
A. B.
C. D.
Rõ ràng ở bài tập này giả thiết có khác bài tập trên, từ giả thiết trục Ox sang tia Ox đã giúp học sinh nhanh chóng lựa chọn đáp án.
Kiểm tra tính chất (P) đi qua M ta loại đáp án A, B.( chỉ còn C, D)
Mặt khác, mp không cắt tia Ox nên chọn D.
Bài toán tương tự 2
Trong không gian Oxyz, cho M(2;1;5). Mặt phẳng (P) đi qua điểm M và cắt các trục Ox, Oy, Oz lần lượt tại các điểmA, B, C sao cho M là trực tâm tam giác ABC. Tính khoảng cách từ điểm I( 1;2;3) đến mp (P)
 A. B. C. D. 
Bài toán gốc 2. Tứ diện vuông OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc, H là trực tâm tam giác ABC thì OH vuông góc với mp(ABC) và 
Bài tập vận dụng 2.1
Trong không gian Oxyz, cho M(1;2;3). Phương trình của mặt phẳng (P) di qua điểm M và cắt các tia Ox, Oy, Oz tại A, B, C sao cho biểu thức 
 đạt giá trị nhỏ nhất.
Hướng dẫn 
Cách 1
- Gọi .Với a,b,c là các số dương
- Phương trình mp(P) 
Do M thuộc mp (ABC) nên .
Ta có =
Áp dụng bđt Bunhiacopski ta có 
 hay 
Dấu bằng xảy ra khi 
vậy phương trình mp(P): 
Cách 2. Gọi H là trực tâm tam giác ABC ta có và .Do đó T đạt giá trị nhỏ nhất khi OH đạt giá trị lớn nhất.Khi đó và mp(ABC) qua M, nhận véc tơ làm véc tơ pháp tuyến.
Phương trình mp(ABC) hay 
Nhận xét:
- Việc học sinh giải được bài toán theo cách 1 chứng tỏ hs đó đã biết áp dụng áp dụng kiến thức về bất đẳng thức để giải bài toán, nhưng trong thời gian ngắn thì cách làm này chưa hiệu quả, cách thứ 2 giúp hs nhanh chóng đi đến đáp số hơn rất nhiều.
- Với cách giải 1, hs hoàn toàn có thể giải được bài toán sau
Bài toán tương tự
Trong không gian Oxyz, cho M(1;2;3). Phương trình của mặt phẳng (P) di qua điểm M và cắt các tia Ox, Oy, Oz tại A, B, C sao cho biểu thức 
 đạt giá trị nhỏ nhất.
(HD: bằng cách tách như sau
)
Bài tập vận dụng 2.2
Trong không gian Oxyz, mặt phẳng đi qua M( 1;2;1) và cắt các tia Ox, Oy, Oz lần lượt tại A,B,C sao cho độ dài OA,OB,OC theo thứ tự đó lập thành cấp số nhân với công bội bằng 2. Tính khoảng cách từ gốc O đến 
A. B. C. D. 
Hướng dẫn: 
-Phương trình có dạng ( với a, b, c là các số dương)
- M thuộc nên (1)
- OA, OB, OC theo thứ tự lập thành cấp số nhân với công bội q =2 nên 
b = 2a; c = 4a (2)
- Từ (1) và (2) suy ra nên 
-Khoảng cách từ gốc O đến được tính theo công thức:
- Thay số và tính được khoảng cách h = (chọn đáp án C)
Bài toán vận dụng 2.3
Sử sụng bài toán gốc 2, ta có thể giải quyết nhanh chóng một số bài toán hình học không gian thuần túy liên quan đến khoảng cách.
Ví dụ 1.
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi tâm O, góc , SO vuông góc với (ABCD) và SO =a. Khoảng cách d từ O đến mặt (SBC) là: 
A. B. C. D. 
Hướng dẫn: 
-Từ giả thiết suy ra các tam giác ABD, BCD là các tam giác đều cạnh a
nên: 
-Tứ diện OSBC là tứ diện vuông tại O, nên . Chọn A
Ví dụ 2. Cho lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác vuông có BA = BC = a, cạnh bên AA’bằng . Gọi M là trung điểm của BC. Tính khoảng cách d giữa hai đường thẳng AM và B’C. 
Hướng dẫn:
-Gọi N là trung điểm của BB’ suy ra nên .Do đó
-Tứ diện B.AMN có BA; BM; BN là ba cạnh đôi một vuông góc nên
 . 
Vậy 
Ví dụ 3.
Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ cạnh a. Tính theo a khoảng cách d giữa hai đường thẳng A’B và B’D.
Hướng dẫn :
Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng A’D’; BC, AD.
Ta có A’MDP và BNDP là các hình bình hành nên và
Hai mặt phẳng (MDNB’) và (A’PB) song song với nhau nên 
Hình chóp A.A’PB cóAA’, AP, AB đôi một vuông góc nên 
suy ra 
Bài toán gốc 3: Tứ diện vuông OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc, gọi R là bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện thì 
Bài tập vận dụng 3.1
Ba đoạn thẳng SA, SB, SC đôi một vuông góc với nhau tạo thành một tứ diện S.ABC với . Bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình tứ diện đó:
	A. 	B. 	C. 	D. 
Bài tập vận dụng 3.2
Trong không gian Oxyz cho , bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện OABC là 
Nhận xét
- Nếu không nhận thấy các điểm A,B,C lần lượt thuộc các trục tọa độ, để giải bài toán này hs thường đi giải hệ phương trình ba ẩn có được từ việc sử dụng giả thiết ( với I là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện)
Rõ ràng lời giải này khá dài !
- Nếu tinh ý nhận ra ba điểm A, B, C lần lượt thuộc các trục tọa độ hay tứ diện OABC vuông tại O thì chỉ cần áp dụng kết quả với thì 
Bài toán vận dụng 3.3 
Cho tứ diện có và . Gọi , theo thứ tự là bán kính mặt cầu ngoại tiếp và thể tích của tứ diện . Chứng minh rằng: 
Hướng dẫn
Ta có (1); 
Gọi I là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện lần lượt là trung điểm của 
Khi đó 
Áp dụng Cauchy ta có: (2)
Từ (2) và (1) suy ra (Đpcm).
Bài toán gốc 4.
Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc. Giả sử các mặt bên OAB, OBC, OCA lần lượt tạo với (ABC) các góc . Chứng minh rằng 
Bài toán vận dụng 4.1
Cho tứ diện OABC vuông tại O các mặt bên OAB, OBC, OCA lần lượt tạo với (ABC) các góc .Chứng minh rằng 
Hướng dẫn:
Sử dụng bất đẳng thức Bunhiacopski, kết hợp bài toán 4 ta có 
Từ đó suy ra kết quả bài toán 4.1
Bài toán vận dụng 4.2 
Cho tứ diện OABC vuông tại O các mặt bên OAB, OBC, OCA lần lượt tạo với (ABC) các góc .Chứng minh rằng 
Hướng dẫn
Từ kết quả bài toán 4
hay 
Khi đó 
Áp dụng bđt 
Suy ra 
Bài toán vận dụng 4.3
 Cho tứ diện OABC vuông tại O các mặt bên OAB, OBC, OCA lần lượt tạo với (ABC) các góc . Chứng minh rằng 
HD
Đặt thì 
=
= 
Bài toán vận dụng 4.4
Cho tứ diện OABC vuông tại O các mặt bên OAB, OBC, OCA lần lượt tạo với (ABC) các góc .Chứng minh rằng 
Hướng dẫn
Ta có
Đặt thì và X,Y,Z là các số dương.
Suy ra M=
Dễ có 
Và 
Do đó 
Bài toán gốc 5
Tứ diện vuông OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc. Gọi lần lượt là góc giữa OA,OB,OC với mp (ABC) khi đó ta có 
Bài toán vận dụng 
Xét tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc.Gọi Gọi lần lượt là góc giữa OA,OB,OC với mp (ABC) khi đó giá trị nhỏ nhất của biểu thức 
là:
A. Số khác B. C. 48 D.125.
Hướng dẫn:
- Sử dụng kết quả bài toán 5: 
- Biến đổi M: Sử dụng công thức 
Ta có:
Đặt . Ta có 
Và: .Do nên 
Dấu bằng luôn xảy ra, nên chọn đáp án C.
Bài toán gốc 6.
Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc.Chứng minh rằng
a)(Định lí PitaGo trong không gian)
b)= ; =;=
c) 
Sử dụng kết quả bài 6a, ta chứng minh được các bài toán sau
Với 
Bài toán vận dụng 6.1
Tứ diện vuông OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc. Chứng minh rằng:
Với 
Hướng dẫn
Với 
Ta có:
Và 
Áp dụng bất đẳng thức với 
Khi đó : 
Bài toán vận dụng 6.2
Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc, tìm giá trị lớn nhất của biểu thức sau
Hướng dẫn
Ta có 
suy ra 
Áp dụng bất đẳng thức với 
thì 
Do đó 
suy ra 
Dấu bằng xảy ra khi 
Bài toán gốc 7.
Nếu tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc thể tích của tứ diện 
Bài toán vận dụng 7.1
Cho hình tứ diện S.ABC có SA, SB, SC đôi một vuông góc;. Tính thể tích khối tứ diện S.ABC.
	A. 	B. 	C. 	D. 
Bài toán vận dụng 7.2
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, gọi là mặt phẳng đi qua điểm và cắt các tia Ox, Oy, Oz lần lượt tại các điểm A, B, C sao cho khối tứ diện OABC có thể tích nhỏ nhất. Tính 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Hướng dẫn 
 Đáp án A
Ta có: và ( Với a, b, c là các số dương)
Có 
Áp dụng BĐT Cauchy cho 3 số dương ta có:
. Dấu bằng xảy ra khi và 
Từ (1) và (2) suy ra 
Vậy 
Một số bài toán tương tự 
Bài 1.Trong không gian Oxyz cho điểm Hỏi có bao nhiêu mặt phẳng (P) đi qua M và cắt các trục lần lượt tại ba điểm phân biệt A, B, C sao cho 
	A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
Đáp án D.
Hướng dẫn: Giả sử ta có: 
TH1: 
TH2: 
TH3: 
TH4: 
Vậy có 4 mặt phẳng thỏa mãn yêu cầu bài toán
Nhận xét:
Trong bài toán này học sinh thường gặp một số sai lầm sau:
-Khi OA =OB =OC học sinh thường suy ra a = b =c nên sẽ lựa chọn đáp án C( 1 mặt phẳng)
- Một số học sinh ý thức được nhưng khi bỏ dấu giá trị tuyệt đối đã cho rằng thì có các khả năng sau:
Khả năng 1: 
Khả năng 2: 
Khả năng 3: 
Khả năng 4:
Khả năng 5: 
Khả năng 6: 
Khả năng 7: 
Khả năng 8: 
(Và do đó nghĩ rằng có 8 mặt phẳng thỏa mãn)
Nguyên nhân của sai lầm là do học sinh nhầm lẫn khi phân chia các trường hợp, thực chất các trường hợp 5,6,7,8 đều quy được về các trường hợp 1, 2, 3, 4. 
Bài 2.Trong không gian Oxyz, cho điểm . Hỏi có bao nhiêu mặt phẳng (P) đi qua M và cắt trục lần lượt tại các điểm A, B, C sao cho 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Đáp án C
Bài 3.Trong không gian Oxyz, cho M(1;2;5). Số mặt phẳng đi qua M và cắt các trục Ox, Oy, Oz tại A,B,C sao cho OA= OB =OC( A,B,C không trùng với gốc tọa độ O) là 
A. 8 B.3 C.4 D.1
Bài 4.Trong không gian Oxyz, cho M(2;0;0) và N(1;1;1). Mặt phẳng (P) thay đổi luôn đi qua M,N và cắt các tia Oy, Oz lần lượt tại B,C(với B,C không trùng với gốc O). Tính giá trị nhỏ nhất của biểu thức 
A. T = 64 B.T = 32 C. T= 16 D. T = 128
Hướng dẫn:
Phương trình mp (P) có dạng 
Do .Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho (1) ta có 
Do đó . Chọn D
Bài toán vận dụng 7.3
Tính thể tích của khối tứ diện SABC có 
(gọi là tứ diện gần đều)
Hướng dẫn:
Có nhiều cách để giải bài toán này, tuy nhiên với ý tưởng đưa về khối tứ diện vuông, có thể hướng dẫn học sinh như sau:
 Qua các đỉnh của tam giác ABC, vẽ các đường thẳng song song với cạnh đối diện, chúng đôi một cắt nhau tạo thành tam giác MNP.
Nhận thấy tứ diện S.MNP là tứ diện vuông và 
Ta có:
Mà
Nên 
Khi gặp bài toán liên quan đến tứ diện gần đều, học sinh sử dụng công thức trên xem như “công thức tính nhanh” và áp dụng.
Bài tập áp dụng
Bài 1. Khối chóp S.ABC có SA = BC=; SB =AC =6a; SC= AB = 7a
Thể tích của khối chóp là 
A. B. C. D.
Bài 2. Tứ diện ABCD có AB = CD= 4; BD =AC = 5; BC =AD = 6. Khoảng cách từ điểm A đến (BCD) là 
A. B. C. D.
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trong quá trình giảng dạy toán, cá nhân tôi luôn có ý thức trang bị đầy đủ cho học sinh những kiến thức cơ bản và nền tảng nhất. Trên cơ sở khai thác các ứng dụng của tứ diện vuông, sáng kiến này đã đưa ra một hệ thống các bài toán (gồm các bài toán gốc, bài toán vận dụng, một số bài toán tương tự) có liên quan đến chủ đề đó. Sáng kiến kinh nghiệm đã góp phần vào việc giúp học sinh giải quyết một số bài toán liên quan một cách nhanh chóng và thuận tiện, là một trong những công cụ hữu ích trong quá trình học, ôn thi học sinh giỏi, ôn thi THPTQG của học sinh cũng như làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp giáo viên trong quá trình giảng dạy của mình.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
 Trong thực tiễn giảng dạy của mình tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp và cả chính học sinh mà mình trực tiếp giảng dạy. Khi giải một bài toán có thể có nhiều con đường để đi đến đáp số, việc lựa chọn một con đường ngắn nhất, khoa học nhất và đẹp nhất bao giờ cũng là cái đích hướng đến của người làm toán. Hiện nay với phương thức thi trắc nghiệm thì mục đích này càng rõ ràng hơn bao giờ hết.
Với sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi chỉ muốn giúp học sinh giải quyết một lớp các bài toán liên quan (hoặc có thể đưa về) bài toán tứ diện vuông trong một khoảng thời gian ngắn (thi trắc nghiệm), giúp các em nhanh chóng lựa chọn đúng đáp án khi gặp dạng toán này. Mặt khác sáng kiến kinh nghiệm cũng đưa ra hệ thống các bài tập liên quan đến tứ diện vuông phần nào giúp giáo viên và học sinh trong quá trình ôn luyện của mình.
3.2. Kiến nghị. 
Với những sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá và xếp loại cao ở hội đồng khoa học nghành, mong rằng sẽ được phổ biến rộng rãi để các đồng nghiệp có thể tham khảo phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. Với mong muốn này, tôi cũng muốn các nghiên cứu về đề tài tứ diện vuông tiếp tục được bổ sung để tôi có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa sáng kiến của mình. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Lê Thị Tuyết Nhung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Toán nâng cao hình học 11, Phan Huy Khải, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1999.
[2]. Hình học không gian, Tổng chủ biên: Lê Hoành Phò, Nxb Đại học sư phạm, 2006.
[3]. Hình học nâng cao 11, Nxb Giáo dục, 2008.
[4]. Phát triển tư duy thông qua dạy học môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_khai_thac_cac_tinh_chat_cua_tu_dien_vuong_giup_hoc_sinh.doc
  • docxBia và mục lục.docx