SKKN Khắc phục một số sai lầm thường gặp cho học sinh khi giải toán Đại số tổ hợp

SKKN Khắc phục một số sai lầm thường gặp cho học sinh khi giải toán Đại số tổ hợp

Toán học là môn khoa học cơ bản, là công cụ để học tập và nghiên cứu các môn khoa học khác. Toán học có vai trò to lớn trong sự phát triển của các ngành khoa học kĩ thuật, liên quan chặt chẽ và có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và đời sống. Vì thế, việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung , chất lượng dạy học môn Toán nói riêng đang là yêu cầu cấp bách đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay.

Trong môn Toán ở trường phổ thông, Đại số tổ hợp là nội dung không thể thiếu và đã được đưa vào trong chương trình Đại số và Giải tích lớp 11. Đại số tổ hợp không những trang bị cho học sinh khả năng suy luận cao, tính logic, chặt chẽ và chính xác mà còn là một trong những kiến thức được đưa vào thi THPT Quốc gia, thi học sinh giỏi, là nền móng để xây dựng toán xác suất trong chương trình THPT cũng như đại học. Đây thật sự là phần rất hay và phù hợp để ra dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm trong kì thi THPT quốc gia hiện nay

Hơn nữa bài tập phần Đại số Tổ hợp mang tính phân loại học sinh, không đòi hỏi nhiều kiến thức, nhưng yêu cầu sự quan sát tinh tế, tư duy sáng tạo. Dạy Toán là dạy kiến thức, tư duy, tính cách do đó khi dạy Đại số tổ hợp, ngoài việc đưa ra kiến thức và phương pháp giải học sinh còn phải tìm tòi nhiều cách giải khác nhau, tìm ra những sai lầm trong giải toán, mở rộng bài toán mới để giúp học sinh phát triển kĩ năng, tư duy, sáng tạo và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nhất, thông minh nhất trong việc học toán, cũng như trong cuộc sống.

Mặt khác rèn luyện kỹ năng giải Toán Tổ hợp còn góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm "lấy học sinh làm trung tâm". Theo đó thầy chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi phát hiện ra kết quả, phát hiện ra mâu thuẫn và sai lầm trong quá trình giải quyết một bài toán .

Với những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Khắc phục một số sai lầm thường gặp cho học sinh khi giải toán Đại số tổ hợp”. Trong sáng kiến kinh nghiệm này rất mong được sự ủng hộ và góp ý nhiệt thành của quý đồng nghiệp, nhằm biến nó thành một công cụ đích thực cho việc dạy và học toán Đại số tổ

 

doc 20 trang thuychi01 34254
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Khắc phục một số sai lầm thường gặp cho học sinh khi giải toán Đại số tổ hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	1. MỞ ĐẦU :
1.1. Lí do chọn đề tài
Toán học là môn khoa học cơ bản, là công cụ để học tập và nghiên cứu các môn khoa học khác. Toán học có vai trò to lớn trong sự phát triển của các ngành khoa học kĩ thuật, liên quan chặt chẽ và có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và đời sống. Vì thế, việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung , chất lượng dạy học môn Toán nói riêng đang là yêu cầu cấp bách đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay.
Trong môn Toán ở trường phổ thông, Đại số tổ hợp là nội dung không thể thiếu và đã được đưa vào trong chương trình Đại số và Giải tích lớp 11. Đại số tổ hợp không những trang bị cho học sinh khả năng suy luận cao, tính logic, chặt chẽ và chính xác mà còn là một trong những kiến thức được đưa vào thi THPT Quốc gia, thi học sinh giỏi, là nền móng để xây dựng toán xác suất trong chương trình THPT cũng như đại học... Đây thật sự là phần rất hay và phù hợp để ra dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm trong kì thi THPT quốc gia hiện nay
Hơn nữa bài tập phần Đại số Tổ hợp mang tính phân loại học sinh, không đòi hỏi nhiều kiến thức, nhưng yêu cầu sự quan sát tinh tế, tư duy sáng tạo. Dạy Toán là dạy kiến thức, tư duy, tính cách do đó khi dạy Đại số tổ hợp, ngoài việc đưa ra kiến thức và phương pháp giải học sinh còn phải tìm tòi nhiều cách giải khác nhau, tìm ra những sai lầm trong giải toán, mở rộng bài toán mới để giúp học sinh phát triển kĩ năng, tư duy, sáng tạo và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nhất, thông minh nhất trong việc học toán, cũng như trong cuộc sống.
Mặt khác rèn luyện kỹ năng giải Toán Tổ hợp còn góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm "lấy học sinh làm trung tâm". Theo đó thầy chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi phát hiện ra kết quả, phát hiện ra mâu thuẫn và sai lầm trong quá trình giải quyết một bài toán .
Với những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Khắc phục một số sai lầm thường gặp cho học sinh khi giải toán Đại số tổ hợp”. Trong sáng kiến kinh nghiệm này rất mong được sự ủng hộ và góp ý nhiệt thành của quý đồng nghiệp, nhằm biến nó thành một công cụ đích thực cho việc dạy và học toán Đại số tổ hợp.
1.2 Mục đích nghiên cứu 
- Đối với giáo viên
Trên cơ sở lí luận phương pháp dạy học, đề tài đi sâu đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục sai lầm của học sinh khi giải toán Đại số tổ hợp.
- Đối với học sinh
Thông qua các con đường, biện pháp phát triển tính tích cực, độc lập trong nhận thức, đặc biệt tư duy giúp các em khắc phục, tránh một số nhầm lẫn đáng tiếc khi giải bài tập phần Đại số tổ hợp. Từ đó kích thích hứng thú học tập, khơi dậy xúc cảm đối với bộ môn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu 
	- Tìm hiểu lí luận dạy học nói chung, dạy học phần Đại số Tổ hợp nói riêng để làm rõ nội hàm các khái niệm.
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Đại số lớp 11 phần Đại số tổ hợp.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục sai lầm thường gặp của học sinh THPT khi giải toán Đại số tổ hợp. 
1.4 Phương pháp nghiên cứu 
- Về lí thuyết: Đề tài sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là:
	+ Phương pháp nghiên cứu tổng hợp để tiếp cận nghiên cứu, đi sâu vào các vấn đề về lí luận dạy học nói chung, dạy phần Đại số tổ hợp nói riêng để lí giải rõ từng khái niệm, từng bài toán được đề cập đến trong đề tài. 
+ Phương pháp so sánh để tìm ra những nét chung và những nét nổi trội khi vận dụng các biện pháp nhằm khắc phục sai lầm học sinh khi giải Toán Đại số tổ hợp.
	- Về thực tiễn:
+ Dự giờ đồng nghiệp dạy cùng khối 11 chương trình ban nâng cao.
+ Thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm đề tài vào giảng dạy nội dung phần Đại số tổ hợp do bản thân trực tiếp đứng lớp ở trường Trung học phổ thông Vĩnh Lộc.
 	+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học trên cơ sở so sánh các giá trị thu được giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đánh giá hiệu quả của những biện pháp dạy học mà đề tài đưa ra. 
+ Trong quá trình giảng dạy giáo viên dự đoán, tổng hợp được các sai lầm của học sinh thường mắc phải thông qua các bài toán đã được phân theo dạng, phân tích chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến sai lầm từ đó lựa chọn phương án giải phù hợp nhất. Cuối cùng trình bày lại thông qua các ví dụ cụ thể.
	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
 Định nghĩa chỉnh hợp, tổ hợp và công thức tính số chỉnh hợp, tổ hợp.
 Căn cứ vào yêu cầu và mục tiêu của hệ thống giáo dục bậc THPT.
 Căn cứ vào tình hình học tập của học sinh khối 11 hệ THPT trong việc học tập bộ môn đại số và giải tích.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Qua quá trình theo dõi học tập của học sinh và từ các kết quả của các kì thi gần đây. Tôi nhận thấy học sinh rất yếu kém về loại bài tập này. Sự yếu kém đó thể hiện ở nhiều khía cạnh. 
Một là: Học sinh có thể đưa ra được kết quả đúng nhưng lời giải sai về mặt lập luận và logíc.
Hai là: Khi gặp bài toán có sự lựa chọn một số ít trong nhiều thì học sinh thường lúng túng trong việc chọn chỉnh hợp hay tổ hợp, mà đã có sự lựa chọn công thức thì phải biết đối với bài toán nào sử dụng công thức này, bài toán nào sử dụng công thức kia. Và không thể thiếu một phương pháp giải mang lại tính ưu việt là sử dụng bài toán gián tiếp vậy khi đó sai lầm mắc phải là gì?
Ba là: Khi gặp bài toán về thành lập số đặc biệt có mặt chữ số 0 thì đa phần học sinh rất lúng túng vì vị trí nó không thể nằm ở số hạng đầu nên việc chọn cách giải sẽ rất khó khăn. 
Bốn là: Một số bài toán tương tự nhau về mặt hình thức nhưng chỉ thay đổi về bố cục lại không thể áp dụng cho bài toán trước được nên vấn đề nắm vững phương pháp giải từng dạng bài toán là vấn đề nan giải.
Đề tài này chủ yếu khắc phục một số sai lầm thường mắc phải của học sinh khi giải toán Đại số tổ hợp bằng cách giúp các em nắm vững hai khái niệm chỉnh hợp, tổ hợp và phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa hai khái niệm này. Thông qua các ví dụ trình bày cách giải sai để các em tránh được hiểu các khái niệm trên một cách hình thức. Việc trình bày lời giải đúng để giúp các em biết áp dụng định nghĩa vào giải quyết bài tập một cách chính xác. Phần cuối tôi có một số bài toán áp dụng để các em rèn luyện và qua bài kiểm tra kì đánh giá được sự hiểu biết của các em, từ đó có kế hoạch bổ sung.
Đề tài đã được thực hiện qua nhiều khóa học và có kết quả tốt, giúp các em nâng cao được kỹ năng giải quyết bài toán Đại số tổ hợp. Nhưng chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết mong các đồng nghiệp giúp đỡ để hoàn chỉnh nhằm giúp học sinh học tập tốt hơn.
2.3 Cách giải quyết vấn đề: Một số sai lầm thường gặp 
 Giáo viên sẽ dự đoán các sai lầm của học sinh từ đó đưa ra các ví dụ, bài tập dưới dạng bài tập tự luận hoặc bài tập trắc nghiệm với các phương án nhiễu là các sai lầm mắc phải, thông qua đó vừa phân tích chỉ ra các lỗi vừa rèn luyện cho các em kĩ năng làm bài. 
Sau đây tôi xin được trình bày một số ví dụ, trong từng ví dụ phân tích chỉ rõ sai lầm như thế nào dẫn đến lời giải sai, chốt lại lời giải đúng.
2.3.1 Sai lầm giữa khái niệm tổ hợp và chỉnh hợp
	Trước tiên chúng ta cùng nhắc lại định nghĩa chỉnh hợp, tổ hợp và sự khác nhau giữa hai khái niệm này
	a. Định nghĩa chỉnh hợp: 
	Cho một tập hợp có phần tử và một số nguyên với khi lấy ra phần tử của và sắp xếp chúng theo một thứ tự ta được một chỉnh hợp chập của phần tử của.
	b. Định nghĩa tổ hợp: 
	Cho một tập hợp có phần tử và một số nguyên với. Mỗi tập con của có phần tử gọi là một tổ hợp chập của phần tử của.
c. Phân biệt: 
Cần phân biệt rõ cho học sinh các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp, cụ thể:
Từ định nghĩa cho một tập A có n phần tử
- Mỗi một hoán vị là một bộ xắp xếp tất cả n phần tử của A
- Mỗi một chỉnh hợp là một bộ sắp xếp các phần tử của một tập con của tập A. Do đó một hoán vị chập n của tập A là một chỉnh hợp chập n của tập A 
( ).
 Sự giống nhau và khác nhau của chỉnh hợp chập của và tổ hợp chập của ()
- Giống nhau: Đều là một tập con gồm phần tử của tập A.
- Khác nhau: Mỗi một chỉnh hợp chập của phần tử là một tập con gồm phần tử có sắp thứ tự, kể cả thứ tự của một tập phần tử
Mỗi một tổ hợp chập của phần tử là một tập con gồm phần tử không kể thứ tự của một tập phần tử.
Tức là muốn hình thành các chỉnh hợp chập của phần tử ta có thể tiến hành theo 2 bước liên tiếp
Bước 1: Tìm tất cả các tổ hợp chập của .
Bước 2: Tìm tất cả các hoán vị trong từng tổ hợp.
Số chỉnh hợp chập k của n phần tử của A(,) lớn hơn số tổ hợp chập k của n phần tử của A(,).
 	d. Áp dụng 
Ví dụ 1: Một đội bóng có 11 người trực tiếp thi đấu (Kể cả thủ môn).Trong một trận đấu trung kết với 120 phút thi đấu đội phải đá luân lưu để phân thắng bại. Hỏi huấn luyện viên có bao nhiêu cách chọn ra 5 người để thực hiện loạt đá luân lưu?
Một học sinh đã giải như sau: 
Chọn 5 người từ 11 người trong đội bóng. Vậy số cách chọn là 
Học sinh đã giải sai kết quả. Em hãy phân tích sai lầm mà học sinh đã mắc phải trong lời giải trên?
Giáo viên hướng dẫn và giúp học sinh chốt lại nguyên nhân sai lầm: Khi chọn 5 người từ 11 người để thực hiện loạt đá luân lưu, trong 5 người được chọn cần phải ưu tiên chọn thứ tự đá lần 1, 2, 3, 4, 5. Vậy kết quả phải là : hay 
Qua ví dụ này giúp các em khắc sâu sự khác biệt giữa hai khái niệm đồng thời dẫn dắt học sinh có được lối tư duy sâu khi áp dụng 
	Ví dụ 2: (Bài 58 SGK Đại số và giải tích 11- Nâng cao) 
Trong không gian cho tập hợp 9 điểm trong đó không có 4 điểm nào đồng phẳng. Hỏi có thể lập được bao nhiêu tứ diện với các đỉnh thuộc tập đã cho?[8] 
	Sai lầm : Cứ 4 đỉnh không đồng phẳng thì lập thành một tứ diện nên số tứ diện lập được từ 4 đỉnh là: 
	Nguyên nhân: Cách tính này đã lặp 4! lần số tứ diện vì bốn đỉnh của tứ diện không có tính xếp thứ tự chẳng hạn như ABCD và ABDC là một tứ diện. Như vậy sai lầm này do chưa phân biệt rõ tổ hợp, chỉnh hợp hoặc do sai kiến thức hình học
 Lời giải đúng: Cứ 4 điểm không đồng phẳng đã cho thì tạo được một tứ diện. Ngược lại, mỗi một tứ diện có 4 đỉnh thuộc tập đã cho tương ứng với một tập con gồm 4 phần tử của tập đã cho (Vì 4 đỉnh của một tứ diện không có tính sắp thứ tự). Do đó số tứ diện lập được từ 9 điểm đã cho là .
Ví dụ 3: Trong một hộp có 4 viên bi đỏ, 5 bi trắng và 6 bi vàng. Cần chọn ra 4 viên từ hộp đó. Hỏi có bao nhiêu cách chọn để trong số 4 viên đó không có đủ 3 màu?
 	Sai lầm 1
Số cách chọn 4 viên không có màu trắng là cách.
Số cách chọn 4 viên không có màu vàng là cách.
Số cách chọn 4 viên không có màu đỏ là cách.
Theo quy tắc cộng có cách.
	Nguyên nhân sai lầm 1:
Cách giải trên sai ở chỗ đã tính lặp lại 2 lần số các viên cùng một màu đỏ hoặc cùng màu trắng hoặc cùng màu vàng. 
	Sai lầm 2
Số cách chọn 4 viên chỉ có một màu: 
Số cách chọn 4 viên có 2 màu: 
Số cách chọn 4 viên không có màu trắng là cách.
Số cách chọn 4 viên không có màu vàng là cách.
Số cách chọn 4 viên không có màu đỏ là cách
Vậy có: +
	Nguyên nhân sai lầm 2:
Cách giải này thay cho việc trừ đi số cách chọn lặp lại 2 lần số viên cùng một màu đỏ hoặc cùng màu trắng hoặc màu vàng thì học sinh lại cộng thêm vào 
	Lời giải đúng:
Cách 1: ( Chọn trực tiếp )
- Số cách chọn 4 bi cùng một màu là: 
- Số cách chọn 4 bi chỉ có hai màu đỏ và trắng là: 
++
- Số cách chọn 4 bi chỉ có hai màu trắng và vàng là: 
++
- Số cách chọn 4 bi chỉ có hai màu vàng và đỏ là: 
++
Theo quy tắc cộng có cách.
Cách 2: ( Chọn gián tiếp)
- Số cách chọn tuỳ ý 4 viên là cách.
- Tính số cách chọn 4 viên đủ 3 màu:
+) Trong đó 2 đỏ, 1 trắng, 1 vàng l có cách
+) Trong đó 1 đỏ, 2 trắng, 1 vàng l có cách
+) Trong đó 1 đỏ, 1 trắng, 2 vàng l có cách
- Số cách chọn cần tìm là: -(++)= 645 cách
 Cách 3:
 - Số cách chọn 4 viên có 2 màu: 
Số cách chọn 4 viên không có màu trắng là cách.
Số cách chọn 4 viên không có màu vàng là cách.
Số cách chọn 4 viên không có màu đỏ là cách
- Số cách chọn 4 viên chỉ có một màu: = 645
Vì trong cách chọn 4 viên 2 màu đã lặp lại 2 lần số bi có cùng 1 màu. Vậy có: - = 645
Ví dụ 4: (Bài tập toán đại số tổ hợp -TS Nguyễn Văn Nhân) Một tổ có 8 học sinh nam, 7 học sinh nữ. Chọn ra 1 nhóm gồm 6 HS sao cho có ít nhất 2 nữ thì có bao nhiêu cách chọn?
Lời giải 1: (có vẻ “hay” vì rất ngắn gọn và  “độc đáo”)
Bước 1: chọn ra 2 nữ (vì có ít nhất 2 nữ) có: (cách)
Bước 2: Chọn 4 bạn còn lại trong 13 bạn có: (cách)
(khi đó 6 bạn còn lại trong 13 bạn được chọn luôn thoả mãn có ít nhất 2 nữ).
Vậy có: . = 15015 (cách)
Lời giải 2: (trực tiếp): chia cụ thể các trường hợp:
TH1: 2 nữ, 4 nam: (cách)
TH2: 3 nữ, 3 nam: (cách)
TH3: 4 nữ, 2 nam: (cách)
TH4: 5 nữ, 1 nam: (cách)
TH5: 6 nữ: (cách)
Vậy có tất cả: + + + + = 4585 (cách)
Lời giải 3: (gián tiếp)
Bước 1: chọn 6 HS bát kì: (cách)
Bước 2: chọn 5 HS nam, 1 HS nữ: (cách)
Bước 3: chọn 6 HS nam: (cách)
Vậy số cách chọn thoã mãn là: – ( +) = 4585 (cách)
Nhận xét: Hai lời giải 2 và 3 là lời giải đúng đã được phân tích rõ ràng. Lời giải 1 xem có vẻ hợp lý, ngắn gọn,nhưng tại sao đáp án không như lời giải 2 và 3? Vậy sai lầm ở đâu?
Phân tích: Sai lầm là học sinh đã phân biệt thứ tự vì chọn liên tiếp
Tôi đưa ra sơ đồ minh hoạ cho lời giải 1:
Nếu: 8 nam có tên lần lượt: A, B, C, D, E, F, G, H.
 7 nữ có tên lần lượt: K, L, M, N, O, P, Q
+ Giả sử nếu chọn ra 2 nữ: K, L và chọn 4 người còn lại bất kì trong 13 người còn lại là: A, B, M, N.
+ Lần sau chọn 2 nữ M, N thì chọn 4 người còn lại bất kì trong 13 người còn lại là: A, B, K, L 
Dấu hiệu học sinh sai lầm là: có 1 lần chọn sau sẽ trùng với lần chọn trước với 6 người: K, L, A, B, M, N.
Kết luận: Cách này không sử dụng được vì bị trùng lặp. Vậy Tổ hợp và chỉnh hợp rất dễ phân biệt, nếu bài toán yêu cầu tính thứ tự thì ta dùng chỉnh hợp, còn không yêu cầu thứ tự (tùy ý) thì ta dùng tổ hợp.
Bên cạnh những bài toán có nhiều lời giải đúng là rất nhiều bài toán có nhiều sai lầm có thể mắc phải. Sau đây là 3 ví dụ và tôi đưa ra dưới dạng bài trắc nghiệm với 3 phương án sai xuất phát từ 3 sai lầm và một phương án đúng với nhiều cách giải. 
Ví dụ 5: Một nhóm học sinh có 5 bạn. Giáo viên cần chọn ra 3 học sinh thì có số cách chọn là
 B. .. C. . D..
Lời giải 1: Mỗi cách chọn 3 bạn nam trong 5 bạn là số tổ hợp chập 3 của 5. 
Số cách chọn là = 10 (cách)
Lời giải 2: Đầu tiên chỉ chọn 1 bạn thì có (cách).
Tiếp theo chọn 1 bạn trong 4 bạn còn lại có: (cách)
Cuối cùng thì chọn 1 bạn còn lại trong 3 bạn thì có: (cách)
Vậy có: .. = 5.4.3 = 60(cách)
Lời giải 3: Đầu tiên chỉ chọn 1 bạn thì có (cách).
Tiếp theo chọn 2 bạn còn lại trong 4 bạn thì có: (cách)
Vậy có: . = 5.6 = 30 (cách)
Lời giải 4: Đầu tiên chỉ chọn 2 bạn thì có (cách).
Tiếp theo chọn 1 bạn còn lại trong 3 bạn thì có: (cách)
Vậy có: . = 10.3 = 30 (cách)
Nhận xét: Mới nhìn đều thấy các lời giải tương đối hợp lý nhưng các kết quả lại khác nhau. Vậy đâu là lời giải đúng?
Phân tích:
Lời giải 1: Tất nhiên là lời giải đúng.
Vậy sai lầm là gi khiến cho các lời giải còn lại đều sai?
Lời giải 2: Sai lầm là học sinh đã phân biệt thứ tự, trong khi đề bài không yêu cầu tính thứ tự.
Giả sử 5 bạn tên là A, B, C, D, E.
Đầu tiên chọn 1 bạn trong 5 bạn, dĩ nhiên là có 5 cách.
Nếu lần đầu chọn A (thì còn lại B, C, D, E), lần 2 chọn B (còn lại C, D, E), lần 3 chọn C thì ta có 3 bạn là A, B, C.
Nếu lần đầu chọn B (thì còn lại A, C, D, E), lần 2 chọn C (còn lại A, D, E), lần 3 chọn A thì ta có 3 bạn là A, B, C.
.
Như vậy số cách chọn ra 3 bạn A, B, C đã bị lặp.
Các lời giải còn lại cũng giải thích tương tự.
Vậy các lời giải 2,3,4 đã đưa yêu cầu thứ tự vào nên dẫn đến sai.
Ví dụ 6: (Sai lầm thường gặp- Trần Phương) Một tổ có 12 học sinh nữ và 10 học sinh nam. Cần chọn 6 học sinh (3 nam, 3 nữ) để ghép thành 3 đôi để biểu diễn văn nghệ. Số cách chọn là
A.. B.. C.3!.3!. . D. 3!.. 
Giải:
Lời giải 1: 	Số cách chọn 3 nữ trong 12 nữ là (cách)
Số cách chọn 3 nam trong 10 nam là (cách)
Vậy số cách chọn 3 đôi nam nữ là: . (cách)
Lời giải này mới chỉ chọn 6 học sinh gồm 3 nam, 3 nữ.
Lời giải 2: Số cách chọn 3 nữ trong 12 nữ là (cách)
 Số cách chọn 3 nam trong 10 nam là (cách)
Vậy số cách chọn 3 đôi nam nữ là: .(cách)
Lời giải thứ hai sai lầm ở chỗ sắp thứ tự giữa các học sinh và thiếu cách ghép đôi 1 nam 1 nữ
Lời giải 3: Số cách chọn 3 nữ trong 12 nữ là (cách)
Số cách chọn 3 nam trong 10 nam là (cách)
Số cách ghép đôi là 3!.3
Do đó số cách chọn 6 học sinh gồm 3 nam và 3 nữ ghép thành đôi là: 
3!.3!. . (cách)
Có rất nhiều học sinh mắc phải sai lầm này kể cả khi đọc lời giải nghe có vẻ hợp lí. Tuy nhiên ở đây số cách ghép đôi đã bị lặp lại.
Lời giải 4: Lời giải đúng
	Số cách chọn 3 nữ trong 12 nữ là (cách)
Số cách chọn 3 nam trong 10 nam là (cách)
Do đó số cách chọn 6 học sinh (3 nam, 3 nữ là: . (cách)
Trong 6 học sinh chọn ra thì có 3! (cách) ghép giữa các đôi nhảy với nhau (là hoán vị của 3 học sinh nam hoặc 3 học sinh nữ)
Vậy số cách chọn thoả mãn là: 3!.. (cách)
	Nếu như không đưa ra và phân tích các cách giải thì nhìn vào mỗi cách trên cách giải nào cũng có vẻ hợp lí (có phương án để lựa chọn đối với câu hỏi trắc nghiệm). Đồng thời đưa ra những cách làm sai lầm chốt lại phương án đúng giúp học sinh dễ dàng nhận ra những thiếu sót, sai lầm mắc phải từ đó các em sẽ ghi nhớ tốt.
Ví dụ 7: Lớp 11A2 Trường THPT Vĩnh Lộc có 44 học sinh. Cần bầu một ban cán sự gồm 1 lớp trưởng, 1 lớp phó và 2 ủy viên. Số cách lập ra ban cán sự là
A. B. C. D. 
Sai lầm thường gặp 
Sai lầm 1: Học sinh hiểu đơn giản chọn 4 bạn từ 44 bạn nên số cách lập ra ban cán sự gồm 4 người 
Sai lầm 2: Chọn lớp trưởng có , chọn một lớp phó có , chọn ủy viên thứ nhất có , chọn ủy viên thứ 2 có .Vậy số cách chọn theo yêu cầu là :
Nguyên nhân: Khi chọn 1lớp trưởng, 1 lớp phó thì có thứ tự nhưng khi chọn 2 ủy viên lại không cần tứ thứ tự nên số cách chọn 2 ủy viên là hoặc 
Sai lầm 3: Chọn 2 học sinh để 1 làm lớp trưởng, 1 làm lớp phó có cách chọn; Chọn 2 uỷ viên trong 38 học sinh còn lại có 
Theo quy tắc nhân có cách.
	Nguyên nhân sai lầm:
Chọn 2 học sinh để 1 làm lớp trưởng, 1 làm lớp phó, khi đó cách chọn này có thứ tự. Chẳng hạn khi đã chọn 2 học sinh A và B để 1 làm lớp trưởng, 1 làm lớp phó thì có hai cách: A làm lớp trưởng còn B làm lớp phó và B làm lớp trưởng còn A làm lớp phó. Nên mỗi cách chọn là một chỉnh hợp chập 2 của 40 phần tử do đó số cách chọn là =
	Lời giải đúng:
Trước tiên để định hướng cách giải cho học sinh, giáo viên cần phân tích: Để chọn được một ban cán sự cần thực hiện 3 công đoạn chọn một lớp trưởng, chọn một lớp phó và chọn 2 uỷ viên. Do đó ta có lời giải
 Cách 1:
 Công đoạn 1: Chọn 1 lớp trưởng có 44 cách.
 Công đoạn 2: Chọn 1 lớp phó trong 43 học sinh sau khi đã chọn lớp trưởng có 43 cách.
Công đoạn 3: Chọn 2 uỷ viên trong 42 học sinh còn lại (3 uỷ viên cần chọn không có thứ tự nên dùng tổ hợp) có 
Theo quy tắc nhân có cách
Cách 2:
Để chọn được một ban cán sự có thể thực hiện 2 công đoạn chọn 2 học sinh để 1 làm lớp trưởng 1 làm lớp phó và chọn 2 uỷ viên. Do đó ta có lời giải
Công đoạn 1: Chọn 2 học sinh để 1 làm lớp trưởng, 1 làm lớp phó, khi đó cách chọn này có thứ tự nên số cách chọn là =
Công đoạn 2: Chọn 2 học sinh trong 42 học sinh còn lại làm uỷ viên, cách chọn này không có thứ tự nên số cách chọn là .
Vậy số cách chọn ban đại diện lớp là:. cách.
Cách 3:
Để chọn được một ban cán sự cũng có thể thực hiện 2 công đoạn. Trước tiên chọn cùng 1 lúc 4 học sinh sau đó rồi mới phân công chức vụ. Do đó ta có lời giải:
Chọn 4 học sinh để làm một ban cán sự cách chọn này không có thứ tự nên số cách chọn là cách. Với mỗi cách chọn 4 học sinh trên chọn 2 học sinh để 1 làm lớp trưởng, 1 làm lớp phó, khi đó cách chọn này có thứ tự nên số cách chọn là =12 cách, tiếp theo chọn 2 học sinh còn lại làm uỷ viên có 1 cách chọn.
Theo quy tắc nhân có 1 cách.
Bài tập tương tự:
Bài 1: (Sai lầm thường gặp - Trần Phương)Cần chọn từ 9 học sinh nữ và 7 học sinh nam ra 3 nam và 3 nữ để ghép thành 3 cặp nhảy nam- nữ. Hỏi có bao nhiêu cách ghép? Một học sinh đã giải như sau :
 Số cách chọn 3 nam là cách
Số cách chọn 3 nữ là cách.
Số cách chọn 3 cặp nhảy là : cách
Học sinh đã giải sai, em hãy chỉ ra sai lầm ở đâu và giải lại cho đúng?
 HD: Quá trình chọn 3 nam từ 7 nam và 3 nữ từ 9 nữ không cần tính đến thứ tự. Lời giải đúng là : 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_khac_phuc_mot_so_sai_lam_thuong_gap_cho_hoc_sinh_khi_gi.doc
  • docBìa SKKN 2018.doc
  • docMục lục- Tài liệu tham khảo- SKKN đã xếp loại.doc
  • docxPhụ lục-Đề kiểm tra.docx