Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm môn Toán lớp 10 ở TTGDTX Hậu Lộ

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm môn Toán lớp 10 ở TTGDTX Hậu Lộ

Trong giáo dục để đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp. Thực tế phương pháp dạy học bộ môn Toán ở nhiều trung tâm GDTX vẫn là cách dạy truyền thụ kiến thức theo phương pháp truyền thống như: “ Thầy đọc trò chép”

Phương pháp dạy học của giáo viên vẫn còn nặng nề về thuyết trình, giải thích, còn áp đặt bởi sách giáo khoa, chưa có sự gia công đáng kể để đề xuất những phương pháp mới. Việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, giáo án sơ sài, rập khung, chưa thể hiện những hoạt động trên lớp của thầy và trò. Sinh hoạt tổ chuyên môn nội dung còn nghèo nàn chưa thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học của thầy cô giáo.

 “ Phương pháp giáo dục hiện nay phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”[1].

 Cùng với sự phát triển của Khoa học - Công nghệ đòi hỏi nguồn lực lượng lao động phải năng động, sáng tạo, đáp ứng nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Bằng sự cạnh tranh nền kinh tế tri thức, đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông nói chung và môn Toán nói riêng tạo ra những con người lao động sáng tạo, linh hoạt đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội.

Tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta là đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các loại hình giáo dục- đào tạo, chính vì vậy mỗi thầy cô giáo phải trang bị cho mình các phương pháp giảng dạy mới, lôi cuốn được học sinh ham học, kích thích niềm đam mê học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn .

 

doc 16 trang thuychi01 11973
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm môn Toán lớp 10 ở TTGDTX Hậu Lộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài :
 Trong giáo dục để đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp. Thực tế phương pháp dạy học bộ môn Toán ở nhiều trung tâm GDTX vẫn là cách dạy truyền thụ kiến thức theo phương pháp truyền thống như: “ Thầy đọc trò chép”
Phương pháp dạy học của giáo viên vẫn còn nặng nề về thuyết trình, giải thích, còn áp đặt bởi sách giáo khoa, chưa có sự gia công đáng kể để đề xuất những phương pháp mới. Việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, giáo án sơ sài, rập khung, chưa thể hiện những hoạt động trên lớp của thầy và trò. Sinh hoạt tổ chuyên môn nội dung còn nghèo nàn chưa thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học của thầy cô giáo.
 “ Phương pháp giáo dục hiện nay phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”[1].
 Cùng với sự phát triển của Khoa học - Công nghệ đòi hỏi nguồn lực lượng lao động phải năng động, sáng tạo, đáp ứng nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Bằng sự cạnh tranh nền kinh tế tri thức, đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông nói chung và môn Toán nói riêng tạo ra những con người lao động sáng tạo, linh hoạt đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội.
Tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta là đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các loại hình giáo dục- đào tạo, chính vì vậy mỗi thầy cô giáo phải trang bị cho mình các phương pháp giảng dạy mới, lôi cuốn được học sinh ham học, kích thích niềm đam mê học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn .
 Do đó yêu cầu đặt ra là cần đổi mới phương pháp dạy học của giáo dục nói chung và ngành GDTX nói riêng. Dạy học phải được tiến hành theo kiểu phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động, học sinh được học tập cá nhân (tự học) kết hợp làm việc theo nhóm nhỏ (học tập hợp tác) dưới sự điều khiển của giáo viên, Thầy giáo tổ chức tình huống có vấn đề, hướng dẫn học sinh hoạt động theo trình độ nhận thức của học sinh, giáo viên làm trọng tài thảo luận, tranh luận, chốt lại vấn đề và khẳng định kiến thức. Với sự suy nghĩ đó bản thân tôi đã tổ chức hoạt động nhóm cho các tiết dạy Toán ở lớp 10 đã thấy hiệu quả hơn những phương pháp trước đây,từ đó tôi đã đúc rút thành SKKN với đề tài: “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM MÔN TOÁN LỚP 10 Ở TTGDTX HẬU LỘC” . 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này nhằm giúp cho người dạy phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng được năng lực tự học, tự rèn, lòng say mê học tập và ý chí không ngừng vươn lên của học sinh.Mọi học sinh được tham gia bài học, không khí học tập thân thiện trong lớp. Hiệu quả học tập của học sinh cao, nhiều học sinh thể hiện được khả năng cá nhân, và có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
 Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhằm khắc phục lối dạy truyền thụ một chiều.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 10 đang học tại Trung tâm GDTX Hậu Lộc năm học 2016-2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Với đề tài này vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
 Đọc tài liệu: Phương pháp dạy học đề cương môn toán (NGUYỄN BÁ KIM – BÙI HUY NGỌC),và một số tài liệu có liên quan đến đề tài để vận dụng vào thực tiễn của đơn vị. Học thêm vốn kinh nghiệm được thể hiện qua tài liệu cách thức tổ chức hoạt động nhóm của nhiều tác giả. Từ đó tiến hành lập sổ ghi chép. Xem trên mạng các tiết dạy môn toán có tổ chức hoạt động nhóm.
1.4.2Phương pháp điều tra khảo sát thực tế ,thu thập thông tin :
a. Phương pháp trò chuyện có mục đích:
Trò chuyện với các lãnh đạo để nghe về cách chỉ đạo thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, cụ thể là cách tổ chức hoạt động nhóm trong tiết học.Từ đó có kế hoạch soạn giảng đưa tổ chức hoạt động nhóm vào tiết dạy.
Trò chuyện với giáo viên để nắm rõ hơn về những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện tổ chức hoạt động nhóm, nắm thêm về những tâm tư nguyện vọng của giáo viên và học sinh, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân, cũng như trong việc nghiên cứu hoàn chỉnh của đề tài. 
b. Phương pháp quan sát:
 Dự giờ các tiết thao giảng của trường ,nhằm để thực tế nắm được cách thức tiến hành tổ chức hoạt động nhóm trong tiết dạy của giáo viên và quan sát thái độ hợp tác của các em học sinh trong hoạt động nhóm
1.4.3 Phương pháp thống kê,xử lý số liệu:
 Thống kê chất lượng học tập môn toán lớp 10 theo từng học kì,từ đó đối chiếu ,so sánh chất lượng sự tiến bộ trong học tập môn toán của học sinh thông qua hoạt động tổ chức nhóm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm :
 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là yêu cầu học sinh phải “ Suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”[2]. Điều đó có nghĩa là học sinh phải có sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình tự lực tiếp cận kiến thức mới, phải thực sự suy nghĩ và làm việc một cách tích cực, độc lập đồng thời phải có mối quan hệ cá nhân trên con đường tìm tòi phát hiện kiến thức mới, lớp học là môi trường giao tiếp của thầy và trò, tròvà trò. Do đó, cần phát huy tính tích cực môi quan hệ này bằng hoạt động tương tác, tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao trình độ qua việc vận dụng hiểu biết của cá nhân và tập thể.
 Dạy học theo tổ chức nhóm là khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Hiện nay có nhiều học sinh lười biếng trong học tập, thụ động, không chủ động tìm kiến thức trong bài học, không tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra trong tiết học, thiếu kĩ năng làm việc theo nhóm .
Phương tiện hỗ trợ cho học môn toán còn thiếu thốn( bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu, bảng trong,..).
 Giáo viên chưa có quyết tâm tổ chức hoạt động nhóm, hoặc là do giáo viên chưa nắm vững được hình thức tổ chức hoạt động nhóm, chưa thấy được sự phát huy mạnh mẽ của hoạt động nhóm, xem hoạt động nhóm là hoạt động rườm rà, phiền phức không hiệu quả.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
Trong dạy học cần phối hợp các phương pháp dạy học.Từ những cơ sở lý luận nêu trên, tôi nhận thấy rằng để thành công trong việc tổ chức hoạt động nhóm không thể thiếu được sự hỗ trợ của Ban Giám Hiệu, Giáo Viên chủ nhiệm lớp, Giáo Viên bộ môn và đặc biệt là sự hợp tác của các em học sinh . Tôi đã nghiên cứu và đề ra các giải pháp như sau:
Thứ nhất: Giáo viên bộ môn đề xuất với nhà trường sắp xếp tỉ lệ về học sinh giỏi, khá, trung bình,yếu kém của mỗi lớp tương đối đồng đều.
 Thứ hai: Giáo viên bộ môn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm làm công tác chuẩn bị trên lớp:
+ Sau khi nhận được phân công và danh sách học sinh lớp chủ nhiệm, thì Giáo viên chủ nhiệm tiến hành điều tra về học lực, hạnh kiểm, hoàn cảnh và chỗ ở của học sinh ( đối với khối 10 thì dựa vào kết quả kỳ kiểm tra đầu vào ).
+ Khi có kết quả điều tra Giáo viên chủ nhiệm tiến hành phân loại học sinh theo 3 loại: Loại khá(giỏi), trung bình,yếu( kém) và kèm theo chỗ ở và hoàn cảnh của học sinh, để sau này giáo viên chủ nhiệm tiện cho việc phân công học nhóm ở nhà và cũng quản lí được học sinh dễ dàng hơn.
 + Sau khi chuẩn bị xong mọi việc, Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch bố trí bàn ghế, cứ 2 bàn lập thành một nhóm có khoảng từ 6->8 em học sinh ( có 12 bộ bàn ghế trong 1 phòng học),tiến hành chia nhóm như sau:
 Mỗi lớp có 6 bảng nhóm,một hàng học sinh khá(giỏi),một hàng học sinh loại trung bình , một hàng học sinh loại yếu kém , đứng theo qui định từ thấp đến cao, tùy theo tình hình cơ sở vật chất của nhà trường mà giáo viên cho học sinh ngồi từ 3->4 em trên 1 bàn và vị trí của 4 em được xếp như sau: 
. Vị trí thứ nhất (đầu bàn) là 1 học sinh trung bình có tính năng động để phân công nộp bảng và nhận bảng nhóm trong quá trình học nhóm.
. Vị trí thứ hai là một học sinh khá(giỏi) nhóm trưởng.
. Vị trí thứ ba là 1 học sinh trung bình viết chữ rõ ràng làm thư ký.
. Vị trí thứ tư là một học sinh trung bình phục vụ dung cụ cần thiết trong quá trình học nhóm
Bàn Giáo Viên
 Sơ đồ chỗ ngồi:
TB(yếu)
TB
Khá(giỏi)
T B
1 6
T B
Khá(giỏi)
TB
TB(yếu)
TB(yếu)
TB
Khá(giỏi)
T B
1 6
T B
Khá(giỏi)
TB
TB(yếu)
TB(yếu)
TB
Khá(giỏi)
T B
2 5
T B
Khá(giỏi)
TB
TB(yếu)
TB(yếu)
TB
Khá(giỏi)
T B
2 5
T B
Khá(giỏi)
TB
TB(yếu)
TB(yếu)
TB
Khá(giỏi)
T B
3 4
T B
Khá(giỏi)
TB
TB(yếu)
TB(yếu)
TB
Khá(giỏi)
T B
3 4
T B
Khá(giỏi)
TB
TB(yếu)
- Chia nhóm: cứ 2 bàn liền nhau lập thành một nhóm, quay mặt vào nhau, bàn số lẻ quay xuống bàn số chẵn (bàn 1, 3, 5 quay xuống bàn 2, 4, 6; bàn 7, 9, 11 quay xuống bàn 8, 10, 12). Tuy nhiên, cách sắp xếp chỗ ngồi như vậy thì khi học nhóm hai học sinh khá, hai học sinh trung bình quay mặt vào nhau, do đó, giáo viên lưu ý cho các em thay đổi nhiệm vụ với nhau trong từng lần hoạt động nhóm.
Ưu điểm của cách chia nhóm:
. Rất thuận tiện cho việc quan sát bảng của từng em học sinh.
. Mọi thành viên trong nhóm điều có nhiệm vụ.
. Không phân biệt giới tính. 
. Mỗi nhóm đều có đủ loại học sinh khá(giỏi), trung bình , yếu.
. Tương đối công bằng trong việc tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp.
. Tạo sự đoàn kết giữa các em học sinh.
- Chia nhóm xong, giáo viên chủ nhiệm vẽ sơ đồ chỗ ngồi, lập phiếu theo dõi học tập phát cho từng nhóm.
 - Thông báo cho toàn thể cho giáo viên bộ môn về cách hoạt động nhóm, để có sự phối hợp chặc chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong công tác tổ chức thi đua hàng tuần. 
Thứ ba:Về phía giáo viên bộ môn cần phải:
+ Ngoài sự thống nhất cách chia nhóm của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn còn phải:
- Chia nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 thành viên ( gọi là nhóm rì rầm). Trong giờ học có thể thực hiện nhóm 2 thành viên theo chỗ ngồi, nhóm loại này thích hợp với nhiệm vụ thống nhất nhanh để trả lời câu hỏi, giải quyết một vấn đề hay bày tỏ một thái độ...trong tiết học.
 - Ngoài ra, Giáo viên bộ môn lập bảng theo dõi điểm phấn đấu của từng nhóm trong mỗi lần tổ chức hoạt động nhóm , và một tháng có tổng kết một lần theo kết quả tuần vào tiết cuối của tháng.Cuối kì giáo viên tổng hợp lại theo kết quả hoạt động nhóm của các tháng. Có tuyên dương , khen ngợi hay phê bình cả nhóm hoặc thành viên trong nhóm chưa tích cực hoạt động
Sau đây là những bảng mẫu mà giáo viên sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm môn toán:
Mẫu: 01
PHIẾU HỌC TẬP : NHÓM 
Câu hỏi
	Nội dung trả lời
1
........	
2
........
3
........
 Mẫu: 02
 BẢNG THEO DÕI HỌC NHÓM (Theo tuần)
 Lớp: . . . . . . . . 
Ngày học
Điểm nhóm
1
2
3
4
5
6
.................................
	.................................	
.................................
.....
.....
.....
....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
....
.....
.....
....
.....
.....
Tổng cộng điểm/Tuần:
Nhận xét:(xếp hạng)
Mẫu: 03
 BẢNG THEO DÕI HỌC NHÓM (Theo tháng)
 Lớp: . . . . . . . . 
Tuần học
Điểm nhóm
1
2
3
4
5
6
.................................
	.................................	
.................................
.....
.....
.....
....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
....
.....
.....
....
.....
.....
Tổng cộng điểm/Tháng:
Nhận xét:(xếp hạng)
 Mẫu: 04
 BẢNG THEO DÕI ĐIỂM HỌC NHÓM( Theo kì học)
 Năm học:  Lớp:.....
Tháng
Ngày học
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm
4
Nhóm 5
Nhóm 6
Ghi chú
1
2
...
...
...	
...
...
...
...
...
Tổng cộng/ Kì
Nhận xét:(xếp hạng)
Ngoài việc GV sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động nhóm nhằm truyền đạt kiến thức cho HS thì GVBM còn đánh giá năng lực của HS bằng cách quy đổi điểm nhóm: 
 Cách qui đổi điểm nhóm:
- Nhóm xuất sắc có điểm bình quân là 10 điểm .
- Nhóm giỏi có số điểm bình quân là từ 8 điểm đến nhỏ hơn 10 điểm (8 £ ĐBQ < 10).
- Nhóm khá có số điểm bình quân là từ 7 điểm đến nhỏ hơn 8 điểm (7£ ĐBQ< 8).
- Nhóm trung bình – yếu có điểm bình quân nhỏ hơn 7 điểm, thì mỗi thành viên không được cộng điểm.
Các biện pháp cụ thể trong tổ chức hoạt động nhóm:
* Để thành công trong việc tổ chức hoạt động nhóm giáo viên nên chia hoạt động nhóm thành 3 bước như sạu:
Bước 1: Làm việc chung cả nhóm:
 - Tiến hành chia nhóm “rì rầm” cứ 2 thành viên lập thành 1 nhóm (đã có chia trước), tùy theo cơ sở vật chất và sĩ số học sinh của lớp mà có nhóm có thể có 3 học sinh.
 - Giáo viên đưa ra nội dung cần tổ chức hoạt động nhóm.
 - Giáo viên nêu yêu cầu HS ghi vào tờ giấy và ghi theo mẫu phiếu học tập của nhóm.	
 - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (xác định rõ nhóm trưởng, thư ký...).
 - Sau cùng là giáo viên cho thời gian thảo luận nhóm .
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
 * Đối với học sinh:
 - Học sinh quay mặt vào nhau bắt đầu thảo luận.
 - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, từng cá nhân suy nghĩ đôc lập, rồi mới trao đổi ý kiến, học sinh biết trước thì phát biểu trước, các học sinh còn lại lắng nghe và đóng góp ý kiến, nhóm trưởng xem xét ý kiến và quyết định thư ký ghi vào bảng nhóm( phiếu học tập của nhóm...).
 - Trao đổi ý kiến thảo luận ở nhóm nhỏ và tổng hợp thống nhất ở trong nhóm.
 - Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm mình (người đại diện không nhất thiết phải là nhóm trưởng có thể bất kỳ một thành viên trong nhóm do nhóm trưởng phân công).
* Đối với giáo viên:
 - Quan sát hoạt động chung tất cả các nhóm trong lớp ( giáo viên có thể dùng lời nói...để bài tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến thảo luận của các nhóm).
 - Cần hỗ trợ hoạt động nhóm thông qua cách phối hợp hoạt động ( điều hành, thảo luận, ghi kết quả thảo luận, trình bày kết quả...).
 - Khi hết giờ qui định thảo luận nhóm, giáo viên báo cho toàn thể các nhóm dừng lại và đưa kết quả của nhóm theo thứ tự mà giáo viên qui định: từ nhóm 1 đến nhóm 6 hoặc từ nhóm 6 đến nhóm 1...
Bước 3: Thảo luận và tổng kết trước lớp:
 Nhóm trình bày:	
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả bằng giấy,bảng nhóm,hoăc đại diện 1 số nhóm lên bảng trình bày...
*Chú ý: tùy thuộc vào thời gian mà giáo viên có thể yêu cầu tất cả các nhóm hoặc một vài nhóm (các nhóm còn lại tự đánh giá kết quả) theo chỉ định của giáo viên để báo cáo trước lớp, các nhóm còn lại theo dõi quan sát và đóng góp ý kiến.
- Giáo viên có thể gọi bất kỳ học sinh nào trong nhóm đang trình bày để vấn đáp thêm
 Thảo luận chung:	
- Đối với những nội dung tương đối khó thì giáo viên hướng cho học sinh phân tích dẫn đến kết quả.
- Đối với nội dung tương đối dễ thì giáo viên treo kết quả mà giáo viên chuẩn bị trước ở nhà rồi cho học sinh so sánh chéo giữa các nhóm như sau: nhóm 1 thì kiểm tra nhóm 2, nhóm 2 thì kiểm tra nhóm 3, nhóm 3 thì kiểm tra nhóm 4, nhóm 4 thì kiểm tra nhóm 5, nhóm 5 thì kiểm tra nhóm 6, nhóm 6 thì kiểm tra nhóm 1,...
- Giáo viên có thể gọi bất cứ học sinh nào trong nhóm này để vấn đáp cách trình bày của nhóm kia. Qua đó, giáo viên có thể đánh giá được quá trình học tập hợp tác của các nhóm.
- Sau cùng giáo viên chốt lại đánh giá kết quả của từng nhóm ghi điểm vào sổ theo dõi học nhóm của giáo viên, lớp phó học tập ghi điểm cho từng nhóm trong lớp, thư ký của nhóm nào thì ghi điểm cho nhóm đó.
 Giáo viên nhận xét: 	
. Thái độ chấp hành qui định học tập của cá nhân và tập thể.
. Tính nghiêm túc trong quá trình thảo luận.
. Tuyên dương các nhóm có kết quả tốt , phê bình các nhóm tham gia thảo lụân chưa tốt, qua đó, cũng thúc đẩy được phong trào thi đua giữa các nhóm.
. Giáo viên có thể đăt vấn đề cho bài tiếp theo.
 Mục đích: cách chia này là tránh những học sinh ghi sẳn lời giải vào bảng (phiếu...) . Mặt khác, để nhóm đạt được điểm cao thì người trình bày phải nắm vững nội dung bài giải, các em còn lại giáo viên có thể vấn đáp thêm trong quá trình tổng kết thảo luận, cách làm này giúp các em kích thích tư duy, đồng thời tăng cường tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
Trong giờ lên lớp giáo viên có thể thay đổi cách học nhóm để gây được sự hứng thú và bất ngờ cho các em. 
Bài soạn một tiết có phần hoạt động nhóm
Xin nêu một ví dụ khi thực hiện hoạt động nhóm ở môn Toán phần đại số lớp 10 
 Bài :LUYỆN TẬP (Tiết PPCT 11)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Nhớ khái niệm hàm số, tập xác định của hàm số, đồ thị của hàm số.
 - Nhớ khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến, hàm số chẵn , lẻ. Biết được tính đối xứng của đồ thị hàm số chẵn, đồ thị hàm số lẻ.
2. Kỹ năng:
 - Biết tìm tập xác định của hàm số đơn giản.
 - Biết chứng minh hàm số chẵn, hàm số lẻ.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, tích cực suy nghĩ và phát biểu.
II. Phương pháp, phương tiện:
Phương pháp: Vấn đáp gợi mở.
Phương tiện:SGK, kiến thức cũ đã học và hệ thống câu hỏi – bài tập.
III. Hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Vấn đáp: Thế nào là TXĐ của hàm số? Thế nào là hàm số chẵn, hàm số lẻ?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: (nhóm) Giải BT 1.
- Gv giao nhiệm vụ cho 6 nhóm giải BT1,phát phiếu trả lời cho mỗi nhóm. – Giáo viên nêu yêu cầu HS ghi vào tờ giấy và ghi theo mẫu và nộp lại 
- Hs đại diện từng nhóm lên bảng trình bày. Hs nhóm khác nhận xét kết quả.
- Gv đánh giá chốt kết quả và giảng cho cả lớp hiểu.
Hoạt động 2: (nhóm) Giải BT2.
- Gv giao nhiệm vụ cho 6 nhóm giải BT1,phát phiếu trả lời cho mỗi nhóm. -Giáo viên nêu yêu cầu HS ghi vào tờ giấy và ghi theo mẫu và nộp lại 
- Hs đại diện từng nhóm lên bảng trình bày. Hs nhóm khác nhận xét kết quả.
- Gv đánh giá chốt kết quả và giảng cho cả lớp hiểu.
Hoạt động 3: (nhóm) Giải BT 3.
- Gv giao nhiệm vụ cho 6 nhóm giải BT1,phát phiếu trả lời cho mỗi nhóm. – Giáo viên nêu yêu cầu HS ghi vào tờ giấy và ghi theo mẫu và nộp lại 
- Hs đại diện từng nhóm lên bảng trình bày. Hs nhóm khác nhận xét kết quả.
- Gv đánh giá chốt kết quả và giảng cho cả lớp hiểu.
Hoạt động 4: (cả lớp) Xét tính chẵn lẻ của hàm số.
- Gv hướng dẫn cách xét tính chẵn lẻ của hàm số.
- Hs dự đoán hàm số nào chẵn, hàm số nào lẻ và hàm số nào không chẵn củng không lẻ.
- Gv đưa ra tính chẵn lẻ của hàm số và yêu cầu Hs trình bày lời giải.
Bài 1. Tập xác định của các hàm số
a) , 
b) 
c) [3].
Đ/số:
D = R \ 
D = R\ 
D = [-; 3]
Bài 2. Cho hàm số 
Tính giá trị của hàm số đó tại x = 3; x = -1; x = 2 [3].
Đ/số: 
 x = 3 => y = 4
 x = -1 => y = -1 
 x = 2 => y = 3
Bài 3. Cho hàm số y = 3x3–2x+1
Các hàm số sau có thuộc đồ thị của hàm số đó không ?
M(-1 ; 6), b) N(1 ; 1) 
c)P(0 ; 1) [3]
Đ/số: f(-1) = 6 vậy M(-1; 6) thuộc đồ thị hàm số.
f(1) = 2 vậy N(1; 1) không thuộc đồ thị hàm số.
f(0) = 1 vậy P(0; 1) thuộc đồ thị hàm số.
Bài 4. Xét tính chẵn lẻ của các hàm số
a) 
d) y = x2 + x + 1
Hướng dẫn:
a) TXD: D = R
 x R thì – x D và
f(-x) = = = f(x)
Vậy là hàm số chẵn.
d) TXD: D = R
 x R thì – x D và
 f(x) f(-x)
Vậy hàm số y = x2 + x + 1
Không chẵn , cũng không lẻ.
4. Củng cố, hướng dẫn học bài:
	- Dặn dò: Về nhà xem lại các bài tập đã giải. Hoàn chỉnh lời giải của các bài hướng dẫn. Đọc trước bài “Hàm số y = ax + b” để chuẩn bị cho tiết sau học.
 Rút kinh nghiệm: .
*Trong tiết trên giáo viên đã tổ chức được 3 lần hoạt động nhóm.Trong mỗi lần giáo viên có thể mời bất kì 1 học sinh nào trình bày kết quả hoặc nhận xét nhằm theo đánh giá được từng cá nhân HS. 
 - Giáo viên và học sinh cùng kiểm tra kết quả của từng nhóm, tuyên bố điểm cộng của các nhóm.
-Sau cùng, giáo viên tổng kết nhận xét đánh giá cả 3 hoạt động tổ chức nhóm của từng nhóm.
- Thái độ tham gia thảo luận của từng nhóm và cá nhân.
- Tuyên dương các nhóm làm tốt nhất sau 3 hoạt động .
- Ghi điểm vào phiếu theo dõi học nhóm của giáo viên.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Khảo sát chất lượng học tập môn toán đầu năm của học sinh 2 lớp 10A1 và 10A2 ở TTGDTX Hậu Lộc là:
Lớp 10A1
Lớp 10A2
Loại
Khá(Giỏi)
TB
Yếu
Khá(Giỏ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_nhom_mon_toan_lop_10.doc
  • docPhụ lục.doc