SKKN Khắc họa nhân vật lịch sử nhằm tăng cường hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ môn Lịch sử ở trường THPT

SKKN Khắc họa nhân vật lịch sử nhằm tăng cường hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ môn Lịch sử ở trường THPT

Trên thế giới và Việt Nam, việc đổi mới giáo dục diễn ra thường xuyên, liên tục, bắt đầu từ kì vọng về sản phẩm giáo dục. Đó chính là chất lượng của người học sinh sau quá trình giáo dục đó. Đổi mới giáo dục chính là đổi mới chất lượng sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học của người giáo viên trực tiếp đứng lớp sao cho ngày càng phù hợp với yêu cầu của thời đại và lịch sử dân tộc. Để sau quá trình đó chúng ta thu đựơc sản phẩm của người học sinh như chúng ta đang hi vọng.

Thế hệ học sinh thực sự chất lượng là thế hệ học sinh phát triển toàn diện cá nhân. Muốn phát triển toàn diện cá nhân, người học sinh phải học tốt, học đều tất cả các bộ môn mà Bộ GD & ĐT đã quy định ở trường THPT. Đây là một thách thức lớn đối với tất cả các giáo viên và học sinh trong trường THPT. Lí do là vì ở trường THPT các em đã đứng trước ngưỡng cửa của tương lai. Đó là việc các em phải lựa chọn hướng đi cho sự nghiệp và tương lai của mình. Tôi đang muốn nhắc đến việc chọn khối học của các em.

Chắc chúng ta ai cũng biết, nhiều năm trở lại đây, do nhu cầu của xã hội thay đổi, gần hết các em học sinh ở trường THPT đều chọn khối A, B. mà rất ít học sinh lựa chọn khối C để thi. Chính vì vậy, để các em học toàn diện các môn học trong nhà trường là một khó khăn và thách thức lơn đối với cả giáo viên và học sinh. Làm thế nào để các em vừa có thời gian học tập tốt các môn khối cho tương lai, mà các em vẫn có thể tập trung và yêu thích học các môn khối C, trong đó có môn Lịch sử là một vấn đề mà chắc hẳn nhiều người thầy làm nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Lịch sử, trong đó có bản thân tôi luôn băn khoăn, chăn trở!

Làm thế nào để có những giờ dạy học Lịch sử ngắn gọn nhất, sinh động, hấp dẫn dễ hiểu và chất lượng nhất? Thật là một khó khăn thách thức lớn đối với cả giáo viên và học sinh. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực lớn để tìm ra phương pháp tối ưu nhất sao cho đảm bảo giờ dạy có chất lượng.

 

doc 16 trang thuychi01 5610
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Khắc họa nhân vật lịch sử nhằm tăng cường hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ môn Lịch sử ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
1.Phần mở đầu 2
2.1. Lý do chọ đề tài........................................................................................2
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................3
2. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................... 3
2. 4.Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3
2. Nội dung......................................................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận............................................................................................4
2.2. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................4
2.3. Nội dung đề tài.........................................................................................5
2.4. Kết quả thực hiện đề tài..........................................................................14
3.PHẦN KẾT LUẬN................................................................................... 15
3.1. Kết luận..................................................................................................15
3.2. Một số kiến nghị , đề xuất......................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................16
1. Phần mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trên thế giới và Việt Nam, việc đổi mới giáo dục diễn ra thường xuyên, liên tục, bắt đầu từ kì vọng về sản phẩm giáo dục. Đó chính là chất lượng của người học sinh sau quá trình giáo dục đó. Đổi mới giáo dục chính là đổi mới chất lượng sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học của người giáo viên trực tiếp đứng lớp sao cho ngày càng phù hợp với yêu cầu của thời đại và lịch sử dân tộc. Để sau quá trình đó chúng ta thu đựơc sản phẩm của người học sinh như chúng ta đang hi vọng.
Thế hệ học sinh thực sự chất lượng là thế hệ học sinh phát triển toàn diện cá nhân. Muốn phát triển toàn diện cá nhân, người học sinh phải học tốt, học đều tất cả các bộ môn mà Bộ GD & ĐT đã quy định ở trường THPT. Đây là một thách thức lớn đối với tất cả các giáo viên và học sinh trong trường THPT. Lí do là vì ở trường THPT các em đã đứng trước ngưỡng cửa của tương lai. Đó là việc các em phải lựa chọn hướng đi cho sự nghiệp và tương lai của mình. Tôi đang muốn nhắc đến việc chọn khối học của các em. 
Chắc chúng ta ai cũng biết, nhiều năm trở lại đây, do nhu cầu của xã hội thay đổi, gần hết các em học sinh ở trường THPT đều chọn khối A, B... mà rất ít học sinh lựa chọn khối C để thi. Chính vì vậy, để các em học toàn diện các môn học trong nhà trường là một khó khăn và thách thức lơn đối với cả giáo viên và học sinh. Làm thế nào để các em vừa có thời gian học tập tốt các môn khối cho tương lai, mà các em vẫn có thể tập trung và yêu thích học các môn khối C, trong đó có môn Lịch sử là một vấn đề mà chắc hẳn nhiều người thầy làm nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Lịch sử, trong đó có bản thân tôi luôn băn khoăn, chăn trở!
Làm thế nào để có những giờ dạy học Lịch sử ngắn gọn nhất, sinh động, hấp dẫn dễ hiểu và chất lượng nhất? Thật là một khó khăn thách thức lớn đối với cả giáo viên và học sinh. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực lớn để tìm ra phương pháp tối ưu nhất sao cho đảm bảo giờ dạy có chất lượng.
Có nhiều giải pháp cho vấn đề này mà nhiều giáo viên tâm huyết với nghề đã đúc rút thành những Sáng kiến kinh nghiệm về các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy học môn Lịch sử.
Qua nhiều nhiêu năm giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT, bản thân tôi cũng muốn góp phần nhỏ của mình trong việc đưa ra những kinh nghiệm về một trong các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Khắc họa nhân vật lịch sử nhằm tăng cường hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ môn Lịch sử ở trường THPT”.
Có lẽ đây không phải là một sáng kiến mới mẻ đối với tất cả chúng ta, những người làm công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử, nhưng tôi vẫn mong được các bạn quan tâm chia sẻ. Vì nếu chúng ta thực hiện công việc này một cách thường xuyên liên tục trong tất cả các giờ dạy có liên quan đến các nhân vật lịch sử, thì tôi tin chắc rằng biện pháp này sẽ góp phần giúp chúng ta nâng cao hứng thú học lịch sử cho học sinh và từ đó nâng cao chất lượng giờ dạy học môn Lịch sử ở trường THPT trong giai đoạn lịch sử hiện nay của đất nước.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Học sinh các khối lớp 10 THPT Nguyễn Quán Nho.
1. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Mục đích của tôi trong việc nghiên cứu đề tài này nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học lịch sử, qua đó nâng cao chất lượng của giờ dạy học lịch sử ở trường THPT trong giai doạn lịch sử hiện nay của đất nước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để tiền hành làm đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
 - Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, kênh hình sách giáo khoa các khối lớp, các tài liệu khác về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học. Chọn lọc những thông tin cần thiết của nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học để khắc họa trong giờ dạy.
 - Phương pháp so sánh, đối chiếu.
 - Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp.
 - Ứng dụng trong các giờ dạy thường xuyên.
 - Đánh giá kết quả và điều chỉnh, bổ sung.
2. Phần nội dung
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài.
Như chúng ta đã biết, lịch sử dân tộc và thế giới gắn liền với nhiều nhân vật lịch sử kiệt xuất. Không phải chỉ những nhân vật đó làm nên lịch sử, mà những nhân vật đó góp phần quan trọng làm nên lịch sử. Có rất nhiều nhân vật lịch sử vĩ đại mà tư tưởng và vai trò của họ xứng đáng để các thế hệ hôm nay và mãi mãi mai sau khâm phục, biết ơn và noi theo.
Thực tế ngày nay, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc và thế giới của thế hệ trẻ ít nhiều giảm đi. Sự hiểu biết về các nhân vật lịch sử theo đó cũng giảm đi. Không phải vì thế hệ trẻ ngày nay coi thường lịch sử, không yêu lịch sử dân tộc và thế giới. Mà do các kênh thong tin có phần hạn chế. Do yêu cầu xã hội mà thế hệ trẻ ít quan tâm tới lịch sử và các nhân vật góp phần làm nên lịch sử.
Một thực tế đáng buồn khác là kết quả các kì thi THPT Quốc gia gần đây quá thấp. Số người đi thi môn Lịch sử quá ít, trong khi đó chất lượng đỗ đạt lại không cao.
Thực tế đó gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn xã hội và ngành giáo dục. Nhất là những nhà biên soạn sách giáo khoa môn Lịch sử các cấp và đặc biệt là những người thầy đang trực tiếp đứng lớp, làm nhiệm vụ giảng dạy bộ môn lịch sử.
Có lẽ từ xưa đến nay, những người thầy có tâm huyết với nghề chắc chắn đã và đang trải qua những suy tư. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy. Làm thế nào để trong một tiết học chỉ với 45 phút đồng hồ, người giáo viên vừa ổn định lớp, vừa kiểm tra bài cũ, lại vừa thực hiện được các kế hoạch giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức mới theo yêu cầu của Bộ GD & ĐT một cách đầy đủ, sáng tạo và sinh động hấp dẫn nhất.
Trong điều kiện ngày nay, vấn đề trên là một thách thức lớn đối với người giáo viên dạy môn Lịch sử. Buộc người thầy phải phải tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất để đạt được mục đích yêu cầu to lớn đó.
Tuổi học trò, nhất là lứa tuổi học sinh THPT, các em rất dễ tán dương hay khâm phục một tấm gương nào đó. Nhưng với bản thân mình thì lại ít quan tâm phấn đấu xây dựng hình ảnh tương lai của bản thân.
Từ nhận thức đó, tôi thiết nghĩ, trong giờ dạy học môn Lịch sử, người giáo viên có thế thiết kế bài dạy học nhằm khắc họa nhân vật lịch sử trong các giờ học có liên quan,. Qua những giờ học như vậy, học sinh có cơ hội tiếp xúc với các nhân vật lịch sử vĩ đại của dân tộc và thế giới. Từ đó hình thành trong các em thái độ khâm phục và nhiều đức tính tốt mà một công dân tương lai của nước CHXHCN Việt Nam đang cần.Cũng để giúp các em say mê học tập môn Lịch sử hơn. Cũng từ đó mà nâng cao chất lượng giờ dạy của bộ môn Lịch sử.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Ở trường THPT Nguyễn Quán Nho, chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp. Thấp hơn rất nhiều so với các rường THPT khác trong huyện Thiệu Hóa. Điều đó chứng tỏ chất lượng học tập các bộ môn của các em nói chung, và chất lượng học môn Lịch sử nói riêng đều thấp. Nguyên do tại đâu? Theo tôi, có nhiều lý do:
Thứ nhất: Về phía học sinh. Vừa lười học. Vừa thụ động, trông chờ ở người thầy.
Thứ hai: Bản thân môn Lịch sử là một môn khó học, ở chỗ lịch sử gắn liền với các sự kiện, niên đại, địa danh Nếu người giáo viên không có phương pháp kích thích sự chú ý của học sinh thì giờ học lịch sử trở nên khô khan, cứng nhắc và tẻ nhạt. Tất nhiên những giờ học như thế không có chất lượng cao.
Thứ ba: Người giáo viên dạy bộ môn Lịch sử có lúc có nơi chưa thực sự tâm huyết với nghề. Nghĩa là chưa cố gắng tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra những biện pháp hay và ứng dụng vào các tiết dạy lịch sử. Trong khi đó, khắc họa nhân vật lịch sử trong giờ học một cách sinh động, hấp dẫn là một trong những cách hay để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử. Tuy nhiên, nhiều giáo viên chưa nhận thức được đây là một trong những biện pháp tốt nên không hoặc rất ít ứng dụng trong giờ học. Khi ứng dụng thì qua loa sơ sài, không khắc sâu được hình tượng nhân vật
Vì thế, học sinh không hứng thú theo dõi giờ học, dẫn đến chất lượng giờ học không cao.
Ngoài ra, sách giáo khoa Lịch sử các lớp THPT rất ít tranh ảnh chân dung các nhân vật lịch sử. Kho tư liệu cũng thiếu.Muốn sử dụng phương pháp này, người giáo viên đa số phải sử dụng bài giảng điện tử. Trong điều kiện trang thiết bị các phòng học của nhà trường còn thiếu thốn, việc sử dụng bài giảng điện tử tương đối khó khăn vì phái di chuyển, lắp đặt máy chiếu hoặc di chuyển học sinh từ lớp này đến khác Những khó khăn đó làm hạn chế các giờ dạy học khắc họa nhân vật lịch sử trong các giáo viên. 
Tuy nhiên, tất cả những khó khăn trên sẽ được khắc phục nếu chúng ta muốn có những giờ dạy học Lịch sử thực sự chất lượng.
Đẻ giảm bớt số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử trong nhà trường, bản thân tôi đã cố gắng nỗ lực phấn đấu, khắc phục các điều kiện khó khăn, tìm tòi nghiên cứu và ứng dụng việc khắc họa nhân vật lịch sử trong các giờ học có liên quan. Tôi thấy, những giờ học đó, học sinh thực sự chú ý, say mê, chủ động và sang tạo. Vì vậy, tôi mạnh dạn viết lại thánh Sáng kiến kinh nghiệm với tên đề tài là: “ Khắc họa nhân vật lịch sử nhằm tăng cường hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ môn Lịch sử ở trừơng THPT”.
2.3. Nội dung đề tài.
2.3.1. Vấn đề chung.
Việc kể chuyện các nhân vật lịch sử trong tiết dạy Lịch sử là điều không mới mẻ gì đối với một giáo viên giảng dạy Lịch sử, nhưng việc nâng nó lên thành một kỹ năng và gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học lại là một vấn đề không đơn giản. Để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông, tôi xin nêu một vài phương pháp khắc họa nhân vật lịch sử trong quá trình giảng dạy để việc dạy của người thầy và việc học của trò được hứng thú và học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
2.3.2. Các phương pháp cụ thể nhằm khắc họa nhân vật lịch sử tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử.
* Đối với giáo viên:
- Nắm chắc những thông tin cần thiết về nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.
- Tạo biểu tượng bằng giọng kể để gây hứng thú cho học sinh chứ không phải chỉ là việc đọc lại nội dung các thông tin về nhân vật.
 - Khi tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử cần lưu ý đến các vấn đề sau:
+ Nhân vật đó phải gắn với sự kiện lịch sử mà giáo viên đang giảng dạy.
Ví dụ 1: Bài 05 “Trung Quốc thời phong kiến” (chương III, lịch sử thế giới thời nguyên thủy,cổ đại và trung đại, ban cơ bản), mục “1 – Trung Quốc thời Tần , Hán”, giáo viên cho học sinh trực quan ảnh chân dung Tần Thủy Hoàng.
Tiếp theo, giáo viên giới thiệu những nét cơ bản nhất về nhân vật Tần Thủy Hoàng cho học sinh nắm. Đây phải là những thông tin cần thiết về tiểu sử và sự nghiệp của ông. Để từ đó cho các em thấy ông là người đã đặt nền móng cho chế độ phong kiến ở Trung Quốc, là vị vua đã sáng lập ra triều đại phong kiến đầu tiên của Trung Quốc. Cho các em hiểu rõ vì sao ông lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng.
Bài 11 “Tây âu thời hậu kì trung đại” (chương VI, lịch sử thế giới cổ đại và trung đại, ban cơ bản), mục “1 - Những cuộc phát kiến địa lí”, giáo viên cho hoạc sinh quan sát ảnh chân dung của một nhân vật tiêu biểu nhất trong phát kiến địa lý là 
C. Co – lôm – bô.
Sau đó, giáo viên giới thiệu cho học sinh những thong tin về C. Cô-lôm-bô, và hành trình tìm ra châu Mĩ của ông. Quan trọng hơn giáo viên phải khắc sâu cho các em về sự nhầm lẫn của ông. Ông đã nhầm tưởng châu lục mà mình tìm ra đó là phía đông Ấn Độ. Ông đã chết đi trong sự quên lãng của người đời. Và cho học sinh biết vì sao châu lục mà C. Co – lom – bo tìm ra đó có tên “Châu Mĩ”.
Tiếp đó, giáo viên nói cho học sinh về công lao của Va-xcô đơ Ga-ma, là người đầu tiên tìm được con đường mới sang phương Đông, Ph. Ma-gien-lan, là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển. Từ đó cho học sinh dễ dàng nắm chắc các sự kiện lịch sử và cảm phục ý chí của các vĩ nhân để các em nỗ lực hơn trong học tập và cuộc sống.
+ Hoạt động nổi bật hay thành tích của nhân vật lịch sử đó là gì?
 	Ví dụ 2: Bài 16 “Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc” (chương I, lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, Ban cơ bản), phần II mục 2 – Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, trong phần “khởi nghĩa Hai Bà Trưng”, giáo viên cho học sinh trực quan ảnh chân dung của Hai Bà Trưng.
Tiếp theo, giáo viên giới thiệu 02 nhân vật Trưng Trắc và Trưng Nhị đã tập hợp quần chúng nhân dân phất cờ khởi nghĩa, qua đó cho học sinh thấy được tinh thần yêu nước và vai trò của phụ nữ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV” (chương II, lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, Ban cơ bản), phần “II – Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên”, giáo viên cho học sinh trực quan chân dung Trần Quốc Toản và Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Giáo viên có thể hỏi học sinh sáu chữ vàng trên lá cờ của người anh hùng thiếu niên này là gì để tạo tình huống học tập cho các em.
Tiếp đến, giáo viên giới thiệu về nhân vật Trần Quốc Toản và hành động bóp nát quả cam vua ban vì còn nhỏ tuổi không được tham gia bàn việc đánh giặc, Trần Quốc Toản đã về nhà may lá cờ thêu sáu chữ vàng “ Phá cường địch, báo hoàng ân” tập hợp gia nô trong nhà ra trận đánh giặc. Qua đó cho học sinh thấy tinh thần yêu nước của thanh niên Việt Nam và từ đó đặt ngược lại vấn đề tinh thần yêu nước của học sinh ngày nay được thể hiện như thế nào.
+ Ảnh hưởng hay vai trò của nhân vật đó như thế nào trong sự kiện lịch sử.
Ví dụ 3: Bài 23 “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước , bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII” (chương III, lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, Ban cơ bản), phần II mục “2- Kháng chiến chống Thanh (1789)”, giáo viên cho học sinh trực quan ảnh chân dung của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung.
Tiếp theo, giáo viên giới thiệu và thông qua những hoạt động của Nguyễn Huệ, phải làm sao cho học sinh thấy sự ảnh hưởng của người anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ trong việc thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Đồng thời giáo viên phải khắc sâu cho học sinh rằng Nguyễn Huệ - sau khi lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung. Tránh tình trạng học sinh ngày nay có em cho Nguyễn Huệ là anh trai ruột của Quang Trung
 	+ Có thể cho học sinh tự chuẩn bị và kể hay đóng vai nhân vật lịch sử.
Ví dụ 4: Bài 17 “Quá trình hình thành và phát triển nhà nước phong kiến từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XV” (chương II, lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, Ban cơ bản), phần “I – Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X”, giáo viên giới thiệu về Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn và giao cho học sinh chuẩn bị để kể các câu chuyện liên quan đến hai nhân vật này. 
Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh chân dung của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn và cho các em tự nhận diện và trình bày (đây là bài tập đã được giao từ trước).
ĐINH BỘ LĨNH – ĐINH TIÊN HOÀNG
THẬP ĐẠO TƯỚNG QUÂN – LÊ HOÀN
Thông qua việc học sinh kể chuyện và sự điều chỉnh, bổ sung của giáo về hai nhân vật trên, giúp các em nắm chắc về kiến thức hơn và còn nảy sinh sự cảm phục đối với các anh hùng dân tộc và nỗ lực hơn nữa trong học tập và cuộc sống.
* Đối với học sinh:
- Tìm hiểu thêm về tiểu sử của nhân vật lịch sử đã được học.
Ví dụ 5: Sau khi học xong bài 19 “Những cuộc khánh chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV” (chương II, lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, Ban cơ bản), với việc được giáo viên giới thiệu tài năng của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, học sinh về nhà sưu tầm thêm một số nội dung về nhân vật lịch sử đã được học như: tiểu sử, vai trò của nhân vật trong lịch sử, những địa danh, những huyền thoại xoay quanh nhân vật lịch sử
- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến nhân vật lịch sử đã được giáo viên giới thiệu.
Trở lại ví dụ 5: học sinh có thể sưu tầm những tư liệu có liên quan đến nhân vật lịch sử trên báo, ti vi, Internet
- Có thể lưu ý tìm các công trình (đường phố), hay lưu nhớ ngày kỷ niệm có liên quan đến nhân vật lịch sử đã được biết để khắc sâu hơn về nhân vật lịch sử.
Ví dụ 6: Trên các tuyến đường giao thông hiện nay thường gắn với tên một nhân vật lịch sử nên giáo viên khuyến khích các học sinh khi tham gia giao thông trên các tuyến đường này nếu tên đường (nhân vật lịch sử) mà mình chưa biết thì hãy tìm hiểu cho được người đó là người như thế nào, tiểu sử Như vậy mỗi khi đi qua lại con đường có gắn với tên nhân vật lịch sử đó thì sẽ gợi nhớ lại cho học sinh giúp học sinh khắc sâu kiến thức lịch sử.
- Phải hình thành xu hướng khi gặp một yếu tố nào đó có liên quan đến nhân vật lịch sử phải cố gắng tìm hiểu để biết nhân vật đó là người như thế nào và gắn với sự kiện gì?
Ví dụ 7: Khi xem sách báo hay ti vi nếu bắt gặp thông tin về một nhân vật lịch sử nào đó mà mình chưa biết hay chưa nắm rõ thì các em có thể tự tìm các nguồn thông tin trên mạng Internet để nghiên cứu kỹ hơn về nhân vật này và sau đó để đảm bảo tính chính xác của thông tin thì các em phải hỏi giáo viên hoặc một ai đó có chuyên môn.
2.4. Kết quả thực hiện đề tài.
Thông qua phương pháp dạy học này, kết quả học sinh tôi xin minh chứng bằng kết quả học tập của 4 lớp cụ thể, đại diện trong tổng số các lớp tôi được phân công trực tiếp giảng dạy năm học 2017 – 2018, như sau: 
Lớp
Học kì I
Học kì II
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
A1
(ss42)
0
26,2%
73,8%
0
0
54,8%
45,2%
0
A3
(ss 40)
20%
58%
22%
0
22,5%
75%
2%
0
A6
(ss 43)
0
11,6%
69,8%
18,6%
0
18,6%
74,4%
7%
A7
(ss 40)
0
10%
65%
25%
0
17%
72%
11%
3. Kết luận
3.1.Kết luận
Qua kết quả thu được trong năm học 2017-2018, tôi nhận thấy việc khắc họa nhân vật lịch sử trong các giờ học có liên quan là một việc làm cần thiết, thường xuyên trong các giờ dạy học lịch sử. Nó kích thích học sinh say mê học tập. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử.
 	Tuy nhiên, Khắc họa nhân vật lịch sử không được sa vào kể chuyện nhân vật lịch sử. Người giáo viên phải sử dụng phương pháp này một cách có ý thức. Chọn lọc những thông tin cần thiết để chuyển tải. Qua đó giúp học sinh say mê tìm hiểu bài học, nắm vững kiến thức cơ bản.
Đây là một phương pháp hoàn toàn không mới mẻ. Cũng không phải là một phương pháp cao siêu khó thực hiện. Nếu người giáo viên ứng dụng phương pháp này thường xuyên, liên tục (tất nhiên chỉ trong những giờ học có liên quan đến nhân vật lịch sử) chắc chắn học sinh sẽ hứng thú trong giờ học, và chất lượng giờ học môn Lịch sử sẽ được nâng lên.
3.2. Kiến nghị, đề xuất.
- Đối với phụ huynh học sinh: Đề nghị phụ huynh quan tâm nhắc nhớ việc học ở nhà của học sinh. Tạo điều kiện và khuyến khích các em học tập.
- Đối với nhà trường: Tạo điều kiện cho giáo viên cả về vật chất lẫn tinh thần trong việc ứng dụng các phương pháp mới trong quá trình dạy học. Thường xuyên nhắc nhở cá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_khac_hoa_nhan_vat_lich_su_nham_tang_cuong_hung_thu_cho.doc