SKKN Kết hợp sử dụng video clip để dạy bài thực hành “Viết Báo cáo về kênh đào Xuy Ê và Panama” trong chương trình Địa lý 10 tại Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa

SKKN Kết hợp sử dụng video clip để dạy bài thực hành “Viết Báo cáo về kênh đào Xuy Ê và Panama” trong chương trình Địa lý 10 tại Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa

Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và dạy học Địa lý nói riêng. Đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp và hội nhập rộng rãi với quốc tế. Nhân tố quyết định đến sự phát triển của đất nước lúc này chính là con người của thời đại mới. Để đáp ứng được yêu cầu này ngành giáo dục đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng.

Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin đa dạng và phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây. Trong học tập học sinh không thoả mãn với vai trò tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các kiến thức và giải pháp đề ra từ trước. Vì vậy, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học càng trở nên cần thiết hơn rất nhiều, đặc biệt là việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.

Địa lí là một môn khoa học liên ngành. Nó có mối quan hệ rất mật thiêt với hầu hết các môn khoa học khác như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Văn học, Tin học Để một tiết học Địa lí đạt hiệu quả cao, giáo viên phải sử dụng kết hợp rất nhiều phương tiện dạy học khác nhau như: bản đồ, quả địa cầu, Atlas, hình ảnh trực quan hay những mô hình. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện nói trên cũng chỉ cung cấp cho học sinh những hình ảnh “tĩnh” về các sự vật, hiện tượng, đôi khi không thể hiện được đầy đủ bản chất của sự vật, hiện tượng địa lí. Ngược lại, videoclip lại cung cấp những hình ảnh “động” về thế giới tự nhiên và cuộc sống của con người trên toàn thế giới một cách sinh động và hấp dẫn qua từng thước phim. Videoclip giúp học sinh tiếp cận với các đối tượng, hiện tượng địa lí đa dạng, phức tạp, phân bố trong không gian rộng, tại những vùng lãnh thổ xa xôi.

 

doc 20 trang thuychi01 20184
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kết hợp sử dụng video clip để dạy bài thực hành “Viết Báo cáo về kênh đào Xuy Ê và Panama” trong chương trình Địa lý 10 tại Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU	1
1. Lý do chọn đề tài:	1
2. Mục đích nghiên cứu	2
3. Đối tượng nghiên cứu	2
4. Phương pháp nghiên cứu	2
II. NỘI DUNG	3
1. Cơ sở lý luận của vấn đề	3
2. Thực trạng của vấn đề	4
3. Kinh nghiệm “Kết hợp sử dụng video clip để dạy bài thực hành: Viết báo cáo về kênh đào Xuy Ê và Panama - trong chương trình địa lý 10, tại TT GDTX thành phố”	7
4. Hiệu quả của đề tài	12
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	15
1. Kết luận	15
2. Kiến nghị	15
TÀI LIỆU THAM KHẢO	17
PHỤ LỤC	18
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và dạy học Địa lý nói riêng. Đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp và hội nhập rộng rãi với quốc tế. Nhân tố quyết định đến sự phát triển của đất nước lúc này chính là con người của thời đại mới. Để đáp ứng được yêu cầu này ngành giáo dục đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng. 
Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin đa dạng và phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây. Trong học tập học sinh không thoả mãn với vai trò tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các kiến thức và giải pháp đề ra từ trước. Vì vậy, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học càng trở nên cần thiết hơn rất nhiều, đặc biệt là việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.
Địa lí là một môn khoa học liên ngành. Nó có mối quan hệ rất mật thiêt với hầu hết các môn khoa học khác như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Văn học, Tin học Để một tiết học Địa lí đạt hiệu quả cao, giáo viên phải sử dụng kết hợp rất nhiều phương tiện dạy học khác nhau như: bản đồ, quả địa cầu, Atlas, hình ảnh trực quan hay những mô hình. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện nói trên cũng chỉ cung cấp cho học sinh những hình ảnh “tĩnh” về các sự vật, hiện tượng, đôi khi không thể hiện được đầy đủ bản chất của sự vật, hiện tượng địa lí. Ngược lại, videoclip lại cung cấp những hình ảnh “động” về thế giới tự nhiên và cuộc sống của con người trên toàn thế giới một cách sinh động và hấp dẫn qua từng thước phim. Videoclip giúp học sinh tiếp cận với các đối tượng, hiện tượng địa lí đa dạng, phức tạp, phân bố trong không gian rộng, tại những vùng lãnh thổ xa xôi. 
Chương trình địa lý 10 bao gồm hai nội dung chính là cơ sở địa lí tự nhiên và cơ sở địa lý kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chương trình địa lí 10 rất khó và trừu tượng, để dạy tốt những nội dung này giáo viên cần sử dụng những phương tiện dạy học có tính trực quan cao. 
Đối tượng học tập của các Trung tâm GDTX nói chung và Trung tâm GDTX thành phố nói riêng là những học sinh không đủ điều kiện vào học tại các trường THPT, vì thế năng lực học tập cũng như ý thức học tập của các em còn nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra được phương pháp dạy học phù hợp để thu hút được sự chú ý của học sinh, giúp các em dễ hiểu bài, dễ tiếp thu kiến thức
Do đó, việc sử dụng các videoclip trong dạy học địa lí 10 là một giải pháp đúng đắn. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp sử dụng video clip để dạy bài thực hành “Viết báo cáo về kênh đào Xuy Ê và Panama” trong chương trình địa lý 10 tại Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nắm được khả năng tiếp thu của họ sinh để rút ra phương pháp giảng dạy phù hợp.
Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài học.
Thu hút sự chú ý của học sinh.
Phân tích các ưu nhược điểm trong các tiết dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu:
	Nội dung kiến thức nghiên cứu nằm trong bài 38 - Thực hành: Viết báo cáo về kênh đào Xuy Ê và Panama, trong chương trình Địa lý 10 ban cơ bản.
Lấy học sinh lớp 10A và 10B hiện tại của Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa là đối tượng nghiên cứu. 2 lớp có sĩ số và năng lực học tập tương đương nhau.
Đối chứng ở lớp 10B: Giảng dạy theo phương pháp diễn giải, không sử dụng video clip thông thường.
Thực nghiệm ở lớp 10A: Giảng dạy theo phương pháp tích cực, học sinh phải chuẩn bị bài ở nhà một số nội dung và có sử dụng video clip trong tiết dạy.
4. Phương pháp nghiên cứu
Về lý luận: nghiên cứu SGK, tư liệu tham khảo, trên các trang web
Về thực nghiệm: giảng dạy trực tiếp ở hai lớp 10A và 10B của Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa.
Cho làm bài thực hành ở cả 2 lớp.
 Phiếu thăm dò hứng thú học tập của học sinh đối với môn Địa lý.
Tổng hợp, so sánh, đánh giá kết quả và đúc rút kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
1.1. Phương tiện dạy học:
Phương tiện có nguồn gốc từ chữ Latinh “MEDIUM”, có nghĩa là ở giữa, ý nghĩa của từ phương tiện có thể xét dưới 2 góc độ:
Nếu xét về mặt vị trí thì phương tiện là vật đứng giữa hai đối tượng A và B nào đó.
B
M
A
Còn nếu xét về mặt chức năng thì phương tiện làm trung gian giữa 2 đối tượng. Khi làm chức năng trung gian, phương tiện có 2 nhiệm vụ:
Thứ nhất là truyền đạt thông tin từ đối tượng A sang đối tượng B. 
B
M
A
Thứ hai là tạo mối quan hệ giữa đối tượng A và đối tượng B.
B
M
A
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phương tiện dạy học nhưng ta có thể đưa ra định nghĩa chung nhất về phương tiện dạy học như sau: “Phương tiện dạy học là tất cả các đối tượng vật chất được sử dụng trong quá trình dạy học, giúp cho người giáo viên và học sinh tổ chức để tiến hành hợp lý và có hiệu quả quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, các cấp học. 
1.2. Khái niệm video clip và vai trò:
1.2.1. Khái niệm video clip
Trong hệ thống các phương tiện dạy học, video được xếp vào loại phương tiện dạy học hiện đại. 
Các video clip trong dạy học thường ngắn gọn, xúc tích, trong thời gian không quá 6 phút, đảm bảo nội dung muốn chuyển tải.Video còn có các phần mềm được xây dựng trên các nguyên lí sư phạm, tâm lí học, khoa học kĩ thuật để cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức nhất định. Đó là các băng video. Băng video ghi lại đồng thời các hình ảnh và âm thanh của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, đời sống xã hội và được đầu máy video phát lại qua màn hình TV. Hiện nay do công nghiệp thông tin phát triển nên video clip trên mạng Internet rất phong phú, giáo viên có thể chọn lọc từ những nguồn đáng tin cậy (như của VTV) để kết hợp vào bài dạy.
1.2.2 Vai trò của video clip:
Video giúp học sinh nắm vững kiến thức và ghi nhớ kiến thức lâu bền
Hiệu quả sử dụng của các loại phương tiện dạy học
HIỆU QUẢ TĂNG DẦN CỦA CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
LỜI
BẢNG
PHẤN
SLIDE
PHIM VÒNG
HÌNH CHIẾU QUA ĐẦU
PHIM ẢNH
VIDEO
ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTINEDIA)
MẠNG LAN, INTERNET
- Video giúp HS quan sát các hiện tượng và quá trình địa lý một cách toàn diện. 
- Video với hình ảnh sinh động, hấp dẫn có thể thay thế tranh ảnh và mô hình, thay thế các cuộc tham quan, dã ngoại về địa lý
- Nâng cao hiệu suất dạy học và phát huy tác dụng của mọi hình thức DH.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Về nội dung kiến thức:
Hầu hết các địa điểm, vị trí trong SGK địa lý 10 là những nơi xa xôi, học sinh không có khả năng tiếp cận, thậm chí việc xác định xem nó nằm khu vực nào trên Trái Đất gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn: Các cảng lớn: Ô đét xa, Mi na al A ha ma đi, Giê Noa, Ba lik pa pan, Xan Phran xi xcô,  thuộc quốc gia nào và nằm ở đâu trên Trái Đất.
Trong bài thực hành: Viết báo cáo về kênh đào Xuy Ê và Panama có nhiều thuật ngữ: kênh đào, âu tàu  mà học sinh chưa rõ và không biết nó hoạt động như thế nào.
Nhiều câu hỏi được đặt ra khi học sinh tìm hiểu bài: tại sao các nước đế quốc như Anh, Mĩ lại luôn tìm mọi cách để chiếm quyền quản trị kênh đào.
Dạng bài viết báo cáo là một dạng thực hành tương đối khó. Mà thời gian dạy bài thực hành lại quá ít - chỉ có 1 tiết, trong khi học sinh còn phải tìm hiểu về kênh đào, tính toán, những lợi ích và tổn thất của kênh đào, hoàn thành báo cáo
Một quan niệm khá phổ biến xuất phát từ phương pháp dạy học truyền thống, cho rằng thực hành chỉ là một bài học vận dụng tri thức, có mục đích cũng cố kiến thức và kĩ năng đã học. Với quan niệm đó, bài thực hành thường khô cứng áp đặt, không làm cho HS thấy hứng thú.
2.2. Về năng lực học tập của học sinh:
	Học sinh học tại Trung tâm GDTX là những em chưa đủ khả năng để theo học tại các trường THPT, vì vậy đầu vào của các em rất thấp, thậm chí có nhiều em không nắm vững kiến thức cơ bản cấp THCS, việc học tập các bộ môn nói chung và môn Địa lý nói riêng gặp nhiều khó khăn.
	Trong quá trình giảng dạy ở Trung tâm GDTX thành phố, đặc biệt ở 2 lớp 10A và 10B, tôi nhận thấy năng lực học tập của các em rất thấpvà nhiều học sinh không hứng thú khi họcmôn Địa lý.
Đa phần học sinh không chú ý đến bài thực hành, đặc biệt bài thực hành viết báo cáo về kênh đào Xuy ê và Panama lại rất dài, khiến các em càng ngại đọc, dẫn đến hiệu quả học tập sẽ thấp.Năng lực học tập yếu mà bài thực hành chỉ có 1 tiết với rất nhiều nội dung.
Tôi tiến hành ra đề kiểm tra ở cả 2 lớp để đánh giá năng lực học môn Địa lývà thăm dò thái độ học tập, kết quả được thống kê ở bảng sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A
30
0
0
4
13,3
15
50,0
8
26,7
3
10,0
10B
32
0
0
5
15,6
17
53,1
8
25,0
2
6,25
Bảng 1: Kết quả thăm dò năng lực học tập của học sinh.
Biểu đồ 1: Kết quả thăm dò năng lực học tập của học sinh.
Qua Bảng 1 và Biểu đồ 1 cho thấy năng lực học tập của 2 lớp là khá đều nhau, cụ thể: Tỉ lệ khá giỏi đều xắp xỉ 15% và tỉ lệ học sinh yếu kém cũng gần bằng nhau. Cũng qua bài kiểm tra năng lực trên cho thấy năng lực học tập của cả 2 lớp là không tốt, lớp 10A có tỉ lệ yếu kém là 36,7% và lớp 10B tỉ lệ này là 31,25%. Như vậy làm thế nào để nâng cao được kết quả học tập cho các em học sinh là điều hết sức quan trọng.
- Bảng điều tra tính hứng thú học tập của học sinh đối với môn Địa lý.
Lớp
Sĩ số
Thích học
Không thích học
SL
%
SL
%
10A
30
11
36,7
19
63,3
10B
32
12
37,5
20
62,5
Bảng 2: Kết quả thăm dò tính hứng thú học tập của học sinh 
Biểu đồ 2: Kết quả thăm dò tính hứng thú học tập của học sinh 
Kết quả việc thăm dò hứng thú học tập của học sinh đối với môn Sinh học được thể hiện tại Bảng 2 và Biểu đồ 2 cho thấy tỉ lệ này ở 2 lớp là ngang nhau. Qua việc điều tra này cho thấy phần lớn các em không thích học môn Địa lý vì các em cảm thấy đây là một môn học dài dòng, nhiều số liệu, nhiều em quan niệm...
Như vậy qua bài kiểm tra tìm hiểu năng lực học tập và thăm dò thái độ học tập của học sinh cho thấy: 2 lớp có năng lực học tập tương đương nhau, chủ yếu ở mức độ trung bình (≈ 50%), tỷ lệ học sinh đạt loại yếu, kém của cả 2 lớp là khá cao (trên 30%) mà không có em nào có bài làm đạt loại giỏi, điều đó chứng tỏ năng lực học tập của các em còn rất thấp. Tỷ lệ học sinh bày tỏ thích học môn Địa lý cũng còn ít (≈ 35%). Do vậy cần phải tìm tòi các phương pháp giảng dạy mới, các sáng kiến phù hợp với đối tượng học sinh để gây hứng thú học tập cho các em, giúp các em nâng cao khả năng tự học, khả năng tư duy từ đó nâng cao được kết quả học tập và chất lượng giáo dục là điều hết sức cần thiết.
	Do vậy tìm ra một phương pháp phù hợp vừa cho học sinh dễ hiểu bài, vừa gây được sự chú ý là một vấn đề hết sức cần thiết.
3. Kinh nghiệm “Kết hợp sử dụng video clip để dạy bài thực hành: Viết báo cáo về kênh đào Xuy Ê và Panama - trong chương trình địa lý 10, tại TT GDTX thành phố”
3.1. Các video clip sử dụng trong bài thực hành: Viết báo cáo về kênh đào Xuy Ê và Panama.
STT
Tên Video clip
Ý nghĩa
Nguồn
1
Kỷ niệm 100 năm kênh đào panama.
Kênh Xuy Ê
Giới thiệu về kênh panama, kênh Xuy Ê và xác định vị trí.
BBC tiếng việt, You tube
2
So sánh kênh Panama và Xuy Ê
Khái quát về kênh đào và quãng đường di chuyển trên kênh đào.
You tube
3
Cơ chế hoạt động âu tàu của kênh Panama
Biết được sự hoạt động của âu tàu
You tube
4
Xem video về quãng đường vận chuyển được rút ngắn khi đi qua kênh đào.
Hs hình dung được quãng đường được rút ngắn như thế nào khi đi qua các kênh đào. 
You tube
5
Xem video về những lợi ích mà kênh đào mang lại.
Cũng như lợi ích của kênh đào.
You tube
3.2. Nội dung giáo án bài thực hành: Viết báo cáo về kênh đào Xuyê và Panama – có kết hợp sử dụng video clip.
BÀI 38 – TIẾT PPCT 43: THỰC HÀNH VIẾT BÁO CÁO VỀ KÊNH ĐÀO XUYÊ VÀ PANAMA.
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1. Về kiến thức:
Nắm được vị trí chiến lược và vai trò của hai kênh đào quan trọng trên thế giới là Xuy Ê và Panama.
Hiểu được những lợi ích kinh tế nhờ sự hoạt động của hai kênh đào này.
2. Về kỹ năng: Dựa vào bản đồ và tư liệu đã cho viết báo cáo ngắn về một ngành Dịch vụ.
3. Thái độ: Mong muốn chinh phục và cải tạo tự nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, vi deo clip, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực tư duy, tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng số liệu thống kê.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Đàm thoại gợi mở.
Thảo luận theo nhóm, cặp.
Sử dụng hình ảnh, video clip.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Máy tính, máy chiếu.
Video clip liên quan đến nội dung bài.
2 tờ giấy A0.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
* Nội dung yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà: Đọc phần tư liệu tham khảo. Hoàn thành bảng sau
GIỚI THIỆU VỀ 2 KÊNH ĐÀO
Kênh đào Xuy Ê
Kênh đào Panama
Vị trí địa lý
Cầu nối
Thuộc quốc gia
Năm khởi công
Năm hoàn thành
Chiều dài
Chiều rộng mặt kênh
Trọng tải
Thời gian qua kênh
Nước quản lý.
Bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Hoạt động 1: cá nhân/ cả lớp
? Dựa vào nội dung của bài thực hành hãy xác định yêu cầu của bài thực hành? 
Hs: trả lời.
Gv: chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: nhóm/ cả lớp.
* Xem video: Kỷ niệm 100 năm kênh đào Panama, kênh Xuy Ê.
GV: Hãy theo dõi video giới thiệu về kênh đào Xuy ê và Panama. Từ đó xác định vị trí của kênh đào.
HS: theo dõi, trả lời.
* Xem video: So sánh kênh Panama và Xuy Ê
GV: Các nhóm trình bày phần chuẩn bị: giới thiệu về Kênh Panama và Xuyê.
Nhóm 1,3: Kênh Xuyê
Nhóm 2, 4: Kênh Panama.
 Các nhóm dán phần trình bày bằng giấy A0 lên bảng. GV chọn nhóm 1 và nhóm 2 thuyết trình.
 (Chuẩn kiến thức ở phần phụ lục)
? Qua phần trình bày của 2 nhóm, hãy so sánh sự khó khăn trong xây dựng và di chuyển qua kênh của 2 kênh đào.
HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức.
GV: việc di chuyển qua kênh Panama khó khăn hơn nhiều do mực nước giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương không bằng nhau. Vì vậy phải xây dựng nhiều Âu tàu.
* Xem video ngắn (1,5 phút) về sự hoạt động của Âu tàu.
Hoạt động 3: Nhóm/ cả lớp.
HS: quan sát bản đồ “ Một số cảng lớn trên thế giới”.
GV: nhấn mạnh những cảng lớn nối với nhau bằng tuyến hàng hải quan trọng.
* Xem video về quãng đường vận chuyển được rút ngắn khi đi qua kênh đào.
GV: sau khi xem video các em đã biết được quãng đường được rút ngắn khi đi qua kênh đào thay vì đi vòng qua các địa điểm khác.
? Hãy cho biết cách tính quãng đường vận chuyển được rút ngắn?
HS: nghiên cứu trả lời.
GV: Chuẩn kiến thức.
HS chia nhóm làm việc.
Hoạt động 4: cá nhân/ cả lớp
* Xem video về những lợi ích mà kênh đào mang lại.
Từ đó rút ra kiến thức. 
Hs: tiến hành viết báo cáo tiết sau nộp.
A. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU:
Xác định được vị trí của 2 kênh đào: Xuy Ê và Panama.
Tính quãng đường rút ngắn.
Lợi ích của 2 kênh đào.
4. Tổng hợp tư liệu để viết báo cáo
B. HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM.
1. Xác định vị trí của 2 kênh đào
- Kênh Xuy ê: Cắt ngang qua eo đất Xuy ê của Ai cập. Nối biển Đỏ và Địa Trung Hải.
- Kênh Panama: Cắt ngang eo đất Panama của nước Panama. Nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
2. Tính quãng đường được rút ngắn khi qua kênh Xuyê và Panama.
* Công thức tính:
Quãng đường được rút ngắn (Hải lý) = Quãng đường qua châu phi (hoặc Nam Mỹ) – Quãng đường qua Xuyê (hoặc Panama)
% Quãng đường được rút ngắn = Quãng đường được rút ngắn (hải lý)/ Quãng đường qua châu phi (hoặc Nam Mỹ) * 100.
* Kết quả
Khoảng cách quãng đường được rút ngắn khi qua kênh đào Xuy-ê
Tuyến
Quãng đường rút ngắn
Hải lí
%
Ô-đét-xa - Mun-bai(Bom bay)
7.620
64,5
Mi-na-al A-hma-đi -Giê-noa
6.364
57,5
Mi-na-al A-hma-đi -Rốt-tec-đam
6.372
53,4
Mi-na-alA-hma –Ban-ti-mo 
3.358
27,9
Ba-lik-pa-pan-Rốt-tec-đam
2.778
23,0
Khoảng cách quãng đường được rút ngắn khi qua kênh đào Pa-na-ma
Tuyến
Quãng đường rút ngắn
Hải lí
%
Niu Iooc- Xan Phran-xi-xcô
7.844
59,8
Niu Iooc- Van-cu-vơ
7.857
56,5
Niu Iooc- Van-pa-rai-xô
6.710
80,5
Li-vơ-pun- Xan Phran-xi-cô
5.577
41,3
Niu Iooc- I-ô-cô-ha-ma
3.342
25,6
Niu Iooc- Xít-ni
3.359
25,7
Niu Iooc- Thượng Hải
1.737
14,1
Niu Iooc- Xin-ga-po
1.256
12,4
3. Những ảnh hưởng về sự hoạt động của kênh đào.
* Những lợi ích về sự hoạt động của 2 kênh đào.
+Rút ngắn được đường đi vàthời gian vận chuyển,giảm chi phí vận tải,hạ giá thành sản phẩm.
+Tạo điều kiện mở rộng thị trường.
+Đảm bảo an toàn, có thể tranh được thiên tai so với vận chuyển trên đường dài
+Mang lại nguồn thu nhập lớn cho Ai Cập và Panama thông qua thuế hải quan
* Nếu kênh bị đóng cửa:tổn thất đối với Ai Cập: (Mất đi nguồn thu nhập thông qua thuế hải quanGiao lưu trao đổi buôn bán với các nước khác trên thế giới bị hạn chế;Đối với các nước ven ĐTH và biển Đỏ;Tăng chi phí vận chuyển,kém an toàn cho người và hàng hóa,..)
C. TỔNG HỢP TƯ LIỆU VIẾT BÁO CÁO.
4. Củng cố:
Gv: Đọc mẫu 1 bài báo cáo để hs hình dung cách viết.
5. Dặn dò và hướng dẫn học tập ở nhà:
Hoàn thành bài báo cáo, đọc trước bài 41.
PHỤ LỤC CỦA BÀI GIẢNG
GIỚI THIỆU VỀ 2 KÊNH ĐÀO
Kênh đào Xuy Ê
Kênh đào Panama
Vị trí địa lý
Cắt ngang qua eo đất Xuy ê của Ai cập
Cắt ngang eo đất Panama của nước Panama.
Cầu nối
Nối biển Đỏ và địa Trung Hải
Nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
Thuộc quốc gia
Ai cập
Panama
Năm khởi công
1859
1882
Năm hoàn thành
1869
1911
Chiều dài
195 km
64 km
Chiều rộng mặt kênh
135 m
200 m
Trọng tải
250 nghìn tấn
85 nghìn tấn và 65 nghìn tấn (trọng tải dằn)
Thời gian qua kênh
11 – 12 giờ
16 giờ
Nước quản lý.
11/1869 – 6/1956: Anh
Từ 6/1956 đến nay: Ai Cập
1904 - 12/1999: Hoa Kỳ.
Từ 12/1999: Panama
4. Hiệu quả của đề tài:
Tôi đã tiến hành thực nghiệm tại lớp 10A và đối chứng ở lớp 10B của Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Thanh Hóa.
Trong quá trình dạy thực nghiệm tại lớp 10A tôi nhận thấy sau khi xem mỗi clip các em đã xác định được vị trí của các địa điểm (các cảng lớn trên thế giới), thậm chí đã xác định được địa điểm đó có xa Việt Nam hay không. Các em đã hiểu được các thuật ngữ: âu tàu, kênh đào
Một điểm đáng lưu ý là việc sử dụng video clip trong bài dạy ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của học sinh, các em hầu như không rời mắt khỏi màn chiếu trong suốt thời gian trình chiều video. Những vị trí, lợi ích của Kênh đào nếu chỉ giải thích bằng lời giảng thì rất khó hình dung, nhưng sử dụng video là các em nhận thấy ngay được vấn đề.
Sau khi dạy xong bài tôi yêu cầu học sinh viết báo cáo của bài thực hànhđể đánh giá mức độ hiểu biết, khả năng vận dụng kiến thức của học sinh, cũng như hiệu quả của những sáng kiến mà tôi đề xuất và thăm dò hứng thú học tập của học sinh đối với môn Địa lý sau khi học xong bài. Tôi tiến hành chấm bài và thống kê điểm, kết quả thu được ở Bảng 3 và so sánh tại Biểu đồ 3: 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Thái độ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Thích
K.thích
10A
30
2
6,7
6
20,0
17
56,7
5
16,7
0
0,0
16
14
10B
32
0
0,0
4
12,5
18
56,3
9
28,1
1
3,1
13
19
Bảng 3: Kết quả bài kiểm tra.
Biểu đồ 3:Kết quả bài kiểm tra 
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy kết quả bài kiểm tra của lớp 10A cao hơn khá nhiều so với lớp 10B, cụ thể như: Tỉ lệ khá giỏi của lớp 10A là 26,7% trong khi tỉ lệ này của lớp 10B chỉ là 12,5%; tỉ lệ yếu kém của lớp 10A chỉ là 16,7% còn tỉ lệ này của lớp 10B là 31,2%; đă

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ket_hop_su_dung_video_clip_de_day_bai_thuc_hanh_viet_ba.doc