SKKN Huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 công nhận lại sau 5 năm
Trong công cuộc đổi mới, Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước đặt ra cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo một sứ mệnh hết sức vẻ vang, cùng với những thách thức hết sức nặng nề, trong đó nhiệm vụ hàng đầu thuộc về những nhà Quản lý Giáo dục các cấp. Để một nhà trường phát triển vững mạnh, người quản lý phải nắm bắt kịp thời những chủ trương của ngành, hiểu biết về tình hình kinh tế- xã hội đất nước, địa phương trong bối cảnh hội nhập, phân tích tình hình và dự báo xu thế phát triển nhà trường. Xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Xác định được các mục tiêu, thiết kế được các chương trình hành động nhằm thực hiện chiến lược phát triển nhà trường. Hướng mọi hoạt động vào mục tiêu nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. Có bản lĩnh đổi mới, có khả năng quyết định đúng đắn kịp thời, chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Có khả năng vận động, tham mưu và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường để thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các nhiệm vụ giáo dục và phát triển nhà trường.
Trong những năm gần đây, Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia đang được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm. Hiện nay, đối với bậc Tiểu học trên toàn huyện đã có 22/33 trường đạt chuẩn Quốc gia chiếm 66,7%. Đây là thành quả, sự nỗ lực quyết tâm của toàn Đảng bộ, các cấp các ngành, tham mưu đắc lực của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của nhân dân trong toàn huyện thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp theo nhiệm kỳ đề ra. Trên thực tế, để xây dựng được trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 là một nhiệm vụ khó khăn, giữ vững phát huy các tiêu chuẩn đạt chuẩn để được công nhận lại sau 5 năm, lại càng khó khăn vất vả hơn. Trường Tiểu học thị trấn Kim Tân cũng không ngoại lệ. Một trong các tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia đó là cơ sở vật chất, cơ sở vật chất có đầy đủ thì chất lượng giáo dục mới được nâng lên. Vậy phải làm như thế nào, để đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chí đạt chuẩn để được công nhận chuẩn lại theo đúng thời gian quy định, trong khi theo thời gian, hệ thống cơ sở vật chất ngày một xuống cấp, đây là vấn đề hết sức khó khăn, vất vả đặt trên vai người cán bộ quản lý. Trước hết người quản lý phải năng động, sáng tạo, có tầm nhìn và hoạch định chiến lược tốt. Bên cạnh đó thêm vào là phải có “Nghệ thuật quản lý” [1] mang tính thuyết phục cao, để các cấp các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các công ty, doanh nghiệp, cán bộ giáo viên, phụ huynh cùng vào cuộc xây dựng cơ sở vật chất. Đây cũng là kinh nghiệm trong các năm làm công tác quản lý, bản thân rút ra được bài học từ công tác huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học đáp ứng tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 được áp dụng trong năm học 2016-2017 với những kết quả chuyển biến tích cực rõ rệt vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm “Huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chí trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 công nhận lại sau 5 năm” ở trường Tiểu học thị trấn Kim Tân. Nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng theo yêu cầu, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xin trình bày để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và rút kinh nghiệm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHÍ TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 1 CÔNG NHẬN LẠI SAU 5 NĂM Người thực hiện: Lương Thị Thúy Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học thị trấn Kim Tân SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA, NĂM 2017 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang MỤC LỤC 1 I. LỜI MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chon đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 II. NỘI DUNG 3 1. Cơ sở lí luận 3 2. Thực trạng 4 2.1. Thực trạng ở Địa phương 4 2.2. Thực trạng ở Nhà trường 4 2.3. Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường 4 2.4. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên 5 3 Các giải pháp huy động các nguồn lực 6 3.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền địa phương,. .. ứng tiêu chí đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 1 6 3.2. Xây dựng kế hoạch,..chuẩn bị cho việc huy động các nguồn lực tham gia xây dựng cơ sở vật chất 6 3.3. Công khai và dân chủ trong đơn vị, với Ban đại diện cha mẹ học sinh quá trình bổ sung, xây dựng cơ sở vật chất 7 3.4. Tham mưu đắc lực cho các cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân thị trấn,..trong công tác xây dựng cơ sở vật chất 7 3.5. Huy động Ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng cơ sở vật chất 8 3.6. Tiết kiệm các nguồn chi trong đơn vị, mua sắm trang thiết bị, tăng cường cơ sở vật chất 9 3.7. Huy động nguồn đóng góp xây dựng cơ sở vật chất từ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường 9 3.8. Huy động,...thành viên là Hội con Dâu, Rể trong nhà trường 10 3.9. Huy động nguồn ... Cá nhân, Doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn 10 3.10. Huy động Đoàn thanh niên, phụ huynh học sinh nhà trường ... 11 3.11. Huy động cha mẹ học sinh, nhà hảo tâm, giáo viên xây dựng... 11 3.12. Huy động nguồn lực từ học sinh cuối khóa tham gia ủng hộ ... 11 4. Hiệu quả của việc Huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở... 12 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 14 1. Kết luận 14 2. Kiến nghị và đề xuất 15 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong công cuộc đổi mới, Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước đặt ra cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo một sứ mệnh hết sức vẻ vang, cùng với những thách thức hết sức nặng nề, trong đó nhiệm vụ hàng đầu thuộc về những nhà Quản lý Giáo dục các cấp. Để một nhà trường phát triển vững mạnh, người quản lý phải nắm bắt kịp thời những chủ trương của ngành, hiểu biết về tình hình kinh tế- xã hội đất nước, địa phương trong bối cảnh hội nhập, phân tích tình hình và dự báo xu thế phát triển nhà trường. Xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Xác định được các mục tiêu, thiết kế được các chương trình hành động nhằm thực hiện chiến lược phát triển nhà trường. Hướng mọi hoạt động vào mục tiêu nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. Có bản lĩnh đổi mới, có khả năng quyết định đúng đắn kịp thời, chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Có khả năng vận động, tham mưu và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường để thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các nhiệm vụ giáo dục và phát triển nhà trường. Trong những năm gần đây, Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia đang được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm. Hiện nay, đối với bậc Tiểu học trên toàn huyện đã có 22/33 trường đạt chuẩn Quốc gia chiếm 66,7%. Đây là thành quả, sự nỗ lực quyết tâm của toàn Đảng bộ, các cấp các ngành, tham mưu đắc lực của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của nhân dân trong toàn huyện thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp theo nhiệm kỳ đề ra. Trên thực tế, để xây dựng được trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 là một nhiệm vụ khó khăn, giữ vững phát huy các tiêu chuẩn đạt chuẩn để được công nhận lại sau 5 năm, lại càng khó khăn vất vả hơn. Trường Tiểu học thị trấn Kim Tân cũng không ngoại lệ. Một trong các tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia đó là cơ sở vật chất, cơ sở vật chất có đầy đủ thì chất lượng giáo dục mới được nâng lên. Vậy phải làm như thế nào, để đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chí đạt chuẩn để được công nhận chuẩn lại theo đúng thời gian quy định, trong khi theo thời gian, hệ thống cơ sở vật chất ngày một xuống cấp, đây là vấn đề hết sức khó khăn, vất vả đặt trên vai người cán bộ quản lý. Trước hết người quản lý phải năng động, sáng tạo, có tầm nhìn và hoạch định chiến lược tốt. Bên cạnh đó thêm vào là phải có “Nghệ thuật quản lý” [1] mang tính thuyết phục cao, để các cấp các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các công ty, doanh nghiệp, cán bộ giáo viên, phụ huynh cùng vào cuộc xây dựng cơ sở vật chất. Đây cũng là kinh nghiệm trong các năm làm công tác quản lý, bản thân rút ra được bài học từ công tác huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học đáp ứng tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 được áp dụng trong năm học 2016-2017 với những kết quả chuyển biến tích cực rõ rệt vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm “Huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chí trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 công nhận lại sau 5 năm” ở trường Tiểu học thị trấn Kim Tân. Nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng theo yêu cầu, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xin trình bày để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và rút kinh nghiệm. 2. Mục đích nghiên cứu Chia sẻ kinh nghiệm huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất. Thông qua việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường ủng hộ bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất giúp nhà trường đáp ứng các tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 được công nhận chuẩn lại sau 5 năm vào năm học 2016-2017. 3. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất ở trường Tiểu học thị trấn Kim Tân đáp ứng với các tiêu chí đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát, thực nghiệm. - Phương pháp mô tả. - Phương đối chiếu. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp tổng hợp. II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lý luận Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc Tiểu học là Bậc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. “Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng vì nó là bậc học đầu tiên có nhiệm vụ phải xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục quốc dân để đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [2]. Nếu học sinh không đạt kết quả tốt ở bậc tiểu học thì cũng khó tiến bộ được trong những bậc học tiếp theo. Xây dựng Trường đạt chuẩn Quốc gia luôn là mục tiêu hướng tới của các nhà trường, được cụ thể hoá trong chương trình hành động thông qua kết quả thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục từng năm học, được thể chế hoá thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp hàng năm, được các cấp các ngành quan tâm hàng đầu. Thực hiện 5 tiêu chuẩn quy định trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia (Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và Quản lý nhà trường; Tiêu chuẩn 2: Cán bộ Quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; Tiêu chuẩn 4: Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội; Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục) [3]. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng để công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia đó là cơ sở vật chất. Rà soát theo 6 yêu cầu của tiêu chuẩn 3 về (Khuôn viên, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi bãi tập; Phòng học, bàn ghế giáo viên, học sinh; Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác quản lý dạy và học; Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống thoát nước, thu gom rác; Thư viện; Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng) [3]. Để đạt được, Hiệu trưởng nhà trường phải có tầm nhìn, quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển nhà trường phù hợp với thực tế. Muốn đạt hiệu quả cao cần phải có các Ban ngành, Đoàn thể, các Tổ chức ủng hộ thì việc xây dựng cơ sở vật chất mới hoàn thiện nhanh, đẩy nhanh tiến độ được công nhận chuẩn lại. Chính vì vậy việc “Huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chí trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 công nhận lại sau 5 năm” ở trường Tiểu học thị trấn Kim Tân là rất cần thiết, giúp nhà trường hoàn thành mục tiêu đề ra. 2. Thực trạng 2.1. Thực trạng ở Địa phương Thị trấn Kim Tân là đơn vị trung tâm của huyện Thạch Thành có Quốc lộ 45 đi qua, tổng Diện tích đất tự nhiên là 151,47 ha; Số dân là 4.752 khẩu trên 1.153 hộ được chia thành 6 khu phố từ khu phố 1 đến khu phố 6. Là đơn vị Trung tâm của huyện có thế mạnh về giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các vùng trong và ngoài huyện. Kinh tế của thị trấn Kim Tân tiếp tục tăng trưởng khá, văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao. Song nguồn ngân sách Địa phương có hạn, phải ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các trường Mầm Non, Trung học cơ sở, Trạm y tế đạt chuẩn. Nên kinh phí dành đầu tư cho nhà trường là rất hạn chế. Việc đóng góp huy động từ nhân dân, cha mẹ học sinh hàng năm thấp nên bổ sung về cơ sở vật chất không nhiều. Chính vì vậy, cần tham mưu đắc lực cho Địa phương thì việc xây dựng cơ sở vật chất, đẩy nhanh tiến độ đáp ứng được tiêu chí công nhận chuẩn lại sau 5 năm. 2.2. Thực trạng nhà trường năm học 2016-2017 Năm học 2016-2017, trường có tổng số học sinh là 334 em (2HS khuyết tật) chia thành 12 lớp: Khối lớp 1 có 2 lớp = 61 em (1HS Khuyết tật) Khối lớp 2 có 2 lớp = 65 em Khối lớp 3 có 3 lớp = 74 em Khối lớp 4 có 3 lớp = 75 em (1HS Khuyết tật) Khối lớp 5 có 3 lớp = 60 em Số lớp học 2buổi/ ngày là 12 lớp với 334 học sinh đạt tỷ lệ 100%. Nhà trường có tổng số Cán bộ giáo viên, nhân viên là 22 đồng chí trong đó có 19 đồng chí cán bộ giáo viên có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ 86,4% đều tâm huyết, nhiệt tình, chuyên môn vững vàng. Đây là yếu tố cốt lõi giúp nhà trường nâng cao chất lượng. Đầu năm học 2015-2016, tôi được điều động luân chuyển công tác tại nhà trường, mặc dù cơ sở vật chất đã được bổ sung, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, 1 phần là do cách huy động của Hiệu trưởng cũ, 1 phần là do điều kiện kinh tế, nhận thức của một số gia đình học sinh ở các thôn 2, thôn 5, thôn 6 thuộc xã Thành Kim. Chính vì vậy cơ sở vật chất còn thiếu nhiều. Khuôn viên trong trường còn chưa được quy hoạch, một số hạng mục công trình đang tiếp tục xây dựng phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác dạy và học, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường. 2.3. Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường Trường Tiểu học thị trấn Kim Tân được tách trường từ tháng 9 năm 1994 với tổng Diện tích 7482,7 m2. Trường đóng thuộc địa bàn khu phố 3, thị trấn Kim Tân. Là trường được công nhận chuẩn Quốc gia đầu tiên của huyện Giai đoạn 1996-2000, năm 2009 Trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2016 đã quá thời gian 2 năm để đề nghị công nhận lại trường đạt chuẩn sau 5 năm. Mặc dù nhà trường đã tham mưu tuyên truyền, vận động huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trong các năm học được 10 phòng học kiên cố, trang thiết bị có bổ sung hàng năm. Nhưng cơ sở vật chất, một số hạng mục chưa đạt chuẩn, hệ thống 3 phòng học, phòng chức năng đều là phòng cấp 4 đã xuống cấp, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học chưa đáp ứng. Phòng Thường trực, Công trình vệ sinh cho học sinh không đạt chuẩn, Bàn ghế học sinh 40 bộ, 3 bộ bàn ghế giáo viên chưa đạt quy chuẩn, Nhà ăn, bếp nấu phần mái hư hỏng nặng, chưa xây bệ bếp nấu bằng ga, khuôn viên cây xanh chưa được quy hoạch, mặt bằng sân thể dực chưa đạt yêu cầu, hệ thống tường rào phía bên trái giáp nhà xe và bên phải 10 phòng học kiên cố bị đổ do mưa lâu ngày sạt lở chân móng. 2.4. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên Qua điều tra về cơ sở vật chất hiện có và chất lượng giáo dục như sau: * Về cơ sở vật chất: T T Tên các hạng mục công trình Tổng số Chất lượng đạt theo yêu cầu Chất lượng chưa đạt theo yêu cầu 1 Phòng học kiên cố 10 phòng x 2 Phòng học cấp 4 3 phòng X 3 Đường điện, quạt X 4 Bàn ghế HS 2 chỗ ngồi 160 bộ 120 bộ 40 bộ 5 Công trình vệ sinh tự hoại 2 công trình 1 công trình 1 công trình 6 Bảng từ 12 cái x Thiếu 1 cái 7 Bàn ghế giáo viên 10 bộ x Thiếu 3 bộ 8 Máy tính 3 bộ 2 bộ 1bộ 9 Giếng khoan 1 cái x 10 Bể đựng nước 1 cái x 11 Nhà để xe giáo viên 1 X 12 Cổng trường 1 X 13 Tường rào 120 m 80 m thiếu 35m 14 Nhà ăn, Bếp nấu 2 khu Phần mái bị hỏng 15 Phòng thường trực 1 phòng X 16 Nhà xe giáo viên và học sinh. 2 khu 1 khu * Về kết quả giáo dục: Xếp loại học sinh năm học (Đánh giá theo Thông tư 30): Năm học Tổng số Xếp loại Đạt Chưa đạt SL TL SL TL 2014-2015 299 Năng lực 293 98% 6 2% Phẩm chất 293 98% 6 2% Năm học 2015-2016 327 HS Năng lực 323 98,8% 6 1,2% Phẩm chất 323 98,8% 6 1,2% Qua số liệu điều tra năm học trước, tôi nhận thấy cơ sở vật chất đã được bổ sung, song so với tiêu chí đạt chuẩn thì chưa đạt. Muốn chất lượng tốt thì cơ sở vật chất phải đạt theo yêu cầu. Từ thực trạng trên với vai trò là nhà quản lý đứng đầu đơn vị, tôi luôn trăn trở là làm thế nào để từng bước huy động các nguồn lực xây dựng đủ cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục. Đây là một yêu cầu rất khó khăn vất vả đặt lên vai người quản lý trong hoạch định chiến lược. Huy động xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác dạy học đã khó, huy động xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu đạt chuẩn Quốc gia càng vất vả hơn. Để “Huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học đáp ứng tiêu chí đạt chuẩn được công nhận lại sau 5 năm” đạt hiệu quả tốt hơn, Tôi đưa ra các giải pháp sau: 3. Các Giải pháp huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất trường học 3.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, nhân dân trong việc tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chí đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 1 Muốn cho công tác huy động xây dựng cơ sở vật chất đạt hiệu quả, đề nghị kiểm tra công nhận lại đúng thời gian, một yêu cầu quan trọng đó là công tác tuyên truyền. Tuyên truyền, vận động đến các cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân thị trấn, các Ban ngành Đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh, nhân dân trên địa bàn thông qua các buổi giao ban, các ngày hội của các khu phố, tuyên tuyền qua thông tin truyền thanh khu phố, để mọi người cùng hiểu, cùng chia sẻ để được các cấp đồng tình ủng hộ. Chính làm tốt công tác tuyên tuyền, đã làm cho các cấp ban ngành, chính quyền, nhân dân phải chú tâm hơn, nhận thức rõ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển và đầu tư cho nhà trường chính là đầu tư cho con em mình, phục vụ chính mình và là niềm tự hào của nhân dân và đó cũng chính là trách nhiệm của nhân dân, để mọi tổ chức cùng vào cuộc xây dựng cơ sở vật chất. Đã được cụ thể hoá vào chương trình hành động của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân hàng tháng, hàng quý về bổ sung, xây dựng các hạng mục công trình đạt chuẩn. 3.2. Xây dựng kế hoạch, từng bước thực hiện việc xây dựng cơ sở vật chất theo kế hoạch, tạo sự chú ý ban đầu đối với lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Nhân dân, Cán bộ giáo viên, học sinh, các doanh nghiệp trong địa bàn chuẩn bị cho việc huy động các nguồn lực tham gia xây dựng cơ sở vật chất Để kế hoach mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị đáp ứng yêu đạt chuẩn Quốc gia, tôi tổ chức họp Chi bộ, họp Ban Giám hiệu nhà trường ngay vào đầu tháng 8. Thành lập ban chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất. Ban chỉ đạo gồm: Hiệu trưởng là Trưởng ban, Phó Hiệu trưởng là Phó ban, các Tổ trưởng Chuyên môn, Văn phòng, Tổng phụ trách Đội là ban viên. Thông qua dự thảo kế hoạch xây dựng trong năm học dựa trên kết quả của cuộc họp phụ huynh toàn trường cuối năm học, thống nhất mức đóng góp cho năm học mới. Tiến hành lập kế hoạch, kế hoạch phải thật chi tiết cụ thể, trong năm học những hạng mục nào cần ưu tiên làm trước, những hạng mục nào làm sau. Trình kế hoạch lên Ủy ban thị trấn. Kế hoạch phải thể hiện rõ phần nào là huy động cha mẹ học sinh đóng góp, hạng mục nào xin hỗ trợ từ nguồn ngân sách thị trấn, hạng mục nào cần đến các doanh nghiệp, công ty, các nhà hảo tâm, phần nào là do nhà trường thực hiện. Trong quá trình xây dựng làm đến đâu phải đảm bảo đạt chuẩn đến đó, làm đúng quy hoạch, theo bản vẽ và phải đẹp. Từ đó tạo sự chú ý chiếm lĩnh lòng tin của Cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Khi đã có được lòng tin, tôi tiếp tục tham mưu làm các công trình tiếp theo, xây đến đâu gọn đẹp đến đó. Chính vì chiếm được lòng tin của địa phương, nhân dân mà công tác huy động dễ dàng hơn. 3.3. Công khai và dân chủ trong đơn vị, với Ban đại diện cha mẹ học sinh quá trình bổ sung, xây dựng cơ sở vật chất Để công tác xây dựng cơ sở vật chất đạt hiệu quả cao, một vấn đề hết sức quan trọng đó là công khai dân chủ. Mọi vấn đề khi đưa ra bàn bạc cũng như tiến hành đều phải hết sức minh bạch và được công khai, có kiểm tra chặt chẽ và rất cụ thể, chi tiết. Đặc biệt là vấn đề tài chính phải rạch ròi, tránh việc tư túi "Thương mại hoá" trong giáo dục, tạo uy tín đối với nhân dân địa phương cũng như các cấp lãnh đạo và bản thân phải là người trọng tài hết sức công tâm trong điều hành công việc. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học, thực hiện “3 công khai” theo thông tư 09 trong trường học đó là Công khai về chất lượng giáo dục, Công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục: Về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, về cơ sở vật chất; Công khai tài chính. Bám sát vào các thông tư, nghị định đã ban hành để thực hiện. Tổ chức công khai vào các buổi họp hội đồng, họp ban chấp hành cha mẹ học sinh theo tháng, quý. Giải pháp này đã đem lại thành công trong quá trình huy động các nguồn lực. 3.4. Tham mưu đắc lực cho các cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân thị trấn, các Ban ngành Đoàn thể trong xã trong công tác xây dựng cơ sở vật chất Muốn làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất cốt lõi phải được sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền địa phương. Tôi xây dựng kế hoạch chi tiết cho năm học trình lên Ủy ban nhân dân thị trấn, tham gia đóng góp ý kiến đặc biệt là công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học. Thông qua các cuộc họp giao ban Đảng bộ, giao ban Ủy ban nhân dân, thông qua cuộc họp với Hội đồng Nhân dân về đề án xây dựng cơ sở vật chất. Tham mưu đắc lực cho Ủy ban thị trấn về công tác xây dựng kiên cố hóa trường học, hỗ trợ xây dựng các hạng mục công trình phục vụ cho công tác công nhận Chuẩn lại sau 5 năm. Chính vì công tác tham mưu tốt nên cơ sở vật chất được hoàn thiện nhanh, trích từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ cho nhà trường trong việc tu bổ cơ sở vật chất như: Lợp mái tôn, đóng trần, sửa cánh cửa và thay mới, vôi ve 4 phòng học cấp 4, Xây Phòng thường trực, nhà vệ sinh tự hoại cho học sinh, lợp mái tôn, đóng trần Nhà ăn, Bếp nấu trị giá: hơn 450.000.000 đồng. Xây dựng thông tin 2 chiều, tạo mối quan hệ mật thiết giữa Nhà trường với Địa phương. Tham mưu, chia sẻ những khó khăn với địa phương, những tâm tư nguyện vọng của tập thể đơn vị để địa phương hiểu, quan tâm và chú ý giúp đỡ. 3.5. Huy động Ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng cơ sở vật chất Trong nhà trường bổ sung, xây dựng cơ sở vật chất phụ thuộc nhiều vào cha mẹ học sinh toàn trường. Đây là lực lượng nòng cốt giúp nhà trường nhanh hoàn thiện cơ sở vật chất. Muốn công tác huy động đạt hiệu quả cao, chuẩn bị kết thúc năm học cũ, Ban Giám hiệu cùng với Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động, những hạng mục công trình ưu tiên xây dựng trong năm học mới, trình kế hoạch tại buổi họp cha mẹ học sinh toàn trường bàn bạc, điều chỉnh đi đến thống nhất. Đến đầu tháng 8 của năm học mới, tổ chức họp cha mẹ học sinh toàn trường, thông qua các khoản đóng góp trình với số phụ huynh có con em bắt đầu vào lớp 1 được bàn bạc, riêng lớp 1 đóng góp mức cao hơn các lớp 2,3,4,5 vì quyền lợi các em sẽ được hưởng nhiều hơn các lớp lớn, sau khi thống nhất mức thu, thời gian nạp, đưa vào Nghị quyết thu, lập bàn thu thành 2 đợt: đợt 1 ngay từ th
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huy_dong_cac_nguon_luc_xay_dung_co_so_vat_chat_dap_ung.doc