SKKN Hướng tư duy giải bài tập vô cơ mức vận dụng cao trong đề thi THPT Quốc gia

SKKN Hướng tư duy giải bài tập vô cơ mức vận dụng cao trong đề thi THPT Quốc gia

Hiện nay, việc sử dụng máy tính cầm tay (MTCT) của giáo viên (GV) cũng như học sinh (HS) đã trở nên phổ biến trong trường học. Máy tính cầm tay hỗ trợ tính toán các phép toán từ đơn giản đến phức tạp như: hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, hệ phương trình bậc nhất ba ẩn, giải phương trình bậc hai, bậc ba, bất phương trình, tính toán số phức Nhưng việc sử dụng MTCT trong việc giải các bài toán Hóa học đối với GV và HS còn là việc rất mới. Thực tế có rất ít tài liệu hướng dẫn sử dụng MTCT trong việc giải các bài tập Hóa học.

Bên cạnh đó, hàng năm Sở GD - ĐT, Bộ GD - ĐT thường tổ chức các kì thi giải toán trên máy tính Casio cho các môn học, trong đó có môn Hóa học để rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính Casio. Trong các kì thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH-CĐ, THPT Quốc Gia. Bộ GD - ĐT đã ban hành danh mục các loại MTCT được mang vào phòng thi, trong đó có nhiều loại máy tính có thể sử dụng để giải nhanh các bài toán Hóa học, giảm tối thiểu thời gian làm bài thi của HS.

Do đó tôi chọn đề tài “Hướng tư duy giải bài tập vô cơ mức vận dụng cao trong đề thi THPT Quốc gia” nhằm mục đích cung cấp cho GV cũng như HS một số kinh nghiệm trong việc sử dụng MTCT để kiểm tra nhanh được kết quả các bài toán.

 

doc 23 trang thuychi01 13352
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng tư duy giải bài tập vô cơ mức vận dụng cao trong đề thi THPT Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, việc sử dụng máy tính cầm tay (MTCT) của giáo viên (GV) cũng như học sinh (HS) đã trở nên phổ biến trong trường học. Máy tính cầm tay hỗ trợ tính toán các phép toán từ đơn giản đến phức tạp như: hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, hệ phương trình bậc nhất ba ẩn, giải phương trình bậc hai, bậc ba, bất phương trình, tính toán số phức Nhưng việc sử dụng MTCT trong việc giải các bài toán Hóa học đối với GV và HS còn là việc rất mới. Thực tế có rất ít tài liệu hướng dẫn sử dụng MTCT trong việc giải các bài tập Hóa học.
Bên cạnh đó, hàng năm Sở GD - ĐT, Bộ GD - ĐT thường tổ chức các kì thi giải toán trên máy tính Casio cho các môn học, trong đó có môn Hóa học để rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính Casio. Trong các kì thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH-CĐ, THPT Quốc Gia. Bộ GD - ĐT đã ban hành danh mục các loại MTCT được mang vào phòng thi, trong đó có nhiều loại máy tính có thể sử dụng để giải nhanh các bài toán Hóa học, giảm tối thiểu thời gian làm bài thi của HS. 
Do đó tôi chọn đề tài “Hướng tư duy giải bài tập vô cơ mức vận dụng cao trong đề thi THPT Quốc gia” nhằm mục đích cung cấp cho GV cũng như HS một số kinh nghiệm trong việc sử dụng MTCT để kiểm tra nhanh được kết quả các bài toán.
II. NỘI DUNG 
Trong bài sáng kiến này được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng của đề tài nghiên cứu
Chương 3: Biện pháp, phương pháp trong quá trình nêu và giải quyết vấn đề.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về máy tính casio fx-570VN PLUS
Casio fx-570VN PLUS là dòng máy tính khoa học mới nhất của hãng Casio dành cho đối tượng học sinh cấp 2, cấp 3 và sinh viên cao đẳng, đại học.
Casio fx-570VN PLUS bao gồm 453 tính năng (nhiều nhất trong các dòng máy tính học sinh hiện nay), thêm thêm 36 tính năng mới so với dòng máy tính học sinh cao cấp nhất của Casio từng có mặt tại Việt Nam là Casio fx-570ES PLUS. Các chương trình tính toán của Casio fx-570VN PLUS cũng được cải tiến đáng kể để giảm bớt giúp người sử dụng tính toán nhanh gọn, tiện lợi hơn.
Về mặt tính năng, Casio fx-570VN PLUS tạo ra sự đổi mới đáng kể trong hoạt động tính toán, nhờ cải tiến và áp dụng thêm nhiều tính năng hỗ trợ xử lí các dạng toán thường gặp trong cả 3 bậc học tại Việt Nam (cấp 2, cấp 3, đại học).
Casio fx-570VN PLUS cho phép tính tọa độ đỉnh parabol trực tiếp trên máy tính, hỗ trợ học sinh giải quyết nhiều dạng toán đồ thị thường gặp trong chương trình toán cấp 2.
Tính năng giải bất phương trình được cải tiến vượt bậc giúp tính trực tiếp các bài toán giải bất phương trình bậc 3 chỉ qua 2 bước tính (thay vì phải thực hiện từng bước lập bảng xét dấu, tìm nghiệm như tính toán trên máy fx-570ES PLUS).
Casio fx-570VN PLUS là dòng máy tính khoa học hiếm hoi hiện nay có những tính năng tính toán phân phối thống kê (DIST) hoàn chỉnh dành cho bậc đại học.
Với những tính năng và cải tiến mới đột phá dành ở cả 3 bậc cấp 2, cấp 3 và đại học, Casio fx-570VN PLUS đang được đánh giá lựa chọn tối ưu và tiết kiệm nhất thời điểm hiện nay.
1.1.2. Khai thác chương trình tính toán cài sẵn (MODE)
Trước khi tính toán, phải chọn đúng MODE theo bảng chỉ dẫn dưới đây
Chương trình thực hiện
Dãy thứ tự ấn phím để nhập chương trình
Tính toán cơ bản 
w1(COMP)
Toán số phức 
w2(CMPLX)
Tính toán thống kê và hồi quy
w3(STAT)
Hệ đếm cơ số N
w4(BASE-N)
Giải phương trình 
w5(EQN)
Toán ma trận 
w6(MATRIX)
Bảng số 
w7(TABLE)
Toán Véctơ
w8 (VECTOR)
Giải bất phương trình 
wR1 (INEQ)
Tính tỉ số (RATIO)
wR2 (RATIO)
Tính phân phối 
wR3 (DIST)
Ấn MODE ta có màn hình cài đặt cho máy, theo hướng dẫn trên màn hình ta lựa chọn cài đặt hay vào chức năng thích hợp.
Trong hướng dẫn này tên của MODE cần vào để thực hiện chương trình tính được ghi bằng tiêu đề chính của mỗi phần.
Nhiều bài tập hóa học dẫn đến thiết lập phương trình đại số 1 ẩn. Với máy tính có chức năng Solve, ta có thể dùng nó để tìm nghiệm thay vì phải chuyển vế, biến đổi và có thể dẫn đến nhầm lẫn.
Dưới đây là một số ví dụ sử dụng chức năng solve của máy tính Casio fx 570 VN Plus để giải trắc nghiệm hóa học.
Một số thao tác về phím
Sử dụng phím thể hiện phân số:
Ấn để trên màn hình xuất hiện mẫu phân số để nhập vào, dùng phím để di chuyển khi nhập số và ẩn.
Thể hiện ẩn số X:
Nhấn lần lượt các phím Q)
Thể hiện dấu =
Nhấn lần lượt các phím Qr
Thực hiện chức năng Solve
Nhấn lần lượt các phím qr, sau đó nhập vào 1 số ban đầu cho Solve for X (thường là số 0, tuy nhiên với phương trình bậc 2 thì nên chọn X phù hợp nếu không sẽ không có kết quả như ý muốn).
Lưu ý:
- Biểu thức không quá dài vì 2 lí do: thứ nhất là không đủ chỗ trên màn hình hoặc tốc độ xử lí của máy tính sẽ chậm.
- Nên ưu tiên để ẩn số trên tử số hoặc chuyển về tử số để máy tính xử lí nhanh hơn.
Ví dụ: 
Thay vì: 
có thể chuyển thành: (X+71)´100 = 17.15´(X+2´36.5´100¸10–2)
- Đối với trường hợp phương trình có nhiều nghiệm, cần gán giá trị gần với X.
Ví dụ: X2¸((0.300¸10–X)´(0.300¸10–X)) = 1.873
Nếu nhấn: 
qr0=
KQ (X = 0.1113943609; L – R = 0)	(1)
Nếu nhấn: qr 0.03 =
KQ (X = 0.0173341614; L – R = 0)	(2)
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong nhiều năm qua, trong các đề thi luôn có những bài tập mà tôi thấy rằng có thể vận dụng MTCT đê giải nhanh và chính xác hoàn toàn, đồng thời rút ngắm được rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, hầu hết học sinh chỉ vận dụng MTCT để thực hiện các phép tính đơn thuần mà chưa khai thác hết các chức năng hiện có.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. THỰC TRẠNG
Làm thế nào để giảm thời gian học nhưng vẫn giải bài tập nhanh và chính xác hơn?
Đó là một vấn đề khó khăn với số đông học sinh và cả giáo viên. Hiện tượng thường thấy hiện nay là học sinh có quá nhiều áp lực trong học tập và thi cử, trong số các yếu tố gây ra áp lực đó là số lượng bài học lớn, bài học dài, việc học cần nhiều thời gian. 
2.2. NGUYÊN NHÂN 
Sau nhiều năm dạy bộ môn hóa học, tôi nhận thấy có một nguyên nhân gây ra tình trạng trên là đa số học sinh ghi chép bài theo kiểu truyền thống. Ghi chú theo kiểu truyền thống là ghi chú thành từng câu, từ trái sang phải tuần tự hết dòng này đến dòng khác.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP, PHƯƠNG PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
3.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1.1. Phương pháp thực hiện 
a. Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn trường THPT Vạn Tường cho việc nghiên cứu ứng dụng.
Để có số liệu khách quan và chính xác, tôi chọn dạy 2 lớp 12C4 và 12C8; năm học 2015 - 2016. 
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có: 
+ Trình độ tương đương nhau
+ Số lượng học sinh, độ tuổi, nam , nữ tương đương. 
b. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Tôi thiết kế kế hoạch dạy học không tổng hợp và cung cấp các phương pháp giải bài toán bằng máy tính casio-fx 570VN PLUS cho lớp đối chứng 12C4
- Tôi thiết kế kế hoạch dạy học tổng hợp và cung cấp các phương pháp giải bài bằng máy tính casio-fx 570VN PLUS cho lớp thực nghiệm 12C8.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. 
3.2. VÍ DỤ CỤ THỂ
Bài tập 1: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 9,75	B. 8,75	C. 7,80	D. 6,50
Giải:
Xem như hỗn hợp đầu chỉ gồm FeO và Fe2O3
Áp dụng bảo toàn khối lượng (gọi X là khối lượng)
mhỗn hợp + mHCl – mH2O = mFeCl2 + mFeCl3
Ấn phím: 9.12+(a7.62$56+71$O2+aQ)R56+35.5O2$O3)O(36.5p18P2)Qr76.2+Q)
Máý tính hiện ra phương trình:
Ấn phím: qr0 =
KQ (X = 9.75; L – R = 0)
Bài tập 2: Hòa tan m gam kim loại M hóa trị II bằng dung dịch HCl 10% vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ là 17,15%. Kim loại M là:
A. Mg	B. Ca	C. Zn	D. Ba
Cách 1: Lập phương trình tìm nguyên tử khối của M (Giả sử ban đầu có 1 mol M) Þ dùng chức năng Solve (gọi X là kim loại cần tìm (thay cho M) và giả sử số mol ban đầu của X là 1 mol)
Ấn phím:
a(Q)+71)O100RQ)+2O36.5P10p2$Qr17.15
Máy tính hiện ra phương trình:
Ấn phím:
qr0 =
KQ (X = 64.9993965; L – R = 0)
Cách 2: Dùng phương pháp thế số (thử) Þ dùng chức năng r
Ấn phím:
a(Q)+71)O100RQ)+2O36.5P10p2
Máy tính hiện ra phương trình:
Ấn phím:
r24=n
KQ = 12.6329....
r40 = n
KQ = 14.453....
r65 = n
KQ = 17.15006....
r137 = n
KQ = 20.0462....
Bài tập 3: Cho 8,97 gam kim loại kiềm M tan hết trong 150 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 15,655 gam hỗn hợp 2 chất rắn khan. Kim loại M là
A. Na	B. Li	C. K	D. Cs
Giải:
Ptpư:	2 M + 2 HCl ¾® 2 MCl + H2
0,15 mol 0,15 mol 0,15 mol
2M + 2 H2O ¾® 2 MOH + H2
 	-0,15 mol -0,15 mol
Theo đề: mrắn = mMCl + mMOH
Ấn phím:
0.15O(Q)+35.5)+(8.97PQ)p1o0.15)O(Q)+7o17)qQr15.655
Máy tính hiện ra phương trình:
0.15´(X+35.5)+(8.97¸X–0,15)´(X+17)=15.655
qr0=
KQ (X = 39; L – R = 0)
Bài tập 4: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là 
A. Zn	B. Cu	C. Fe	D. Mg.
Giải: 
Ptpư:	M(OH)2 + H2SO4 ¾® MSO4 + 2H2O
	1 mol 1 mol 1 mol
Ta có: C% (MSO4) = 27,21
Ấn phím: 
aQ)+96R(Q)O+34+98O100P20)O100Qr27.21
Máy tính hiện ra phương trình:
(X+96)´100¸(X+34+98´100/20)=27.21
qr0=
KQ (X = 63.9928....; L – R = 0)
Bài tập 5: Cho Na dư vào một dung dịch cồn (C2H5OH + H2O), thấy khối lượng H2 bay ra bằng 3% khối lượng cồn đã dùng. Dung dịch cồn có C% là
A. 75,57%	B. 72,57%	C. 70,57%	D. 68,57%
Giải:
Giả sử ban đầu có 100 gam dung dịch cồn thì trong đó có X gam C2H5OH và (100-X) gam H2O.
Ptpư:	2 C2H5OH + 2 Na ¾® 2 C2H5ONa + H2
	mol	 mol
	2 H2O + 2 Na ¾® 2 NaOH + H2
Theo đề: mH2 = 3% = 3 gam
Ấn phím: 
aQ)R46O2$+a100pQ)R18O2$Qra3R2
Máy tính hiện ra phương trình:
qr0=
KQ (X = 75.571428....; L – R = 0)
Bài tập 6: Khi oxi hóa không hoàn toàn ancol no, đơn chức X trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 64,865% thu được xeton Y có phần trăm khối lượng cacbon bằng
A. 64,865%.	B. 40,00%.	C. 67,67%.	D. 66,67%.
Giải:
Ptpư:	CxH2x+2O + CuO ¾® CxH2xO + H2O + Cu
Bước 1: Xác định CTPT của ancol
12X¸(14X+18)´100=64.865
qr0=
KQ(X = 4.000034....; L – R = 0)
Bước 2: Tính phần trăm khối lượng:
X´12´100¸(14X+16)=
KQ = 66.66679....
Bài tập 7: Để m gam phôi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp X có khối lượng 12 gam gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thấy giải phóng ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m là
A. 11,8.	B. 10,08.	C. 9,8.	D. 8,8.
Giải:
Áp dụng CT tính nhanh: 
	Fe X (Fe, FexOy) NO ­
	mFe = (mhỗn hợp X + 24. nNO)
Ấn phím:
a56R80$O(12+24O2.24P22.4)=n
KQ = 10.08
Bài tập 8: Ngâm một đinh sắt khối lượng 10 gam trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra rửa sạch, làm khô rồi đem cân thấy khối lượng đinh sắt bằng 10,8 gam. Nồng độ dung dịch CuSO4 là
A. 0,05M.	B. 0,0625M.	C. 0,5M.	D. 0,625M.
Giải: 
Gọi nồng độ của CuSO4 là X 
Ptpư: Fe + CuSO4 ¾® FeSO4 + Cu	 Mrắn tăng = 8 gam
 0,2 X mol 0,2 X mol 0,2 X mol 0,2X mol mtăng = 10,8 -10
Ấn phím:
0.2Q)O8Qr10.8p10
Máy tính hiện ra phương trình:
0.2X´8=10.8–10
qr0=
KQ (X = 0.5; L – R = 0)
Bài tập 9: Đem nung hỗn hợp A, gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, dư thì thu được 0,3 mol SO2. Giá trị của x là
A. 0,6 mol	B. 0,4 mol	C. 0,5 mol	D. 0,7 mol
Giải: (Áp dụng phương pháp bảo toàn)
Khối lượng Oxi tham gia phản ứng: 63,2 – (56X + 0,15x64)
Các quá trình oxi hóa khử:
Feo ¾® Fe+3 + 3e	O2 + 4e ¾® 2O-2
Cuo ¾® Cu+2 + 2e	S+6 + 2e ¾® S+4
Thiết lập các phím sao cho máy tính hiện ra phương trình
3X+0.15x2 = x4 + 0.3x2
qr0=
KQ (X = 0.7; L – R = 0)
Bài tập 10: Nung 35,532 gam muối nitrat của kim loại M đến khối lượng không đổi thu được 15,12 gam chất rắn và hỗn hợp khí X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 21,6. Công thức của muối nitrat là:
A. Mg(NO3)2	B. Zn(NO3)2	C. Cu(NO3)2	D. AgNO3
Giải:
Ptpư:	2 M(NO3)n M2On + 2n NO2 + n/2 O2
Dựa vào khối lượng muối và chất rắn thu được ta thiết lập cho máy tính xuất hiện phương trình:
35.532¸(X+62´2)=15.12¸(X+16)
qr0=
KQ (X = 64; L – R = 0)
Vậy: Kim loại M là Cu
3.3. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài tập 1: Cho 0,1 mol este tạo bởi axit 2 lần axit và ancol 1 lần ancol tác dụng với NaOH thu được 6,4 gam ancol và 1 lượng muối (g) nhiều hơn lượng este là 13,56% (so với lượng este). Khối lượng của muối là
A. 15,8 gam	B. 25,6 gam	C. 21,3 gam	D. 13,4 gam
X+6,4=0,1´2´40+X´100¸113,56
qr0=
KQ (X = 13.3994....; L – R = 0)
Bài tập 2: Hòa tan hoàn toàn một khối lượng kim loại R hóa trị II vào dung dịch HCl 14,6 % vừa đủ được dung dịch muối có nồng độ 18,19 %. Kim loại R là 
A. Zn.	B. Fe	C. Mg.	D. Ca 
(X+71)¸(X+2´36.5´100¸14.6–2)=18.19¸100
qr0=
KQ (X = 23.9 4108....; L – R = 0)
Bài tập 3: Hỗn hợp A gồm hai ankan đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hết m gam A cần dùng 9,968 lít O2 (đktc). Cho hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi dư. Sau thí nghiệm, khối lượng bình nước vôi tăng thêm 18,26 gam. Công thức hai chất trong hỗn hợp A là
A. C3H8, C4H10	B. C4H10, C5H12	C. C5H12, C6H14	 D. C6H14, C7H16
(1.5X+0.5)¸(9.968¸22.4)=(62X+18)¸18.26
qr0=
KQ (X = 5.6; L – R = 0)
Bài tập 4: Một loại mỡ chứa 40% triolein, 20% tripanmitin và 40% tristearin. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam mỡ trên thu được 138 gam glixerol. Giá trị của m là:
A. 1,209 kg	B. 1,304 kg	C. 1,326 kg	D. 1,335 kg
Số mol chất béo bằng số mol glixerol:
0.4X¸((17´12+33+44)´3+41)+0.2X¸((15´12+31+44)´3+41)+0.4X¸((17´12+35+44)´3+41)=138¸92
qr 0=
KQ (X=1304.273145; L – R = 0)
Bài tập 5: Cho anken X đi qua 1 lượng dư dung dịch KMnO4 thu được kết tủa có khối lượng bằng 2,07 lần khối lượng X tham gia. Công thức phân tử của X là
A. C2H4	B. C3H6	C. C4H8	D. C5H10
1¸(42X)=2.07¸(87´2)
qr 0=
KQ (X = 2.001380262; L – R = 0)
Bài tập 6: Trộn V1 ml dung dịch HCl có pH = 1,8 vào V2 ml dung dịch HCl có pH = 3,6 thu được dung dịch có pH = 3,0. Tỉ lệ V2:V1 là: 
A. 18,64	B. 19,83	C. 16,48	D. 15,84
(X´10–3,6+10–1,8)¸(X+1)=10–3,0
qr 0=
KQ (X = 19.83....; L – R = 0)
Bài tập 7: Thêm m gam CuSO4.5H2O vào 360 gam dung dịch CuSO4 10% thu được dung dịch có nồng độ 16%. Giá trị của m là:
A. 90 gam	B. 45 gam	C. 75 gam	D. 30 gam
(X´160¸250+360´10¸100)¸(X+360)=16¸100
qr0=
KQ (X = 45; L – R = 0)
Bài tập 8: Hòa tan a gam CuSO4.5H2O vào b gam dung dịch CuSO4 8% thu được 560 gam dung dịch CuSO4 16%. Giá trị của a và b là
A. a = 48 và b = 8	B. a = 480 và b = 80	
C. a = 80 và b = 480	D. a = 8 và b = 48
(X´160¸250+(560–X)´8¸100)=560´16¸100
qr0=
KQ (X = 80; L – R = 0)
Bài tập 9: Clorin là một loại tơ sợi tổng hợp được tạo ra do sự Clo hóa PVC. Một loại tơ Clorin có hàm lượng Clo là 63,964% (phần trăm khối lượng). Bao nhiêu đơn vị mắt xích PVC đã phản ứng được với 1 phân tử Cl2 để tạo ra loại tơ này?
A. 1 đơn vị mắt xích       	B. 2 đơn vị mắt xích 
C. 3 đơn vị mắt xích          	D. 4 đơn vị mắt xích
(X+1)´35.5´100¸(62.5X+34.5)=63.964
qr0=
KQ (X=2.999....; L – R = 0)
Bài tập 10: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10-14)
A. 0,15.	B. 0,30.	C. 0,03.	D. 0,12.
X´0.1–0.1´0.1=0.2´10–2
qr0=
KQ (X = 0.12; L – R = 0)
Bài tập 11: Cần thêm bao nhiêu gam CuSO4 vào 400 gam dung dịch CuSO4 5% để thu được dung dịch có nồng độ là 7%?
A. 9,124 g.	B. 8,408 g.	C. 12,105 g.	 D. 8,602 g.
(X+400´ 5¸100)´100¸(400+X)=7
qr0=
KQ (X = 8.602...; L – R = 0)
Bài tập 12: Cho hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 có khối lượng 4,04 gam phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được 336 ml khí NO(đktc, sản phẩm khử duy nhất). Số mol HNO3 tham gia phản ứng là:
A. 0,06 (mol).	B. 0,036 (mol).	C. 0,125(mol).	D. 0,18(mol).
4.04+X´63=(X–336¸22400)¸3´(56+62´3)–336¸22400´30–X´0.5´18
qr0=
KQ (X = 0.18; L – R = 0)
Hoặc:
(4.04+336¸22400´3¸2´16)+160´6+336¸22400=
KQ = 0.18
Bài tập 13: Hiđrocacbon X có công thức đơn giản là CH. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X rồi dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng bình NaOH tăng 4,24 gam. X có công thức phân tử là	
A. C2H2.	B. C4H4.	C. C6H6.	D. C8H8.
0.01´X´(44+0.5´18)=4.24
qr0=
KQ (X = 8; L – R = 0)
Bài tập 14: Cho 11,1 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,08M và NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch thu được 12,64 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là
A. C2H5COOH.	B. CH3COOH.	C. HCOOH.	D. C3H7COOH 
11.1+0.5´(0.08´56+0.1´40)=12.64+11.1¸(14X+32)´18
qr0=
KQ (X = 3; L – R = 0)
Bài tập 15: Dung dịch natri hiđrocacbonat khi đun sôi tạo nên dung dịch natri cacbonat. C% của NaHCO3 trong dung dịch ban đầu là: (biết sau khi đun sôi được dung dịch Na2CO3 5,83%, bỏ qua lượng nước mất khi đun)	
A. 4,92%. 	B. 6,84%. 	C. 9,02%. 	 D. 10,50%. 
X¸84´0.5´106´100¸(100–0.5´X¸84´44)=5.83
qr 0=
KQ (X = 9.021...; L – R = 0)
Bài tập 16: Cho axit oxalic HOOC–COOH tác dụng với hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp, thu được 5,28g hỗn hợp 3 este trung tính. Thủy phân lượng este bằng dung dịch NaOH, thu được 5,53 g muối. Hai ancol có công thức:
A. CH3OH và C2H5OH	B. C2H5OH và C3H7OH 
C. C3H7OH và C4H9OH	D. C4H9OH và C5H11OH 
5.28¸(90+28X)=5.53¸134
qr0=
KQ(X = 1.355...; L – R = 0)
Bài tập 17: A là este của glixerol với axit cacboxylic no đơn chức mạch hở. Đun nóng 2,18 gam A với dung dịch NaOH cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,46 gam muối. Số mol của A là:
A. 0,015	B. 0,02	C. 0,01	D. 0,03
2.18+3X´40=2.46+X´92
qr0=
KQ (X = 0.01; L – R = 0)
Bài tập 18: Hỗn hợp A gồm 2 ancol. Đun nóng m gam hỗn hợp A với H2SO4 đậm đặc, thu được 3,584 lít hỗn hợp 2 olefin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (đktc). Nếu đem đốt cháy hết lượng olefin này, rồi cho hấp thụ sản phẩm cháy trong bình đựng dung dịch NaOH dư, thì khối lượng bình tăng 24,18g. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 6,1g 	B. 8,34g 	C. 10,58g 	D. 12,74g
X–3.584¸22.4´18=24.18¸(44+18)´(12+2)
qr0=
KQ(X = 8.34; L – R = 0) 
Bài tập 19: Cho 35,12 gam hỗn hợp CH2(COOH)2, HCOOH, CH3COOH và CH2=CH–COOH tác dụng với K dư thu được chất rắn A và 6,832 lít H2 (đktc). Khối lượng chất rắn A là 64,15 gam. Thêm nước dư vào chất rắn A thu được V lít H2 (đktc). V có giá trị là
A. 1,12 lít	B. 1,68 lít	C. 3,36 lít	D. 2,24 lít
X¸22.4´2+6.832¸22.4´2=(35.12+6.832¸22.4´2–35.12)¸39
qr0=	
KQ(X = 1.68; L – R = 0)
Bài tập 20: Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và CuO hoặc m gam Fe3O4 đều cần 1 lượng khí CO (t0) như nhau. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong X là:
A. 68.14%	B. 75,86%	C. 84,16%	D. 48,19%
X¸160´3+(100–X)¸80=100¸232´4
qr0=
KQ (X = 75.862...; L – R = 0)
3.4. BÀI TẬP KIỂM TRA (DỰ KIẾN)
Câu 1: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. CH3-CH2-COOH. 	B. HC≡C-COOH. 	
C. CH3COOH. 	D. CH2=CH-COOH.
Câu 2: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1 : 1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là
A. butan. 	B. 2-metylpropan. 	
C. 2,3-đimetylbutan. 	D. 3-metylpentan.
Câu 3: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị là
A. 50%. 	B. 27%. 	C. 73%. 	D. 54%.
Câu 4: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol . Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là 
A. 0,03 và 0,02. 	B. 0,02 và 0,05.	C. 0,01 và 0,03. 	D. 0,05 và 0,01.
Câu 5: Có bao nhiêu rượu (ancol) bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%? 
A. 3. 	B. 4. 	C. 5.	D. 2.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_tu_duy_giai_bai_tap_vo_co_muc_van_dung_cao_trong.doc