SKKN Hướng dẫn học sinh xác định công thức cấu tạo muối của amin với một số axit vô cơ

SKKN Hướng dẫn học sinh xác định công thức cấu tạo muối của amin với một số axit vô cơ

 Trong kì thi đại học những năm gần đây và kì thi trung học phổ thông quốc gia năm học 2015 – 2016, hệ thống bài tập hóa học ngày càng được bổ sung rộng khắp các nội dung trong chương trình. Điều này cho thấy ưu điểm rõ rệt của hình thức tổ chức thi trắc nghiệm khách quan, đó là có thể kiểm tra kiến thức một cách đầy đủ, hệ thống, tránh tình trạng học lệch, học tủ ở một số nội dụng trọng tâm như hình thức thi tự luận trước đây.

 Với hình thức thi trắc nghiệm khách quan, bài tập về hợp chất hữu cơ ngày càng được khai thác triệt để ở nhiều góc độ, làm cho hệ thống bài tập ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

 Bài tập về hợp chất hữu cơ chứa nitơ đến thời điểm hiện nay tuy không còn quá mới mẻ nhưng đối với học sinh đây vẫn là một nội dung khó. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều học sinh còn khá lúng túng khi xác định chính xác công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ chứa nitơ như: muối nitrat, muối cacbonat, muối sunfat của amin, este của amino axit, muối của amin với axit hữu cơ.mà đối với những bài tập loại này việc đi tìm công thức cấu tạo chính xác là khâu quan trong nhất của bài tập.

Hiện nay tài liệu hướng dẫn cách xác định công thức cấu tạo muối của amin, amoni với các axit vô cơ còn hạn chế, việc đề cập cách xác định công thức cấu tạo còn khó hiểu, khó nắm bắt đối với nhiều học sinh.

Xuất phát từ thực tế trên đây, tôi đề xuất đề tài “ Hướng dẫn học sinh xác định công thức cấu tạo muối của amin với một số axit vô cơ“ làm sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn giúp học sinh có thể giải bài tập dạng này một cách thuận lợi hơn. Với hy vọng đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ tốt cho việc học tập của các em học sinh 12 và cho công tác giảng dạy của các bạn đồng nghiệp.

 

docx 12 trang thuychi01 9905
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh xác định công thức cấu tạo muối của amin với một số axit vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I .MỞ ĐẦU
 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong kì thi đại học những năm gần đây và kì thi trung học phổ thông quốc gia năm học 2015 – 2016, hệ thống bài tập hóa học ngày càng được bổ sung rộng khắp các nội dung trong chương trình. Điều này cho thấy ưu điểm rõ rệt của hình thức tổ chức thi trắc nghiệm khách quan, đó là có thể kiểm tra kiến thức một cách đầy đủ, hệ thống, tránh tình trạng học lệch, học tủ ở một số nội dụng trọng tâm như hình thức thi tự luận trước đây.
 Với hình thức thi trắc nghiệm khách quan, bài tập về hợp chất hữu cơ ngày càng được khai thác triệt để ở nhiều góc độ, làm cho hệ thống bài tập ngày càng phong phú, đa dạng hơn. 
 Bài tập về hợp chất hữu cơ chứa nitơ đến thời điểm hiện nay tuy không còn quá mới mẻ nhưng đối với học sinh đây vẫn là một nội dung khó. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều học sinh còn khá lúng túng khi xác định chính xác công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ chứa nitơ như: muối nitrat, muối cacbonat, muối sunfat của amin, este của amino axit, muối của amin với axit hữu cơ...mà đối với những bài tập loại này việc đi tìm công thức cấu tạo chính xác là khâu quan trong nhất của bài tập. 
Hiện nay tài liệu hướng dẫn cách xác định công thức cấu tạo muối của amin, amoni với các axit vô cơ còn hạn chế, việc đề cập cách xác định công thức cấu tạo còn khó hiểu, khó nắm bắt đối với nhiều học sinh. 
Xuất phát từ thực tế trên đây, tôi đề xuất đề tài “ Hướng dẫn học sinh xác định công thức cấu tạo muối của amin với một số axit vô cơ“ làm sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn giúp học sinh có thể giải bài tập dạng này một cách thuận lợi hơn. Với hy vọng đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ tốt cho việc học tập của các em học sinh 12 và cho công tác giảng dạy của các bạn đồng nghiệp.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài này được thực hiện với mục đích giúp học sinh xác định chính xác công thức cấu tạo muối amin với một số axit hữu cơ . Việc cung cấp cho học sinh các xác định đúng công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ giúp cho học sinh định hướng đúng, xử lý nhanh khi làm bài tập dạng này.
 Tóm lại, đề tài muốn góp một tiếng nói vào phong trào đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo trong tình hình đất nước hiện nay.
1.3. NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:
 Một là: nghiên cứu những vấn đề lý luận về phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông.
 Hai là: nghiên cứu tình hình thực tế qua việc dự giờ các tiết dạy của giáo viên cùng bộ môn để đánh giá và rút ra phương pháp giảng dạy thích hợp, đồng thời nghiên cứu hiệu quả học tập của học sinh trong suốt quá trình thực hiện giải pháp.
 Ba là: trên cơ sở thống kê số liệu chỉ rõ cách thực hiện và hiệu quả của việc áp dụng :“ Hướng dẫn học sinh xác định công thức cấu tạo muối của amin với một số axit vô cơ”
 Đối tượng áp dụng đế tài là học sinh lớp 12 trường THPT Lê Hoàn, Cụ thể là: 
stt
Lớp
Sĩ số
Năm học
1
12a2
47
2015 - 2016
2
12a4
47
2015- 2016
3
12a1
46
2016 - 2017
4
12a3
46
2016 - 2017
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 1.4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài. Đọc và khái quát các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: chủ yếu là sách giáo khoa về bài tập hóa học lớp 12, thông qua các trang mạng chuyên môn về hóa học.
 1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 1.4.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp này thực hiện bằng cách theo dõi và phân loại học sinh (Giỏi , Khá, Trung bình, Yếu, Kém) để đưa ra cách giải hợp lý cho từng đối tượng. 
 1.4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu
Sử dụng hệ thống câu hỏi, phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp.
 1.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với tổ trưởng, tổ chuyên môn, và tham khảo ý kiến các giáo viên dạy giỏi về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
 1.4.3. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, tôi cho học sinh kiểm tra các kiến thức đã học so sánh đối chiếu với từng năm, từ đó rút ra tỉ lệ phần trăm, nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả của của việc dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2 1.1. Cơ sở pháp lý: 
Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện chủ yếu dựa trên sách giáo khoa (SGK) hoá học 12, vì vậy SGK là cơ sở pháp lý để xây dựng đề tài. Ngoài ra còn tham khảo sách giáo viên, sách bài tập, các sách tham khảo và các tài liệu có liên quan là cơ sở cho sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1.2. Cơ sở lý luận: 
 Như chúng ta đã biết để viết được phương trình phản ứng, tính toán được dựa trên phương trình đối với một bài toán hữu cơ thì việc đầu tiên học sinh phải làm được là xác định chính xác công thức cấu tạo của những hợp chất hữu cơ ấy. 
	Trên cơ sở xác định được công thức cấu tạo chính xác một hợp chất hữu cơ học sinh mới có thể viết đúng phương trình phản ứng và giải quyết những khâu tiếp theo liên quan đến tính toán theo phản ứng.
	Chính vì vậy việc cung cấp cho học sinh cách xác định chính xác công thức cấu tạo muối của amin, amoni với một số axit vô cơ giúp học sinh định hướng đúng, xử lý nhanh khi làm bài là điều rất cần thiết, nó giúp học sinh có tư duy khoa học khi học tập hoá học nói riêng và các môn học khác nói chung nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
 2.1. Tình hình học sinh học bộ môn hóa của trường THPT Lê Hoàn.
Đối với học sinh THPT các em chưa có định hướng sâu sắc về nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Trong quá trình giảng dạy tôi đã phát hiện ra rằng nhiều học sinh còn học đối phó, chưa hứng thú tham gia xây dựng bài. Nhiều học sinh tỏ ra lúng túng, không tìm ra cách xử lí, ngay cả những vấn đề tưởng chừng hết sức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, làm sao các em có thể yêu thích học bộ môn? 
2.2. Thực trạng 
 Trong quá trình học tập học sinh ít được hoạt động, nặng về nghe giảng, ghi chép rồi học thuộc, ít được suy luận, động não. Thời gian dành cho học sinh hoạt động trong một tiết học là quá ít, kể cả hoạt động tay chân và hoạt động tư duy. Học sinh chưa được trở thành chủ thể hoạt động. Hình thức hoạt động của học sinh cũng đơn điệu, chủ yếu là nghe thầy đọc và chép vào vở, học sinh ít được động não và thường ít được chủ động tích cực. Do vậy, phương pháp học của học sinh là thụ động, ít tư duy, sáng tạo và học sinh thường gặp khó khăn khi giải quyết những bài tập liên quan đến thực tế.
 Các hình thức hoạt động của thầy và các phương pháp dạy mà thầy sử dụng chưa nhằm vào yêu cầu tổ chức cho học trò hoạt động, chưa chú trọng vào việc hình thành phương pháp tư duy, rèn luyện cho học sinh năng lực sáng tạo. Các hiện tượng được giải thích chưa đúng nhận thức khoa học bộ môn. Đối với hoá học, phương pháp nhận thức khoa học là giáo viên phải tập luyện cho học sinh biết giải quyết vấn đề từ đơn giản đến phức tạp trong học tập chính là chuẩn bị cho các em có khả năng sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. 
 Trước thực trạng trên, tôi đề xuất một số biện pháp và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.3.1.Xây dựng một số công thức tổng quát của muối amin của axit vô cơ:
- Amin là dẫn xuất của amoniac nên thể hiện tính bazơ yếu tương tự amoniac, như vậy amin có thể tạo muối với các axit vô cơ. Ở phần nội dung này, chúng ta chỉ xét muối của amin no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát dạng CnH2n+3N.
* Tác dụng với axit nitric HNO3 (giả sử bỏ qua phản ứng oxi hóa khử có thể có)
 CnH2n+3N + HNO3 → CnH2n+4N2O3.
*Tác dụng với axit sufuric loãng theo các phản ứng:
 CnH2n+3N + H2SO4 → CnH2n+4N HSO4 (CnH2n+5NSO4)
 2CnH2n+3N + H2SO4 → (CnH2n+4N)2SO4 
 Hay CxH2x+8N2SO4 (với x = 2n)
*Tác dụng với H2CO3 ( hay CO2 và H2O) với giả thiết phản ứng xảy ra ở điều kiện thích hợp:
 CnH2n+3N + CO2 + H2O → CnH2n+4N HCO3
 Hay CxH2x+3NO3 ( với x = n + 1)
 2CnH2n+3N + CO2 + H2O → (CnH2n+4N)2CO3
 Hay CxH2x+6N2O3.
Trên đây chúng tôi chỉ xây dựng công thức tổng quát của một số muối của amin no, đơn chức, mạch hở với một số axit vô cơ thường gặp. Trên cơ sở này chúng ta có thể phát triển thêm để xây dựng cho trường hợp muối của amin không no, amin đa chức hoặc muối của một số axit vô cơ khác như axit sunfurơ, axit photphoric...
Một số ví dụ áp dụng:
2.3.2.1 Xác định công thức của muối cacbonat của amin:
Ví dụ 1: Cho hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H12N2O3 phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí gồm 2 chất Y và Z đều làm xanh quì tím ẩm trong đó có 1 chất khi tác dụng với HNO2 giải phóng N2. Phần dung dịch sau phản ứng đem cô cạn chỉ thu được các hợp chất vô cơ. Công thức cấu tạo của X là:
A. NH2COONH2(CH3)2 B. NH2COONH3CH2CH3
C. NH2CH2CH2COONH4 D. CH3CH2NH3OCOONH4
Hướng dẫn: 
Do X tác dụng với NaOH thu được 2 khí làm xanh giấy quì ẩm, X có công thức dạng CxH2x+6N2O3 vậy X là muối cacbonat.
Công thức có thể có của X là (CH3NH3)2CO3 hoặc NH4-CO3- NH3 C2H5, hoặc 
NH4-CO3- NH2 (CH3)2.
 Nếu X là (CH3NH3)2CO3 có phản ứng:
 (CH3NH3)2CO3 + 2NaOH Na2CO3 + 2CH3NH2 + 2H2O
 Chỉ tạo một khí duy nhất (loại)
Nếu X là NH4-CO3- NH3 C2H5 ta có phản ứng: 
 NH4-CO3- NH3 C2H5 + 2NaOH Na2CO3 + C2H5NH2 + NH3 + 2H2O
 Thỏa mãn do tạo 2 khí, có 1 khí là amin bậc 1, tác dụng với HNO2 tạo khí N2
Nếu X là NH4-CO3- NH2 (CH3)2 có phản ứng:
NH4-CO3- NH2 (CH3)2 + 2NaOH Na2CO3 + (CH3)2NH + NH3 + 2H2O 
Sau phản ứng chỉ tạo amin bậc 2, không phản ứng với HNO2 tạo khí N2.
Vậy công thức của X là NH4-CO3- NH3C2H5. 
Ví dụ 2: Chất hữu cơ X là 1 muối axit có CTPT là C4H11O3N có thể phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi cô cạn thì phần rắn thu được chỉ gồm các chất vô cơ. Số công thức cấu tạo phù hợp là:
A.4 B.5 C.2 D.3
Hướng dẫn giải:
 Do X là một muối axit khi tác dụng với NaOH thì phần rắn chỉ thu được các chất vô cơ, X có công thức tổng quát dạng CxH2x+3NO3 nên X chỉ có thể là muối axit của axit cacbonic. 
 Các công thức có thể có của X gồm:
 CH3-CH2-CH2-NH3HCO3
 CH3-CH(CH3)-NH3HCO3
 CH3-NH2(C2H5)HCO3
 CH3-NH(CH3)2HCO3
Vậy X có 4 công thức cấu tạo phù hợp. Đáp án A
Ví dụ 3:(HSG Thái Bình 2013 – 2014 ) Cho 9,3 gam chất X có công thức phân tử C3H12N2O3 đun nóng với 2 lít dung dịch KOH 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được một chất khí làm quỳ tím ẩm đổi thành xanh và dung dịch Y chỉ chứa chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng chất rắn khan là
A. 10,375 gam.	B. 13,150 gam.	
C. 9,950 gam.	D. 10,350 gam.
Hướng dẫn giải: 
Sản phẩm khí thu được làm quỳ tím ẩm đổi thành xanh, khí là amin hoặc amoniac, vậy X là muối của amin hoặc amoniac. Y chỉ chứa các chất vô cơ nên X là muối của axit vô cơ (muối nitrat hoặc muối cacbonat). 
 Do X có công thức dạng tổng quát CmH2m+6N2O3 nên X chỉ có thể là muối cacbonat.
X có công thức cấu tạo: (CH3NH3)2CO3.
 nX = = 0,075 (mol)
X tác dụng với KOH:
 (CH3NH3)2CO3 + 2 KOH → K2CO3 + CH3NH2 + H2O
 0,075 mol 0,15 mol 0,075 mol 
Chất rắn sau phản ứng gồm: K2CO3 ( 0,075 mol), KOH dư : 0,05 mol
Vậy m = 0,075. 138 + 0,05. 56 = 13,15 (gam). 
 Đáp án B
2.3.2.2. Xác định công thức cấu tạo muối nitrat của amin.
Ví dụ 1: Một hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H10O3N2. Cho X phản ứng với NaOH dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y (chỉ có các hợp chất vô cơ) và phần hơi Z (chỉ có một hợp chất hữu cơ no, đơn chức mạch không phân nhánh). Công thức cấu tạo của X là
A.HCOONH3CH2CH2NO2 B.HO-CH2-CH2-COONH4
C. CH3-CH2-CH2-NH3NO3 D. H2N-CH(OH)CH(NH2)COOH
Hướng dẫn giải:
Do X tác dụng với NaOH chỉ thu được 1 chất hữu cơ và phần rắn chỉ gồm các chất vô cơ, X có công thức tổng quát dạng CnH2n+4N2O3 vậy X là muối nitrat hoặc muối cacbonat của amin.
Các công thức cấu tạo có thể có của X là:
 CH3-CH2-CH2-NH3NO3 
 CH2=CH-NH3-CO3-NH4.
Do phản ứng của X với NaOH khi cô cạn phần hơi chỉ thu được 1 chất hữu cơ duy nhất nên X có công thức CH3-CH2-CH2-NH3NO3 
 Đáp án C.
Ví dụ 2: Cho 14,1 gam chất X có công thức CH6N2O3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và chất khí Z làm xanh giấy quì tím ẩm. Cô cạn dung dịch Y thu được muối khan có khối lượng là
A. 12,75 gam B. 21,8 gam C. 14,75 gam D. 30,0 gam
Hướng dẫn giải:
 nX = 0,15 (mol). nNaOH = 0,2 (mol)
X có công thức CH6N2O3. Vậy X chỉ có thể có công thức cấu tạo CH3NH3-NO3
 X tác dụng với dung dịch NaOH theo phản ứng:
 CH3NH3-NO3 + NaOH → NaNO3 + CH3NH2 + H2O 
 0,15 mol 0,2 mol 0,15 mol
Muối khan thu được là NaNO3 ( phần chất rắn còn có NaOH dư nhưng không phải là muối)
 m = 0,15 . 85 = 12,75 (gam) Đáp án A.
Ví dụ 3: Hợp chất thơm X có công thức phân tử C6H8N2O3. Cho 28,08 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 2M sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 21,5 gam B. 38,8 gam C. 30,5 gam D. 18,1 gam
Hướng dẫn giải:
 nX = 0,18 (mol). nKOH = 0,2 . 2 = 0,4 (mol)
Do X là hợp chất thơm có công thức C6H8N2O3 nên X chỉ có thể là muối nitrat thơm:
Công thức cấu tạo của X là C6H5NH3NO3
Cho X tác dụng với dung dịch KOH theo phản ứng:
 C6H5NH3NO3 + KOH → KNO3 + C6H5NH2 + H2O
 0,18 mol 0,4 mol 0,18 mol
Chất rắn sau phản ứng gồm : KNO3 : 0,18 mol, KOH dư: 0,22 mol.
Khối lượng chất rắn sau phản ứng là m = 0,18. 101 + 0,22. 56 = 30,5 gam
 Đáp án C.
2.3.2.3.Xác định cấu tạo muối sunfat của amin:
Ví dụ 1: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C2H12N2O4S. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được muối vô cơ Y và khí Z (chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Phân tử khối của Z là 
	A. 31.	B. 45.	C. 46.	D. 59.
Hướng dẫn giải:
X có công thức dạng CxH2x+8N2SO4. Vậy X là muối sunfat trung hòa của amin hoặc amoni.
Công thức cấu tạo có thể có của X gồm:
 (CH3NH3)2SO4 hoặc C2H5NH3-SO4-NH4.
Do X tác dụng với NaOH đun nóng thu được 1 khí Z duy nhất nên công thức cấu tạo đúng của X là (CH3NH3)2SO4 
Phương trình phản ứng:
 (CH3NH3)2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2 CH3NH2 + 2H2O
 (Z)
Vậy Mz = 31. Đáp án A
Ví dụ 2: (Moon.vn) Chất hữu cơ X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 14,2 gam muối sunfat và thấy thoát ra 4,48 lít khí Y ( Y chứa C, H, N). Tỉ khối của Y so với hidro là 22,5. Phân tử khối của X là:
A.188 B. 125 C. 152 D. 232
Hướng dẫn giải:
My = 22,5 . 2 = 45
 Đặt công thức của Y là CxHyNz
 12x + y + 14z = 45
Dễ thấy x = 2; y = 7; z = 1 (thỏa mãn)
Công thức của Y là C2H7N.
Ta có nY = 0,2 mol. nNa2SO4 = 0,1 mol. Vậy X là muối sunfat trung hòa của amin.
Công thức của X là (C2H8N)2SO4
Ta có phản ứng 
 (C2H8N)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2 C2H7N + 2H2O
MX = 188. Đáp án A
Ví dụ 3: Cho 0,1 mol chất X có công thức CH7O4NS tác dụng với 250ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất hữu cơ Y làm xanh quì tím ẩm và dung dịch Z. Cô cạn Z được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
17,4 gam B. 20,2 gam C. 5,6 gam D. 22,5 gam
Hướng dẫn giải:
X có công thức CH7O4NS, công thức tổng quát dạng CnH2n+5NSO4 → X là muối axit của axit sunfuric với amin.
Công thức cấu tạo của X là CH3NH3HSO4
X tác dụng với KOH theo phản ứng 
CH3NH3HSO4 + 2KOH → K2SO4 + CH3NH2 + 2H2O
0,1 mol 0,25 mol 0,1mol
Chất rắn sau phản ứng gồm K2SO4 : 0,1mol; KOH dư : 0,05 mol
 m = 0,1 . 174 + 0,05 .56 = 20,2 gam Đáp án B.
2.3. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Trong hoạt động giáo dục, việc tìm tòi, khám phá kiến thức là không giới hạn. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, việc thúc đẩy phong trào tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên trong nhà trường ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
 Đối với bản thân tôi, việc nghiên cứu đề tài sáng kiến trên góp phần củng cố một cách vững chắc những kiến thức bản thân, đồng thời bản thân còn liên tục phải tìm tòi, khám phá những cách làm mới, sáng tạo, gần gũi, dễ tiếp thu hơn cho học sinh.
 Việc áp dụng đề tài vào trong công tác giảng dạy đã làm thay đổi một cách tích cực chất lượng giáo dục của nhà trường, đa số học sinh có tiến bộ đáng kể khi tiếp thu nội dung của đề tài. 
Kết quả khảo sát chất lượng sau khi thực hiện đề tài
Năm học
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2015- 2016
12A2
 47
18
38.3
28
59.6
1
2.1
0
0
0
0
12A4
 47
14
29.8
22
46.8
11
23.4
0
0
0
0
2016- 2017
12A1
46
41
89.1
5
10.9
0
0
0
0
0
0
12A3
46
20
43.5
24
52.2
2
4.3
0
0
0
0
Thông qua bảng số liệu thống kê có thể thấy, năm học 2016 – 2017 chất lượng học sinh khá, giỏi tăng lên đáng kể so với năm học 2015 – 2016. Chất lượng học sinh có chuyển biến tích cực, điều này cho thấy hiệu quả của việc áp dụng đề tài trong năm học 2016- 2017.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
 Thông qua việc “Hướng dẫn học sinh xác định công thức cấu tạo muối của amin, amoni với một số axit vô cơ” giúp cho học sinh hiểu được bản chất của việc xác định công thức cấu tạo từ công thức phân tử. Trên cơ sở đó học sinh có kĩ năng áp dụng để giải bài tập có liên quan.
 Việc áp dụng đề tài vào trong công tác giảng dạy đã đem lại những chuyển biến tích cực, hiệu quả rõ nét trong công tác giảng dạy học sinh. Việc áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong công tác giảng dạy có thể sử dụng cho nhiều đối tượng học sinh, từ học sinh trung bình đến học sinh khá giỏi đều có thể nắm bắt được nội dung của đề tài không quá khó khăn.
 Với phạm vi nhỏ hẹp của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tôi chỉ đề xuất việc xác định công thức cấu tạo muối amin no, đơn chức, mạch hở với một số axit vô cơ thường gặp như: axit nitric, axit cacbonic, axit sunfuric. Trên cơ sở này đề tài có thể được phát triển, mở rộng hơn khi nghiên cứu những amin không no, amin đa chức hoặc là muối của amin với axit vô cơ khác hoặc axit hữu cơ.
3.2. KIẾN NGHỊ
	 Việc sử dụng sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh xác định công thức cấu tạo muối của amin, amoni với một số axit vô cơ” trong quá trình giảng dạy của bản thân tôi đã đem lại hiệu quả bước đầu. Sáng kiến nếu được nhân rông có thể đem lại nhiều hiệu quả tích cực hơn nữa. 
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thành trong thời gian ngắn nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những góp ý tích cực từ các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và được nhân rộng nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đề thi học sinh giỏi tỉnh Thái Bình môn hóa 12 năm học 2013 – 2014
[2] 1000 bài tập trắc nghiệm trọng tâm và điển hình hóa học hữu cơ – Phạm Ngọc Bằng – Ninh Quốc Tình. NXB Đại học sư phạm năm 2012.
[3] Đề minh họa lần 3 môn hóa kì thi THPT quốc gia năm 2017 – Bộ giáo dục.
[4] Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPT quốc gia năm 2017 Khoa học tự nhiên (tập 1, tập 2) - Đoàn Cảnh Giang – Lê Đình Trung – Vũ Đình Túy 
 NXB Giáo dục
[5] Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
 Nguồn: Moon.vn
 Nguồn: Violet.vn
 Nguồn: Tuyensinh247.com

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_xac_dinh_cong_thuc_cau_tao_muoi_cua.docx