SKKN Hướng dẫn học sinh tự làm một số thí nghiệm đơn giản tại nhà nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở trên lớp

SKKN Hướng dẫn học sinh tự làm một số thí nghiệm đơn giản tại nhà nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở trên lớp

Vật lí học phổ thông thực chất là một môn khoa học thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy và học tập môn vật lí, thí nghiệm là một khâu có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ là tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các kiến thức lí thuyết đã học và rèn luyện kĩ năng thực nghiệm của học sinh mà quan trọng hơn là nó từng bước tạo cho học sinh một trực giác nhạy bén đối với các hiện tượng vật lí [2].

Làm thí nghiệm vật lí trước hết là học sinh phải nắm được mục đích của bài thí nghiệm và đưa ra cơ sở lí luận đồng thời xem xét được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Ở bước này học sinh phải nhớ được các đại lượng cần tính, sau đó cần đưa ra được hiện tượng vật lí hoặc các công thức có liên quan để tính các đại lượng đó. Nhờ việc huy động một hệ thống kiến thức như vậy mà học sinh ôn lại được các kiến thức đã học và khắc sâu được những kiến thức đó. Khi làm thí nghiệm học sinh được quan sát và sau đó được tự tay lắp ráp dụng cụ, được tự tay đo đạc tính toán các thông số cần thiết. nhờ đó học sinh ghi nhớ sâu hơn các hiện tượng đã xảy ra, tăng thêm sự khéo léo, kiên trì và khả năng tư duy khoa học.

Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, phòng thí nghiệm vật lí của các trường THPT còn nghèo nàn, nhiều trường có ít các dụng cụ thí nghiệm hoặc có nhưng sử dụng lâu ngày nên bị hư hỏng không sử dụng được.Vì thế ở nhiều trường học sinh chỉ được học “ chay ” lí thuyết. Bên cạnh đó thời lượng dành cho các tiết thực hành cũng không nhiều nên một số học sinh không được tự làm thí nghiệm mà chủ yếu là một số học sinh đại diện cho nhóm làm. Chính vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học môn vật lí.Xuất phát từ những thực trạng, cũng như mục tiêu nêu trên, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm thực hành ở nhà sẽ giúp tăng thêm thời gian để các em có thể tự làm thí nghiệm. Đặc biệt các thí nghiệm này dễ làm, không đòi hỏi các thiết bị hoặc dụng cụ phức tạp, đắt tiền, có thể làm ở mọi nơi như ở nhà, khi đi chơi, đi du lịch . Nhờ đó học sinh sẽ nhớ sâu hơn, hiểu nhanh hơn và phát triển được óc thông minh sáng tạo, khơi dậy đam mê học tập. Vì vậy,tôi tập trung nghiên cứu và chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh tự làm một số thí nghiệm đơn giản tại nhà nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở trên lớp”.

 

doc 18 trang thuychi01 17822
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh tự làm một số thí nghiệm đơn giản tại nhà nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở trên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ LÀM MỘT SỐ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ NHẰM CỦNG CỐ, KHẮC SÂU KIẾN THỨC ĐÃ HỌC Ở TRÊN LỚP
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Vật lí
THANH HOÁ NĂM 2019
Mục Lục
STT
Mục
Trang
1
1. PHẦN MỞ ĐẦU
01
2
1.1. Lí do chọn đề tài 
01
3
1.2. Mục đích nghiên cứu 
01
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
01
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
02
6
2. NỘI DUNG 
02
7
2.1. Cơ sở lí luận 
02
8
2.2. Thực trạng vấn đề 
03
9
2.3.Cách thức tiến hành một số thí nghiệm đơn giản tại nhà
03
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
13
11
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
14
PHẦN MỞ ĐẦU
.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Vật lí học phổ thông thực chất là một môn khoa học thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy và học tập môn vật lí, thí nghiệm là một khâu có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ là tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các kiến thức lí thuyết đã học và rèn luyện kĩ năng thực nghiệm của học sinh mà quan trọng hơn là nó từng bước tạo cho học sinh một trực giác nhạy bén đối với các hiện tượng vật lí [2].
Làm thí nghiệm vật lí trước hết là học sinh phải nắm được mục đích của bài thí nghiệm và đưa ra cơ sở lí luận đồng thời xem xét được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Ở bước này học sinh phải nhớ được các đại lượng cần tính, sau đó cần đưa ra được hiện tượng vật lí hoặc các công thức có liên quan để tính các đại lượng đó. Nhờ việc huy động một hệ thống kiến thức như vậy mà học sinh ôn lại được các kiến thức đã học và khắc sâu được những kiến thức đó. Khi làm thí nghiệm học sinh được quan sát và sau đó được tự tay lắp ráp dụng cụ, được tự tay đo đạc tính toán các thông số cần thiết. nhờ đó học sinh ghi nhớ sâu hơn các hiện tượng đã xảy ra, tăng thêm sự khéo léo, kiên trì và khả năng tư duy khoa học.
Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, phòng thí nghiệm vật lí của các trường THPT còn nghèo nàn, nhiều trường có ít các dụng cụ thí nghiệm hoặc có nhưng sử dụng lâu ngày nên bị hư hỏng không sử dụng được.Vì thế ở nhiều trường học sinh chỉ được học “ chay ” lí thuyết. Bên cạnh đó thời lượng dành cho các tiết thực hành cũng không nhiều nên một số học sinh không được tự làm thí nghiệm mà chủ yếu là một số học sinh đại diện cho nhóm làm. Chính vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học môn vật lí.Xuất phát từ những thực trạng, cũng như mục tiêu nêu trên, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm thực hành ở nhà sẽ giúp tăng thêm thời gian để các em có thể tự làm thí nghiệm. Đặc biệt các thí nghiệm này dễ làm, không đòi hỏi các thiết bị hoặc dụng cụ phức tạp, đắt tiền, có thể làm ở mọi nơi như ở nhà, khi đi chơi, đi du lịch. Nhờ đó học sinh sẽ nhớ sâu hơn, hiểu nhanh hơn và phát triển được óc thông minh sáng tạo, khơi dậy đam mê học tập. Vì vậy,tôi tập trung nghiên cứu và chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh tự làm một số thí nghiệm đơn giản tại nhà nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở trên lớp”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đề tài được nghiên cứu để giúp học sinh có thể tự làm thí nghiệm vật lí tại nhà từ đó có thể củng cố, khắc sâu được các kiến thức đã học ở trên lớp.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Các thí nghiệm vật lí đơn giản.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Lập kế hoạch nghiên cứu.
Chia giai đoạn nghiên cứu.
Soạn thảo nội dung: Kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG 
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 Thí nghiệm vật lí có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học như đề xuất vấn đề nghiên cứu, giải quyết vấn đề (hình thành kiến thức, kĩ năng mới...), củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng, kĩ xảo của học sinh [1].
 Việc sử dụng thí nghiệm vật lí trong dạy học góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện những phẩm chất và năng lực của học sinh, đưa đến sự phát triển toàn diện cho người học. Trước hết, thí nghiệm là phương tiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh. Nhờ thí nghiệm học sinh có thể hiểu sâu hơn bản chất vật lí của các hiện tượng, định luật, quá trình... được nghiên cứu và do đó có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn [1].
 Thông qua việc tiến hành thí nghiệm, học sinh có cơ hội trong việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành, góp phần thiết thực vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh. Thí nghiệm còn là điều kiện để học sinh rèn luyện những phẩm chất của người lao động mới, như: đức tính cẩn thận, kiên trì, trung thực... Xét trên phương diện thao tác kĩ thuật, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của thí nghiệm đối với việc rèn luyện sự khéo léo tay chân của học sinh [1].
 Chính nhờ thí nghiệm và thông qua thí nghiệm mà ở đó học sinh tự tay tiến hành các thí nghiệm, các em sẽ thực hiện các thao tác thí nghiệm một cách thuần thục, khơi dậy ở các em sự say sưa, tò mò để khám phá ra những điều mới, những điều bí ẩn từ thí nghiệm và cao hơn là hình thành nên những ý tưởng cho những thí nghiệm mới. Đó cũng chính là những tác động cơ bản, giúp cho quá trình hoạt động nhận thức của học sinh được tích cực hơn [1].
 Thí nghiệm vật lí là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc độc lập hoặc tập thể qua đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của học sinh. Qua thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải làm việc tự lực hoặc phối hợp tập thể, nhờ đó có thể phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của các em [1].
 Hoạt động dạy học không chỉ dừng lại ở chỗ truyền thụ cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản đơn thuần mà điều không kém phần quan trọng ở đây là làm thế nào phải tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với hoạt động thực tiễn bằng những thao tác của chính bản thân họ. Trong dạy học vật lí, đối với những bài giảng có thí nghiệm thì giáo viên cần phải biết hướng học sinh vào việc cho họ tự tiến hành thí nghiệm, có như vậy kiến thức các em thu nhận được sẽ vững vàng hơn, rèn luyện được cho các em sự khéo léo chân tay, khả năng quan sát tinh tế, tỉ mỉ hơn và chính xác hơn. Có như thế, khả năng hoạt động thực tiễn của học sinh sẽ được nâng cao [1].
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Để có thể tự làm thí nghiệm vật lí tại nhà thì thì sự tích cực, tự giác của học sinh là điều không thể thiếu. Tôi đã lấy phiếu thăm dò đối với 40 học sinh lớp 11B3 và kết quả như sau:
Số học sinh
Có thích làm thí nghiệm vật lí không?
Đã từng tự làm thí nghiệm vật lí chưa?
Có muốn làm thí nghiệm vật lí tại nhà không?
Có 
35
25
40
Không
5
15
0
 Từ bảng thống kê trên, tôi nhận thấy học sinh của mình còn nhiều hạn chế trong việc tham gia các hoạt động học tập. Các em còn chưa tự tin, chưa mạnh dạn để thể hiện khả năng của mình. Cần phải tạo thêm nhiều hình thức học tập cho các em để từ đó các em có thể dần dần tự hoàn thiện, tự khẳng định bản thân mình. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu và đưa ra những thí nghiệm phù hợp, từ đó hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra kết quả thực hiện của các em. Nếu làm được như thế học sinh sẽ ngày càng hứng thú, yêu thích và kết quả học tập môn vật lí sẽ tốt hơn.
2.3. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
2.3.1. Các thí nghiệm giải thích hiện tượng nhằm củng cố lí thuyết.
Thí nghiệm 1: Quay xô nước không bị đổ ra ngoài.
- Chuẩn bị: + 1 cái xô nhỏ có quai
 + Nước
- Cách làm: Đổ nước đầy 2/3 xô. Nắm quai của xô nước và bắt đầu xoay theo vòng tròn quanh trục thẳng đứng từ dưới mặt đất lên trời, luôn giữ cánh tay lên xuống với tốc độ đủ lớn và chuyển động nhất quán. Khi thực hiện đúng, nước bên trong xô sẽ không tràn ra ngoài. Để ngừng lại, chỉ cần hạ xô khi nó chuyển động xuống dưới.
- Giải thích: Bằng cách xoay xô nước theo vòng tròn thẳng đứng, ta đã tạo ra lực ly tâm. Đây là một lực quán tính, đồng thời là phản lực của lực hướng tâm tác động vào vật đang chuyển động theo đường cong, giữ cho vật nằm cân bằng trong hệ quy chiếu quay.
Miễn xô nước vẫn xoay vòng một cách ổn định, lực ly tâm tác động ra ngoài từ tâm của chuyển động quay, đẩy nước ép vào đáy xô và ngăn nó chảy ra. Do đó, ta vẫn sẽ không bị ướt kể cả khi xô nước đang nằm úp ngược trên đỉnh đầu. Nếu chuyển động xoay dừng đột ngột khi xô nước không tiếp đất, lực ly tâm sẽ hết và nước sẽ tràn ra khắp nơi.
- Kiến thức ghi nhớ được: Lực li tâm.
Thí nghiệm 2: Bóng bay hút mẩu giấy nhẹ.
- Chuẩn bị: + 1 quả bóng bay
 + Một vài mẩu giấy vụn
- Cách làm: Thổi quả bóng, chà xát lên tóc và đưa lại gần những mẩu giấy xé vụn, bạn sẽ thấy những mẩu giấy này bị hút vào 
- Giải thích: Khi xát bóng bay vào tóc thì bóng bay bị nhiễm điện nên có thể hút các vật nhẹ như mẩu giấy.
- Kiến thức ghi nhớ được: Vật nhiễm điện
Thí nghiệm 3: Thổi bong bóng xà phòng.
- Chuẩn bị: + 1 bát nước
 + Một ít xà phòng 
 + 1 khung thổi bóng
- Cách làm: Cho xà phòng vào bát nước rồi quấy đều. Sau khi xà phòng tan hết thì nhúng khung vào bát và đưa lên thổi. Ta sẽ thấy xuất hiện nhiều bong bóng rất đẹp.
- Giải thích: Chúng ta thổi được bong bóng nhờ vào hiệu ứng gọi là sức căng bề mặt của chất lỏng. Tuy nhiên, chỉ mỗi nước không tạo ra được bong bóng ổn định. Xà phòng là chất hoạt động bề mặt, có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của nước. Thêm xà phòng giúp ổn định trạng thái bong bóng, do đó ta có thể tạo ra những bong bóng khó vỡ hơn. 
- Kiến thức ghi nhớ được: Hiện tượng căng bề mặt.
Thí nghiệm 4: Quả trứng chui vào trong chai.
- Chuẩn bị: + 1 tờ giấy
 + 1 quả trứng luộc đã bóc vỏ 
 + 1 lọ cổ hẹp
- Cách làm: Cuộn tròn tờ giấy, dùng bật lửa đốt cháy rồi nhanh chóng thả vào trong chai. Đặt quả trứng ngay trên miệng chai, ta sẽ thấy trứng tự động bị hút vào bên trong.
- Giải thích: Tờ giấy bốc cháy đã làm nóng các phân tử không khí trong chai, khiến chúng tách xa nhau. Đặt quả trứng lên miệng chai khiến không khí bị chặn, lửa nhanh chóng ngừng cháy, không khí trong chai nguội đi và các phân tử không khí lại di chuyển về gần nhau. Áp suất giảm khiến không khí bên ngoài bị kéo vào trong chai. Do có quả trứng chặn ở trên miệng chai nên trứng cũng bị kéo vào.
- Kiến thức ghi nhớ được: Áp suất chất khí thay đổi theo nhiệt độ.
Thí nghiệm 5: Chiếc gậy thăng bằng.
- Chuẩn bị: + 1 chiếc gậy trơn nhẵn
- Cách làm: Dịch chuyển gậy trên 1 ngón tay. Sẽ có một vị trí mà gậy nằm thăng bằng trên tay.
- Giải thích: Vị trí gậy nằm thăng bằng chính là trọng tâm của vật. Vì ta biết rằng sự cân bằng xảy ra khi trọng tâm của vật ở ngay trên điểm tựa của nó.
- Kiến thức ghi nhớ được: Trọng tâm và sự cân bằng của vật rắn.
2.3.2. Các thí nghiệm tính toán nhằm củng cố các công thức đã học.
Thí nghiệm 1: Xác định khối lượng một vật nổi trong nước.
- Chuẩn bị: + 1 cái bình đựng nước có dạng hình hộp chữ nhật
 + 1 vật nổi được trên nước
 + 1 chiếc thước kẻ
- Cách làm: Dùng thước kẻ đo độ giảm thể tích V của nước sau khi lấy vật nổi ra khỏi bình ( đo tiết diện ngang của bình và độ giảm mực nước trong bình). Sau đó nhân với khối lượng riêng ρ của nước ta sẽ tính được khối lượng vật nổi m = ρ V.
- Giải thích: Nếu một vật nổi trong nước thì khối lượng của nó bằng khối lượng của nước bị vật đó chiếm chỗ. Khi nhân thể tích nước bị chiếm chỗ với khối lượng riêng của nó ta tìm được khối lượng nước bị chiếm chỗ. Đó cũng là khối lượng của vật nổi.
- Mô hình thí nghiệm: 
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm: Vật nổi mà thấm nước sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Vì thế phải chọn vật nổi không thấm nước.
- Kiến thức ghi nhớ được: Công thức tính khối lượng theo khối lượng riêng và thể tích m = ρ V.
Thí nghiệm 2: Xác định hệ số ma sát.
- Chuẩn bị: + 1 tấm tôn cố định trên sàn nhà
 + 1 chiếc gậy gỗ nhẹ
 + 1 chiếc thước kẻ
- Cách làm: Dựng gậy theo phương thẳng đứng lên trên tấm tôn rồi nghiêng nó từ từ và ấn mạnh vào đầu trên của nó theo hướng dọc theo chiều dài của gậy. Khi gậy bắt đầu trượt trên tấm tôn thì giữ cố định. Đo khoảng cách b từ đầu gậy đến tấm tôn và hình chiếu a của gậy lên tấm tôn ta sẽ xác định được hệ số ma sát giữa gậy và tấm tôn là k=ab . 
- Giải thích: Gọi lực ấn của tay lên gậy là F. Khi gây bắt đầu trượt thì gậy nghiêng góc α so với tấm tôn. Ta có Fms = Fcosα. Mà Fms = k.N = k.( P + Fsinα). Bỏ qua trọng lượng của gậy. Ta có k = cotgα = ab. 
- Mô hình thí nghiệm: 
α
F
b
a
- Kiến thức ghi nhớ được: Công thức tính lực ma sát Fms = k.N
Thí nghiệm 3: So sánh độ tụ của hai thấu kính hội tụ.
- Chuẩn bị: + 2 thấu kính hội tụ khác nhau
 + 1 bóng đèn dây tóc 
- Cách làm: Bật sáng bóng đèn. Di chuyển thấu kính để quan sát ảnh rõ nét của dây tóc bóng đèn trên tường. Thấu kính nào cho ảnh khi nó ở gần tường hơn là thấu kính có độ tụ lớn hơn.
- Giải thích: Từ công thức thấu kính D=1f và 1d+1d'=1f . Suy ra sự phụ thuộc của D vào d’. Vì vậy thấu kính nào cho ảnh khi nó ở gần tường hơn là thấu kính có độ tụ lớn hơn.
- Mô hình thí nghiệm: 
- Kiến thức ghi nhớ được: Công thức thấu kính: D=1f và 1d+1d'=1f .
Thí nghiệm 4: So sánh độ tụ của một thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kì.
- Chuẩn bị: + 1 thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kì.
 + 1 bóng đèn dây tóc 
- Cách làm: Bật sáng bóng đèn. Cho hai thấu kính áp sát vào nhau. Nếu hệ ấy làm cho các tia sáng hội tụ thì thấu kính hội tụ có giá trị tuyệt đối của độ tụ lớn hơn. Nếu hệ ấy làm cho các tia sáng phân kì thì thấu kính phân kì có giá trị tuyệt đối của độ tụ lớn hơn
- Giải thích: Gọi D1 là độ tụ của thấu kính hội tụ. D2 là độ tụ của thấu kính phân kì. Khi ghép thấu kính thì Dhệ = D1 + D2. Nếu D1 > D2 thì Dhệ >0 nên chùm sáng hội tụ. Nếu D2 > D1 thì Dhệ < 0 nên chùm sáng phân kì. 
- Mô hình thí nghiệm: 
- Kiến thức ghi nhớ được: Công thức tính độ tụ của hệ thấu kính ghép sát: 
Dhệ = D1 + D2.
Thí nghiệm 5: Đo chiều cao một ngôi nhà.
- Chuẩn bị: + 1 hộp sắt rỗng
 + 1 đồng hồ bấm giây 
- Cách làm: Thả cho hộp rơi từ nóc nhà. Bấm thời gian t từ lúc bắt đầu thả hộp đến khi nghe tiếng hộp chạm đất.Chiều cao h của ngôi nhà được tính theo công thức: h=12gt2.
t=t1+t2=2hg+hv- Giải thích: Thời gian t bao gồm thời gian rơi t1 của hộp và thời gian t2 để tiếng hộp chạm đất truyền đến tai người ở nóc nhà. Chiều cao h của nóc nhà: h=12gt2 và h = t2v ( v là vận tốc âm trong không khí ). Ta có: 
. Vì nóc nhà không cao lắm nên bỏ qua số hạng hv. 
Vậy t=2hg hay h=12gt2
- Mô hình thí nghiệm: 
h
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm: Lực cản của không khí sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Vì vậy nên làm thí nghiệm vào những lúc trời không có gió.
- Kiến thức ghi nhớ được: Công thức tính thời gian rơi tự do t=2hg
 và độ cao nơi vật rơi h=12gt2.
Thí nghiệm 6: Đo vận tốc nước chảy từ vòi nước.
- Chuẩn bị: + 1 cốc thủy tinh
 + 1 chiếc thước kẻ 
 + 1 đồng hồ bấm giây 
- Cách làm: Dùng thước đo chiều cao h của cốc nước, đường kính d1 của cốc nước, đường kính d2 của vòi nước. Dùng đồng hồ đo thời gian t để nước chảy vào đầy cốc. Vận tốc nước chảy từ vòi được tính theo công thức v=d1d22.ht
- Giải thích: Vặn vòi cho nước chảy vào đầy cốc nước. Tính thể tích nước trong cốc : V=Sh=πd124h. 
Lưu lượng nước chảy từ vòi trong một đơn vị thời gian: A=Vt=S.v→πd124.ht=πd224v. Từ đó suy ra v=d1d22.ht
- Mô hình thí nghiệm: 
d1
d2
h
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm: Vòi nước chảy không đều sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Vì vậy nên lấy nước từ bể hoặc nước máy thì vòi nước sẽ chảy đều hơn.
- Kiến thức ghi nhớ được: Công thức tính lưu lượng nước chảy A = S.v
Thí nghiệm 7: Xác định nhiệt hóa hơi của nước.
- Chuẩn bị: + 1 tủ lạnh 
 + 1 cái nồi 
 + 1 đồng hồ 
 + 1 bếp ga
- Cách làm: Đổ một ít nước vào nồi rồi cho nồi vào ngăn đá tủ lạnh cho đến khi nước được làm lạnh đến 00C ( có những mẩu nước đá nhỏ nổi trên mặt nước). Đặt nồi lên bếp ga, bấm đồng hồ để tính thời gian t1 đến khi nước bắt đầu sôi và thời gian t2 để nước sôi bay hơi hoàn toàn. Nhiệt hóa hơi của nước được tính theo công thức: L=100ct2t1.
- Giải thích: Gọi q là năng lượng khí ga đốt cháy tạo ra trong mỗi giây, c là nhiệt dung riêng của nước, L là nhiệt hóa hơi của nước. Nhiệt lượng Q1cần thiết để đun nước sôi và nhiệt lượng Q2 để biến nước sôi thành hơi: 
Q1=mc100-0=100mc=qt1 và Q2=Lm=qt2. 
Lập tỉ số hai phương trình trên được L=100ct2t1 
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm: Bếp bếp ga cháykhông đều và sự tỏa nhiệt ra bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Vì thế nên làm thí nghiệm khi bếp ga cháy ổn định và không có các yếu tố ngoài trời ảnh hưởng đến nơi làm thí nghiệm.
- Kiến thức ghi nhớ được: Công thức tính nhiệt hóa hơi Q2=Lm.
Thí nghiệm 8: Xác định nhiệt độ trong phòng.
- Chuẩn bị: + 1 khay đá lạnh 
 + 1 bộ pin 
 + 1 vôn kế, 1 ampe kế 
 + 1 cuộn dây đồng.
- Cách làm: Mắc nối tiếp nguồn điện, cuộn dây và ampe kế. Sau đó mắc vôn kế vào để đo hiệu điện thế hai đầu cuộn dây.Từ đó tính điện trở Rt của cuộn dây ở nhiệt độ phòng t. Sau đó vùi cuộn dây vào khay đá lạnh đến khi đá bắt đầu tan ra ở 00C. Mắc cuộn dây vào mạch điện như trên tính điện trở R0 của cuộn dây ở 00C. Nhiệt độ của không khí trong phòng được tính theo công thức: t=Rt-R0R0α. ( α là hệ số nhiệt điện trở của dây đồng).
- Giải thích: Điện trở của cuộn dây ở nhiệt độ phòng: Rt=UI
Điện trở của cuộn dây ở 00C: R0=U0I0
Mà Rt=R01+αt. Suy ra t=Rt-R0R0α
V
R
ξ,r
A
- Mô hình thí nghiệm:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm: Vôn kế và ampe kế không nhạy sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo. Vì thế phải chọn vôn kế và ampe kế nhạy.
- Kiến thức ghi nhớ được: Công thức tính điên trở theo định luật Ôm Rt=UI
 và công thức tính điện trở theo nhiệt độ Rt=R01+αt.
Thí nghiệm 9: So sánh trọng lượng của 2 người.
- Chuẩn bị: + 1 sân rộng 
 + 1 thước dây 
 + 2 đôi giày patanh 
- Cách làm: Ban đầu 2 người đi giày patanh đứng yên cạnh nhau. Sau đó hai người đẩy nhau. Đo khoảng cách từ lúc bắt đầu chuyển động đến lúc dừng lại. Khối lượng của hai người được so sánh theo công thức sau: 
m2m1=S1S2
- Giải thích: Áp dụng định lí động năng : người 1: m1v122=km1gS1
Người 2: m2v222=km2gS2. Suy ra S1S2=v1v22.
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: v1v22=m2m12. Từ đó suy ra: m2m1=S1S2
- Kiến thức ghi nhớ được: Định luật bảo toàn động lượng và định lí động năng.
Thí nghiệm 10: Xác định vận tốc viên đạn tại nòng súng.
- Chuẩn bị: + 1 khẩu súng đồ chơi 
 + 1 thước dây 
- Cách làm: Hướng nòng súng lên trên theo phương thẳng đứng rồi bắn. Đo độ cao lớn nhất h ( so với nòng súng) mà đạn lên được. Vận tốc viên đạn tại nòng súng là v=2gh.
- Giải thích: Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng: mv22=mgh. Từ đó suy ra 
v=2gh.
- Kiến thức ghi nhớ được: Định luật bảo toàn cơ năng.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau khi áp dụng các bài thí nghiệm ở nhà trên trong một năm học, tôi lấy phiếu thăm dò đối với 40 học sinh lớp 11B3 với các câu hỏi như ban đầu và thu được kết quả như sau:
Số học sinh
Có thích làm thí nghiệm vật lí không?
Đã từng tự làm thí nghiệm vật lí chưa?
Có muốn làm thí nghiệm vật lí tại nhà không?
Có 
40
40
40
Không
0
0
0
Như vậy với việc áp dụng các thí nghiệm vật lí tại nhà, tôi đã giúp các em học sinh hiểu về môn vật lí nhiều hơn, tích cực tham gia các bài học trên lớp và tự tin thể hiện mình. Quan trọng nhất là các em đã tự rèn luyện về mọi kĩ năng để có thể phát triển toàn diện bản thân mình đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển xã hội hiện nay.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Sau khi áp dụng hướng dẫn làm một số thí nghiệm đơn giản tại nhà tôi thấy học sinh nắm được bài trên lớp tốt hơn, thích thú với môn vật lí hơn. Quan trọng nhất là các em có thêm các kĩ năng cần thiết để tự tin khẳng định mình.
Đây là kinh nghiệm của bản thân, tôi rất mong sự đóng góp chân thành của bạn bè và đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
3.2.Kiến nghị: 
 Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh tự làm các thí nghiệm vật lí tại nhà, tôi có một số kiến nghị như sau:
+ Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất cho phòng thí nghiệm.
+ Nhà trường và tổ bộ môn cần tổ chức các câu lạc bộ vật lí đặc biệt là các câu lạc bộ thí nghiệm vui. Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_tu_lam_mot_so_thi_nghiem_don_gian_ta.doc