SKKN Hướng dẫn học sinh trường THPT Yên Định 1 cách trả lời các dạng câu hỏi phần địa lí tự nhiên đại cương lớp 10 trong ôn thi học sinh giỏi

SKKN Hướng dẫn học sinh trường THPT Yên Định 1 cách trả lời các dạng câu hỏi phần địa lí tự nhiên đại cương lớp 10 trong ôn thi học sinh giỏi

 Năm học 2017 - 2018, sở GD-ĐT Thanh Hóa, thay đổi nội dung chương trình môn Địa lí trong kì thi chọn HSG cấp tỉnh từ chương trình lớp 12 thay thế bằng chương trình lớp 10 và 11. Điều này đã làm cho GV và HS có nhiều bỡ ngỡ trong công tác tiếp cận và ôn luyện. Đặc biệt trong cấu trúc nội dung ôn thi phần Địa lí tự nhiên đại cương trong chương trình kiến thức Địa lí lớp 10 THPT tương đối khó và trừu tượng, để học tốt phần này đòi hỏi các em phải có nhiều kĩ năng, sự tư duy linh hoạt, nhạy bén.

 Thực tế môn Địa lí ít được nhiều người chú ý nhưng đây lại là một môn học tương đối khó, để dạy tốt và học tốt môn Địa lí ở trường phổ thông là một việc khó, thì việc phát hiện và dạy học sinh giỏi môn Địa lí lại càng khó hơn gấp bội, đòi hỏi cả thầy và trò phải có một phương pháp dạy và học tập đúng đắn, kết hợp với lòng nhiệt tâm cao thì mới đạt kết quả cao.

 Là giáo viên giảng dạy môn Địa lí cấp trung học phổ thông, tôi có tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí nhất ở trường Yên Định 1 bản thân tôi nhận thấy việc ôn luyện học sinh giỏi luôn tác động tích cực tới cả thầy và trò. Đó là cơ hội để thầy tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân, đối với trò đó là bệ phóng cho các em có năng lực ở lĩnh vực này. Do vậy để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả ôn thi HSG tại trường THPT Yên Định 1 tôi đã chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh trường THPT Yên Định 1 cách trả lời các dạng câu hỏi phần địa lí tự nhiên đại cương lớp 10 trong ôn thi học sinh giỏi” để góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí nói chung và việc ôn thi học sinh giỏi nói riêng ở trường THPT Yên Định 1 ngày càng tốt hơn.

 

doc 21 trang thuychi01 9782
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh trường THPT Yên Định 1 cách trả lời các dạng câu hỏi phần địa lí tự nhiên đại cương lớp 10 trong ôn thi học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
I. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích của sáng kiến
1
1.3. Đối tượng của sáng kiến
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các biện pháp giải quyết vấn đề 
2.3.1. Đối với học sinh
2.3.2. Đối với giáo viên
2.3.3. Các dạng bài tập địa lí tự nhiên đại cương cần hướng dẫn cho HS
2.3.3.1. Dạng trình bày
2.3.3.2. Dạng chứng minh
2.3.3.3. Dạng so sánh
2.3.3.4. Dạng giải thích
4
4
4
5
5
6
6
7
2.3.4. Hướng dẫn trả lời các dạng câu hỏi cụ thể.
2.3.4.1. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi trình bày
2.3.4.2. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi chứng minh
2.3.4.3. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi so sánh
2.3.4.4. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi giải thích
7
7
9
11
13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nội dung đầy đủ
GD - ĐT
 Giáo dục - đào tạo
HSG
 Học sinh giỏi
THPT
 Trung học phổ thông
BCB
 Bán cầu bắc
BCN
 Bán cầu nam
GV
 Giáo viên
HS
 Học sinh
1. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài nghiên cứu.
 Năm học 2017 - 2018, sở GD-ĐT Thanh Hóa, thay đổi nội dung chương trình môn Địa lí trong kì thi chọn HSG cấp tỉnh từ chương trình lớp 12 thay thế bằng chương trình lớp 10 và 11. Điều này đã làm cho GV và HS có nhiều bỡ ngỡ trong công tác tiếp cận và ôn luyện. Đặc biệt trong cấu trúc nội dung ôn thi phần Địa lí tự nhiên đại cương trong chương trình kiến thức Địa lí lớp 10 THPT tương đối khó và trừu tượng, để học tốt phần này đòi hỏi các em phải có nhiều kĩ năng, sự tư duy linh hoạt, nhạy bén. 
 Thực tế môn Địa lí ít được nhiều người chú ý nhưng đây lại là một môn học tương đối khó, để dạy tốt và học tốt môn Địa lí ở trường phổ thông là một việc khó, thì việc phát hiện và dạy học sinh giỏi môn Địa lí lại càng khó hơn gấp bội, đòi hỏi cả thầy và trò phải có một phương pháp dạy và học tập đúng đắn, kết hợp với lòng nhiệt tâm cao thì mới đạt kết quả cao. 
 Là giáo viên giảng dạy môn Địa lí cấp trung học phổ thông, tôi có tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí nhất ở trường Yên Định 1 bản thân tôi nhận thấy việc ôn luyện học sinh giỏi luôn tác động tích cực tới cả thầy và trò. Đó là cơ hội để thầy tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân, đối với trò đó là bệ phóng cho các em có năng lực ở lĩnh vực này. Do vậy để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả ôn thi HSG tại trường THPT Yên Định 1 tôi đã chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh trường THPT Yên Định 1 cách trả lời các dạng câu hỏi phần địa lí tự nhiên đại cương lớp 10 trong ôn thi học sinh giỏi” để góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí nói chung và việc ôn thi học sinh giỏi nói riêng ở trường THPT Yên Định 1 ngày càng tốt hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Trong khuôn khổ của đề tài, tôi đưa ra các dạng câu hỏi trong phần địa lí tự nhiên đại cương để chọc sinh dễ phân biệt, xác định đúng được trọng tâm nội dung của câu hỏi và biết cách trình bày câu trả lời. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lí nói riêng và chất lượng dạy học nhà trường nói chung. Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương pháp dạy học bộ môn của mình một số bài học thực tiễn. Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của giáo viên và học sinh. Tạo đà phát triển cao hơn cho việc bồi dưỡng đội tuyển trong các năm học tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Cách giải các dạng câu hỏi bài tập phần địa lí tự nhiên đại cương dành cho ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí ở trường THPT Yên Định 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu đề tài: Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp toán học.
 Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, cụ thể hóa.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát sư phạm, điều tra, lấy ý kiến chuyên gia.
 Phương pháp toán học: xử lý thông tin, số liệu thu thập bằng định tính, định lượng.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Ôn thi HSG là cả một quá trình đòi hỏi sự nổ lực, phấn đấu không ngừng của cả thầy và trò, chính vì vậy trong quá trình bồi dưỡng HSG, Giáo viên cần chú trọng khơi gợi cho HS động cơ học tập giúp các em thấy được sự mâu thuẫn giữa những điều chưa biết với khả năng nhận thức của mình, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Từ đó kích thích các em phát triển tốt hơn. Con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu tư duy khi đứng trước một khó khăn cần phải khắc phục. Vì vậy giáo viên cần phải để học sinh thấy được khả năng nhận thức của mình với những điều mình đã biết với tri thức của nhân loại. 
 Từ những năm cuối của cấp hai, học sinh đã bộc lộ thiên hướng, sở trường và hứng thú đối với những lĩnh vực kiến thức, kĩ năng nhất định. Một số học sinh có khả năng và yêu thích với các môn khoa học tự nhiên, số khác lại thích thú với các môn khoa học xã hội, nhân văn khác. Ngoài ra còn có những học sinh thể hiện năng khiếu trong những lĩnh vực đặc biệt 
 Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh sẽ yêu thích môn học nếu được thầy cô định hướng chỉ bảo tận tình. Để giúp các em ôn thi học sinh giỏi tốt hơn và đạt kết quả cao hơn giáo viên cần tạo cho học sinh hứng thú học tập. Cần cho học sinh thấy được nhu cầu nhận thức là quan trọng, con người muốn phát triển cần phải có tri thức cần phải học hỏi. Qua đó người thầy cần biết phân loại, định hướng và có các biện pháp phát triển phù hợp với học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Đây là năm đầu tiên Sở GD-ĐT thực hiện thi chọn HSG cấp tỉnh môn Địa lí với kiến thức của lớp 10 và 11, cho nên thông qua việc kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm chọn đội tuyển của bộ môn Địa lí thì số học sinh có kết quả thi chưa cao. Trong số đó có những em có khả năng học tốt vẫn còn lúng túng trong lúc làm bài. Vì vậy mà kết quả đạt được chưa cao.
Bảng số liệu thi khảo sát chọn đội tuyển HSG môn Địa lí năm học 2017 - 2018
STT
Họ và tên
 Điểm thi
Đội tuyển
1
Ngô Yến Quỳnh
11,5
X
2
Vũ Thị Phúc
12,75
X
3
Lê Thị Lan
10,0
4
Lê Thu Hường
12,5
X
5
Trịnh Thị Liên
12,5
X
6
Lê Thị Ngọc Anh
11,5
X
7
Ngô Thị Liên
10,5
8
Nguyễn Thị Giang
9,5
9
Nguyễn Văn Bình
10,0
10
Đỗ Khắc Tài
11,0
 Các bài giảng ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí chưa thật sự phổ biến trong thư viện nhà trường nên quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Môn Địa lí là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội). Không phải là môn học thuộc lòng nên học sinh chưa thật sự yêu thích. Học sinh chưa nhận thức đúng, chưa có phương pháp học tập thích hợp. 
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
2.3.1.     Đối với học sinh
 Để học giỏi và đạt kết quả cao môn Địa lí, học sinh cần có phương pháp học tập sao cho thật khoa học, hợp lý như:
 Học sinh cần phải đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng thể hiện được kiến thức trọng tâm của bài, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp khi nghe thầy cô giảng bài học sinh sẽ tiếp thu bài nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay thầy cô những gì còn vướng mắc, chưa hiểu. Về nhà phải xem lại bài, làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập Địa lí. HS cần có lòng yêu thích môn học, có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này. Vậy bằng cách nào? Phải thường xuyên đọc sách Địa lí vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Địa lí như tham gia câu lạc bộ Địa lí ở trường, trên Internet, Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?"  trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn Địa lí dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải. Như vậy dần dần sẽ tìm thấy được những cái hay, cái thú vị của bộ môn này mà yêu thích nó.
        Rèn luyện cho mình một trí nhớ tốt vì có như thế mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó, hệ thống được những kiến thức cơ bản của những bài đã học.  Luôn tìm tòi, khám phá, mở rộng kiến thức. Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khóViệc làm bài tập nhiều sẽ giúp rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách thì mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức.
2.3.2. Đối với giáo viên
 Để công tác ôn luyện đội tuyển HSG đạt kết quả cao, bản thân người GV phải làm tốt được những yêu cầu sau đây:
 Thứ nhất, cần lựa chọn đúng đối tượng học sinh: Ngay từ đầu năm học cần tổ chức thi chọn lọc qua vài vòng loại để lựa chọn chính xác đối tượng học sinh vào bồi dưỡng.
        Giáo viên cần đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, không chỉ qua bài thi mà cả qua việc học tập bồi dưỡng hằng ngày. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, mà còn tránh bỏ sót học sinh giỏi và không bị quá sức đối với những em không có tố chất.
 Thứ hai, xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp với đối tượng HS: Hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, Internet,... song chương trình bồi dưỡng chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khoá. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt. Giáo viên cần soạn thảo nội dung bồi dưỡng dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khoá, tiến dần tới chương trình nâng cao (tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khoá, từ đó vận dụng để mở rộng và nâng cao dần).
         Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản tới nâng cao, từ đơn giản tới phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập củng cố. Ví dụ: Cứ sau 2, 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có một tiết luyện tập để củng cố kiến thức; và cứ sau 5, 6 tiết thì cần có một tiết ôn tập để củng cố khắc sâu. Khi soạn thảo một tiết học chúng ta cần có đầy đủ những nội dung:
          - Kiến thức cần truyền đạt.
          - Bài tập vận dụng.
          - Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự bài ở lớp).
2.3.3 Các dạng câu hỏi bài tập phần địa lí tự nhiên đại cương.
 Đối với các câu hỏi lý thuyết môn Địa lý, qua các kỳ thi HSG trong những năm gần đây thường có các dạng chủ yếu:
2.3.3.1. Dạng trình bày. 
 Đây là dạng câu hỏi đơn giản nhất, chỉ cần HS trình bày lại các kiến thức cơ bản, sắp xếp các kiến thức đó một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu các câu hỏi.
 Dạng trình bày (hay nói đơn giản là dạng câu hỏi thuộc bài) là dạng dễ nhất trong số các dạng câu hỏi lí thuyết. Đối với dạng này, cần chú ý một số yêu cầu sau đây:
 - Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản. Đây là yêu cầu tối thiểu bởi một lí do đơn giản là không nắm vững kiến thức cơ bản thì không thể làm bài thi. 
 - Tái hiện, sắp xếp kiến thức cơ bản và trình bày theo yêu cầu câu hỏi. Điều này chủ yếu nhằm làm cho bài làm đúng trọng tâm và rõ ràng.
 Các câu hỏi thuộc dạng trình bày rất đa dạng về nội dung. Khi cần kiểm tra kiến thức cơ bản của thí sinh, người ta có thể đưa ra câu hỏi ở bất cứ nội dung nào trong SGK Địa lí. Có thể nhận biết dạng câu hỏi trình bày qua các từ hoặc cụm từ như "trình bày", "phân tích","nêu" hoặc "như thế nào?", "thế nào?","gì?"... 
2.3.3.2. Dạng chứng minh. 
 Đây là dạng câu hỏi khó, đòi hỏi HS phải biết vận dụng các kiến thức cơ bản, để phân tích, chứng minh một hiện tượng địa lý nào đó.
 Dạng câu hỏi phân tích, chứng minh cũng là dạng câu hỏi thường gặp trong các đề thi HSG. Để đạt được kết quả tốt, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
 - Nắm vững kiến thức cơ bản là yêu cầu đầu tiên. Đối với dạng phân tích, chứng minh, ngoài lượng kiến thức còn phải sử dụng các số liệu chủ yếu liên quan tới yêu cầu câu hỏi. Tất nhiên, mọi dạng câu hỏi ít nhiều đều cần phải có số liệu để minh hoạ, nhưng dạng câu hỏi chứng minh lại đòi hỏi nhiều hơn. Khi cần phải chứng minh một điều gì đó, thì số liệu thống kê trở thành một trong những công cụ đắc lực nhất.
 - Biết cách sàng lọc, lựa chọn kiến thức để chứng minh. 
 - Đưa ra các bằng chứng dựa trên cơ sở kiến thức cơ bản. Chất lượng của bài thi trong trường hợp này phụ thuộc nhiều vào các bằng chứng có sức thuyết phục.
2.3.3.3. Dạng so sánh. 
 Dạng câu hỏi này yêu cầu HS phải nêu bật được sự giống nhau, khác nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng địa lý.
 Dạng câu hỏi so sánh là dạng tương đối khó, nhưng nếu như nắm vững cách giải thì không phải là không thể đạt được điểm cao. Đối với dạng này, cần đảm bảo được một số yêu cầu chủ yếu sau đây:
 - Trước hết, phải nắm vững kiến thức cơ bản. Đây là yêu cầu không chỉ đối với dạng so sánh, mà còn với tất cả các dạng câu hỏi khác, bởi vì không có kiến thức thì không thể trả lời câu hỏi.
 - Sau đó, cần biết cách hệ thống hoá, phân loại và sắp xếp kiến thức để dễ dàng cho việc so sánh. Vì thế, yêu cầu này đòi hỏi phải sắp xếp kiến thức theo từng nhóm để tiệncho việc xác định sự giống nhau và khác nhau.
 - Cuối cùng, biết cách khái quát hoá kiến thức để có thể tìm ra các tiêu chí so sánh. Việc xác định được các tiêu chí so sánh phù hợp với yêu cầu câu hỏi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp cho bài làm của thí sinh mạch lạc và đỡ bỏ sót ý. Phân loại các câu hỏi so sánh chỉ mang tính chất tương đối, nhưng lại có giá trị thực dụng cao
2.3.3.4. Dạng giải thích.
 Đây là một dạng khó, yêu cầu HS trả lời câu hỏi “Tại sao”. Để làm được, HS không chỉ đơn thuần nắm vững các kiến thức cơ bản mà còn phải biết vận dụng các kiến thức đó để giải thích một hiện tượng địa lý nào đó.
 Dạng câu hỏi giải thích thường xuyên xuất hiện trong các đề thi HSG. Đây là một dạng câu hỏi khó, đòi hỏi HS không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản, mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí (tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội).
 Muốn trả lời được câu hỏi này, yêu cầu HS phải:
 - Nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình và SGK . Cần lưu ý là việc nắm vững kiến thức khác với học thuộc lòng. Học thuộc lòng là ghi nhớ máy móc, thụ động. Còn nắm vững kiến thức là việc ghi nhớ chủ động, tìm mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau và vì vậy, nắm được bản chất của kiến thức đó.
 - Tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí theo yêu cầu câu hỏi. Nắm chắc kiến thức cơ bản mới chỉ là điều kiện cần,nhưng chưa đủ. Các hiện tượng địa lí luôn có các mối liên hệ qua lại với nhau,trong đó có mối liên hệ nhân quả.
 - Biết cách khái quát các kiến thức liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của chúng để tìm ra nguyên nhân. Đây là khâu mấu chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bài thi.
 Các câu hỏi thuộc dạng giải thích rất dễ nhận biết. Việc phân loại các câu hỏi chỉ mang tính chất tương đối nhằm giúp thí sinh nhanh chóng nhận dạng câu hỏi để từ đó chọn cách giải phù hợp.
2.3.4. Hướng dẫn trả lời các dạng câu hỏi cụ thể.
2.3.4.1. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi trình bày
 Trả lời các câu hỏi thuộc dạng trình bày không theo một mẫu nhất định nào cả. Dù là dễ vì chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, nhưng không được chủ quan và nhất là không để mất điểm ở các câu hỏi thuộc bài. 
 Các bước tiến hành :
 - Bước 1 : Nhận dạng câu hỏi. Việc nhận dạng ở đây khá dễ dàng và cơ sở của nó chủ yếu dựa vào hình thức câu hỏi như đã nêu ở trên. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, có trường hợp câu hỏi thuộc dạng so sánh lại rất giống (về hình thức) với dạng trình bày. Thí dụ: "Hãy trình bày (hoặc phân tích) sự khác biệt (hay sự giống nhau) giữa quy luật đai cao và quy luật địa ô". Về mặt hình thức,câu hỏi này hoàn toàn giống như câu hỏi thuộc dạng trình bày, nhưng rõ ràng cách giải lại phải theo dạng so sánh, bởi vì yêu cầu của câu hỏi là phải tìm ra sự khác nhau (hay giống nhau) giữa 2 quy luật. Như vậy, việc nhận dạng câu hỏi trình bày dù là dễ, nhưng không nên chủ quan. Cần đọc kĩ câu hỏi để tránh những sai sót không đáng có.
 - Bước 2 : là tái hiện kiến thức đã học và trả lời theo yêu cầu câu hỏi.
Đối với bước này, có thể nảy sinh 2 trường hợp:
 + Trường hợp thứ nhất, câu hỏi chỉ yêu cầu sử dụng kiến thức cơ bản thuần tuý dưới góc độ thuộc bài. Đây là trường hợp dễ nhất trong số tất cả các loại câu hỏi, nghĩa là chỉ cần thuộc bài là đủ. 
 + Trường hợp thứ hai, ngoài yêu cầu về kiến thức cơ bản, câu hỏi còn đòi hỏi ít nhiều phải tổng hợp, lựa chọn kiến thức.
Bài tập vận dụng.
Câu hỏi 1: Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa?
Hướng dẫn trả lời
- Bước 1: Nhận dạng câu hỏi, đây là dạng câu hỏi trình bày yêu cầu HS phải nêu được những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
- Bước 2: Tái hiện lại kiến thức đã học ở bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa. Để tìm ra những kiến thức cần trình bày như nhân tố khí áp, Frông, gió, dòng biển và địa hình. Cụ thể:
1. Khí áp
- Khu vực áp thấp thường mưa nhiều.
- Khu vực áp cao thường mưa ít hoặc không mưa.
2. Frông
- Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh nên dẫn đến nhiều loạn không khí và sinh ra mưa.
- Miền có frông nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều
3. Gió
- Mỗi loại gió khác nhau gây mưa khác nhau: 
+ Những vùng nằm sâu trong nội địa, không có gió từ đại dương đưa vào nên ít mưa.
+ Gió Tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều.
+ Miền chịu ảnh hưởng của gió mùa mưa nhiều vì trong 1 năm có nửa năm gió thổi từ đại dương vào lục địa.
+ Miền chịu ảnh hưởng của gió mậu dich mưa ít vì gió mậu dịch khô.
4. Dòng biển
Ở ven các đại dương:
- Nơi có dòng biển nóng chảy qua mưa nhiều.
- Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thường mưa ít.
5. Địa hình
- Cùng 1 sườn núi đón gió, càng lên cao mưa càng nhiều, nhưng tới một độ cao nào đó thì lượng mưa lại giảm.
- Cùng 1 dãy núi thì sườn đón gió ẩm mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
Câu hỏi 2: Trình bày các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất. Nêu ý nghĩa của sự tuần hoàn đó?
Hướng dẫn trả lời
- Bước 1: Nhận dạng câu hỏi, đây là dạng câu hỏi trình bày yêu cầu HS phải trình bày được đặc điểm vòng tuần hoàn của nước. 
- Bước 2: Tái hiện lại kiến thức đã học ở mục I bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất. Dựa theo hình 15 - Sơ đồ tuần hoàn của nước để tìm ra những kiến thức cần trình bày đặc điểm vòng tuần hoàn nhỏ, vòng tuần hoàn lớn. Sau đó tổng hợp kiến thức để nêu được ý nghĩa của vòng tuần hoàn. Cụ thể:
* Các vòng tuần hoàn nước trên mặt đất:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước từ biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa và rơi xuống biển và đại dương.
- Vòng tuần hoàn lớn: Nước biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào lục địa. Ở vùng núi thấp, vĩ độ thấp, mây gặp lạnh tạo thành mưa. Ở vùng núi cao, vĩ độ cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết. Nước mưa và tuyết tan, theo sông suối và nước ngầm trở về biển và đại dương, rồi tiếp tục bốc hơi...
* Ý nghĩa của sự tuần hoàn:
- Thúc đẩy quá trình trao đổi vật chất và năng lượng góp phần duy trì sự sống trên trái đất.
- Phân phối, điều hòa lại nguồn nhiệt, ẩm giữa đại dương và lục địa.
- Tác động sâu sắc đến khí hậu, thủy văn, thay đổi địa hình, cảnh quan trên Trái Đất.
2.3.4.2. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi chứng minh
 Các bước tiến hành:
- Bước 1: Đọc kĩ và nhận dạng câu hỏi. Vấn đề cần chú ý là xem câu hỏi yêu cầu phải chứng minh cái gì: về tự nhiên hay về kinh tế - xã hội, về ngành hay về vùng... Việc nhận dạng chính xáccâu hỏi là tiền đề quan trọng để định hướng và lựa chọn cách giải phù hợp.
- Bước 2: Hệ thống hoá kiến thức liên quan đến câu hỏi. 
- Bước 3: Sử dụng kiến thức cơ bản và đã chọn lọc để chứng minh theo yêu cầu của câu hỏi. Vấn đề then chốt là phải tìm ra đượ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_truong_thpt_yen_dinh_1_cach_tra_loi.doc