SKKN Hướng dân học sinh tập luyện nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn đối với học sinh trường PTDTBT - THCS Xuân Chinh

SKKN Hướng dân học sinh tập luyện nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn đối với học sinh trường PTDTBT - THCS Xuân Chinh

Trong sự nghiệp đổi mới nhằm tiến đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh thì yếu tố con người luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Trong hình mẫu và phẩm chất con người, thể lực và thể chất đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Vì thế mỗi quốc gia đều chú trọng đến công tác thể dục thể thao và đưa nền Thể Dục Thể Thao của nước mình lên tầm cao mới. Thể dục thể thao được sử dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện: “Con người thường phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Với tư cách là một trong những bộ phận giáo dục toàn diện, thể dục trong nhà trường THCS có một ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác như: Đức dục, trí dục, mỹ dục và lao động.

 Điền kinh là một môn thể thao phong phú và đa dạng, không những có tác dụng tăng cường sức khoẻ cho người tập mà còn là cơ sở để phát triển các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo Để phát triển được thành tích thể thao nói chung và điền kinh nói riêng thì ta phải có phương pháp huấn luyện đối với từng nội dung cụ thể.

 Chạy cự ly ngắn là một trong những nội dung chính của một môn thể thao trong trường trung học, bao gồm các cự ly từ 60m đến 400m. Trong đó chạy 100m, 200m, 400m là các nội dung thi chính thức trong các Đại hội Olympic và các cuộc thi đấu lớn. Thành tích đạt được trong chạy cự ly ngắn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thể lực như: Sức mạnh, tốc độ, sức bền Để các em học sinh trong trường THCS rèn luyện và phát huy được các yếu tố thể lực trên, chúng ta phải có phương pháp huấn luyện như thế nào cho hợp lý.

 Trước tình hình trên tôi đã tìm hiểu và đưa ra ý tưởng xây dựng đề tài: “Hướng dẫn học sinh tập luyện nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn đối với học sinh trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh”.

 

doc 12 trang thuychi01 5390
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dân học sinh tập luyện nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn đối với học sinh trường PTDTBT - THCS Xuân Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1.Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
2
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2.1. Thuận lợi
4
2.2.2. Khó khăn
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
2.3.1. Giải pháp chung
5
2.3.2. Giải pháp cụ thể 
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp va nhà trường.
8
3. Kết luận, kiến nghị
9
3.1. Kết luận
9
3.2. Kiến nghị 
10
 	HƯỚNG DÂN HỌC SINH TẬP LUYỆN NÂNG CAO THÀNH TÍCH 
TRONG CHẠY CỰ LY NGẮN ĐỐI VỚI HỌC SINH 
TRƯỜNG PTDTBT-THCS XUÂN CHINH
1.Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới nhằm tiến đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh thì yếu tố con người luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Trong hình mẫu và phẩm chất con người, thể lực và thể chất đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Vì thế mỗi quốc gia đều chú trọng đến công tác thể dục thể thao và đưa nền Thể Dục Thể Thao của nước mình lên tầm cao mới. Thể dục thể thao được sử dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện: “Con người thường phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Với tư cách là một trong những bộ phận giáo dục toàn diện, thể dục trong nhà trường THCS có một ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác như: Đức dục, trí dục, mỹ dục và lao động.
	Điền kinh là một môn thể thao phong phú và đa dạng, không những có tác dụng tăng cường sức khoẻ cho người tập mà còn là cơ sở để phát triển các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo Để phát triển được thành tích thể thao nói chung và điền kinh nói riêng thì ta phải có phương pháp huấn luyện đối với từng nội dung cụ thể.
	Chạy cự ly ngắn là một trong những nội dung chính của một môn thể thao trong trường trung học, bao gồm các cự ly từ 60m đến 400m. Trong đó chạy 100m, 200m, 400m là các nội dung thi chính thức trong các Đại hội Olympic và các cuộc thi đấu lớn. Thành tích đạt được trong chạy cự ly ngắn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thể lực như: Sức mạnh, tốc độ, sức bền  Để các em học sinh trong trường THCS rèn luyện và phát huy được các yếu tố thể lực trên, chúng ta phải có phương pháp huấn luyện như thế nào cho hợp lý.
	Trước tình hình trên tôi đã tìm hiểu và đưa ra ý tưởng xây dựng đề tài: “Hướng dẫn học sinh tập luyện nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn đối với học sinh trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Muốn đạt hiệu quả cao trong dạy học môn Thể dục nói chung và nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn đối với học sinh trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh nói riêng đòi hỏi không chỉ kiến thức của người thầy phải vững, phải sâu, phải có phương pháp phù hợp, mà còn đòi hỏi ở người thầy: kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm thật khéo léo. Với đối tượng học sinh THCS các em đã bắt đầu có biểu hiện của lứa tuổi “ tập làm người lớn” nên lời khen, lời động viên đối với các em phát huy hiệu quả không nhỏ. Bởi nó đã tác động vào thế giới tâm lý, tình cảm của các em khiến nảy sinh hứng thú về vấn đề đang được đặt ra hướng các em đến những hành vi tự giác, chủ động và tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức. Đặc biệt đối với những học sinh có biểu hiện chán học hoặc khó tiếp thu hoặc không có tinh thần tiếp thu kiến thức sẽ khiến các em rơi vào tình trạng học sa sút. Bởi vậy giáo viên phải dùng cái tâm của mình để giúp các em vượt qua trở ngại này vươn lên trong học tập. Khi ấy người giáo viên thực sự dành cho các em một sự động viên, khích lệ kịp thời để tạo ra một bước đột phá trong học tập. Khi xác định được mục đích, ý nghĩa lớn lao của vấn đề này mới có thể xây dựng được phương pháp phù hợp nhất. Bởi vậy hướng dẫn học sinh tập luyện nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn đối với học sinh là một nội dung có tính chất quan trọng và lâu dài đối với nhà trường, đối với giáo viên dạy thể dục. Khi xây dựng SKKN này bản thân tôi hướng đến mục đích cụ thể đó là: 
- Nhằm củng cố, đúc kết kinh nghiệm về môn chạy ngắn, đem lại thành tích cao cho học sinh trong các kì thi
- Từng bước nâng cao kết quả trong công tác giảng dạy và huấn luyện nội dung chạy ngắn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Hướng dẫn học sinh tập luyện nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn đối với học sinh THCS. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp điều tra học sinh
Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp kiểm tra đánh giá.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
 Trong sự nghiệp đổi mới của dân tộc ta. TDTT có một vị trí vô cùng quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Điều này được thể hiện trong văn kiện hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (4-1-1993) đã nêu “Những quan điểm chỉ đạo lớn của Đảng và Nhà nước đổi mới công tác này được chăm lo phát triển sự nghiệp TDTT, coi đó là biện pháp hàng đầu để tăng cường sức khoẻ”. Nhân tố con người được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, xem là vốn quý nhất trong xã hội. Nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.Bác Hồ đã nói “Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa thì trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa (XHCN)”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh". Vậy ngay trong những bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ hiện nay TDTT trước hết chủ yếu gắn với sự nghiệp đào tạo con người và phục vụ con người. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta chú trọng và đầu tư phát triển TDTT cho quần chúng nhân dân và có những bước chuyển mạnh mẽ. Nghị quyết ban chấp hành Trung ưng khoá VII đã chỉ rõ “ Đổi mới phương pháp ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII tiếp tục khẳng định “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện, thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Năm học 2016 - 2017 là năm học đã và đang tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải đổi mới cách dạy ở nội dung chạy nhanh sao cho thích hợp với từng đối tượng học sinh để phát huy tính tích cực của học sinh. Thể lực của học sinh luôn là một vấn đề được đặc biệt quân tâm của giờ thể dục, là một tiêu chí đánh giá xếp loại học sinh. Tuy nhiên trong giờ dạy thể lực luôn gặp những hạn chế.
	- Học sinh chưa nhận thức tầm quan trọng của nội dung chạy nhanh nhằm nâng cao thể lực cho mình. Hiện nay do yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi học sinh phải chủ động sáng tạo tích cực, tự giác để tiếp thu tốt các bài học trên lớp nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực cho bản thân. Do vậy việc lựa chọn bài tập phù hợp với kiểu bài và phát huy được sự yêu thích môn học đối với học sinh là một vấn đề rất quan trọng. Xuất phát từ những lí do trên đã thôi thúc tôi chọn sáng kiến “ Hướng dẫn học sinh tập luyện nâng cao thành tích trong chay cự ly ngăn đối tương học sinh trường PTDTBT- THCS Xuân Chinh” mà tôi đã áp dụng và theo dõi nhiều năm tại trường.
- Muốn học tốt các môn Thể dục thể chất nói chung và môn Điền kinh nói 
riêng. Đặc biệt là nội dung chạy nhanh để giúp các em phát triển đều đặn những nhóm cơ chủ yếu tạo điều kiện hình thành tư thế đứng đắn, điều chỉnh linh hoạt sự vận động của cơ thể trong quá trình học tập và luyện tập phải nói đến môn chạy nhanh. Tại sao trong khi luyện tập học sinh thường sợ các môn chạy?
 - Vì chạy ngắn khả năng duy trì hoạt động sức nhanh mạnh, hoạt động với cường độ cao. Do đó cần phải giúp các em giảm bớt lo sợ khi luyện tập chạy nhanh để các em thoải mái hưng phấn trong khi luyện tập tức là giúp các em phân biệt được sức nhanh va sức manh chuyên môn. Là một tố chất thể lực cần phải phân phối sức cho hợp lý phù hợp với nội dung.
- Học sinh các trường THCS, ngoài việc học tập các môn văn hóa để phát triển trí tuệ, thì việc học bộ môn Thể dục, tập luyện TDTT thường xuyên ở nhà, nhằm nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật và phục vụ lao động sản xuất. Đây là một nhu cầu không thể thiếu đối với bản thân của mỗi học sinh.
- Thực hiện kế hoạch thường xuyên của ngành và kế hoạch cụ thể hằng năm của Nhà trường về giảng dạy bộ môn Thể dục chính khóa 2 tiết/tuần.
- Nhiệm vụ dạy học chính trong môn chạy nhanh là rèn luyện kỹ thuật và rèn luyện sức nhanh cho học sinh, đồng thời phát hiện học sinh năng khiếu để bồi dưỡng.
- Sân bãi tập luyện khá tốt nên học sinh thực hiện đảm bảo đủ cự ly quy định. 
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi
Nhà trường, phụ huynh, chính quyền địa phương quan tâm rất lớn, đầu tư rất lớn đến phong trào thể thao của trường.
Giáo viên có trình độ chuyên môn thể dục thể thao đảm bảo các yếu tố để phát triển phong trào thể thao, giáo dục thể chất ở trong và ngoài nhà trường.
Điều kiện cơ sở vật chất dần dần được cải thiện (ví dụ: Sân bóng chuyền, đường chạy nhanh quanh khu vực sân bóng đá đã hoàn thành), học sinh, phụ huynh ngày càng nhìn nhận được tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với cơ thể.
2.2.2. Khó khăn
- Cơ sở vật chất kỹ thuật không đáp ứng được yêu cầu của tiết dạy.
- Thiết bị đồ dùng luyện tập còn thiếu, hay chất lượng kém .
 	- Học sinh chưa phát huy tính tích cực và tự giác ở nội dung chạy nhanh do nhàm chán các bài tập.
- Chưa có bộ bàn đạp của nội dung học chay ngắn
- Mặt bằng sân tập còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu của môn học.
2.2.2.1. Với giáo viên 
 - Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng các đổi mới phương pháp dạy học vì thế còn nhiều hạn chế trong quá trình phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy nhanh .
2.2.2.2. Với học sinh
Về chất lượng đại trà
Thông qua chất lượng kiểm tra của năm học 2015 – 2016 tại Trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh quả kiểm tra môn chạy nhanh Nữ 80m Nam 100m mét kết quả như sau:
Khối 
Sĩ số
Điểm
Đ
CĐ
SL
%
SL
%
6-7
67 em
51
76,1
16
23,9
8-9
58 em
48
82,7
10
17,3
Về chất lượng mũi nhọn năm học 2015-2016
Số lượng học sinh
Giải tuyến huyện nội dung chạy nhanh
Nhất
Nhì
Ba
Khuyến khích
8
0
1
2
2
 	Ở khối 6;7- 8; 9 Hai khối này việc rèn luyện thể lực là rất quan trọng đến sự phát triển của các em. Thông qua số liệu đó tôi nhận ra tỷ lệ học sinh loại chưa đạt là khá cao, còn về chất lượng mũi nhọn thì có đạt nhưng chưa cao. 
 Đa số các em chưa ý thức cao việc luyện tập đặc biệt là môn chạy nhanh.Tài liệu tham khảo còn thiếu ảnh hưởng đến quá trình tập luyện và sự hứng thú luyện tập ở nội dung chạy nhanh. Đặc biệt tình trạng học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu về thể lực vẫn còn nhiều. Trong các giải TDTT của ngành thể thao cấp tỉnh trường tôi không bao giờ có giải trong nội dung thi chạy nhanh từ đó việc cấp thiết là tạo cho các em hứng thú luyện tập thể lực ở trường cũng như ở nhà, trong và ngoài tiết học.Trên thực tế tại trường tôi các em học sinh thường e ngại phải luyện tập các môn chạy, đến kỳ kiểm tra lại cố quá sức nên cũng dễ xảy ra hiện tượng quá mệt thậm chí choáng ngất do đặc thù của bộ môn, vì thế vấn đề cần giải quyết là phải làm sao để cho học sinh có hứng thú và ham thích, biết cách luyện tập chạy nhanh. Từ những vấn đề trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp chung
	Chạy cự li ngắn có những đặc trưng của nó, trong phát triển sức nhanh cho học sinh ta cần chọn các nhóm bài tập.
Bài 1: Bài tập rèn luyện phản ứng nhanh
Trong khi giảng dạy chạy cự ly ngắn tôi cho các em xuất phát ở nhiều tư thế khác nhau và phương hướng khác nhau, các bài tập chạy biến tốc ( Theo tín hiệu hoặc thay đổi tốc độ trên những đoạn đường quy định)
Bài 2: Rèn luyện khả năng tăng tốc
	Là khả năng thắng lực cản bằng tốc độ nhanh nhất. Trong giảng dạy tôi áp dụng vào phần xuất phát chạy lao.
	Xuất phát sau đó chạy nhanh hết sức từ 5m – 10m – 15m
	Các trò chơi chạy tiếp sức, tập thể lực nhẩy dây.
 Một số bài tập rèn luyện sức mạnh cổ chân như bật xa tại chỗ, bật nhẩy cóc.
Bài 3: Rèn luyện tốc độ cao nhất 
	Trong các giờ dạy tôi áp dụng thực hiện rèn luyện tốc độ và gây hứng thú kích thích học sinh luyện tập yêu cầu các em chạy hết sức mình 
00000 I -------------I ---------------------------------------------------I
 X 30m - 40m X
 Người phát lệnh GV bấm giờ
Bài 4: Rèn luyện sức nhanh bền
Cho các em chạy tăng tốc
00 -----------------------------------------------------------------
00 -----------------------------------------------------------------
00 ------------------------------------------------------------------
00 ------------------------------------------------------------------
Rèn luyện cho các em chạy trên đường thẳng có vạch vôi để chạy thẳng hướng, đánh dấu mốc để năng cao tần số và độ dài bước chạy 	
+ Phát triển tần số bước. 
00000 I---------------------I--------0--------0--------0---------
 5m 1,2 – 1,5 m
 	+ Phát triển độ dài bước chạy 
00000 I ----------------------I ---------0---------0----------0--------
 1,5 – 1,7m
-Tập guồng chân với tốc độ cao nhất trong thời gian 10s, 12s, 14s, 16s, 18s
-Chạy tốc độ cao 60m.
-Một số trò chơi và các bài tập phát triển sức mạnh của chân: lò cò tiếp sức, bật nhẩy cóc, chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức 
Với lý luận phân tích, các bài tập đưa ra cụ thể tôi đưa phương pháp giảng dạy chạy kỹ thuật cự ly ngắn vào trong giờ học (Giáo viên làm mẫu cho học sinh, quan sát tranh vẽ và phân tích cụ thể để học sinh nắm bắt kỹ thuật động tác ) sau đó cho các lớp luyện tập trong các giờ học chính khoá.
2.3.2. Giải pháp cụ thể 
+ Giai đoạn huấn luyện ban đầu
	Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là phát triển thể lực toàn diện cho các em học sinh, dạy cho các em những bài tập khác nhau, gây cho các em sự ham thích về môn chạy ngắn. Trong giai đoạn huấn luyện ban đầu có các bài tập nhằm phát triển tổng hợp các tố chất thể lực của học sinh. Tần số động tác là một trong những chỉ số chủ yếu của tốc độ, vì vậy trong các buổi tập cần ưu tiên phát triển sức nhanh, sức bền. 
 Cụ thể là các bài tập
 Bài tập	 Chỉ tiêu (giây)
	 Nam	 Nữ
-Chạy 30m xuất phát cao	 5'0 – 4,5 	 5,5 – 5,0
-Chạy 30m tốc độ cao	 4,5 – 4,0	 5,0 – 4,5
-Chạy 60m xuất phát cao	 9,0 – 8,6	 9,5 – 9,0
-Chạy 100m 	 12,7 – 12,3 13,5 – 13,0
+ Giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu
	Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là huấn luyện thể lực toàn diện, nâng cao mức độ chịu đựng chung của cơ thể, tạo được vốn kỹ năng vận động, tăng tri thức để hình thành những nền tảng ban đầu của tài năng thể thao. Đặc điểm 
của giai đoạn này là sử dụng các phương tiện huấn luyện.
- Huấn luyện tốc độ
	Để huấn luyện tốc độ không nên cho các em chạy với tốc độ cực đại quá nhiều. 
Có thể áp dụng các bài tập
Bài tập	Chỉ tiêu (giây)
	 Nam	 Nữ
Chạy tăng tốc 30m 3,8 – 4,0	 4,5 – 4,8
Chạy biến tốc 200m
100m nhanh, 100m chậm	 93	 130
Chạy bền: 	 1’30’’ – 1’45’’ 1’30,, - 1,35
Ngoài ra, việc sử dụng những bài tập khác nhau trong những tình huống thay đổi cũng rất hiệu quả. Có thể sử dụng các môn bóng (bóng đá, bòng bàn) đòi hỏi phải thể hiện sức nhanh, các bài tập với bóng nhồi (2 - 5 kg), nhảy xa với đà ngắn. 
- Huấn luyện về thể lực
	 Gồm có các bài tập
-Chạy lên dốc, chạy lên bậc cầu thang.
-Bài tập đứng lên, ngồi xuống: nam 30 lần ; nữ 20 lần.
-Bài tập bật nhảy đổi chân: Nam 30 lần, nữ 20 lần
-Bài tập phát triển cơ lưng cơ bụng:
+ Tập cơ bụng: Nam 30 lần, nữ 20 lần.
+ Tập cơ lưng: Nam 30 lần, nữ 20 lần
-Bài tập với tạ gánh 20 kg bật nhảy đổi chân: Nam 20 lần, nữ 15 lần.
+ Giai đoạn chuyên môn hoá sâu
	-Nhiệm vụ của giai đoạn là hoàn thiện về thể lực, kỹ thuật của vận động viên chạy ngắn.
	-Đặc điểm của giai đoạn này là tính chuyên môn hoá được thể hiện rõ hơn. Tỷ trọng huấn luyện chuyên môn về thể lực, kỹ thuật, tâm lý được tăng lên đáng kể. Khối lượng và cường độ của các phương tiện chủ yếu tăng nhiều hơn so với giai đoạn trước. Điều này diễn ra không chỉ do huấn luyện chung mà con do ưu tiên tăng số lượng các bài tập huấn luyện chuyên môn và thi đấu.
- Huấn luyện sức nhanh tốc độ
 Trong giai đoạn này, để huấn luyện sức nhanh nên sử dụng các bài tập:
- Chạy trong các điều kiện khó khăn như chạy lên dốc (40 - 80). 
- Chạy trong các điều kiện dễ dàng hơn (chạy xuống dốc, chạy có sử dụng sức kéo nhân tạo ). 
- Chạy trên cát.
- Chạy tăng tốc 30m :	 Nam 3’’30 – 3’’35
 Nữ : 4’’35 – 4’’40
- Chạy tốc độ 50m: Nam : 5’’40 – 5’’45
	 Nữ:	6’’35 – 6’’40	
- Chạy xuất phát thấp: 02 lần.
- Chạy xuất phát thấp có dây chun 30m : 05 lần.
- Chạy xuất phát thấp 120m : Nam : 15’’3 – 15’’5
 	 Nữ : 16’’5 – 16’’8
 Chạy 200m 	Nam : 25’’ – 25’’2
 	Nữ : 30’’ – 30’’3
 Chạy 400m 	Nam: 60’’ – 62’’
 	Nữ: 68’’ – 70’’
+ Giai đoạn hoàn thiện
	Nhiệm vụ của giai đoạn này là hoàn thiện về thể lực cũng như kỹ thuật trong chạy cự ly ngắn để chuẩn bị cho vận động viên thi đấu.
	Đặc điểm của giai đoạn này là trình độ chuyên môn của các vận động viên chạy ngắn càng cao, lượng vận động trong huấn luyện tương ứng với thi đấu càng lớn và việc tuân theo nguyên tắc thích hợp cũng nghiêm ngặt. Vì vậy chúng ta cần đặc biệt thận trọng điều hoà mối quan hệ giữa khối lượng và cường độ của lượng vận động trong huấn luyện.
	Khối lượng chủ yếu của các bài tập trong giai đoạn này là nhằm nâng cao tốc độ chạy cực đại và hoàn thiện chạy lao sau xuất phát được thể hiện trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn. Áp dụng các bài chạy đủ khối lượng, đủ cự ly như: Chạy 100m, 200m, 400m với toàn bộ kỹ thuật.
	- Chạy 30m xuất phát thấp : 	 Nam : 3’’15 - 3’’20
	 Nữ : 3”20 - 3”23
	- Chạy 50m, 100m xuất phát thấp:
	- Chạy 50m: 	Nam 5”30 - 5”35
	 	Nữ 6”80 - 6”90
	- Chạy 100m: 	Nam 12” - 12”2
	 	Nữ 14” = 14”50
- Chạy 200m: 	Nam 25” - 25”3
 	 Nữ 28” - 29”
	- Chạy 400m: 	Nam 59” - 60”
	 	Nữ 65” - 70”
Một trong những điều cần chú ý là sau khi hoàn thành quá trình huấn luyện cần cho học sinh nghỉ 1 - 2 tuần trước khi kiểm tra hoặc thi đấu.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp va nhà trường.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tỷ lệ học sinh hiểu bài, tích cực tập luyện tăng lên, các em hứng thú và tích cực học tập hơn. 
+ Về chất lượng
 	Việc rèn luyện sức nhanh là rất quan trọng đến sự phát triển của các em. Thông qua số liệu đó tôi nhận ra tỷ lệ học sinh loại chưa đạt là khá cao. Sau một thời gian thực hiện đề tài tôi đã thu được một số kết quả đáng khích lệ so với những năm trước như sau: 
Cuối năm : Năm học 2016 – 2017.
Khối 
Sĩ số
Điểm
Đ
CĐ
SL
%
SL
%
6-7
76 em
76
100%
0
0%
8-9
68 em
68
100%
0
0%
+ Về thành tích học sinh giỏi và mục tiêu
-Trong năm học 2016-2017 tôi đều có học sinh giỏi đạt giải môn chạy nhanh cấp huyện
Số lượng học sinh
Giải tuyến huyện nội dung chạy nhanh
Nhất
Nhì
Ba
Khuyến khích
8
1
1
2
1
- Mục tiêu những năm tới bộ môn phấn đấu có học sinh giỏi cấp tỉnh.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua quá trình giảng dạy tại trườn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_tap_luyen_nang_cao_thanh_tich_trong.doc