SKKN Hướng dẫn học sinh sưu tầm những mẩu chuyện liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ để học bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) ( Lịch sử lớp 11 THPT) nhằm nâng cao hứng thú học tập và giáo dục t

SKKN Hướng dẫn học sinh sưu tầm những mẩu chuyện liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ để học bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) ( Lịch sử lớp 11 THPT) nhằm nâng cao hứng thú học tập và giáo dục t

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập của kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Người lao động phải có sự say mê, cần cù sáng tạo, khả năng thích ứng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Để có được nguồn nhân lực trên đòi hỏi các môn học trong các nhà trường phổ thông ngoài việc dạy cho học sinh những kiến thức bộ môn còn phải hướng tới giáo dục kĩ năng, gắn việc học kiến thức vào thực tiễn. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII ( 1- 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII ( 12- 1996), và được thể chế hóa trong Luật giáo dục sửa đổi, ban hành ngày 27/6/2005, điều 24 đã ghi rõ “ bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.

Bộ môn lịch sử là môn học có ưu thế và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục những con người toàn diện về cả mặt nhận thức, tư tưởng, tình cảm cũng giáo dục cho các em sự cần cù, khả năng tư duy tìm tòi sáng tạo. Đặc biệt, thông qua các bài học, các chuyên đề liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ, các bài học, các chuyên đề về kinh tế, về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong các bài học, các chuyên đề liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ nhất là nội dung lịch sử của những ngày đầu hành trình tìm đường cứu nước của Bác có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục học sinh tính cần cù, tinh thần yêu lao động, ý thức tự học. Việc để học sinh tìm tòi những mẩu chuyên liên quan đến những năm đầu hoạt động cách mạng ở nước ngoài của Bác, không những gây hứng thú cho học sinh mà còn tác động rất lớn đến tình cảm, sự khâm phục của bản thân đối với Bác.

 

doc 18 trang thuychi01 7480
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh sưu tầm những mẩu chuyện liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ để học bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) ( Lịch sử lớp 11 THPT) nhằm nâng cao hứng thú học tập và giáo dục t", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
Nội dung
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2. PHẦN NỘI DUNG
4
2.1. Cơ sở nghiên cứu
4
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng viết sáng kiến
5
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
10
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
10
3.1. Kết luận
10
3.2. Kiến nghị
12
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập của kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Người lao động phải có sự say mê, cần cù sáng tạo, khả năng thích ứng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Để có được nguồn nhân lực trên đòi hỏi các môn học trong các nhà trường phổ thông ngoài việc dạy cho học sinh những kiến thức bộ môn còn phải hướng tới giáo dục kĩ năng, gắn việc học kiến thức vào thực tiễn. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII ( 1- 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII ( 12- 1996), và được thể chế hóa trong Luật giáo dục sửa đổi, ban hành ngày 27/6/2005, điều 24 đã ghi rõ “ bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Bộ môn lịch sử là môn học có ưu thế và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục những con người toàn diện về cả mặt nhận thức, tư tưởng, tình cảm cũng giáo dục cho các em sự cần cù, khả năng tư duy tìm tòi sáng tạo. Đặc biệt, thông qua các bài học, các chuyên đề liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ, các bài học, các chuyên đề về kinh tế, về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm... Trong các bài học, các chuyên đề liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ nhất là nội dung lịch sử của những ngày đầu hành trình tìm đường cứu nước của Bác có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục học sinh tính cần cù, tinh thần yêu lao động, ý thức tự học. Việc để học sinh tìm tòi những mẩu chuyên liên quan đến những năm đầu hoạt động cách mạng ở nước ngoài của Bác, không những gây hứng thú cho học sinh mà còn tác động rất lớn đến tình cảm, sự khâm phục của bản thân đối với Bác. 
 Phương pháp sử dụng một số mẩu chuyện về hành trình tìm đường cứu nước của Bác, có tác dụng rất lớn trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh và có ý nghĩa lớn đến tư tưởng, tình cảm thái độ của học sinh. Đây là nội dung kiến thức cơ bản, trong tâm trong chương trình lịch sử 11. Đối với giáo viên, người dạy rất chú trọng đến nội dung kiến thức này nhất là giáo viên ôn học sinh giỏi. Tuy nhiên, bài học có nội dung kiến thức liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Bác lại thuộc bài gần cuối của chương trình lịch sử lớp 11. Đây là thời điểm gần cuối năm, nên rất nhiều học sinh nhất là học sinh thuộc các vùng đặc biệt khó khăn sẽ sao nhãng, uể oải trong học tập. Đây cũng là thời điểm nhiều giáo viên chỉ chú trọng tập trung ôn thi trung học phổ thông quốc gia cho học sinh khối 12, nên việc tìm tòi các phương pháp hữu hiệu để đưa vào bài giảng lịch sử lớp 11 có lẽ không được chú trọng nhiều. Do vậy, để gây sự tò mò, hứng thú trong học tập cho học sinh trong các giờ học lịch sử gần cuối năm, ngoài các phương pháp tích cực mà giáo viên áp dụng trên lớp vào tiết dạy như dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng dạy học tranh ảnh thì phương pháp giao nhiệm vụ cho học sinh tìm và thuyết trình những mẩu chuyện liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Bác tôi thiết nghĩ là một trong những phương pháp đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh sưu tầm những mẩu chuyện liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ để học bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) ( Lịch sử lớp 11 THPT) nhằm nâng cao hứng thú học tập và giáo dục tinh thần tự học, lòng yêu lao động cho học sinh THPT”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Phương pháp giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh sưu tầm những mẩu chuyên liên quan đến những năm đầu hoạt động cách mạng ở nước ngoài của Bác Hồ, không những gây hứng thú cho học sinh mà còn tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần tự giác trong lao động của học sinh, là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử. Trong quá trình dạy học sử dụng những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ có một ý nghĩa vô cùng lớn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần to lớn nâng cao chất lượng học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh tìm hiểu những câu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ được xem là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.
Những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ có khả năng gây ấn tượng sâu sắc nhất với học sinh. Nhiều mẩu chuyện không những chứa đựng nội dung lịch sử mà còn có tác dụng lớn trong việc làm phong phú đời sống tâm hồn, có sức lay động, cổ vũ trong việc định hướng suy nghĩ và hành động của học sinh . Thông qua việc tìm hiểu những những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ trong quá trình tìm đường cứu nước học sinh không chỉ có những phút giây thư giãn trong học tập mà còn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong giờ học, tạo ra cho không khí giờ học sôi nổi, học sinh rèn luyện cho mình được tinh thần hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau để giải quyết được nội dung của bài học. Qua đây học sinh có cơ hội để thể hiện năng lực của bản thân và nâng cao năng lực giao tiếp của mình, từ đó rút ra được kết luận đúng đắn, những cách ứng xử phù hợp
Hơn nữa, bài học có nội dung kiến thức liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Bác là một một trong những nội dung trọng tâm trong chương trình. Vì vậy, sử dụng phương pháp yêu cầu học sinh tìm hiểu những những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ trong quá trình tìm đường cứu nước sẽ giúp bài giảng của giáo viên sinh động, hấp dẫn, qua đó giúp các em khắc sâu kiến thức bài học.
Thông qua tìm hiểu đề tài này giúp tôi có thể nắm được lý luận dạy học bộ môn nói chung và lý luận về sử dụng chuyện kể vào bài giảng nói riêng để từ đó vận dụng vào việc dạy học lịch sử của mình ở trường phổ thông .
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này, tôi chọn bài: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) ( Lịch sử lớp 11 THPT) để vận dụng. Tìm hiểu nội dung những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ trong quá trình tìm đường cứu nước sẽ giúp các em học sinh có thể nhận thức được hiện tượng lịch sử một cách chân thực nhất, thấy được sự vĩ đại, nhưng lại rất gần gũi và bình dị của Bác Hồ kính yêu. Từ đó tạo nên sự hứng thú trong học tập lịch sử góp phần giáo dục các em phát triển toàn diện về cả cả về kiến thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ và phát triển kĩ năng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp trực quan ( Trực tiếp quan sát giờ dạy của các giáo viên trường phổ thông).
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành soạn và thực nghiệm các tiết dạy cụ thể để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của việc lồng ghép kể chuyện trong dạy học lịch sử.
- Phương pháp kể chuyện lịch sử.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến:
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Càng giao lưu, hội nhập quốc tế, càng cần thiết phải giữ vững bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu lao động, tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm công dân. Trên cơ sở tri thức lịch sử dân tộc và hiểu biết quốc tế, bộ môn Lịch sử có ưu thế đặc biệt trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Do đặc trưng môn Lịch sử khác với các môn học khác trong chương trình dạy học ở phổ thông đó là các em không được trực tiếp chứng kiến sự kiện lịch sử đó trực tiếp vì lịch sử không lặp lại, không biểu diễn được trong phòng thí nghiệm, nên việc các em nắm kiến thức là khó khăn. Phần nhiều những kiến thức lịch sử đó không được tái hiện một cách sinh động mà rất mờ nhạt, chung chung, khó hiểu từ đó các em cảm thấy chưa có hứng thú với môn học. 
 Môn Lịch sử có vai trò quan trọng như vậy, tuy nhiên thực tế hiện nay, việc dạy và học lịch sử đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Nhiều nơi, nhiều giáo viên vẫn áp dụng các phương pháp thầy đọc, trò chép. Hơn nữa, do lịch sử là một trong những môn thuộc khối C- là khối có nhiều ngành học không được học sinh lựa chọn vì sau khi học các trường chuyên nghiệp ra trường nhiều sinh viên không xin được việc làm. Do vậy, nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử và xem bộ môn là một môn phụ, chỉ cần học cho qua, không cần chú ý. Chính tư tưởng đó là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường phổ thông trong những năm gần đây rơi tình trạng đáng báo động, nhiều em học sinh quay lưng lại với môn lịch sử.
	Vậy làm thế nào để các em thích học lịch sử, nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn. Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên đã tìm tòi nhiều phương pháp, nhiều tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học và đưa vào bài giảng để đem lại giờ dạy đạt hiệu quả cao. Và việc sử dụng sử dụng những mẩu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử vào dạy học là một trong những biện pháp gây hứng thú cho học sinh học tập bộ môn.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng viết sáng kiến:
Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo cũng được đặt ra một cách cần thiết. Một nội dung quan trọng trong đổi mới giáo dục, đào tạo là phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm.
Trong những năm qua việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông đã được tiến hành. Thực tiễn của vấn đề sử dụng những mẩu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử vào dạy học có nhiều ưu điểm tiến bộ. Một số giáo viên giỏi, có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề đã sử dụng tìm tòi nhiều mẩu chuyện phù hợp với từng dạng bài. Việc tìm hiểu, sử dụn những những mẫu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong các tiết học không chỉ có những phút giây thư giãn trong học tập mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh trong giờ học, tạo ra cho không khí giờ học sôi nổi, học sinh rèn luyện cho mình được tinh thần hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau để giải quyết được nội dung của bài học.
Tuy vậy, việc tổ chức những giờ học hiệu quả cùng với sử dụng những những mẫu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong các tiết học rất ít. Lối dạy truyền thống thầy giảng, trò chép, thầy đọc, trò ghi những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, giáo viên không tạo nên sự tìm tòi, hứng thú học tập bộ môn còn phổ biến. Điều đó làm vị trí của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông bị giảm sút, học sinh không hứng thú với các giờ học lịch sử. Mục tiêu và nhiệm vụ của bộ môn vì thế không đạt hiệu quả cao như mong muốn.
Ở trường phổ thông hiện nay, hầu hết các giáo viên giảng dạy đều cho rằng sử dụng những những mẫu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong các tiết học là một nguồn kiến thức quan trọng cần được sử dụng. Song, đa số giáo viên ở các trường THPT sử dụng những những mẫu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong các tiết học vào dạy học lịch sử chưa thường xuyên. Một trong những lý do đó là nhiều giáo viên còn hạn chế, thậm chí không biết nhiều những câu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử. Nhiều giáo viên ít tìm tòi những nguồn tư liệu này để đưa vào bài giảng, mà chỉ chú ý đến việc cung cấp kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa cho học sinh. Đa phần giáo viên chỉ giao nhiệm vụ học tập ở nhà cho học sinh là học kiến thức cơ bản của bài cũ, việc giao nhiệm chuẩn bị bài mới cho học sinh cũng chỉ dừng ở chỗ yêu cầu học sinh làm một số bài tập, hoặc trả lời một số câu hỏi trong sách giáo khoa, chứ chưa chú ý đến vấn đề yêu cầu học sinh tìm hiểu những những mẫu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong các tiết học có liên quan ngày hôm sau. Hoặc giáo viên chưa hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ ở nhà cho học sinh phải làm gì, làm như thế nào. Như vậy có thể thấy việc sử dụng những những mẫu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong các tiết học lịch sử ở trường phổ thông vẫn chưa được chú ý một cách thích đáng. Giáo viên đã nhìn nhận được đây là nguồn tư liệu quan trọng nhằm tạo nên sự hứng thú trong học tập bộ môn cho học sinh nhưng lại không dành một sự đầu tư về mặt thời gian. Điều này trực tiếp dẫn đến các tiết học lịch sử thực sự chưa gây cho học sinh niềm thích thú. Đây là nguồn tài liệu rất hay chứa đựng nhiều tri thức lịch sử cần phải được khai thác nhiều hơn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 	“ Hướng dẫn học sinh sưu tầm những mẩu chuyện liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ để học bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) ( Lịch sử lớp 11 THPT) nhằm nâng cao hứng thú học tập và giáo dục tinh thần tự học, lòng yêu lao động cho học sinh THPT” tôi đã đưa ra các giải pháp đó là: 
- Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm một số mẩu chuyện có liên quan đến bài học.
- Sử dụng các mẩu chuyện vào mục III“ Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới” của bài học.
Cụ thể các giải pháp trên được thực hiện như sau: 
2.3.1. Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm một số một số mẩu chuyện có liên quan đến bài học.
- Đối với mục III“ Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới”. Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi tổ về nhà sưu tầm các mẩu chuyện, tranh ảnh theo định hướng của giáo viên. Cụ thể, giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu những mẩu chuyện liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ trước và sau khi xuất dương ra đi tìm đường cứu nước. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sưu tầm những tư liệu này cuốn sách như: “ Búp sen xanh” của Sơn Tùng, “ Những mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ” của Trần Dân Tiên... Với việc yêu cầu học sinh sưu tầm sưu tầm các mẩu chuyện sẽ tạo sự hứng thú cho các em và hơn nữa các em đã hiểu được một phần nội dung bài học. Vì vậy, đây là khâu rất quan trọng giáo viên không nên bỏ qua.
2.3.2. Sử dụng những mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ vào mục 2 của phần III “ Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành”.
Ở mục này, giáo viên có thể chia bố cục nội dung thành 3 phần như sau:
Lý do Nguyễn Tất Thành ( Bác Hồ) quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành tại Pháp năm 1917.
Ý nghĩa những hoạt động buổi đầu trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ đối với cách mạng Việt Nam.
* Đối với phần lý do Nguyễn Tất Thành ( Bác Hồ) quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
Để làm nổi bật nội dung này, giáo viên có thể đặt ra câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời như: Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận ( Lưu ý: Đối với mỗi kết luận, giáo viên nên lấy một số dẫn chứng để làm sáng tỏ các kết luận).
- Đất nước bị thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nên độc lập là khát vọng của cả dân tộc
- Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX của nhân dân ta liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
- Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho nghèo yêu nước, trên quê hương giàu truyền thống cách mạng, trong hoàn cảnh đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, nên Người đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
=> Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.
 Sau khi kết luận về nguyên nhân Bác Hồ quyết định ra đi tìm đường cứu nước giáo viên đặt ra yêu cầu đối với học sinh như: Em hãy kể một vài mẩu chuyện về Bác Hồ trước khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
Học sinh kể chuyện “Hai bàn tay”( Phụ lục 1)
Sau khi học sinh kể song câu chuyện giáo viên có thể đặt câu hỏi: Bài học rút ra từ câu truyện bạn vừa kể?
Học sinh trả lời và sau đó giáo viên kết luận: Qua câu chuyện trên, các em có thêm một bài học là biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống bằng chính đôi bàn tay, niềm tin và nghị lực của bản thân để đạt được ước mơ của mình.
Cùng với việc yêu cầu học sinh kể chuyện, giáo viên trình chiếu bức tranh về con tàu đưa Bác ra đi tìm đường cứu nước để gây ấn tượng cho học sinh về sự kiện này ( Phụ lục 2)
Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy trên con đường ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã đến những nước nào, làm những nghề gì để kiếm sống? Em hãy kể một vài mẫu chuyện trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ?
 Học sinh dựa vào sự tìm hiểu ở nhà để trả lời câu hỏi và kể chuyện mẫu chuyện liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Bác. ”( Phụ lục 3)
Sau khi học sinh trả lời và kể chuyện, giáo viên kết luận: Bác đã đến rất nhiều nước như Mỹ, Anh, nhiều châu lục khác nhau và đến khoảng cuối năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp. 
Giáo viên dẫn lời kể chuyện của Giáo sư Hoàng Chí Bảo ”( Phụ lục 4)
* Đối với phần: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành tại Pháp năm 1917: 
Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi gợi mở: Tại Pháp, năm 1917, Nguyễn Tất Thành có những hoạt động nào? 
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận:
 Tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.
 Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp.
* Đối với phần: ý nghĩa những hoạt động buổi đầu trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ đối với cách mạng Việt Nam:
Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi gợi mở: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ 1911- 1918 có ý nghĩa như thế nào? 
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận: Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Việc Hướng dẫn học sinh sưu tầm những mẩu chuyện liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ để học bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) ( Lịch sử lớp 11 THPT) tôi nhận thấy các em tích cực tìm tòi tư liệu, tranh ảnh phục vụ cho bài học, các giờ học diễn ra thoải mái, không nhàm chán, học sinh trong lớp đều hứng thú học tập, say xưa kể những mẩu chuyện liên quan đến cuộc đời và hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Tôi nhận thấy, trong mỗi các em đều có những tình cảm thiêng liêng, kính phục với Bác. Sau giờ học, dường như các em tự giác hơn trong học tập, lao động. Vì vậy, mục tiêu giờ học đặt ra đạt hiệu quả cao, làm cho người dạy lịch sử cảm thấy say mê với việc giảng dạy bộ môn. 
Hơn nữa, bản thân cá nhân tôi và các đồng nghiệp, trong quá trình giảng dạy khi đưa phương pháp trên vào dạy học, đòi hỏi giáo viên không chỉ đơn thuần sử dụng sách giáo khoa làm tư liệu dạy học mà phải tìm tòi các loại tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học. Vì vậy thông qua quá trình đó, giáo viên càng nắm chắc và hiểu sâu về kiến thức lịch sử, cũng đồng thời giúp giáo viên tích cực nghiên cứu rút ra những phương pháp phù hợp đối với từng bài trong dạy- học lịch sử. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận: 
Học tập lịch sử là một quá trình nhận thức về hiện thực khách quan. Quá trình nhận thức lịch sử không diễn ra trực tiếp bởi đặc trưng của môn học là tái hiện lại quá khứ đã diễn ra. Chính vì vậy việc đảm bảo tính khách quan trong dạy học lịch sử là một nguyên tắc quan trong cần được sử dụng. Khai thác những mẩu chuyện lịch sử liên quan đến bài học chính là một trong những biện pháp nâng cao hiệu qủa bài học.
Mỗi nguồn tài liệu có một ý nghĩa và vai trò nhất định. Những mẩu chuyện lịch sử là nguồn tài liệu có ý nghĩa quan trọng với học sinh. Những mẩu chuyện lịch sử có khả năng giúp học sinh tạo biểu tượng, hình thành khái niệm cũng như giáo dục tư tưởng tình cảm để học sinh phát triển một cách toàn diện.
Những mẩu chuyện lịch sử có vai trò rất lớn trong giảng dạy lịch sử như vậy giáo viên phải biết khai thác và sử dụng t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_suu_tam_nhung_mau_chuyen_lien_quan_d.doc