SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng phép tổng hợp và phân tích lực để tìm độ lớn của lực bằng cách chọn hệ trục tọa độ

SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng phép tổng hợp và phân tích lực để tìm độ lớn của lực bằng cách chọn hệ trục tọa độ

- Trong quá trình dạy phần tổng hợp lực, cân bằng của chất điểm, chuyển động tịnh tiến của vật rắn trong chương trình vật lí lớp 10. Tôi nhận thấy học sinh tiếp thu và làm bài tập còn lúng túng, chưa hiểu được bản chất của vấn đề. Đa số học sinh khi gặp những bài toán này thường khó định hướng không biết giải theo cách nào dùng quy tắc hình bình hành hay chọn hệ trục tọa độ, mỗi bài chọn một cách chưa có cái nhìn tổng quát nên nhanh quên. Phần tổng hợp lực theo quy tắc hình bình hành nhiều học sinh chưa biết vận dụng những định lí, tính chất của tam giác; đa giác để làm bài tập. Trường hợp tổng hợp nhiều lực dùng quy tắc hình bình hành ttổng hợp từng cặp một thì dài. Từ những bất cập trên nên tôi muốn hướng dẫn học sinh tìm độ lớn của lực bằng phương pháp chọn hệ trục tọa độ đồng thờigiúp học sinh hiểu rõ được bản chất của vấn đề bài toán.

- Hiện tại tôi thấy các tài liệu viết về các dạng bài tập này chỉ nêu cách giải thường theo hai cách: vận dụng quy tắc hình bình hành hoặc chọn hệ trục tọa độ, cách nào thuận hơn thì trình bày. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng phép tổng hợp và phân tích lực để tìm độ lớn của lực bằng cách chọn hệ trục tọa độ” để giải bài toán về tìm hợp lực, bài toán về điều kiện cân bằng của chất điểm. Từ đó học sinh hiểu được bản chất của từng vấn đề, nắm vững kiến thức để vận dụng cho phần liên quan tiếp theo.

 

doc 16 trang thuychi01 8031
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng phép tổng hợp và phân tích lực để tìm độ lớn của lực bằng cách chọn hệ trục tọa độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG PHÉP TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC ĐỂ TÌM ĐỘ LỚN CỦA LỰC BẰNG CÁCH CHỌN HỆ TRỤC TỌA ĐỘ 
Người thực hiện: Hoàng Thị Quyên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Mai Anh Tuấn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật lí
THANH HOÁ NĂM 2019
Mục lục:
1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dưng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Danh mục các đề tài SKKN được hội đồng SKKN khoa học Ngành xếp loại.
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
- Trong quá trình dạy phần tổng hợp lực, cân bằng của chất điểm, chuyển động tịnh tiến của vật rắn trong chương trình vật lí lớp 10. Tôi nhận thấy học sinh tiếp thu và làm bài tập còn lúng túng, chưa hiểu được bản chất của vấn đề. Đa số học sinh khi gặp những bài toán này thường khó định hướng không biết giải theo cách nào dùng quy tắc hình bình hành hay chọn hệ trục tọa độ, mỗi bài chọn một cách chưa có cái nhìn tổng quát nên nhanh quên. Phần tổng hợp lực theo quy tắc hình bình hành nhiều học sinh chưa biết vận dụng những định lí, tính chất của tam giác; đa giác để làm bài tập. Trường hợp tổng hợp nhiều lực dùng quy tắc hình bình hành ttổng hợp từng cặp một thì dài. Từ những bất cập trên nên tôi muốn hướng dẫn học sinh tìm độ lớn của lực bằng phương pháp chọn hệ trục tọa độ đồng thờigiúp học sinh hiểu rõ được bản chất của vấn đề bài toán.
- Hiện tại tôi thấy các tài liệu viết về các dạng bài tập này chỉ nêu cách giải thường theo hai cách: vận dụng quy tắc hình bình hành hoặc chọn hệ trục tọa độ, cách nào thuận hơn thì trình bày. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng phép tổng hợp và phân tích lực để tìm độ lớn của lực bằng cách chọn hệ trục tọa độ” để giải bài toán về tìm hợp lực, bài toán về điều kiện cân bằng của chất điểm. Từ đó học sinh hiểu được bản chất của từng vấn đề, nắm vững kiến thức để vận dụng cho phần liên quan tiếp theo.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Học sinh nắm vững và hiểu bản chất cách tìm độ lớn của lực(hoặc hợp lực) bằng phương pháp chọn hệ trục tọa độ để giải bài toán về tìm hợp lực, bài toán cân bằng của chất điểm.
- Học sinh tiếp tục vận dụng phương pháp để làm tốt phần bài tập tiếp theo về: chuyển động tịnh tiến của vật rắn, động lượng, định luật bảo toàn động lượng và phần điện trường, từ trường(vật lí 11).
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 	Sử dụng phép tổng hợp và phân tích lực để tìm độ lớn của lực thì áp dụng cách chọn hệ trục tọa độ học sinh sẽ dễ vận dụng hơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Xác định đối tượng áp dụng đề tài.
- Xây dựng cơ sở lí thuyết phần tổng hợp lực theo quy tắc hình bình hành 
- Xây dựng cơ sở lí thuyết phần tổng hợp và phân tích lực theo cách chọn hệ trục tọa độ.
- Chọn những bài tập tiêu biểu giải theo hai cách: quy tắc hình bình hành và chọn hệ trục tọa độ.
- Tập hợp một số bài tập điển hình trong các tài liệu tham khảo.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
a. Sử dụng phép tổng hợp lực theo quy tắc hình bình hành để tìm độ lớn của lực.
- Theo định nghĩa quy tắc hình bình hành(vật lí 10, chương trình chuẩn):
Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng( hình vẽ 1)
Hình 1
Ta có: 
- Để tìm độ lớn của hợp lực( hoặc độ lớn của các lực thành phần) thì từ tam giác hoặc đa giác chứa véc tơ lực ta áp dụng các tính chất, định lí trong tam giác, đa giác như:
A
B
C
Hình 2
D
+ Định lí Pitago, hàm sin(cos) trong tam giác vuông.
 + Các tính chất của tam cân, tam giác đều.
+ Hàm cos trong tam giác thường ABC (Hình 2)
Gọi góc tạo bởi hai véc tơ và là 
Áp dụng tính chất hình bình hành ABCD, ta có: 
Suy ra: 
 Chú ý : trong trường hợp có nhiều lực đồng quy thì ta tổng hợp hai lực thành một sau đó tổng hợp với lực thứ ba. Cứ như thế cho đến khi chỉ còn một lực. Lực này là hợp lực của tất cả các lực đã cho.
b. Sử dụng phép tổng hợp và phân tích lực theo cách chọn hệ trục tọa độ để tìm độ lớn của lực.
- Thực tế khi một lực tác dụng lên vật và biểu hiện cụ thể theo một phương nào đó thì nó đồng thời có tác dụng theo các phương khác. Chính vì vậy ta có thể phân tích một lực thành nhiều lực thành phần.
- Theo định nghĩa phép phân tích lực(vật lí 10, chương trình chuẩn):
Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
Phép phân tích lực cũng tuân theo quy tắc hình bình hành(Hình1)
- Theo SGK vật lí 10,chương trình nâng cao(Bài 13, mục 3) có nêu : mỗi lực có thể được phân tích thành hai lực thành phần theo nhiều cách khác nhau. Ta thường dựa vào điều kiện cụ thể trong mỗi bài toán để chọn trước phương của lực thành phần.
- Trên cơ sở của phép phân tích lực, tùy vào tác dụng của lực trong mỗi bài toán, ta có thể phân tích một lực thành hai lực thành phần theo hai trục ox, oy trong hệ trục tọa độ oxy (Hình 3)
. Khi đó:
+ Độ lớn của lực theo các lực thành phần trên hai trục: 
+ Độ lớn của lực thành phần theo lực đó là:
 , 
O
y
x
Hình 3
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Đa số học sinh không định hướng được mỗi bài toán về tổng hợp và phân tích lực, điều kiện cân bằng của chất điểm thì dùng kiến thức nào để giải.
- Với những học sinh học lực trung bình, khá rất khó vận dụng định lí; tính chất trong môn toán vào các tam giác hoặc đa giác lực.
- Với những bài giải theo phương pháp chọn hệ trục tọa độ, học sinh chỉ biết học thuộc các bước theo phương pháp giáo viên hướng dẫn, chưa hiểu sâu bản chất nên nhanh quên.
- Chính những bất cập trên nên hiệu quả hoạt động dạy học phần tổng hợp và phân tích lực, điều kiện cân bằng của chất điểm chưa hiệu quả. Dẫn đến phần tiếp theo có liên quan như vận dụng định luật II NiuTơn, động lượng, định luật bảo toàn động lượng học sinh vẫn còn lúng túng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
a. Hướng dẫn học sinh tìm độ lớn của lực theo cách chọn hệ trục tọa độ thông qua một số bài tập điển hình.
Hình 4
Bài1: Cho hai lực đồng quy cùng hướng và có độ lớn lần lượt là F1 = 16N, F2 = 12N. Hãy tìm hướng và độ lớn hợp lực của hai lực?
Bài giải:
Cách1: Sử dụng quy tắc hình bình hành. 
Hợp lực của 2 lực là: (Hình 4)
O
x
Hình 5
Vì 2 lực cùng phương, cùng chiều nên hợp lực của chúng có:
Độ lớn: F = F1+F2 = 28N
Hướng: Cùng hướng với 2 lực thành phần 
Cách2 : Sử dụng cách chọn hệ trục tọa độ.
Hợp lực của 2 lực là: (1)
Chọn trục tọa độ ox cùng chiều với (Hình 5)
Chiếu (1) lên ox ta được:
Fx = F1+F2 = 28N > 0
Như vậy hợp lực của 2 lực cùng hướng với 2 lực thành phần và có độ lớn F = 28N
Hình 6
Bài2: Cho hai lực đồng quy cùng phương, ngược chiều và có độ lớn lần lượt là F1 = 8N, F2 = 10N. Hãy tìm hướng và độ lớn hợp lực của hai lực?
Bài giải:
Cách1: Sử dụng quy tắc hình bình hành. 
Hợp lực của 2 lực là: (Hình 6)
O
x
Hình 7
Vì 2 lực cùng phương, ngược chiều nên hợp lực của chúng có:
Độ lớn: 
Hướng: Cùng hướng với lực thành phần có độ lớn lớn hơn tức là cùng hướng với 
Cách2 : Sử dụng cách chọn hệ trục tọa độ.
Hợp lực của 2 lực là: (1)
Chọn trục tọa độ ox cùng chiều với 
(Hình 7)
Chiếu (1) lên ox ta được:
Fx = F1- F2 = -2N < 0
O
A
B
C
Hình 8
Như vậy hợp lực của 2 lực cùng hướng với và có độ lớn F = 2N
Bài3: Cho hai lực đồng quy hợp với nhau góc 900 và có độ lớn lần lượt là F1 = 12N, F2 = 7N. Hãy tìm độ lớn hợp lực của hai lực?
Bài giải:
Cách1: Sử dụng quy tắc hình bình hành. 
Hợp lực của 2 lực là: (Hình 8)
O
x
y
Hình9
Vì hình bình hình OABC có một góc vuông nên OABC là hình vuông.
Ta có : 
Cách2 : Sử dụng cách chọn hệ trục tọa độ.
Hợp lực của 2 lực là: (1)
Chọn trục tọa độ oxy (hình vẽ 9)
Chiếu (1) lên oxy ta được:
Trên ox : Fx = F1 + 0
Trên oy : Fy = 0 + F2
Ta có : F2 = Fx2 + Fy2 = F12 + F22 
O
A
B
C
Hình 10
Bài4: Cho hai lực đồng quy hợp với nhau góc 600 và có độ lớn lần lượt là F1 = 15N, F2 = 10N. Hãy tìm độ lớn hợp lực của hai lực?
Cách1: Sử dụng quy tắc hình bình hành. 
Hợp lực của 2 lực là: (Hình 10)
Áp dụng hệ thức trong hình bình hành OABC, ta có : 
O
x
y
Hình 11
, thay số ta được : 
Cách2 : Sử dụng cách chọn hệ trục tọa độ.
Hợp lực của 2 lực là: (1)
Chọn trục tọa độ oxy (hình 11)
Độ lớn của lực trên mỗi trục:
 ; 
Chiếu (1) lên oxy ta được:
Trên ox : Fx = F1 + 
Trên oy : Fy = 0 + 
O
A
B
C
Hình 12
Ta có : F2 = Fx2 + Fy2 , thay số ta được : 
Bài5: Cho hai lực đồng quy hợp với nhau góc 600 và có độ lớn bằng nhau F1 = F2 = 20N. Hãy tìm độ lớn hợp lực của hai lực?
Cách1: Sử dụng quy tắc hình bình hành. 
Hợp lực của 2 lực là: (Hình 12)
Hình bình hành OABC có 2 cạnh liên tiếp bằng nhau nên OABC là hình thoi.
Theo tính chất hình thoi, ta có :
O
x
y
Hình 13
Cách2 : Sử dụng cách chọn hệ trục tọa độ.
Hợp lực của 2 lực là: (1)
Với F1 = F2 
Chọn trục tọa độ oxy (hình13)
Độ lớn của lực trên mỗi trục:
 ; 
Chiếu (1) lên oxy ta được:
Trên ox : Fx = F1 + 
Trên oy : Fy = 0 + 
Ta có : F2 = Fx2 + Fy2
C
A
m
B
Hình 14
Bài6: Một giá treo (hình 14) gồm:
Thanh AB = 1m tựa vào tường ở 
điểm A
Dây BC = 0,6 m nằm ngang
Treo vào đầu B một vật nặng có khối lượng 
m = 1kg.Tính độ lớn lực dàn hồi xuất hiện 
trên thanh AB và sứccăng của sợi dây BC 
khi giá treo cân bằng. Lấy g = 10m/s2 và bỏ
C
A
m
B
M
N
Hình15
 qua khối lượng thanh AB, các dây nối.
Bài giải:
Cách1: Sử dụng quy tắc hình bình hành. 
Ta có: 
Các lực tác dụng lên điểm B gồm: (Hình 15)
Vì B ở trạng thái cân bằng nên:
Từ hình vẽ: Xét vuông tại M
C
A
m
B
x
y
Hình16
- Ta có: 
- Ta có : 
Cách2 : Sử dụng cách chọn hệ trục tọa độ.
Ta có: 
Các lực tác dụng lên điểm B gồm: 
Vì B ở trạng thái cân bằng nên:
 (1)
Chọn hệ trục tọa độ oxy (hình16): 
Độ lớn của lực trên mỗi trục:
 ; 
Chiếu phương trình (1) lên hệ trục tọa độ oxy ta được:
Trên ox: 0 + - T = 0 (1)
Trên oy: -P + + 0 = 0
, 
thay vào (1) 
A
B
h
m
Hình17
Bài7:
Một sợi dây căng ngang giữa hai điểm cố định A, B với AB = 2m. Treo vào trung điểm của dây một vật có khối lượng m = 10 kg thì khi vật đã cân bằng nó hạ xuống một khoảng h = 50cm (hình17). Tính lực căng của dây? Lấy g = 10m/s2.
Bài giải:
Cách1: Sử dụng quy tắc hình bình hành. 
A
B
I
m
O
Hình18
Ta có: 
Các lực tác dụng lên điểm O gồm: (Hình18)
 Với T = T’
Vì O ở trạng thái cân bằng nên:
Theo bài ra hình bình hành tạo bưởi 2 cạnh là 2 véc tơ là hình thoi (vì T= T’).
Từ hình vẽ ta có: 
A
B
I
m
O
y
x
Hình 19
Cách2 : Sử dụng cách chọn hệ trục tọa độ.
Các lực tác dụng lên điểm O gồm: Với T = T’
Vì O ở trạng thái cân bằng nên:
 (1)
Chọn hệ trục tọa độ oxy (hình 19)  
Độ lớn của lực  ; trên mỗi trục:
 ; 
Chiếu phương trình (1) lên hệ trục tọa độ oxy ta được:
Trên oy: -P + =0
Hình 20
Bài8 : Một vật có khối lượng 0,2kg trượt đều từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng một góc 300 so với phương ngang (hình 20). Tính phản lực của mặt phẳng nghiêng và lực ma sát tác dụng lên vật ?
Bài giải:
O
A
B
Hình 21
Cách1: Sử dụng quy tắc hình bình hành
Các lực tác dụng lên vật gồm: (Hình21)
Vì vật ở trạng thái cân bằng nên:
Từ hình vẽ, xét tam giác vuông OAB tạiA, ta có :
O
x
y
Hình 22
Cách2 : Sử dụng cách chọn hệ trục tọa độ.
Các lực tác dụng lên điểm vật gồm: 
Vì vật ở trạng thái cân bằng nên:
 (1)
Chọn hệ trục tọa độ oxy (hình 22): 
Độ lớn của lực trên mỗi trục:
 ; 
Chiếu phương trình (1) lên hệ trục tọa độ oxy ta được:
Trên ox: +0 – Fms = 0
Trên oy : + N + 0 = 0
Nhận xét :
* Như vậy với cách giải theo quy tắc hình bình hành mỗi bài sẽ tạo thành tam giác hoặc đa giác đặc thù riêng của bài đó, học sinh phải học tốt môn hình học thì mới xác định được kiến thức để vận dụng. Với những học sinh có học lực yếu, trung bình, khá thì đây quả là một vấn đề khó.
* Nếu giải theo cách chọn hệ trục tọa độ như trên thì ta sẽ thấy rõ ràng các bước như sau (áp dụng với tất cả các bài):
Bước 1 : Xác định và biểu diễn các lực tác dụng lên vật gồm : 
Hợp lực tác dụng lên vật là : (1)
Nếu vật ở trạng thái cân bằng thì : 
Bước 2 : Chọn một hệ trục tọa độ thích hợp(Dựa trên cơ sở tác dụng lực) :
- Nếu các lực cùng phương : chọn hệ trục ox
- Nếu các lực không cùng phương : Chọn hệ trục oxy
Bước 3 : Chiếu lần lượt từng véc tơ của phương trình (1) lên hệ trục tọa độ đã chọn :
- Véc tơ nào cùng chiều thì nhận giá trị dương, ngược chiều nhận giá trị âm.
- Véc tơ nào chưa xác định được chiều thì viết giá trị tổng quát Fx (hoặc Fy).
- Véc tơ nào vuông góc với trục tọa độ có giá trị bằng 0.
Lưu ý : Trường hợp chọn hệ trục tọa độ oxy :
+ Dựa vào tác dụng của các lực trong phương trình (1) để chọn cho phù hợp.
+ Phân tích lực(không cùng phương với ox hoặc oy) thành hai lực thành phần theo hai trục tọa độ và xác định độ lớn của hai lực thành phần theo độ lớn của lực đó.
+ Chiếu phương trình (1) lên lần lượt từng trục, ta có:
+ Trên ox : 
+ Trên oy : 
Khi đó ta có : 
Bước 4 : Xác định yêu cầu của bài toán.
b. Bài tập vận dụng :
Bài1: Cho hai lực đồng quy cùng hướng và có độ lớn lần lượt là F1 = 6N, F2 = 8N. Hãy tìm hướng và độ lớn hợp lực của hai lực?
ĐS : F = 14N
Bài2: Cho hai lực đồng quy cùng phương, ngược chiều và có độ lớn lần lượt là F1 = 18N, F2 = 15N. Hãy tìm hướng và độ lớn hợp lực của hai lực?
ĐS: F = 3N
Bài3: Cho hai lực đồng quy cùng độ lớn F1 = F2 = 20N. Hãy tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp với nhau góc 1200?
Đáp số : F = 20N
Bài4: Cho hai lực đồng quy cùng độ lớn F1 = 10N, F2 = 16N. Hãy tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp với nhau góc 450?
Đáp số : F = 24,13N
A
B
Hình 1
Bài5 : Một quả cầu bán kính r = 20cm, khối lượng m = 2kg được treo vào tường nhẵn bằng sợi dây AB = 20cm như hình 1. Tính áp lực của quả cầu lên tường và sức căng của sợi dây khi quả cầu cân bằng? Lấy g = 10m/s2
Đáp số: , 
A
B
O
m
Hình 2
Bài6: Một vật có khối lượng m = 1kg được treo bởi hai sợi dây OA và OB, dây OA nằm ngang (hình 2). Lấy g = 10m/s2. Tính lực căng của hai dây OA và OB khi vật cân bằng?
Đáp số: , 
A
B
C
Hình 3
Bài 7: Treo một vật có khối lượng m = 10 kg vào giá đỡ nhờ hai dây AB và AC làm với phương nằm ngang góc và như hình 3. Tính lực căng của các dây treo?
Đáp số: , 
m
Hình 4
Bài 8: Một quả cầu có khối lượng m = 1,5kg được giữ yên trên mặt phẳng nghiêng nhờ dây song song với mặt phẳng nghiêng như hình 4. Biết góc nghiêng lấy g = 10m/s2 và bỏ qua ma sát. Tính lực căng của dây và lực nén của quả cầu lên mặt phẳng nghiêng?
Đáp số: , 
Hình 5
Bài9: Một quả cầu có khối lượng m = 5kg nằm trên hai mặt phẳng nghiêng vuông góc với nhau(Hình 5). Tính lực nén của quả cầu lên mỗi mặt phẳng nghiêng? Biết , lấy g = 10m/s2.
Đáp số: , 
Bài10: Người ta giữ cân bằng vật A, có khối lượng m1 = 6kg, đặt trên mặt C
1
2
A
B
Hình 6
phẳng nghiêng góc so với mặt phẳng ngang bằng cách buộc vào A hai sợi dây vắt qua ròng rọc 1 và 2, đầu kia của hai sợi dây treo hai vật B và C có khối lượng m2 = 2kg và m3 (Hình vẽ 6). Tính khối lượng m3 của vật C và lực nén của vật A lên mặt phẳng nghiêng? Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua mọi ma sát.
Đáp số: , 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
- Khi học sinh được hiểu bản chất của cơ sở phân tích lực, làm các bài tập mẫu. Từ đó nêu được các bước chung khi giải bài toán về tìm hợp lực, bài toán cân bằng của chất điểm và tự làm các bài tập vận dụng bằng cách chọn hệ trục tọa độ. Với quá trình đó giúp học sinh có kĩ năng tốt và hiểu được vì sao ta giải theo cách chọn hệ trục tọa độ. Kết quả tôi nhận thấy tư duy của học sinh tốt hơn đặc biệt khi vận dụng phần sau như: phương pháp động lực học, động lượng, định luật bảo toàn động lượng. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học.
- Quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm này khiến tôi phải đọc và tìm hiểu nhiều phần kiến thức, bài toán liên quan rồi chọn lọc bài điển hình và phù hợp với học sinh. Từ đó giúp tôi có thêm nhiều kiến thức chuyên môn và tư duy suy luận các vấn đề chặt chẽ hơn. 
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận:
Đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi tìm hợp lực của hai lực và điều kiện cân bằng của chất điểm nhưng khi học sinh đã nắm vững cách làm, hiểu bản chất của phưong pháp thực hiện thì việc mở rộng hơn cho bài toán tìm hợp của nhiều lực; phương pháp động lực học; động lượng; định luật bảo toàn động lượng, học sinh làm rất tốt. Đặc biệt bài toán có nhiều lực nếu dùng quy tắc hình bình hành thì phải tổng hợp hai lực một sẽ dài nhưng dùng cách chọn hệ trục tọa độ ta vẫn chiếu lần lượt từng véc tơ trên hệ trục tọa độ theo các bước đã nêu. Trên sở đó tôi tin rằng sang năm học tiếp theo học sinh có thể vận dụng cách giải vào phần điện trường và từ trường sẽ hiệu quả hơn.
3.2. Kiến nghị:
- Tôi rất mong được nhà trường, các cấp quan tâm tạo điều kiện đầu tư cho mỗi lớp dạy một máy chiếu đa năng. Phần này tôi phải dạy trên máy chiếu để hướng dẫn học sinh cụ thể theo hai cách, lấy ví dụ, dẫn chứng cho từng bước khi đưa ra phương pháp giải( phải quay lại các bài mẫu). Hiện tại học sinh phải di chuyển từ lớp học lên phòng đa năng của trường rất bất tiện.
- Với khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế tôi mong được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp, của hội đồng khoa học nghành để đề tài của tôi có thể hoàn thiện hơn, mở rộng hơn nữa góp phần năng cao hiệu quả hoạt động dạy học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG 
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN 
của mình viết, không sao chép 
nội dung của người khác.
Người thực hiện
Hoàng Thị Quyên
Tài liệu tham khảo:
+ Cuốn kiến thức cơ bản và nâng cao vật lí THPT, tác giả: Vũ Thanh Khiết.
+ Cuốn 423 bài toán vật lí 10, tác giả: Trần Trọng Hưng.
+ Phương pháp giải toán nâng cao vật lí 10, tác giả: Lê Văn Thông
+ Học tốt vật lí 10, tác giả: Trương Thọ Lương, Nguyễn Hùng Mãnh, Trương Thị Kim Hồng, Trần Tấn Minh.
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Quyên
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Mai Anh Tuấn.
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
(Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại
(A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài.
Hội đồng khoa học ngành.
C
2006-2007
Thiết kế mô hình về đường sức từ, cảm ứng từ và lực từ của từ trường.
Hội đồng khoa học ngành
C
2007-2008
----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_su_dung_phep_tong_hop_va_phan_tich_l.doc