SKKN Hướng dẫn học sinh giải nhanh các dạng toán cơ bản Sóng ánh sáng trong ôn thi phổ thông trung học quốc gia

SKKN Hướng dẫn học sinh giải nhanh các dạng toán cơ bản Sóng ánh sáng trong ôn thi phổ thông trung học quốc gia

 Có thể nói phân dạng trong các chương của sách vật lý 12 đã được khá nhiều tác giả biên soạn vì nó thiết thực và giúp được nhiều cho học sinh để tham khảo dùng làm tài liệu ôn thi Tốt nghiệp PTTHQG và thi Cao đẳng, Đại học. Tuy nhiên chỉ bám sát Sách giáo khoa dẫn tới việc có nhiều dạng toán trong đề thi có mà Sách giáo khoa không có mà ta phải suy luận, việc phân dạng bài tập trong từng chương đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức tổng hợp xuyên suốt của chương đó và điều đó đã làm cụ thể hóa lượng kiến thức trong chương đó giúp học sinh tiếp cận nhanh và nhớ được lâu lượng kiến thức này.

Đối với học sinh có học lực yếu, đặc biệt kiến thức căn bản về đổi đơn vị, biến đổi biểu thức còn hạn chế nên để làm một bài tập các em gặp rất nhiều khó khăn, qua thực tế dạy dỗ tôi nhận thấy, việc nhớ công thức để tính toán thì không khó đối với các em nhưng việc biến đổi biểu thức, tính toán đến kết quả cuối cùng thì rất khó đối với các em.

 Các kiến thức ở Sách giáo khoa rất căn bản, tuy nhiên do hạn chế về suy luận nên khi gặp những bài tập đòi hỏi phải có suy luận thì các em lúng túng không biết làm thế nào? Để giúp học sinh có thể nắm bắt được các dạng bài tập có trong Sách giáo khoa và đề thi Tốt nghiệp PTTHQG, Cao Đẳng, Đại học nên tôi đã chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh giải nhanh các dạng toán cơ bản Sóng ánh sáng trong ôn thi phổ thông trung học quốc gia” để làm đề tài cho bài nghiên cứu của mình với mục địch giúp các em học sinh khắc sâu hơn về các dạng bài tập và có kỹ năng giải nhanh của chương Sóng ánh sáng.

 

doc 21 trang thuychi01 5021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh giải nhanh các dạng toán cơ bản Sóng ánh sáng trong ôn thi phổ thông trung học quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Có thể nói phân dạng trong các chương của sách vật lý 12 đã được khá nhiều tác giả biên soạn vì nó thiết thực và giúp được nhiều cho học sinh để tham khảo dùng làm tài liệu ôn thi Tốt nghiệp PTTHQG và thi Cao đẳng, Đại học. Tuy nhiên chỉ bám sát Sách giáo khoa dẫn tới việc có nhiều dạng toán trong đề thi có mà Sách giáo khoa không có mà ta phải suy luận, việc phân dạng bài tập trong từng chương đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức tổng hợp xuyên suốt của chương đó và điều đó đã làm cụ thể hóa lượng kiến thức trong chương đó giúp học sinh tiếp cận nhanh và nhớ được lâu lượng kiến thức này.
Đối với học sinh có học lực yếu, đặc biệt kiến thức căn bản về đổi đơn vị, biến đổi biểu thức còn hạn chế nên để làm một bài tập các em gặp rất nhiều khó khăn, qua thực tế dạy dỗ tôi nhận thấy, việc nhớ công thức để tính toán thì không khó đối với các em nhưng việc biến đổi biểu thức, tính toán đến kết quả cuối cùng thì rất khó đối với các em. 
 Các kiến thức ở Sách giáo khoa rất căn bản, tuy nhiên do hạn chế về suy luận nên khi gặp những bài tập đòi hỏi phải có suy luận thì các em lúng túng không biết làm thế nào? Để giúp học sinh có thể nắm bắt được các dạng bài tập có trong Sách giáo khoa và đề thi Tốt nghiệp PTTHQG, Cao Đẳng, Đại học nên tôi đã chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh giải nhanh các dạng toán cơ bản Sóng ánh sáng trong ôn thi phổ thông trung học quốc gia” để làm đề tài cho bài nghiên cứu của mình với mục địch giúp các em học sinh khắc sâu hơn về các dạng bài tập và có kỹ năng giải nhanh của chương Sóng ánh sáng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phân loại và soạn thảo được hệ thống các dạng bài tâp và tài liệu hướng dẫn học sinh các dạng toán cơ bản khi dạy học phần “sóng ánh sáng” thuộc chươngV: “Sóng ánh sáng” SGKVL lớp 12 THPT theo hướng giải nhanh cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động hướng dẫn học sinh giải tập bài kiến thức khi dạy học phần “Sóng ánh sáng” thuộc chương V: “Sóng ánh sáng” ở SGK lớp 12 THPT, trong đó chú trọng hoạt động vận dụng kiến thức sóng ánh sáng vào giải nhanh các bài tập.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp giải bài tập, kỹ năng giải bài tập vật lý. Nghiên cứu nội dung chương trình vật lí lớp 12 THPT, đặc biệt phần sóng ánh sáng.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thông qua thực tiễn dạy học nhiều năm, thực trạng dạy học của giáo viên và học sinh về hoạt động giải bài tập trong quá trình dạy học phần các sóng ánh sáng vật lí 12 THPT thông qua dự giờ, kiểm tra giáo án, kiểm tra vở bài tập của học sinh, việc học ở nhà, trao đổi trực tiếp với các giáo viên.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
1.5.Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiêm
Sáng kiến kinh nghiệm phân loại bài tập chi tiết và cụ thể đến từng đơn vị kiến thức của chương V đặc biệt sáng kiến chỉ ra các kỹ thuật giải nhanh mà chính xác các dạng bài tập đó giúp học sinh tiết kiệm thời gian làm bài trắc nghiệm của mình.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Đối với môn vật lý ở trường phổ thông, bài tập vật lý đóng một vai trò hết sức quan trọng, việc hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý là một hoạt động dạy học, một công việc khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên vật lý trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh, vì thế đòi hỏi người giáo viên và cả học sinh phải học tập và lao động không ngừng. Bài tập Vật lý sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn những qui luật vật lý, những hiện tượng vật lý. Thông qua các bài tập ở các dạng khác nhau tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc hoàn thiện và trở thành vốn riêng của học sinh. Trong quá trình giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể do bài tập đề ra học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như so sánh phân tích, tổng hợp khái quát hoá....để giải quyết vấn đề, từ đó sẽ giúp giải quyết giúp phát triển tư duy và sáng tạo, óc tưởng tượng, tính độc lập trong suy nghĩ, suy luận.... Nên bài tập Vật lý gây hứng thú học tập cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Về tình hình dạy của giáo viên: Trong quá trình giảng dạy môn Vật lí nếu giáo viên thường sử dụng phương pháp chia nhóm để học sinh thảo luận và tìm ra kết quả cho câu hỏi và giáo viên thường kết luận đúng, sai và không hướng dẫn gì thêm, việc giảng dạy Vật lý nhất là bài tập vật lí như thế sẽ không đạt được kết quả cao, vì trong lớp có các đối tượng học sinh khá, trung bình, yếu, kém nên khả năng tư duy của các em rất khác nhau, đối với học sinh yếu, kém hay trung bình không thể tư duy kịp và nhanh như học sinh khá, nên khi thảo luận các em chưa thể kịp hiểu ra vấn đề và nhất là khi thảo luận nhóm, giáo viên lại hạn chế thời gian hoặc thi xem nhóm nào đưa ra kết quả nhanh nhất thì thường các kết quả này là tư duy của các học sinh khá trong nhóm mà không có sự cộng tác của toàn bộ thành viên trong nhóm, vì thế nếu giáo viên không chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí thì học sinh sẽ đoán mò không nắm vững được kiến thức trong chương. Do vậy tôi sẽ đưa ra các dạng bài tập và tự mỗi học sinh phải tự làm theo sự hướng dẫn.
Về tình hình học của học sinh: Khi được hỏi về kiến thức trong chương V : Ánh sáng là một khái niệm khá quen thuộc đối với học sinh, tuy nhiên tính chất của ánh sáng thì các em lại khá mơ hồ, song bằng việc cho các em quan sát những thí nghiệm mô phỏng trên máy tính (chưa có phòng bộ môn) thì các em dần dần đã hình dung được các tính chất Sóng của ánh sáng.
 Còn về kỹ năng học sinh giải quyết các bài tập : Do có học lực yếu việc nhớ được những khái niệm, công thức tính như khoảng vân, bước sóngđã là khó đối với các em nên việc suy luận mở rộng để làm những bài tập trong các đề Tốt nghiệp THPTQG, Cao đẳng, Đại học lại càng khó hơn. 
Nguyên nhân: Qua tìm hiểu và nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy đề suất một số nguyên nhân sau dẫn đến thực trạng trên là:
Về phía giáo viên việc phân loại kiến thức và xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với đối tượng học sinh vẫn có giáo viên còn coi nhẹ trong các khâu của quá trình dạy học, có thể giáo viên muốn dành nhiều thời gian hơn vào việc giảng bài mới. Việc chuẩn bị tài liệu cho học sinh rèn luyện kỹ năng nhanh các bài tập đơn giản phù hợp với đối tượng học sinh có học lực trung bình và yếu mất nhiều thời gian, nhiều công sức hơn trong việc thiết kế bài giảng, trong khi giáo viên còn phải chuẩn bị nhiều giáo án của nhiều khối, nhiều giáo viên còn lo làm thêm để đảm bảo cuộc sống nên ít có thời gian nhiều để đầu tư cho việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Bên cạnh đó việc đánh giờ dạy của giá giáo viên còn coi nặng nhẹ khác nhau trong các khâu của quá trình dạy học, thường xem giáo viên có thực hiện đúng các bước lên lớp hay không, trong giờ dạy giáo viên có tổ chức hoạt động nhóm không, có làm thí nghiệm không, học sinh có phát biểu không. Thường các giáo viên và cả người đánh giá quan giải bài tập nằm ở cuối bài nhằm củng cố cuối giờ như một khâu cuối cùng để kết thúc bài học.
Về phía học sinh thì ý thức học tập của các em chưa cao, trong rất nhiều giờ học chỉ một số học sinh là chịu khó suy nghĩ và hứng thú với việc học còn đa số học sinh rất lười suy nghĩ, không có hứng thú với việc tìm hiểu kiến thức mới, rất nhiều học sinh chỉ quen vận dụng khiến thức vào tình huống quen thuộc, chỉ phải suy nghĩ tương tự như các thầy cô đã làm mẫu, ít có sáng tạo trong vận dụng kiến thức và đặc biệt ở các em luôn có một khoảng cách lớn giữa kiến thức lĩnh hội được và thực tế cuộc sống.
Trước thực trạng đó tôi nhận thấy cần phải xây dựng được tài liệu hướng dẫn các em trước hết phải hiểu bản chất hiện tượng sau đó là kiến thức căn bản trong sách giáo khoa cung cấp, từ từ đưa các dạng bài toán và bài tập minh họa trong đề thi cho các em làm quen thông qua giải bài tập rèn luyện kỹ năng giải nhanh.
2.3. Đề xuất giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề đã nêu trên.
 2.3.1. Hệ thống kiến thức chương và bài tập phần tán sắc ánh sáng
 2.3.1.1. NỘI DUNG KIẾN THỨC VỀ TÁN SẮC ÁNH SÁNG :
a. Áp dụng công thức về lăng kính 
sini1 = nsinr1
sini2 = nsinr2
A = r1 + r2
D = i1 + i2 - A
i1 = nr1
i2 = nr2
A = r1 + r2
D = ( n – 1 )A
Góc nhỏ (i, A)
Mặt Trời
G
F
A
B
C
P
M
F’
Đỏ
Da cam
Vng
Lục
Lam
Chm
Tím
b. Góc lệch cực tiểu : D = D min
Khi i1 = i2 = i và r1 = r2 = r = 
Ta có : Dmin = 2i –A; 	sini = nsin; sin( Dmin + A ) = nsin 
c. Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc :
Do chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau. Cụ thể đối với một khối chất trong suốt thì: nđỏ<ncam<nvàng<nlục<nlam<nchàm<ntím 
Dđỏcam>vàng>lục>lam>chàm>tím
 2.3.1.2. PHÂN LOẠI BÀI TẬP – PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI TẬP VỀ TÁN SẮC ÁNH SÁNG:
Loại 1: Xác định tần số, bước sóng, vận tốc ánh sáng, chiết suất của môi trường
Bài 1. Bước sóng của ánh sáng đỏ trong không khí là 0,64 mm. Tính bước sóng của ánh sáng đó trong nước biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là .
Giải Ta có: l’ = = 0,48 mm. à Công thức giải nhanh: 
Bài 2. Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng của nó trong không khí là 0,6 mm và trong chất lỏng trong suốt là 0,4 mm. Tính chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng đó.
Giải Ta có: l’ = ð n = = 1,5.
Bài 3. Một chùm ánh sáng hẹp, đơn sắc có bước sóng trong chân không là l = 0,60 mm. Xác định chu kì, tần số của ánh sáng đó. Tính tốc độ và bước sóng của ánh sáng đó khi truyền trong thủy tinh có chiết suất n = 1,5. 
 Giải: Ta có: f = = 5.1014 Hz; T = = 2.10-15 s; v = = 2.108 m/s; 
 l’ = = = 0,4 mm. à Công thức giải nhanh: và 
Bài tập luyện tập
Bài 4. Ánh sáng lam có bước sóng trong chân không và trong nước lần lượt là 0,4861mm và 0,3635mm. Chiết suất tuyệt đối của nước đối với ánh sáng lam là:
	A. 1,3335 	B.1,3725 	 C.1,3301 	 D. 1,3373
Bài 5. Chiết suất của môi trường thứ nhất đối với một ánh sáng đơn sắc là n1 = 1,4 và chiết suất tỉ đối của môi trường thứ hai đối với môi trường thứ nhất là n21 = 1,5. 
Vận tốc của ánh sáng đơn sắc đó trong môi trường thứ hai là:
 A. 1,43.108 m/s B. 2,68.108 m/s C. 4,29.108 m/s D. 1,43.108 cm/s 
Bài 6. Một ánh sáng đơn sắc có tần số 4.1014 Hz .Bước sóng của ánh sáng trong 
chân không là: A.0,75m 	B.0,75mm 	 C. 0,75μm 	 D.0,75nm
Loại 2: Xác đinh đường đi tia sáng qua lăng kính – góc lệch tia sáng qua lăng kính
Bài 1. Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A = 80 theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m. Trên màn E ta thu được hai vết sáng. Sử dụng ánh sáng vàng, chiết suất của lăng kính là 1,65 thì góc lệch của tia sáng là:	A. 4,00	 B. 5,20 	C. 6,30	 D. 7,80
 Giải: Công thức giải nhanh: D = (n – 1).A
Bài 2. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 40, đặt trong không khí. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,643 và 1,685. Chiếu một chùm tia sáng hẹp gồm hai bức xạ đỏ và tím vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt này. Tính góc tạo bởi tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi mặt bên kia của lăng kính.
 Giải: Với A và i1 nhỏ (£ 100) ta có: D = (n – 1)A. Do đó: Dd = (nd = 1)A; Dt = (nt – 1)A. 
 Góc tạo bởi tia ló đỏ và tia ló tím là: DD = Dt – Dd = (nt – nd)A = 0,1680 » 10’.
 à Công thức giải nhanh: DD = Dt – Dd = (nt – nd)A . 
Ghi nhớ: HS hay quyên đổi đơn vị A từ độ thành rad công thức: 
Bài 3. Chiếu một tia sáng đơn sắc màu vàng từ không khí (chiết suất coi như bằng 1 đối với mọi ánh sáng) vào mặt phẵng phân cách của một khối chất rắn trong suốt với góc tới 600 thì thấy tia phản xạ trở lại không khí vuông góc với tia khúc xạ đi vào khối chất rắn. Tính chiết suất của chất rắn trong suốt đó đối với ánh sáng màu vàng.
Giải Ta có: sini = nsinr = nsin(900 – i’) = nsin(900 – i) = ncosi ð n = tani = .
	à Công thức giải nhanh: n = tani
Bài tập luyện tập
Bài 4. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 60, có chiết suất đối với tia đỏ là nđ = 1,54 và đối với tia tím là nt = 1,58. Cho một chùm tia sáng trắng hẹp, chiếu vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang, vào mặt bên của lăng kính . Tính góc giữa tia đỏ và tia tím khi ló ra khỏi lăng kính: A.0,870.  B.0,240.  C.1,220. D.0,720.
Bài 5. Chiết suất của một tấm thủy tinh, đối với hai bức xạ màu đỏ và màu tím lần lượt là 1,50 và 1,54. Chiếu một tia sáng trắng vào một lăng kính có góc chiết quang 
nhỏ A = 5o, thì góc hợp bởi tia ló đỏ và tím là: A. 15o	B. 10’ C. 12’. 	 D. 8o
Bài 6. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 50, chiết suất đối với tia tím là nt = 1,6852. Chiếu vào lăng kính một tia sáng trắng dưới góc tới nhỏ, hai tia ló tím và vàng hợp với nhau 1 góc 0,0030rad. Lấy 1’ = 3.10-4rad. Chiết suất của lăng kính đối với tia vàng: A. 1,5941 B. 1,4763 C. 1,6518 D. 1,6519
Loại 3: Bài toán góc lệch cực iểu
Bài 1. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 600, có chiết suất đối với tia 
đỏ là 1,514; đối với tia tím là 1,532. Tính góc lệch cực tiểu của hai tia này.
 Giải Với tia đỏ: sin = ndsin= sin49,20 ð = 49,20 ðDdmin = 2.49,20 – A = 38,40 = 38024’. Với tia tím: sin = ntsin= sin500 ð = 500 ðDtmin = 2.500 – A = 400.
Bài 2: Chiếu một tia sáng đơn sắc, nằm trong tiết diện thẳng, tới mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A (như hình vẽ). Tia ló ra khỏi mặt bên với góc lệch D so với tia tới. Trong điều kiện nào góc lệch D đạt giá trị cực tiểu ? Dùng giác kế (máy đo góc) xác định được và .Tính chiết suất n của lăng kính?
 Giải: Ta có khi góc tới bằng góc ló.
Khi đó 
	à Công thức giải nhanh: 
Bài tập luyện tập
Bài 3. Chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 600 sao cho góc lệch của tia tím là cực tiểu. Chiết suất của lăng kính đối với tia tím là nt = 1,732 » . Góc lệch cực tiểu của tia tím: A. 600 B. 1350 C. 1200 D. 750
Bài 4. Chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên của một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều sao cho tia tím có góc lệch cực tiểu. Chiết suất của lăng kính đối với tia tím là nt = . Để cho tia đỏ có góc lệch cực tiểu thì góc tới phải giảm 150 . Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ: A. 1,5361 B. 1,4142 C. 1,4792 D. 1,4355
Loại 4: Xác định các thành phần đơn sắc trong ánh sáng trắng truyền qua hoặc không truyền, điều kiện để ánh sáng trắng đi qua và không đi qua lăng kính
Quy tắc giải nhanh: Thứ tự màu ánh sáng đơn sắc ló khỏi lăng kính: 
Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím
 - Điều kiện để mọi tia sáng trong ánh sáng trắng ló ra ngoài lăng kính: r2 tím < igh tím
- Điều kiện để mọi tia sáng trong ánh sáng trắng không ló ra ngoài lăng kính: r2đỏ > igh đỏ 
Bài 1: Một lăng kính có góc chiết quang A = 450. Chiếu chùm tia sáng hẹp đa sắc SI gồm 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng , lục và tím đến gặp mặt bên AB theo phương vuông góc với mặt bên AB, biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu lam là. Tia ló ra khỏi mặt bên AC gồm các ánh sáng đơn sắc: A. đỏ, vàng và lục . 	 B. đỏ , lục và tím . 	 C. đỏ, vàng, lục và tím . 	 D. đỏ , vàng và tím 
 Giải: + Khi chiếu tia màu lam đến gặp mặt bên AB theo phương vuông góc thì: i1 = r1 = 00Tia lam là là mặt bên AC.
 + Do nên tia tím bị phản xạ toàn phần tại mặt bên AC Có ba tia đỏ, vàng, lục ló ra khỏi mặt bên AC. chọn A
Bài 2: Một lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là tam giác đều ABC. Chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên AB của lăng kính dưới góc tới i. Biết chiết suất lăng kính đối ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt nđ = 1,643, nt =1,685. Để có tán sắc của tia sáng trắng qua lăng kính thì góc tới i phải thỏa mãn điều kiện: 
A. 32,960< i<41,270 B. 0<i<15,520 C. 0< i<32,960	 D. 42,420< i< 900
Giải : Tính góc giới hạn của phản xạ toàn phần của tím là:
Để có tán sắc ánh sáng thì không xảy ra phản xạ toàn phần
 + Tia đỏ: r2t A - ightim = 60 – 36,40 = 23,6
Theo định luật khúc xạ ánh sáng ta có: sin = n.sinr > nt.sin23,6 it>42,420 . à D
 Bài tập luyện tập
Bài 3: Một lăng kính có góc chiết quang A. Chiếu chùm tia sáng hẹp đa sắc SI gồm 6 ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng , lục, lam, chàm và tím đến gặp mặt bên AB theo phương vuông góc, biết màu lục đi là là mặt bên AC của lăng kính. Tia ló ra khỏi mặt bên AC gồm các ánh sáng đơn sắc	
A. đỏ, vàng và lục	 B. đỏ, chàm và tím. C. đỏ, vàng, D. đỏ , vàng và tím
Bài 4: Một lăng kính có góc chiết quang A. Chiếu chùm tia sáng hẹp đa sắc SI gồm 6 ánh sáng đơn sắc: đỏ, da cam, lục, lam, chàm và tím đến gặp mặt bên AB theo phương vuông góc, biết màu lục đi là là mặt bên AC của lăng kính. Tia không ló ra khỏi mặt bên AC gồm các ánh sáng đơn sắc: A. đỏ, da cam và lục.	
B. lam, lục và tím.	 C. đỏ, da cam, lục và tím	 D. lam, chàm và tím
M
Đ
T
L
A
Loại 5: Xác định bề rộng quang phổ
Bài toán 1: Đối với lăng kính
 Bài 1. Một tia sáng trắng chiếu vuông góc tới mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A=6o. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ và tím lần lượt là nd=1,64; nt=1,68. Sau lăng kính đặt một màn M song song với mặt bên của lăng kính cách nó L=1,2m (hình vẽ bên). Chiều dài quang phổ thu được trên màn là:A. 5cm.	B. 5mm.	C. 12,6cm.	D. 12,6mm.
	à Công thức giải nhanh: Dx = (tanDt - tanDđ).L à Đáp án B
Bài tập luyện tập 
Bài 2. Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng trắng song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A = 80 theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m. biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,61 và đối với ánh sáng tím là 1,68 thì bề rộng dải quang phổ trên 
màn E là: A. 1,22 cm	 B. 1,04 cm	 	 C. 0,97 cm	 D. 0,83 cm
Bài 3. Chiếu một chùm tia sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 60 theo phương vuông góc với mặt phân giác của góc chiết quang. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,50, đối với tia tím là nt = 1,54. Lấy 1’ = 3.10-4rad. Trên màn đặt song song và cách mặt phân giác trên 1 đoạn 2m, ta 
thu được giải màu rộng: A. 8,46mm B. 6,36mm C. 8,64 mm D. 5,45mm
Bài toán 2: Đối với thấu kính
Bài 1. Một thấu kính có hai mặt lồi cùng bán kính R = 30 cm được làm bằng thủy tinh. Chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ màu đỏ là n1 = 1,5140 và đối với bức xạ màu tím là n2 = 1,5318. Tính khoảng cách giữa tiêu điểm của thấu kính đối với ánh sáng đỏ và tiêu điểm của thấu kính đối với ánh sáng tím.
A.3cm. 	B.1,5 cm. 	C.0,97 cm. 	D.0,56cm.
 Giải: Áp dụng công thức: D=1/f=(n-1).(1/R1+1/R2) à đáp án C
Bấm máy nhanh: (0.514÷15)-1 - (0.5318÷15)-1=0,976 ..... (Lưu ý do có 2 mặt lồi cùng bán kính, ta có thể nhẩm 2/30=1/15 nên bấm chia 15 cho nhanh và bớt sai sót)
à Cách giải nhanh: khi bấm máy tính f như trên ví dụ mẫu
Bài 2. Một thấu kính mỏng hội tụ bằng thủy tinh có chiết suất đối với tia đỏ là nđ = 1,5145, đối với tia tím là nt = 1,5318. Tỉ số giữa tiêu cự của thấu đối với tia đỏ và 
tiêu cự đối với tia tím là:A. 1,0336 B.1,0597 C. 1,1057 	D. 1,2809
	à Cách giải nhanh: à Đáp án A
 Bài tập luyện tập 
Bài 3. Một chùm tia sáng trắng song song với trục chính của một thấu kính thủy tinh có hai mặt lồi giống nhau bán kính R = 10,5cm, có chiết suất đối với ánh sáng đỏ và tím là nđ = 1,5 và nt = 1,525 thì khoảng cách từ tiêu điểm màu đỏ và tiêu điểm màu tím là: A. 0,5cm   	  B. 1cm  	 C. 1,25cm   	 D. 1,5cm
Bài 4. Một thấu kính hội tụ mỏng, có 2 mặt cầu giống nhau bán kính 20cm. Chiết suất của thấu kính đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,50; đối với ánh sáng tím là nt 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_giai_nhanh_cac_dang_toan_co_ban_song.doc
  • docBIA (1).doc
  • docMUC LUC (1).doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO (1).doc