SKKN Hướng dẫn học sinh phân tích, xây dựng và sử dụng một số công thức tính nhanh khi giải bài tập axit nitric

SKKN Hướng dẫn học sinh phân tích, xây dựng và sử dụng một số công thức tính nhanh khi giải bài tập axit nitric

Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm kết hợp với lý thuyết. Để học được hóa học, học sinh phải nghiên cứu thông tin, quan sát mô hình, thí nghiệm thực hành mới có thể nắm vững kiến thức, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng làm việc có khoa học, biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan, trong đó biết cách giải bài tập trắc nghiệm là một vấn đề hết sức quan trọng. Thông qua việc giải bài tập giúp học sinh hình thành, rèn luyện, củng cố kiến thức đã học một cách có hệ thống, đồng thời phân loại được các dạng bài tập, các dạng toán hóa học, đưa ra những công thức tính nhanh. Từ đó, vận dụng những phương pháp giải nhanh, những công thức để có câu trả lời nhanh chóng, chính xác. Trong quá trình dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông, công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề hết sức thiết thực và cấp bách hiện nay, đòi hỏi giáo viên phải đào sâu kiến thức, phân loại các dạng bài tập, hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp thích hợp để giải các bài toán hóa học. Nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, phát triển tư duy, rèn trí thông minh, đặc biệt năng lực tư duy linh hoạt, nhanh nhẹn, kĩ năng và kĩ thuật để giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học. Chính điều đó giúp tôi hoàn thành sáng kiến này [3].

docx 22 trang thuychi01 11785
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh phân tích, xây dựng và sử dụng một số công thức tính nhanh khi giải bài tập axit nitric", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Phần mở đầu...
2
1.1. Lý do chọn đề tài. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu...
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
4
4
4
2. Phần nội dung............
5
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
5
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
5
2.3.1. Công thức tính khối lượng muối nitrat thu được khi cho hỗn hợp các kim loại tác dụng với HNO3 (không có sự tạo thành NH4NO3)..
2.3.2. Công thức tính số mol HNO3 cần dùng để hòa tan một hỗn hợp các kim loại:.
2.3.3. Công thức tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với HNO3 dư giải phóng khí NO 
2.3.4. Công thức tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với HNO3 đặc, nóng dư giải phóng khí NO2..
2.3.5. Công thức tính khối lượng sắt đã dùng ban đầu, biết oxi hóa lượng sắt này bằng oxi thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết rắn X trong HNO3 loãng dư thu được NO .
2.3.6. Công thức tính khối lượng sắt đã dùng ban đầu, biết oxi hóa lượng sắt này bằng oxi thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết rắn X trong HNO3 đặc, nóng dư thu được NO2
6
7
9
11
13
15
2.3.7. Một số bài tập vận dụng.................................................................
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường..
18
3. Phần kết luận, kiến nghị........................................... ........ ......................
3.1. Kết luận.................................................................................. .................
3.2. Kiến nghị...................................................................................................
19
19
19
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm kết hợp với lý thuyết. Để học được hóa học, học sinh phải nghiên cứu thông tin, quan sát mô hình, thí nghiệm thực hànhmới có thể nắm vững kiến thức, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng làm việc có khoa học, biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan, trong đó biết cách giải bài tập trắc nghiệm là một vấn đề hết sức quan trọng. Thông qua việc giải bài tập giúp học sinh hình thành, rèn luyện, củng cố kiến thức đã học một cách có hệ thống, đồng thời phân loại được các dạng bài tập, các dạng toán hóa học, đưa ra những công thức tính nhanh. Từ đó, vận dụng những phương pháp giải nhanh, những công thức để có câu trả lời nhanh chóng, chính xác. Trong quá trình dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông, công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề hết sức thiết thực và cấp bách hiện nay, đòi hỏi giáo viên phải đào sâu kiến thức, phân loại các dạng bài tập, hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp thích hợp để giải các bài toán hóa học. Nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, phát triển tư duy, rèn trí thông minh, đặc biệt năng lực tư duy linh hoạt, nhanh nhẹn, kĩ năng và kĩ thuật để giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học. Chính điều đó giúp tôi hoàn thành sáng kiến này [3].
Từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh bằng hình thức trắc nghiệm. Một đề kiểm tra theo hình thức này thường gồm khá nhiều câu hỏi với thời gian ngắn, do đó khác với cách làm bài tự luận, đòi hỏi học sinh phải tư duy nhanh, vận dụng những phương pháp giải nhanh bài tập để có câu trả lời nhanh chóng, chính xác. Đặc biệt, từ năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra hình thức thi mới, với 50 phút mỗi thí sinh phải làm 40 câu trắc nghiệm khách quan, điều này đòi hỏi các thí sinh phải tư duy nhanh hơn, chính xác hơn, và lập luận để đưa ra kết quả một cách khoa học. Thực tế qua thời gian giảng dạy tôi nhận thấy học sinh còn gặp nhiều khó khăn vì chưa sử dụng một cách có hiệu quả về thời gian và phương pháp làm bài tập trắc nghiệm, mà sử dụng phương pháp theo hướng tự luận.[3]
Ví dụ: Để m gam bột Fe ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp A có khối lượng 12 gam gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe dư. Hòa tan hết A vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là
A. 9,27 gam	B. 10,08 gam	C. 11,2 gam	D. 16,8 gam
	Hướng dẫn giải:
	Bài toán hóa học này là một dạng toán khó, học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản và tư duy tốt mới có thể giải được. Tuy nhiên, với bài này, học sinh có nhiều cách giải, và các em có thể chọn cho mình một cách giải hiệu quả nhất.
+ Đa số các em giải theo cách lập hệ phương trình như sau: Quy đổi hỗn hợp A thành x(mol) Fe và y(mol) O.
Ta có: 	mA = 56x + 16y = 12 (1)
Trong toàn bộ quá trình phản ứng: ne (Fe cho) = ne(O nhận) + ne (N nhận) 
 	3x = 2y + 3.0,1 (2)
Từ (1) và (2) có được: x = 0,18; y = 0,12
Do đó: mFe = 56x = 10,08(gam)
+ Một số em có thể chọn cách giải sau:
	Áp dụng ĐLBT khối lượng, ta có: 
	QT oxi hóa: 
	QT khử: 
	Áp dụng ĐLBT electron, ta có:
+ Theo tôi, bài toán này khá quen thuộc, và ta có thể áp dụng ngay công thức tính nhanh, sau khi đã chứng minh bài toán tổng quát:
Thật vậy, tôi nhận thấy hóa học là môn học vô cùng thú vị, muốn giải một bài toán hóa học thường có nhiều phương pháp, nhiều cách giải, vấn đề là chúng ta nên chọn phương pháp nào nhanh, phù hợp và dể hiểu, chẳng hạn như ví dụ trên.
Tình hình thực tế như vậy, nên trong các tiết dạy luyện tập, ôn tập cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn cho các em biết sử dụng các phương pháp giải để có đủ các điều kiện tái hiện hoàn thành kiến thức đã học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức của mình để thực hiện tốt khi làm bài kiểm tra. Đặc biệt cần hướng dẫn các em làm những bài toán tổng quát, để các em tự xây dựng nên những công thức tính nhanh cho từng dạng bài, giúp các em giải quyết nhanh các bài tập quen thuộc khi làm bài kiểm tra, bài thi [3].
Với lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh phân tích, xây dựng và sử dụng một số công thức tính nhanh khi giải bài tập axit nitric” trên cơ sở SKKN năm học 2016 - 2017, các phương pháp từ các sách tham khảo và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân nhằm đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu trong dạy và học Hóa học ở nhà trường hiện nay và trong các kì thi. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích để xây dựng công thức tính nhanh cho các dạng bài toán hóa học phần axit nitric - hóa học lớp 11.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Kỹ năng phân tích một số bài toán tổng quát để đưa ra công thức tính nhanh giúp giải quyết nhanh các dạng toán hóa học quen thuộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết.
- Nghiên cứu các phương pháp giải toán hóa học cơ bản.
- Các định luật bảo toàn trong hóa học.
- Khảo sát các dạng toán hóa học tổng quát.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
	Trên cơ sở SKKN năm học 2016 – 2017: “Hướng dẫn học sinh phân tích, xây dựng và sử dụng một số công thức tính nhanh khi giải bài tập axit sunfuric”, cùng với kinh nghiệm giảng dạy sau nhiều năm công tác, kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT trước đây và thi THPT Quốc Gia, kết hợp linh hoạt các phương pháp giải bài tập hóa học, các định luật bảo toàn trong hóa học. Tôi đã hướng dẫn học sinh xây dựng, trên cơ sở phân tích và sau đó đi vào sử dụng một số công thức tính nhanh, nhằm giúp học sinh giải quyết nhanh các dạng bài tập quen thuộc phần axit nitric, một trong những nội dung quan trọng nhất trong chương trình hóa học THPT lớp 11.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết, hóa học là một môn khoa học thực nghiệm kết hợp với lý thuyết, là môn học có rất nhiều các bài tập định tính, định lượng. Trong khuôn khổ một tiết bài tập giáo viên không đủ thời gian để hướng dẫn học sinh giải quyết tất cả các bài tập đó, giáo viên chỉ có thể hướng dẫn một số dạng bài điển hình, số còn lại là do học sinh tự làm. Tuy nhiên thực tế cho thấy rất nhiều học sinh gặp khó khăn, lúng túng không biết phải làm như thế nào.[3]
Bởi vậy để giúp học sinh có thể giải được các bài tập hóa học thì điều quan trọng trước tiên là phải hướng dẫn cho học sinh biết cách phân tích bài toán để lựa chọn hướng giải quyết phù hợp. Đặc biệt hướng dẫn học sinh phân tích những bài toàn tổng quát để thành lập những công thức tính nhanh, giúp học sinh giải quyết nhanh các bài tập tương tự. Hoạt động này lặp lại nhiều lần sẽ trở thành kỹ năng phân tích để tìm ra hướng giải cho các bài toán hóa học. Đồng thời, khi học sinh biết phân tích những dạng toán tổng quát sẽ hình thành ở các em kĩ năng tư duy, phân tích khoa học để giải quyết các dạng toán hóa học tương tự một cách dễ dàng.[3]
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Đối với học sinh: Trong thực tế nhiều khi học sinh có thể giải quyết được các bài toán hóa học bằng nhiều phương pháp giải khác nhau. Tuy nhiên, để rút ra một bài toán tổng quát, lập một công thức tính tổng quát các em chưa làm được. Vì vậy, các em giải quyết một bài tập thường mất nhiều thời gian, dù là các bài tập quen thuộc mà chỉ cần áp dụng một công thức tính nhanh có thể tính được kết quả một cách nhanh nhất.[3] 
Đối với giáo viên: Trong các tiết bài tập thường chỉ quan tâm đến các bài tập đơn lẻ và cách giải quyết bài tập đó mà chưa chú ý đến các suy luận và phân tích một bài toán hóa học tổng quát. Rèn luyện kỹ năng phân tích để tìm ra công thức giải nhanh các bài toán hóa học tổng quát là một bước rất quan trọng mà nhiều giáo viên thường bỏ qua.[3]
Vì vậy việc rèn luyện cho học sinh biết phân tích, suy luận một bài toán tổng quát và thành lập nên một công thức tính nhanh là rất quan trọng và cần thiết, để các em giải quyết bài tập một cách nhanh nhất và có hệ thống nhất.
Hậu quả của thực trạng trên.
- Học sinh mất rất nhiều thời gian khi giải quyết các bài toán hóa học, trong khi đó với cách thi như hiện nay là không cho phép, học sinh phải làm 40 câu trắc nghiệm trong thời gian 50 phút.
- Kết quả học tập của học sinh qua các bài kiểm tra, bài thi còn thấp so với các môn khác.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Để giải nhanh bài toán trắc nghiệm, ngoài việc nắm vững lí thuyết, viết đúng phương trình hóa học của phản ứng, học sinh phải nắm vững một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học đồng thời phải có kĩ năng tính, kĩ năng phân tích, suy luận để xây dựng nên công thức tính nhanh áp dụng cho từng dạng bài toán. Sau đây, tôi xin giới thiệu một số dạng bài tập quen thuộc thường gặp trong các bài kiểm tra, bài thi phần axit nitric.
2.3.1. Công thức tính khối lượng muối nitrat thu được khi cho hỗn hợp các kim loại tác dụng với HNO3 (không có sự tạo thành NH4NO3):
* Lưu ý: Không tạo sản phẩm khử nào thì số mol sản phẩm đó bằng không.
Bài toán tổng quát: Cho m gam hỗn hợp kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được hỗn hợp khí NO, NO2, N2O, N2. Tính khối lượng muối nitrat thu được. (Biết phản ứng không tạo muối NH4NO3)
Hướng dẫn giải: Giáo viên lưu ý học sinh, axit HNO3 là một axít có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được hầu hết kim loại (trừ kim loại Au và Pt). M có thể là một kim loại hoặc hỗn hợp nhiều kim loại đều tác dụng được với HNO3.
Giả sử sau phản ứng ta thu được: a(mol) NO; b(mol) NO2; c(mol) N2O; d(mol) N2
Ta có: QT oxi hóa: 
 	QT khử: 
Áp dụng ĐLBT electron, ta có:
Áp dụng ĐLBT khối lượng, ta có:
Hay: 
Ví dụ 1: Cho 1,35(g) hỗn hợp Mg, Al, Cu tác dụng hết với HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 (sản phẩm khử không có NH4NO3). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp muối. Tính m? [1] 
Giải:
	Học sinh có thể áp dụng ngay công thức tính nhanh vừa thành lập và tính được kết quả.
Áp dụng công thức:
Ví dụ 2: Cho 11,2 gam một kim loại Z tan trong một lượng HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dd A và 4,48 lít khí NO (ở đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dd A thu được muối khan có khối lượng bằng [1]
A. 55,6 gam	B. 48,4 gam	C. 56,5 gam	D. 44,8 gam
Giải:
	Áp dụng công thức tính nhanh, ta có:
Ví dụ 3: Cho 1,86 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 560 ml khí N2O (là sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam hỗn hợp muối. Tính m? [1]
Giải:
Áp dụng công thức tính nhanh, ta có:
2.3.2. Công thức tính số mol HNO3 cần dùng để hòa tan một hỗn hợp các kim loại:
Bài toán tổng quát: Cho m gam hỗn hợp kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm khử NO, NO2, N2O, N2, NH4NO3. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng (hoặc nồng độ, thể tích dung dịch HNO3).
Hướng dẫn giải: Giả sử sau phản ứng ta thu được: a(mol) NO; b(mol) NO2; C(mol) N2O; d(mol) N2; e(mol) NH4NO3
Ta có: QT oxi hóa: 
QT khử: 
Áp dụng ĐLBT electron ta có:
	Áp dụng ĐLBT nguyên tố (đối với N) ta có:
	Hay: 
Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn 23,1g hỗn hợp Al, Mg, Zn , Cu bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B gồm 0,2 mol NO, 0,1 mol N2O (không còn sản phẩm khử nào khác). Tính số mol HNO3 đã phản ứng và khối lượng muối khan thu được khi cô cạn A. [1]
Giải:
Áp dụng công thức tính nhanh, ta có:
Ví dụ 2: Cho m gam Cu tan hoàn toàn vào 200 ml dung dịch HNO3, phản ứng vừa đủ, giải phóng một hỗn hợp 4,48 lít khí NO và NO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 19. Tính CM của dung dịch HNO3. [1]
Giải:
Áp dụng phương pháp đường chéo ta có:
Áp dụng công thức tính nhanh, ta có:
Ví dụ 3: Hoà tan hoàn toàn 31,2g hỗn hợp Al, Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch A và 8,96 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm N2, N2O (không còn spk khác), dB/H2 =20. Tính số mol HNO3 đã phản ứng và khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch A.
Giải:
	Áp dụng ĐLBT electron và phương pháp đường chéo, ta có:
	Áp dụng công thức tính nhanh để tính khối lượng hỗn hợp muối thu được và số mol HNO3 đã tham gia phản ứng:
2.3.3. Công thức tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với HNO3 dư giải phóng khí NO:
Bài toán tổng quát: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Fe , FeO , Fe2O3 , Fe3O4 bằng HNO3 dư. Sau phản ứng thu được a mol NO. Tính khối lượng muối nitrat thu được trong dung dịch.
Hướng dẫn giải: Quy đổi hỗn hợp về x(mol) Fe, và y(mol) O.
Theo bài ra, và áp dụng ĐLBT electron, ta có:
Ta có sơ đồ phản ứng:	
Theo ĐLBT nguyên tố, ta có: 
Áp dụng ĐLBT khối lượng, ta có:
Thay: 	
Ta được:
Hay: 
Ví dụ 1: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dd HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dd X thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 38,72 gam 	B. 35,50 gam             C. 49,09 gam     	D. 34,36 gam
Giải:
Áp dụng công thức tính nhanh vừa thiết lập, ta có:
Ví dụ 2: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, nóng, dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc) và 96,8 gam Fe(NO3)3. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng và khối lượng hỗn hợp ban đầu là
A. 1,4 – 22,4	B. 1,2 – 22,4	C. 1,4 – 27,2	D. 1,2 – 27,2
Giải:
Áp dụng ĐLBT nguyên tố, ta có:
Áp dụng công thức tính nhanh vừa thiết lập, ta có:
Ví dụ 3: Cho 5,584g hỗn hợp Fe và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,3136 lit khí NO duy nhất và dung dịch X. Nồng độ dung dịch HNO3 là 
A. 0,472M	B. 0,152M	C. 3,040M	D. 0,304M
Giải:
Áp dụng công thức tính nhanh, ta có:
Áp dụng ĐLBT nguyên tố, ta có:
2.3.4. Công thức tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với HNO3 đặc, nóng, dư giải phóng khí NO2:
Bài toán tổng quát: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Fe , FeO , Fe2O3 , Fe3O4 bằng HNO3 dư. Sau phản ứng thu được a mol NO2. Tính khối lượng muối nitrat thu được trong dung dịch.
Hướng dẫn giải: Quy đổi hỗn hợp về x(mol) Fe, và y(mol) O.
Theo bài ra, và áp dụng ĐLBT electron, ta có:
Ta có sơ đồ phản ứng:
Theo ĐLBT nguyên tố, ta có: 
Áp dụng ĐLBT khối lượng, ta có:
Thay: 	
Ta được: 
	Hay: 
Ví dụ 1: Hoà tan hết m gam hỗn hợp Fe; FeO; Fe3O4 trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư được 448ml khí NO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 14,52g muối. Giá trị của m:
A. 3,36	B. 4,64 	C. 4,28	D. 4,80
Giải:
Áp dụng công thức tính nhanh vừa thiết lập, ta có:
Ví dụ 2: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 4,368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính m?
Giải:
	Tuy bài toán yêu cầu tính khối lượng Fe2O3, nhưng ta vẫn có thể áp dụng công thức tính nhanh vừa thiết lập. Và sau đó áp dụng ĐLBT nguyên tố (đối với sắt) đơn giản ta có thể suy ra m.
	Áp dụng công thức tính khối lượng muối Fe(NO3)3 trong dung dịch, ta có:
	Áp dụng ĐLBT nguyên tố (đối với sắt), ta có:
Ví dụ 3: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 18,08 gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp X nặng 13,92 gam gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan X bằng HNO3 đặc nóng dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Tính V?
Giải:
	Áp dụng ĐLBT nguyên tố sắt, ta có:
	Áp dụng công thức tính nhanh vừa thiết lập, ta có:
2.3.5. Công thức tính khối lượng sắt đã dùng ban đầu, biết oxi hóa lượng sắt này bằng oxi thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết rắn X trong HNO3 loãng dư thu được NO:
Bài toán tổng quát: Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được a gam hỗn hợp oxit kim loại sắt và sắt dư. Hòa tan hết a gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được b mol NO. Tính m.
Hướng dẫn giải: Quy đổi a gam hỗn hợp oxit sắt và sắt dư về x(mol) Fe, và y(mol) O.
Theo bài ra, và áp dụng ĐLBT electron, ta có:
Ta lại có:
Hay: 
Ví dụ 1: Oxi hóa chậm m(gam) Fe ngoài không khí thu được 12(gam) hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe dư. Hòa tan A vừa đủ bởi 200ml dd HNO3 thu được 2,24(lít) khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m và nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 là
 A. 10,08 và 3,2 	B. 10,08 và 2 	C. 11,2 và 3,2	D. 11,2 và 2
Giải:
	Áp dụng công thức tính nhanh vừa thiết lập, ta có:
	Ta lại có: 
	Áp dụng ĐLBT nguyên tố, ta có:
Ví dụ 2: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dd HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là (cho O = 16, Fe = 56).[1]
A. 2,52. 	B. 2,22. 	C. 2,62. 	D. 2,32.
Giải:
	Áp dụng công thức tính nhanh vừa thiết lập, ta có:
Ví dụ 3: Nung x(mol) Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp H gồm 4 chất rắn gồm Fe và 3 oxit của nó. Hòa tan hết lượng hỗn hợp H trên bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 672 ml khí NO duy nhất (đktc). Xác định trị số của x?
Giải:
	Áp dụng công thức tính nhanh vừa thiết lập, ta có:
2.3.6. Công thức tính khối lượng sắt đã dùng ban đầu, biết oxi hóa lượng sắt này bằng oxi thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết rắn X trong HNO3 đặc, nóng, dư thu được NO2:
Bài toán tổng quát: Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được a gam hỗn hợp oxit kim loại sắt và sắt dư. Hòa tan hết a gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được b mol NO2. Tính m.
Hướng dẫn giải: Quy đổi a gam hỗn hợp oxit sắt và sắt dư về x(mol) Fe, và y(mol) O.
Theo bài ra, và áp dụng ĐLBT electron, ta có:
Ta lại có:	
	Hay: 
Ví dụ 1: Nung 7,28 gam bột sắt trong oxi, thu được m gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư, thoát ra 1,568 lít NO2 (ở đktc) (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là [1]
A. 9,48	B. 10	C. 9,65	D. 9,84
Giải:
Áp dụng công thức tính nhanh vừa thiết lập, ta có: 
Ví dụ 2: Để 6,72g Fe trong không khí thu được m gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Để hoà tan X cần dùng vừa hết 255ml dung dịch HNO3 2M thu được V lit khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đkc). Giá trị của m và V là [1]
A. 8,4 và 3,36	B. 10,08 và 3,36 	 
C. 8,4 và 5,712	 	D. 10,08và 5,712
Giải:
Theo bài ra, ta có: 
Áp dụng ĐLBT nguyên tố, ta có:
Áp dụng công thức tính nhanh vừa thiết lập, ta có: 
Ví dụ 3: Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_phan_tich_xay_dung_va_su_dung_mot_so.docx